Đề tài Ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu hơn, trọn vẹn và toàn diện hơn trên thị trường thế giới. Mỗi doanh nghiệp Việt Nam đứng trước thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau, họ phải chịu áp lực từ nhiều phía, cả thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Đặc biệt, sau khi ra nhập WTO doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khẳng định tầm quan trọng và chỗ đứng cho thị trường Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, so với yêu cầu của quá trình đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì nhìn chung doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế có được đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Những vấn đề trong các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những nguyên nhân gây ra năng lực cạnh tranh còn thấp của các doanh nghiệp. Vì vậy nhóm chúng tôi đã tìm hiểu đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây”.

docx45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: I. GIỚI THIỆU II. NỘI DUNG Năng lực cạnh tranh Chính sách kinh tế vĩ mô Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thời gian tới III. Tổng hợp So sánh sự thay đổi năng lực cạnh tranh với các nước trong khư vực Đánh giá sự tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến nâng cao năng lực cạnh tranh Đánh giá mức độ hiệu quả trên thực tế của các chính sách kinh tế vĩ mô IV. Kết luận Giới thiệu Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu hơn, trọn vẹn và toàn diện hơn trên thị trường thế giới. Mỗi doanh nghiệp Việt Nam đứng trước thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau, họ phải chịu áp lực từ nhiều phía, cả thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Đặc biệt, sau khi ra nhập WTO doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khẳng định tầm quan trọng và chỗ đứng cho thị trường Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, so với yêu cầu của quá trình đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì nhìn chung doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế có được đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Những vấn đề trong các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những nguyên nhân gây ra năng lực cạnh tranh còn thấp của các doanh nghiệp. Vì vậy nhóm chúng tôi đã tìm hiểu đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây”. Nội dung Năng lực cạnh tranh: Khái niệm: Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp và cần được thể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù hợp. Trên cơ sở đó có thể đưa ra định nghĩa cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khă năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu: Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia, người ta thường dùng chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi là ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng. WEF sẽ xếp hạng khoảng 130 quốc gia trên toàn cầu trong Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) và công bố số liệu đó trong Global Competitiveness Report. Ổn định kinh tế vĩ mô từng là điểm cộng cho Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Nhưng nay, chính những yếu tố như lạm phát, tiền tệ, sức sản xuất kinh doanh sa sút đã khiến điểm số trung bình trên 12 tiêu chí (thang điểm 7) của Việt Nam giảm dần từ 4,3 (2010) xuống 4,2 rồi 4,1 trong năm 2011 và 2012. Đồng thời thứ hạng cũng giảm tới 16 bậc trong 2 năm xuống vị trí thứ 75 (tương đương năm 2009 và là mức thấp nhất kể từ khi Việt Nam được xếp hạng). Trong 8 nước Đông Nam Á được lựa chọn khảo sát, Việt Nam hiện đứng áp chót và chỉ trên Campuchia. Ở giai đoạn 2008-2012, tổng hợp về năng lực cạnh tranh của Việt Nam có xu hướng giảm do các chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô giảm. Với mô hình kinh tế theo chiều sâu, các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đang kỳ vọng với sự tăng trưởng GDP 2012 là 6,0-6,5% thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Năng lực cạnh tranh Việt Nam giai đoạn 