Đề tài Ảnh hưởng của Phật giáo đến chính trị và xã hội Tân La (thế kỷ V - Thế kỷ VII)

Phật giáo ra đời tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên (TCN) và được truyền bá rộng rãi ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ từ sau Đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba tại Pataliputra, Ấn Độ (thế kỷ IV). Trải qua suốt hàng ngàn năm, Phật giáo đã ghi được dấu ấn quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến lịch sử - văn hóa của nhiều quốc gia dân tộc. Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia tiếp nhận Phật giáo từ rất sớm. Tại Việt Nam, ngay từ thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, Phật giáo đã theo chân các thương nhân, nhà truyền giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam, hình thành nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Từ cuối thế kỉ thứ IV, từ Trung Quốc, Phật giáo đã du nhập vào bán đảo Triều Tiên, bắt đầu từ vương triều Cao Câu Ly (năm 372, thời Tiểu Thú Lâm vương, 소수림왕), Bách Tế (năm 384, thời Chẩm Lưu vương, 침류왕) và cuối cùng là Tân La (năm 420, dưới thời vua Nột Chỉ, 눌지마립간) . Mặc dù là một tôn giáo ngoại lai, song Phật giáo không có nhiều xung đột với các tín ngưỡng bản địa mà còn có nhiều điểm phù hợp với văn hóa truyền thống của các dân tộc. Do vậy, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam và Hàn Quốc tiếp nhận một cách rộng rãi, bắt đầu tiến trình bản địa hóa sâu sắc. Được sự ủng hộ của nhà nước, có những thời kỳ, Phật giáo đã được công nhận là quốc giáo có sức chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị - xã hội của quốc gia. Trên hầu khắp các phương diện từ lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán, đạo đức, xã hội, Phật giáo đều đã để lại những dấu ấn đậm nét cùng nhiều thành tựu rực rỡ còn để lại cho tới ngày nay.

docx26 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của Phật giáo đến chính trị và xã hội Tân La (thế kỷ V - Thế kỷ VII), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Phật giáo ra đời tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên (TCN) và được truyền bá rộng rãi ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ từ sau Đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba tại Pataliputra, Ấn Độ (thế kỷ IV). Trải qua suốt hàng ngàn năm, Phật giáo đã ghi được dấu ấn quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến lịch sử - văn hóa của nhiều quốc gia dân tộc. Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia tiếp nhận Phật giáo từ rất sớm. Tại Việt Nam, ngay từ thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, Phật giáo đã theo chân các thương nhân, nhà truyền giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam, hình thành nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Từ cuối thế kỉ thứ IV, từ Trung Quốc, Phật giáo đã du nhập vào bán đảo Triều Tiên, bắt đầu từ vương triều Cao Câu Ly (năm 372, thời Tiểu Thú Lâm vương, 소수림왕), Bách Tế (năm 384, thời Chẩm Lưu vương, 침류왕) và cuối cùng là Tân La (năm 420, dưới thời vua Nột Chỉ, 눌지마립간) 박영규, 한권으로 읽는 신라왕조실록, 웅진지식하우스, 2013, tr.229. . Mặc dù là một tôn giáo ngoại lai, song Phật giáo không có nhiều xung đột với các tín ngưỡng bản địa mà còn có nhiều điểm phù hợp với văn hóa truyền