Để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp thì cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào

- Nguyên tắc này dựa trên một thực tế có tính qui luật về mặt tâm lý của con người. Bất kỳ ai, khi thực hiện các quan hệ giao tiếp đều mong muốn rằng thông qua việc giao tiếp có thể đạt được một lợi ích nào đó cho mình hoặc cho chủ thể mà mình đại diện. Lợi ích đó có thể là vật chất (tiền bạc, tài sản.) cũng có thể là lợi ích tinh thần (trình bày ức chế, mong được chia sẻ và cảm thông, hoặc một đề nghị ghi nhận một sự đóng góp của bản thân cho tập thể, cho xã hội ). - Đồng thời trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày con người cùng chia sẻ nhiều điểm tương đồng, nhưng bên cạnh đó thì cũng còn nhiều điểm không tương đồng ,khác biệt nhau. Từ đó có thể dẫn đến xung đột, làm cho quá trình giao tiếp không còn có hiệu quả mong muốn, vì thế một nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp là phải cố gắng đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của 2 bên tham gia giao tiếp.

docx6 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp thì cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM Môn: Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm . Họ và tên SV: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Giang Trần Đình Linh( Thư ký) Mai Xuân Thắng Th.s Phạm Thị Diễm Chu Thị Yến( Nhóm trưởng) Dương Văn Thực Biện Thị Hà Cụ thể công việc các bạn trong nhóm : Nguyễn Thị Giang nghiên cứu về nguyên tắc : Tin cậy. Mai Xuân Thắng nghiên cứu về nguyên tắc : Đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các bên tham gia giao tiếp. Chu Thị Yến nghiên cứu về nguyên tắc: Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong giao tiếp. Dương Văn Thực nghiên cứu về nguyên tắc: Thẩm mỹ hành vi . Biện Thị Hà nghiên cứu về : Công khai. Trần Đình Linh: Phù hợp hoàn cảnh và Tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời tổng hợp các ý kiến của mọi người và viết báo cáo. Đề bài: Để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp thì cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào? Bài làm: Hằng ngày chúng ta nghe nhiều, được nhắc đến nhiều về chiến lược Marketing hay bán hàng của doanh nghiệp. Còn chiến lược giao tiếp? Phải chăng có cần 1 chiến lược, nguyên tắc trong giao tiếp? Làm thế nào để thông điệp đưa ra được mọi người đón nhận và thấu hiểu nhất, đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất? Thì dưới đây là 7 nguyên tắc mà theo nhóm tôi đánh giá là cần thực hiện để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp: 1. Đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các bên tham gia giao tiếp - Nguyên tắc này dựa trên một thực tế có tính qui luật về mặt tâm lý của con người. Bất kỳ ai, khi thực hiện các quan hệ giao tiếp đều mong muốn rằng thông qua việc giao tiếp có thể đạt được một lợi ích nào đó cho mình hoặc cho chủ thể mà mình đại diện. Lợi ích đó có thể là vật chất (tiền bạc, tài sản...) cũng có thể là lợi ích tinh thần (trình bày ức chế, mong được chia sẻ và cảm thông, hoặc một đề nghị ghi nhận một sự đóng góp của bản thân cho tập thể, cho xã hội). - Đồng thời trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày con người cùng chia sẻ nhiều điểm tương đồng, nhưng bên cạnh đó thì cũng còn nhiều điểm không tương đồng ,khác biệt nhau. Từ đó có thể dẫn đến xung đột, làm cho quá trình giao tiếp không còn có hiệu quả mong muốn, vì thế một nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp là phải cố gắng đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của 2 bên tham gia giao tiếp. Nguyên tắc này đòi hỏi những người trực tiếp