2008-2012 Lạm phát Năm 2011, lạm phát của Việt Nam ở mức 2 con số, tình hình vĩ mô chưa có nhiều diễn biến tích cực…Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12 và cả năm 2011. Theo đó, tháng 12, CPI cả nước tăng 0,53% so với tháng trước đó kéo lạm phát cả năm lên mức 18,58%. Trong khi đó, những nền kinh tế có chất lượng lao động dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu...Vấn đề lạm phát MHTT kinh tế theo chiều sâu làm giảm tỷ lệ nhập siêu, giảm sức ép phá giá của đồng tiền, từ đó kiềm chế lạm phát. Cơ sở hạ tầng: Nếu như phát triển kinh tế theo chiều rộng, sự đầu tư mới cơ sở hạ tầng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành thị nên cơ sở hạ tầng ở thành thị phát triển hơn nông thôn. Do đó để tiếp cận dịch vụ thì người dân ở nông thôn sẽ dồn về đô thị làm cơ sở hạ tầng ở đô thị quá tải và giảm chất lượng kéo theo đó giảm năng lực cạnh tranh. Với mô hình phát triển mới theo chiều sâu, sự đầu tư cơ sỏ hạ tầng đồng đều không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn, cơ sở hạ tầng đc nâng cấp sẽ thúc đẩy hầu hết các ngành kinh tế phát triển. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã được cải thiện rất rõ rệt và đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây. Tuy vậy,cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt cần phải sửa đổi và nâng cấp để đáp ứng được sự phát triển của đất nước trong tương lai gần. Chẳng hạn như đường sá chật hẹp, kiến trúc đô thị không hợp lý, các công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng hầu hết là cty nhà nước, khả năng quản lý kém.Một nghiên cứu của WB (3/2008) cho thấy: lao động Việt Nam chỉ đạt 32/100 điểm. Chất lượng nguồn nhân lực Nhân công rẻ là yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài ồ ạt vào Việt nam. VN có nguồn lao động dồi dào, nhưng đa số trình độ thấp. Các tiêu chí đánh giá chất lượng lao động do WB đưa ra bao gồm những kết quả chung về hệ thống giáo dục và đào tạo nhân lực; mức độ sẵn có của lao động chất lượng cao; mức độ sẵn có của nhân lực quản lý hành chính chất lượng cao; sự thành thạo tiếng Anh và sự thành thạo về kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nguồn lao động của nước ta có năng suất lao động quá thấp, đứng thứ 77/125 nước và vùng lãnh thổ, sau cả Indonesia, Philippine và Thái Lan. Trình độ lực lượng lao động viên chức: Kết quả điều tra 195.422 cán bộ, công chức hành chính của 32 Bộ ngành Trung ương, 64 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (kể cả 671 quận, huyện trong cả nước) và 192.438 cán bộ, công chức đang làm việc ở 10.848 xã, phường, thị trấn trong cả nước cho thấy, trong tổng số 195.422 cán bộ công chức hành chính cả nước có 56 người có trình độ tiến sĩ khoa học, 1.044 người có trình độ tiến sĩ, 4.775 thạc sĩ, 120.140 người có trình độ đại học. Về trình độ lý luận chính trị, 10,43% có trình độ cao cấp, 30,21% có trình độ trung cấp. Về ngoại ngữ, trình độ D chiếm tỷ lệ 1,39% , trình độ C: 8,55% , trình độ B: 41,64%, người chưa học ngoại ngữ: 30,32%. Về trình độ tin học, chỉ có 1,98% có trình độ C, 40,22% có trình độ B, 25,4% chưa học tin học. Kết quả đánh giá các chỉ số nhân lực ở Việt Nam cho thấy, tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng vẫn tiếp tục diễn ra ở các ngành nghề dệt may, da giày, gỗ, du lịch. Chỉ số cầu nguồn nhân lực của hầu hết ngành nghề tăng đáng kể và tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn và trình độ cao... Ngân hàng Thế giới đã tiến hành một khảo sát ở Việt Nam và đưa ra kết luận: Khoảng 50% các công ty về may mặc, hóa chất đánh giá lao động được đào tạo không đáp ứng nhu cầu của mình. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho khoảng 80%-90% sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng. Chất lượng nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta thắng thế trong cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Tham nhũng Tình hình tham nhũng của Việt Nam trong những năm trước rất nghiêm trọng. Năm Chỉ số, điểm Hạng 2001 2.6 75/91 2002 2.4 85/102 2003 2.4 100/133 2004 2.6 102/145 2005 2.6 107/158 2006 2.6 111/163 2007 2.6 123/179 2008 2.7 121/180 2009 2.7 120/180 2010 2.7 116/178 2011 2.9 112/182 Chỉ số tham nhũng của Việt Nam Có những vụ tham nhũng làm tổn hại rất nhiều tới nền kinh tế quốc gia. Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu quan tâm tới hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và trình độ công nghệ, quản lý, ưu tiên về chất lượng hơn số lượng, góp phần giải quyết vấn đề tham nhũng. Chính sách kinh tế vĩ mô: Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động. Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là chính sách tài khóa (chính sách tài chính) và chính sách tiền tệ. Có thể có một số chính sách kinh tế khác cũng có tác động tới kinh tế vĩ mô, như chính sách thương mại song mục đích chính của chúng không phải là ổn định kinh tế vĩ mô, nên không được coi là chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách tài khóa (chính sách tài chính): Chính sách tài khóa là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang ở pha suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài khóa như thế gọi là chính sách tài khóa nới lỏng. Ngược lại, khi nền kinh tế ở pha bùng nổ và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt. Hiệu quả của chính sách tài khóa qua phân tích IS-LM Các trường phái kinh tế học Keynes cho rằng chính sác tài chính có hiệu quả to lớn trong chống chu kỳ kinh tế. Họ sử dụng phân tích IS-LM để cho thấy chính sách tài chính phát huy tác dụng thông qua sư dịch chuyển của đường IS thế nào. Bản thân John Maynard Keynes đề cao chính sách tài chính thông qua công cụ chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên, dựa vào phân tích IS-LM có thể thấy chính sách tài khóa phát huy tác dụng hoàn toàn khi đường IS dốc xuống phía phải cắt đường LM ở đoạn nằm ngang, và phát huy tác dụng không hoàn toàn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn dốc lên phía phải. Còn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn thẳng đứng, chính sách tài chính không hề có tác dụng. Giả dụ nhà nước thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng, đường IS sẽ dịch song song sang phía phải. Phân tích IS-LM cho thấy lãi suất thực tế sẽ tăng lên, gây khó khăn cho các hãng đi vay để đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện tượng chính sách tài khóa không phát huy hiệu quả hay phát huy không đầy đủ như thế này gọi là hiện tượng hất ra. Hiệu quả trong nền kinh tế mở Trong nền kinh tế mở,hiệu quả của chính sách tài chính phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái cố định,tài chính sẽ phát huy hiệu quả.Còn nếu là chế độ tỷ giá hối đoái thr nổi,chính sách tài khóa sẽ không có hiệu lực do những thay đổi tỷ giá gây ra bởi chính sách tài khóa sẽ triệt tiêu hiệu quả của chính sách. Thuyết cân bằng Barro-Ricardo Nguyên lý cân bằng Ricardo là một nguyên lý quan trọng trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Cân bằng Ricardo (Ricardian equivalence) cũng còn được gọi là Định lý cân bằng Barro-Ricardo (Barro-Ricardo equivalence theorem) là một lý thuyết kinh tế cho rằng người tiêu dùng sẽ hiểu rõ giới hạn ngân sách của chính phủ, và như vậy thời điểm thay đổi thuế suất sẽ không ảnh hưởng tới thay đổi trong tiêu dùng của họ. Theo đó, Cân bằng Ricardo cho rằng việc chính phủ chi trả cho chi tiêu của mình thông qua đi vay hay tăng thuế là không khác biệt, ảnh hưởng của hai biện pháp này lên mức cầu sẽ giống hệt nhau Nhà nước thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Nhưng để có nguồn tài chính cho các khoản chi tiêu đó, nhà nước lại phát hành công tráivà trái phiếu. Robert Barro khẳng định: người ta, với kỳ vọng hợp lý (rational expectations), sẽ hiểu rằng hôm nay nhà nước đi vay thì tương lai nhà nước sẽ tăng thuế để có tiền trả nợ, nên sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm hôm nay để tương lai có tiền nộp thuế. Như thế, tuy nhà nước tăng tiêu dùng của mình, nhưng lại làm giảm tiêu dùng cá nhân, nên hiệu quả của chính sách tài chính sẽ không cao như nhà nước mong đợi. Những trở ngại về chính trị Ở nhiều nước, chính phủ muốn tiến hành đầu tư (chi tiêu chính phủ) thường phải xin quốc hội phê duyệt. Khả năng bị quốc hội bác bỏ không phải là không có. Vì thế, không phải cứ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua tăng chi tiêu chính phủ là luôn có thể làm được. Mặt khác khi đã chi và tiến hành đầu tư rồi, mà lại muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt lại cũng khó khăn vì không thể bỏ dở các công trình đầu tư đang triển khai được. Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua giảm thuế thì dễ. Nhưng khi muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị người dân phản đối. Độ trễ trong phát huy hiệu quả của chính sách tài khóa Chính phủ muốn thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Giả sử được quốc hội thông qua thì cũng đã mất thời gian chờ đợi quốc hội xem xét thảo luận. Sau đó, để triển khai còn phải tiến hành các hoạt động như lập kế hoạch dự án, khảo sát-thiết kế để triển khai đầu tư. Những việc này cũng mất không ít thời gian. Chính vì vậy, có một độ trễ để chính sách tài chính nới lỏng bắt đầu phát huy tác dụng. Chính sách tiền tệ: * Chính sách tiền tệ là quá trình kiểm soát lượng cung tiền của nền kinh tế để đạt được những mục đích như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái. - Khi cần kích thích kinh tế tăng trưởng, ngân hàng trung ương sẽ làm tăng lượng cung tiền. Chính sách tiền tệ thế này gọi là nới lỏng tiền tệ. - Ngược lại, khi cần hạ nhiệt cho nền kinh tế, chống lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ làm giảm lượng cung tiền. Chính sách tiền tệ khi đó gọi là thắt chặt tiền tệ. Trong năm 2011, chính sách tiền tệ có thể được coi là công cụ chủ đạo chi phối các hoạt động kinh tế của cả nước. Trước diễn biến lạm phát tăng mạnh vào đầu năm, NHNN đã chủ động thực hiện chính sách tiền tệ chắt chặt, bao gồm các biện pháp tiết giảm cung tiền, nâng mạnh các mức lãi suất chính sách, và nhiều biện pháp hành chính khác để kiềm chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt trong các lĩnh vực phi sản xuất Chính sách tiền tệ có thể chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp. Các dạng của chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ: Biến số tác động: Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu lạm phát Lãi suất của nợ qua đêm Cố định tỷ lệ lạm phát Mục tiêu mức giá Lãi suất của nợ qua đêm Cố định mức giá Tổng cung tiền Tốc độ tăng cung tiền Cố định tỷ lệ lạm phát Cố định tỷ giá Tỷ giá Tỷ giá Bàn vị vàng Giá vàng Lạm phát thấp đo bằng giá vàng Chính sách tổng hợp Thường là lãi suất Thường là tỷ lệ thất nghiệp + Lạm phát Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền. Các công cụ của chính sách tiền tệ Gồm có 6 công cụ sau: Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái. Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ (ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở. Thay đổi lãi suất chiết khấu Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. Vì MS= số nhân tiền* MB mà MB=C+R với C là lượng tiền mặt và R là lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng, khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được từ việc NHTW chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm sút làm tổng cung tiền giảm Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi. Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam: Về vốn của doanh nghiệp Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72 012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1 724 558 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước (1 018 615 tỷ đồng) doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55% (333 155 tỷ đồng), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước (868 788 tỷ đồng) Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng), trong đó số doanh nghiệp + Có quy mô vốn dưới 0,5 tỷ đồng có 18 790 doanh nghiệp (chiếm 26,09% tổng số doanh nghiệp) + Có quy mô vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12 954 doanh nghiệp
Luận văn liên quan