thống của các dân tộc. Do vậy, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam và Hàn Quốc tiếp nhận một cách rộng rãi, bắt đầu tiến trình bản địa hóa sâu sắc. Được sự ủng hộ của nhà nước, có những thời kỳ, Phật giáo đã được công nhận là quốc giáo có sức chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị - xã hội của quốc gia. Trên hầu khắp các phương diện từ lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán, đạo đức, xã hội, Phật giáo đều đã để lại những dấu ấn đậm nét cùng nhiều thành tựu rực rỡ còn để lại cho tới ngày nay. Trải qua suốt hàng ngàn năm lịch sử, Phật giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam cũng như Hàn Quốc. Cùng nằm trong khối văn minh Đông Á, nên Phật giáo tại hai nước có những điểm tương đồng quan trọng. Do vậy, trong bối cảnh ngày nay, khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày càng phát triển, sự giao lưu về học thuật cũng đạt được những bước tiến không ngừng. Phật giáo Hàn Quốc là một trong những đề tài hấp dẫn mà giới nghiên cứu có thể tập trung khai thác, tìm hiểu. Nghiên cứu về Phật giáo cùng những tác động của nó trong tiến trình lịch sử góp phần làm sáng tỏ những tương đồng về văn hóa giữa hai dân tộc, từ đó thắt chặt mối quan hệ hợp tác, hữu nghị trên cơ sở cùng sẻ chia những giá trị về văn hóa tinh thần giữa nhân dân hai nước. Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của Phật giáo đến chính trị và xã hội Tân La (thế kỷ V - thế kỷ VII) được thực hiện bởi hai sinh viên Trần Tùng Ngọc và Nguyễn Thị Tuyết Vân, chuyên ngành Korea học, khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện với mục đích tìm hiểu quá trình tiếp nhận và bản địa hóa Phật giáo, cũng như những ảnh hưởng của đời sống chính trị, xã hội Tân La thời kỳ đầu (thế kỷ V - thế kỷ VII). Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp tham khảo các nguồn tài liệu bằng cả tiếng Việt và tiếng Hàn, đề tài của nhóm nghiên cứu thực hiện hy vọng góp phần làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo tới chính trị xã hội như một kích thích tố quan trọng đưa sự phát triển của vương triều Tân La đi tới đỉnh cao. Cấu trúc của đề tài bao gồm các nội dung cụ thể với bố cục như sau: 1. Khái quát bối cảnh lịch sử thời kỳ Tam quốc 2. Quá trình du nhập của Phật giáo 3. Ảnh hưởng của Phật giáo tới chính trị Tân La (thế kỉ V - thế kỉ VII) 4. Ảnh hưởng của Phật giáo tới xã hội Tân La (thế kỉ V - thế kỉ VII) Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, do sự hạn chế về tiếp cận nguồn tài liệu, phương pháp, kinh nghiệm nghiên cứu nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm nghiên cứu xin chân thành tiếp nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp từ tất cả các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện. Kết quả của đề tài nghiên cứu này sẽ được vận dụng trong quá trình học tập và nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội Hàn Quốc và phục vụ cho những báo cáo khoa học tiếp theo. Nhóm tác giả Trần Tùng Ngọc - Nguyễn Thị Tuyết Vân MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI KỲ TAM QUỐC I - Giới thiệu quá trình hình thành Tam quốc Thời kỳ Tam Quốc là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử cổ - trung đại của bán đảo Triều Tiên, nó được tính bắt đầu từ năm 57 TCN (niên đại sáng lập vương quốc Shilla) và kết thúc năm 668 SCN với sự kiện Shilla thống nhất Tam quốc. Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của các nhà nước đầu tiên. Trải qua quá trình đấu tranh, thôn tính lẫn nhau giữa các quốc gia, ba thế lực lớn nhất còn lại đã tạo nên cục diện Tam quốc là Cao Câu Ly (고구려, 高句麗, Koguryeo), Bách Tế (백제, 百濟, Baekje) và Tân La (신라, 新羅, Shilla). Sự ra đời của các nhà nước này gắn liền với màu sắc huyền thoại, truyền miệng trong dân gian, sau đó được nhà sư Nhất Nhiên (일연, 一然, 1206 - 1289) thời Cao Ly ghi chép lại trong tác phẩm Tam quốc di sự (삼국유사, 三國遺事). Chính vì vậy, mốc thời gian thành lập các vương quốc này chỉ mang tính ước lệ, còn tồn tại sự khác biệt giữa những nguồn sử liệu khác nhau. 1. Vài nét về sự hình thành vương quốc Cao Câu Ly (고구려) Nhà nước Cao Câu Ly được vua Chu Mông (주몽, 朱蒙, miếu hiệu là Đông Minh Thánh Vương, 동명성왕) thành lập năm 37 TCN tại vùng Tốt Bản Phù Dư (존본부여), phía Đông Bắc của Bình Nhưỡng (평양) ngày nay. Truyền thuyết kể lại, vua Chu Mông là kết quả mối tình giữa Giải Mộ Sấu (해모수, con trai của Thiên đế) và phu nhân Liễu Hoa (유화, con gái của Hà Bá, sau trở thành vương phi của vua Kim Oa 금와, nước Đông Phù Dư 동부여). Chu Mông sinh ra và lớn lên với tư cách là hoàng tử của Phù Dư, sở hữu tài nghệ bắn cung thiên bẩm, tuy nhiên, do bị các hoàng tử của vua Kim Oa ghen ghét, tìm mọi cách hãm hại. Do đó, ông đã bỏ trốn khỏi Phù Dư, thành lập một nhà nước mới, lấy quốc hiệu là Cao Câu Ly, đó là năm thứ 2 niên hiệu Kiến Chiếu của Hán Nguyên Đế Nhất Nhiên, Tam quốc di sự, NXB Văn hóa - văn nghệ, 2012, tr.45. . Nằm ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên, Cao Câu Ly là vương quốc có lãnh thổ rộng lớn nhất trong Tam quốc, bao gồm cả một phần Mãn Châu ngày nay. Trong quá trình phát triển, Cao Câu Ly đã lần lượt thâu tóm lãnh thổ của Mã Hàn cũ (마한, 馬韓), tiêu diệt Ốc Trở (옥저), Đông Uế (동예, 東濊) và Phù Dư (부여, 夫餘), đẩy Bách Tế và Tân La ra khỏi lưu vực sông Hán. Từ năm 371 đến năm 491, vua Quảng Khai Thổ (광개토대왕, 廣開土太王) và người kế vị của ông vua Trường Thọ (장수왕, 長壽王) đã liên tục củng cố và mở rộng lãnh thổ, đưa Cao Câu Ly bước vào thời kỳ đỉnh cao. Tuy nhiên, những vị vua tiếp theo lại không giữ được thành quả đó, vào thời mạt kỳ, các đại thần lấn át quyền lực của nhà vua, cộng thêm sự tấn công từ cả hai phía (quân Đột Quyết ở phía Bắc và liên quân Tân La - Bách Tế ở phía Nam) khiến cho tiềm lực quốc gia nhanh chóng suy yếu. Từ cuối thế kỉ thứ VI, Cao Câu Ly liên tiếp phải chống chọi và đã đẩy lui được sự tấn công từ nhà Tùy và nhà Đường. Đến năm 668, vương quốc này chính thức bị tiêu diệt trước những đòn tấn công liên tiếp từ phía liên quân Tân La - Đường (나당연군). Sau khi diệt vong, lãnh thổ của nó bị chia cắt bởi các quốc gia Tân La thống nhất, Bột Hải (발해, 加耶) và nhà Đường. 