giao tiếp với đối tác phải chú ý những điểm cơ bản như sau:  - Hiểu tâm lý của đối tác, dành thời gian để tìm hiểu mục đích của đối tượng giao tiếp, đồng thời trong hoạt động giao tiếp này, mình cần đạt được mục đích gì. - Trong trường hợp lợi ích của đối tượng giao tiếp không được thỏa mãn, cần phải tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ chứ không thể có thái độ hiếu thắng hoặc thờ ơ. Tóm lại: Hoạt động giao tiếp được thực hiện theo nguyên tắc là sự giao tiếp phải được thực hiện trong sự thông cảm, thống nhất với nhau chứ không phải dưới hình thức tranh đua, đối địch Sự thành công của giao tiếp không phải là ở sự chiến thắng đối tượng mà là sự đem lại lợi ích càng nhiều càng tốt cho cả 2 bên. Tin cậy Theo quan điểm về đạo đức của con người, tồn tại hai dạng đạo đức cơ bản: Đạo đức tính cách: gồm sự trung thực, đức khiêm tốn, lòng trung thành, sự công bằng, tính cần cù, giản dị, Đạo đức nhân cách: chính là những hình ảnh của xã hội, thái độ tích cực và hành vi, các kỹ năng giao tiếp và bí quyết giúp quá trình giao tiếp giữa con người với nhau được thông suốt hơn. Thường thì đạo đức nhân cách đã ảnh hưởng rất sâu đến mỗi con người. Con người trong xã hội đã quá tập trung vào hình thức ngôi nhà của mình mà thiếu quan tâm đến phần móng, chúng ta quen thu hoạch những cái có sẵn mà quên đi sự cần thiết của sự gieo hạt. Sự tin tưởng trong bất cứ mối quan hệ nào cũng cần thiết, chúng ta luôn cố gắng để tạo sự tin tưởng lẫn nhau. Nếu mất đi sự tin tưởng này, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn. Nhiều người thường nghi ngờ người này người kia để rồi suy diễn chuyện này chuyện khác khiến cho cuộc sống của họ không có giây phút nào được hạnh phúc thực sự Tính giả dối sẽ dẫn đến sự thiếu tin cậy. Do đó, mọi việc chúng ta làm thậm chí cả việc tạo dựng mối quan hệ tốt với người khác cũng được coi là giả tạo, dù ý định đó có tốt đến đâu đi chăng nữa. Đồng thời sự giả dối cũng không thể tạo dựng sự thành công bền vững. Đôi khi tính giả dối đem lại cho người ta lợi ích nhất thời nhờ sự duyên dáng, khéo léo.Nhưng nó không thể được xây dựng được mối quan hệ lâu dài nếu không có sự trung thực và sức mạnh tính chất cơ bản thì những thách thức trong cuộc sống sẽ làm bộc lộ những động cơ ẩn dấu bên trong và thất bại sẽ thay thế những thắng lợi nhất thời. Do đó, chỉ có sự thật thà, tính trung thực mới mang lại được kết quả như mong đợi. Và “Để găt hái được kết quả, chúng ta phải bắt đầu từ việc gieo hạt”. Tôn trọng lẫn nhau Tôn trọng nhau cả về quy luật tâm, sinh lý hay cả về tập tục, văn hóa của nhau. Giá trị văn hóa là một phạm trù rộng lớn; ở góc độ nguyên tắc giao tiếp phải tôn trọng giá trị văn hóa. Vì vậy: ứng xử trong giao tiếp phải mang tính dân tộc và phản ánh truyền thống tốt đẹp, với người Việt Nam, nét văn hóa trong giao tiếp thể hiện: Tác phong, thái độ cởi mở, tế nhị và chu đáo; Một sự hiếu khách (tôn trọng); Một sự lịch sự và nghiêm túc đối với mọi đối tượng giao tiếp. Bởi vì, giao tiếp là sự tương tác xã hội luôn luôn chứa đựng yếu tố con người và các yếu tố tình cảm. Cần thấy rằng, một thái độ niềm nở, vui vẻ, hòa nhã, tinh thần hiếu khách, phong cách lịch sự và nghiêm túc là những chuẩn mực giao tiếp quan trọng và cần thiết. Hay đối với người Nhật Bản thì họ giao tiếp với người lạ thì họ rất điềm tĩnh, kín đáo để xem xét thái độ của người đối diện, họ tránh biểu lộ tình cảm với người lạ. Nhưng đó là văn hóa của họ, chúng ta cần tôn trọng. Vấn đề tôn trọng quy luật tâm, sinh lý: Khi giao tiếp, các bên tham gia thường mắc phải những lỗi về tâm lý như chủ quan, độc quyền, gây khó dễ từ phía cán bộ, công chức và tâm lý e