2. Vài nét về sự hình thành vương quốc Bách Tế (백제) Sự thành lập vương quốc Bách Tế được ghi nhận trong Tam quốc sử ký và Tam quốc di sự với sự kiện vua Ôn Tộ (온조왕, 溫祚) đem theo gia quyến và tùy tùng từ Cao Câu Ly di cư xuống phía Nam, lập nên một nhà nước mới, định đô ở thành Úy Lễ (위례, thuộc Seoul ngày nay). Đó là vào năm thứ 3 niên hiệu Hồng Gia của Hán Thành Đế, tức năm thứ 18 TCN Nhất Nhiên, Tam quốc di sự, NXB Văn hóa - văn nghệ, 2012, tr. 162. . Ôn Tộ là con trai thứ của vua Chu Mông với vương phi Triệu Tây Nô (소서노, 召西奴). Tuy nhiên, sau khi tìm ra con trai cả bị lưu lạc của mình với người vợ trước tại Phù Dư là Lưu Ly (유리, 瑠璃), vua Chu Mông đã phong cho Lưu Ly làm thái tử. Sợ rằng sau này sẽ không được Thái tử thu nhận, Ôn Tộ đã cùng với anh trai của mình là Phí Lưu (비류) rời xuống phía Nam. Trải qua 31 đời vua, Bách Tế đã thu phục lãnh thổ của Biện Hàn cũ (변한, 弁韓), cùng với Tân La và Cao Câu Ly hình thành nên cục diện Tam quốc kéo dài suốt hơn gần 700 năm lịch sử bán đảo Triều Tiên. Xét về quân sự và sự bành trướng về lãnh thổ, Bách Tế tỏ ra yếu thế hơn so với hai đối thủ của mình là Cao Câu Ly và Tân La, song trên phương diện văn hóa, nghệ thuật và ngoại giao, quốc gia này đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Thông qua Bách Tế, nhiều thành tựu văn hóa của bán đảo Triều Tiên đã được truyền bá đến Nhật Bản và phát triển mạnh mẽ tại đây. Năm thứ 5 niên hiệu Hiển Khánh của nhà Đường (tức năm 660, năm thứ 8 đời vua Thái Tông Vũ Liệt Vương 태종 무열왕, 太宗 武烈王của Tân La), quân đội Tân La do Kim Dữu Tín (김유신, 金庾信) dẫn đầu đã phối hợp cùng với quân đội nhà Đường của Tô Chính Phương đã chinh phạt và tiêu diệt Bách Tế. Vương quốc Bách Tế chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Tân La. 3. Vài nét về sự hình thành vương quốc Tân La (신라) Theo ghi chép của nhà sư Nhất Nhiên trong Tam quốc di sự, nhà nước Tân La được thành lập năm 57 TCN gắn với truyền thuyết về vua Hách Cư Thế (박혁거세, 朴赫居世). Theo đó, hội nghị tù trưởng các bộ lạc ở Thìn Hàn cũ (지한, 辰韓) đã nhất trí suy tôn Hách Cư Thế lên làm thủ lĩnh, đặt tên nước là Seorabeol (서라벌, 徐羅伐 còn gọi là Kê Lâm 계림, tiền thân của Tân La) tại đồng bằng Khánh Châu (경주), phía Đông Nam bán đảo Triều Tiên. Nhất Nhiên, Tam quốc di sự, NXB Văn hóa - văn nghệ, 2012, tr. 54. Sau đó, ngôi vua được luân phiên kế vị bởi thành viên của ba thị tộc là Kim, Park và Seok, cho đến năm 356 thì ngôi vua hoàn toàn do họ Kim nắm giữ theo hình thức cha truyền con nối. Trải qua quá trình phát triển không ngừng, từ một tiểu quốc nhỏ bé, Tân La đã từng bước mở rộng tầm ảnh hưởng, chinh phục liên minh Già Da (가야국, 加耶), liên quân với Bách Tế (나제연맹) chiếm lại lưu vực sông Hán (한강, 漢江). Vương triều Tân La đạt cực thịnh dưới triều vua Chân Hưng (진흥왕, 眞興王, 540 - 576, đời thứ 24), đặt nền móng cho sự thống nhất Tam Hàn sau này. Từ năm 660 đến năm 668, nhận thấy thời cơ thích hợp, Tân La đã kêu gọi viện trợ của nhà Đường để tiến hành chiến tranh tổng lực, xóa sổ vương quốc Bách Tế và Cao Câu Ly. Sau đó, do âm mưu của nhà Đường muốn đặt An Đông đô hộ phủ (安東都護府), cai trị toàn bộ bán đảo Triều Tiên, Tân La một lần nữa tiến hành đấu tranh chống lại nhà Đường, đánh đuổi họ ra khỏi bán đảo Triều Tiên năm 676. Thời kỳ Tam quốc chính thức được thay thế bởi thời kỳ Tân La thống nhất (통일신라시대). Vương triều Tân La thống nhất tiếp tục tồn tại cho đến năm 935 thì bị thay thế bởi Cao Ly (고려, 高麗), Tân La trở thành một trong những vương triều tồn tại lâu nhất trong lịch sử thế giới (khoảng 1000 năm). Bên cạnh ba quốc gia lớn là Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La , tại vùng lưu vực sông Lạc Đông (낙동강) phía Nam bán đảo Triều Tiên, các thị tộc, bộ lạc cổ đã phát triển, liên kết với nhau hình thành nên liên minh Già Da (가야국, 加耶) bao gồm sáu nhà nước thu nhỏ. Năm 562, với sự kiện vua Chân Hưng của Tân La đưa quân đánh chiếm Đại Già Da (대가야), lãnh thổ của liên minh Già Da chính thức sáp nhập vào Shilla. Mặc dù chưa phát triển trở thành một nhà nước thống nhất, song liên minh Già Da đã để lại những thành tựu quan trọng đặc biệt sở hữu nền nghệ thuật và âm nhạc tiên tiến (đây là quê hương của đàn Gayageum, một loại nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc), đồng thời, Già Da cũng rất phát triển về các ngành nghề thủ công như dệt vải, sản xuất đồ gốm và hàng hóa bằng sắt với chất lượng cao. Andrew C.Nahm, Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tr.43. II - Khái quát điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ Tam quốc 1. Điều kiện kinh tế Nông nghiệp là trọng tâm trong sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia thời kỳ Tam quốc. Trong thời kỳ này, sở hữu ruộng đất thuộc về vương quyền, nhà vua cấp ruộng đất cho các thành viên trong hoàng thất và giới quý tộc. Giới quý tộc cấp ruộng đất của mình cho nông dân canh tác sau đó thu tô thuế vào cuối kỳ thu hoạch, nộp một phần tô thuế đó cho nhà nước. Sản xuất không ngừng gia tăng nhờ vào cải tiến công cụ sản xuất, mở rộng khai hoang đất nông nghiệp, xây dựng các hệ thống thủy lợi, Andrew C.Nahm, Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tr.67. Quốc gia nào sở hữu những vùng đất màu mỡ, có thể nhờ đó nâng cao sản lượng thực phẩm, đẩy mạnh phát triển quân sự. Bên cạnh nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Năm 490, hệ thống chợ đã được thành lập tại kinh đô của Tân La. Hoạt động giao thương với Trung Quốc, Nhật Bản được thúc đẩy. Nhiều bằng chứng cho thấy Tân La đã trực tiếp tham gia vào “con đường tơ lụa” (tên gọi Shilla بایسلا Bashilla đã xuất hiện trong thư tịch cổ của người Ba Tư, cụ thể cuốn Kush-nama نامه کوش đã chép lại cuộc hôn nhân giữa một hoàng tử Ba Tư với công chúa của Tân La). 2. Điều kiện chính trị Các nhà nước thời kỳ Tam quốc đều được hình thành dựa trên sự liên minh giữa các bộ lạc, trải qua quá trình phát triển, chinh phạt lẫn nhau, xã hội liên minh bộ lạc đã phát triển thàn xã hội quốc gia phong kiến. Đặc điểm chung về chính trị của cả ba quốc gia Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La là quân chủ quý tộc. Tầng lớp quý tộc có vai trò to lớn trong việc quyết định các vấn đề trọng đại của quốc gia, đôi khi vượt lên trên quyết định của vua, tiêu biểu như Hội nghị Hòa Bạch (화백, 和白) tại Tân La. Từ đó dẫn đến những mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh giữa quân vương và giới quý tộc, sau này, chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc đồng thời dựa vào Phật giáo và Nho giáo, quyền lực nhà nước được chuyển dịch từ tay quý tộc vào tay của nhà vua. Hình thức quân chủ quý tộc dần được thay thế bằng hình thức quân chủ chuyên chế. Về quân sự - ngoại giao, tiến trình lịch sử trải dài 700 năm của thời kỳ Tam quốc cũng là tiến trình mà các quốc gia không ngừng mở rộng lãnh thổ bằng cách chinh phạt lẫn nhau, qua đó, các vương quốc nhỏ yếu thế bị sáp nhập vào các thế lực lớn hơn. Quan hệ ngoại giao bên ngoài bán đảo Triều Tiên quan trọng nhất