ngại, lo sợ bị gây khó khăn, tặc lưỡi cho xong, mình biết việc của mình thôi, từ phía công dân hoặc doanh nghiệp. Chính vì vậy, để thay đổi được tâm lý này đòi hỏi sự chuyển biến sâu sắc và thực chất trong nhận thức về vai trò của Chính phủ trong đời sống xã hội, đi kèm theo đó là các chính sách, kỹ thuật cụ thể để đảm bảo sự chuyển biến. Khi giao tiếp nhất thiết phải tính đến yếu tố tâm, sinh lý của con người, phải đưa ra các lịch làm việc cụ thể và thời gian nghỉ lao hợp lý. Chính điều đó cũng góp phần rất lớn vào thành công của quá trình giao tiếp. Vd: Khi giao tiếp với một người làm việc trong môi trường nhiều áp lực, họ cáu gắt,,,thì chúng ta cũng nên thông cảm, và tìm cách giải tỏa căng thẳng trong giao tiếp. Tôn trọng lẫn nhau còn được hiểu là sự thừa nhận hay ghi nhận sự tồn tại của bên kia, phía khách thể. Đối với từng độ tuổi mà sự tôn trọng được thế hiện ở các dạng khác nhau: + Với người lớn tuổi hơn, trọng trách cao hơn: sự kính trọng + Với người đồng trang lứa : sự bình đẳng, tôn trọng nhau + Với người ít tuổi hơn: thể hiện sự yêu thương. Thẩm mĩ hành vi . Theo nguyên tắc này,các hành vi giao tiếp không chỉ cần đúng mà còn phải đẹp, chúng nhờ vào sự hiểu biết về giao tiếp của chúng ta trong những bối cảnh đa văn hóa, và việc rèn luyện hành vi đẹp để trở thành thói quen tốt . Do đó cần tôn trọng các giá trị văn hóa trong giao tiếp trong nước cũng như nước ngoài. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong giao tiếp Trong hoạt động giao tiếp, người làm dịch vụ sẽ gặp phải nhiều đối tượng khác nhau (già - trẻ; nam - nữ; lãnh đạo - nhân viên;...). Vấn đề đặt ra ở đây là phải bảo đảm sự bình đẳng trong giao tiếp. Thực tế, người làm dịch vụ trong hoạt động giao tiếp có khi gặp phải những tình huống rất khó xử. Để giải quyết tốt vấn đề này thì cách thức tốt nhất là thực hiện nguyên tắc “mọi đối tác đều quan trọng”, nghĩa là mọi đối tượng giao tiếp đều phải được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Dĩ nhiên, nguyên tắc này giúp cho chúng ta tránh được những sai lầm trong giao tiếp khi có quan niệm “người này không quan trọng”, không có ảnh hưởng gì đến bản thân mình, công ty mình thì thờ ơ, thậm chí coi thường. Phù hợp hoàn cảnh. Mọi tình huống giao tiếp khi diễn ra đều có một hoàn cảnh cụ thể. Do đó mọi điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ và thời điểm bắt đầu kết thúc đều cần phải phù hợp với bối cảnh giao tiếp đó. Vd: khi ta nói chuyện với bạn bè không thể nào giống như đang nói chuyện với thầy cô. Sự cứng nhắc trong giao tiếp sẽ đe dọa đến hiệu quả giao tiếp. Đôi khi việc giao tiếp không diễn ra theo ý muốn của ta, nhưng ta phải biết kết hợp với các nguyên tắc giao tiếp khác để mang lại lợi ích hay sự hài hòa chung nhất giữa các bên. Làm cho người giao tiếp không đạt được mục đích giao tiếp của mình nhưng cũng không cảm thấy khó chịu và để lần giao tiếp sau sẽ có được môi trường tốt hơn. Công khai Trong cuộc sống thì mỗi một người sẽ có nhiều mối quan hệ riêng, và khi xét đến mối quan hệ mà có nhiều nhiều thành phần tham gia thì chúng ta nên công khai thông tin giao tiếp để tránh những hiểu nhầm, đố kỵ , giúp hiểu nhau hơn hay chỉ đơn giản là cho công việc được trôi chảy Tóm lại: Trên đây là những nguyên tắc trong giao tiếp quan trọng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp. Vấn đề cơ bản nhất là chúng ta phải biết vận dụng các nguyên tắc đó vào trong những trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và chính xác thì mới hy vọng đưa lại sự thành công. Điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, kiến thức và kỹ năng của chúng ta khi giao tiếp.
Luận văn liên quan