là quan hệ với hai quốc gia láng giềng là Trung Quốc và Nhật Bản. 3. Điều kiện xã hội Cơ cấu xã hội của các quốc gia thời kỳ Tam quốc có thể chia làm ba tầng bao gồm có hoàng thất và giới quý tộc; bình dân (nông dân, thợ thủ công, thương nhân,) và nô lệ (phạm nhân hoặc người dân ở các vùng bị chinh phục). Cơ cấu xã hội thời kỳ Tam quốc rất chặt chẽ, được quy định một cách rõ ràng thông qua chế độ thân phận. Dòng máu sẽ quyết định địa vị xã hội của một người ngay từ khi mới sinh ra. Chế độ Cốt phẩm (골품제도, 骨品制度) của Tân La là minh chứng rõ nét nhất, trong đó quy định, ngôi vua chỉ thuộc về những người thuộc dòng máu Thánh cốt (성골, 聖骨), quý tộc thuộc tầng lớp Chân cốt (진골, 眞骨), dưới đó là lục đầu phẩm. Việc cốt phẩm nào được nhận đến chức quan nào cũng đều có quy định một cách nghiêm ngặt, không có ngoại lệ. Do vậy, mới xuất hiện trường hợp hai nữ vương là Thiện Đức (선덕왕, 善德王, đời thứ 27) và Chân Đức (진덕왕, 眞德王, đời thứ 28) là những người cuối cùng thuộc tầng lớp Thánh cốt nối ngôi vua. Chế độ thân phận hà khắc đã khiến do mâu thuẫn xã hội trong lòng các quốc gia dâng cao. 4. Điều kiện văn hóa Tôn giáo nguyên thủy của người dân bán đảo Triều Tiên là một loại hình Shaman giáo, trong đó, con người thờ cúng, tôn sùng các thế lực tự nhiên. Sự phát triển của các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa tại các vùng khác nhau tồn tại những khác biệt nhất định. Các tôn giáo bản địa tại Tân La có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong số các quốc gia thời Tam quốc. Từ thế kỷ thứ IV, Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo được truyền bá từ Trung Quốc vào bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt, Phật giáo sau đó đã trở thành quốc giáo của cả ba nước Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La. Trong đó, Phật giáo Tân La đạt đến trình độ phát triển cao nhất, trở thành “Phật giáo hộ quốc”. Phật giáo cũng như các tôn giáo mới du nhập đã có nhiều ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của Tam quốc mà một vai trò quan trọng có thể kể đến là thống nhất dân tộc về mặt văn hóa. CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ CỦA PHẬT GIÁO I - Khái quát quá trình truyền bá của Phật giáo vào Cao Câu Ly và Bách Tế Phật giáo truyền bá vào bán đảo Triều Tiên theo con đường địa lý tự nhiên từ Trung Quốc đến Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La. Một số ý kiến cho rằng Phật giáo có thể truyền bá trực tiếp từ Ấn Độ vào thông qua đường thủy, tuy nhiên, thuyết Hán truyền của phật giáo tại bán đảo Triều Tiên vẫn được chiếm được ưu thế hơn cả. Phật giáo truyền bá vào Cao Câu Ly lần đầu tiên vào năm Nhâm Thìn (372) thời kỳ Tiểu Thú Lâm Vương (소수림왕, 小獸林王, 371 - 384). Vua Phù Kiên nhà Tiền Tần đã cử sứ thần và tăng lữ Thuận Đạo mang tượng và kinh Phật tới. Đến năm 374, lại có sư A Đạo đến hoằng pháp. Tiểu Thú Lâm vương đối đãi với các sư trọng thể, đến năm 375 thì cho xây chùa Tiêu Môn (초문사, 肖門寺) dành cho sư Thuận Đạo và chùa Y Phất Lan (이불란사, 伊弗蘭寺) dành cho sư A Đạo, đánh dấu khởi đầu của Phật pháp tại Cao Câu Ly. Năm 384, chín tháng sau khi vua Chẩm Lưu lên ngôi, Phật giáo được truyền bá vào Bách Tế bởi sư Ma La Nan Đà (마라난다, 摩羅難陀 ) người Ấn Độ. Sư từ nước Tấn đến, vua ra khỏi vương thành hơn một trăm dặm để nghinh đón mời vào cung, thành kính cúng dường và nghe sư thuyết pháp. Trên được vua quan ưa thích, dưới nhân dân mến mộ, nhờ đó Phật pháp được truyền bá rộng rãi, tất cả mọi người nghe đều khen ngợi và phụng hành. Đồng thời, vua cho truyền tin tức đi khắp nơi. Mùa Xuân năm thứ hai đời vua Chẩm Lưu, sư xây dựng chùa ở Hán sơn, độ mười vị tăng. Phật giáo bắt đầu hưng thịnh tại Bách Tế. Giác Huấn, Hải Đông cao tăng truyện, Quyển 1, Ma-la-nan-đà, truy cập ngày 9/2/2016. Như vậy, Phật giáo đã có sự khởi đầu thuận lợi trên bán đảo Triều Tiên, nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của hoàng thất và giới quý tộc, phát triển mạnh mẽ tại Cao Câu Ly và Bách Tế. Từ đây, Phật giáo đóng vai trò là cầu nối giữa tam quốc với các vương triều Trung Quốc, trở thành một nhân tố đặc biệt, có ảnh hưởng mạnh mẽ và xuyên suốt lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên. Nhà sư Nhất Nhiên cũng cho rằng, sự thành bại hay hưng vong của ba nước Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La chính tùy thuộc vào thái độ tiếp nhận Phật giáo tại ba nước này. II - Phật giáo Tân La từ du nhập đến công nhận 1. Những bước chân đầu tiên của Phật giáo Phật giáo du nhập vào Tân La là bước nối dài trong quá trình truyền bá tôn giáo này từ Trung Quốc đến bán đảo Triều Tiên. Theo đó, các tăng sĩ theo đường bộ từ Cao Câu Ly và Bách Tế đã đến hoằng pháp ngay từ đầu thế kỷ thứ V. Tam quốc sử ký, phần Tân La bản kỷ ghi chép lại: Từ thời vua Nột Chỉ (눌지마립간, 訥祇麻立干 đời thứ 19, 417 - 458), tăng Mặc Hồ Tử (목호자, 墨胡子) từ Cao Câu Ly đến quận Nhất Thiện (일선군, 一善郡), được người dân tên là Mao Lễ (모례, 毛禮) đón tiếp và đào hầm trong nhà cho ở. Lúc đó, có sứ thần nhà Lương đến Tân La mang theo y phục và hương. Nhà vua và quần thần đều không biết tên và cách sử dụng hương như thế nào nên đã cử người đến hỏi cho rõ. Mặc Hồ Tử nhìn thấy và giải thích rằng: “Thứ này là hương, khi đốt sẽ tỏa ra mùi hương rất thơm và làm cảm động đến thánh thần. Trong các thánh thần thì không gì linh thiêng hơn Tam bảo. Tam bảo thứ nhất là Phật bảo (불타, Buddha), thứ hai là Pháp bảo (달마, Dharma), thứ ba là Tăng bảo (승가, Sangha). Nếu đốt hương lên mà cầu nguyện thì chắc chắn sẽ được ứng nghiệm.” Quả thật, khi ấy con gái vua bị bệnh nặng, vua cho gọi Mặc Hồ Tử đến thắp hương cầu nguyện thì y rằng bệnh tình khỏi ngay. Nhà vua rất mừng bèn ban thưởng lễ vật cho Mặc Hồ Tử, tuy nhiên, ông đã rời đi từ lúc nào không ai hay. Đến đời vua Tỳ Xứ (비처tức 소지마립간, 炤智麻立, 479 - 500, Triếu Chí ma lập can, đời thứ 21), hòa thượng A Đạo (아도, 阿道), cùng ba người tùy tùng đến nhà Mao Lễ, dáng vẻ của người này rất giống với Mao Lễ. A Đạo ở đó mấy năm rồi qua đời, không biết do bệnh gì. Ba người tùy tùng tiếp tục lưu lại và giảng giải kinh luật nhà Phật, thu nhận một số tín giả 김부식, 삼국사기 (상), 을유문화사, 1996, tr.90 - 91. . Trong Tam quốc di sự, Nhất Nhiên dẫn từ Ngã Đạo bản bi (我道本碑), cho rằng Ngã Đạo (아도, 我道)có cha là người nước Ngụy, mẹ là người Cao Câu Ly, xuất gia từ năm năm tuổi, đến năm mười sáu tuổi thì sang nước Ngụy tìm cầu Phật pháp. Năm mười chín tuổi, ông trở về Cao Câu Ly thăm mẹ, nghe lời mẹ dự đoán Phật giáo sau này sẽ phát triển rực rỡ tại Kê Lâm (계림, 鷄林, tên gọi khác của Tân La), ông bèn đến đó và lưu lại. A Đạo đ