Đề tài Báo cáo Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Kế hoạch kiểm toỏn đỳng đắn là cơ sở để kiểm toỏn viờn thu thập bằng chứng cú giỏ trị gúp phần đưa ra cỏc nhận xột xỏc đỏng về thực trạng hoạt động được kiểm toỏn, giữ vững và nõng cao uy tớn cũng như hỡnh ảnh của Cụng ty kiểm toỏn đối với khỏch hàng. Trong điểu kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toỏn núi chung cũng như hoạt động kiểm toỏn độc lập núi riờng là hoạt động mới mẻ. Trong khi đú hành lang phỏp lý cho hoạt động kiểm toỏn chưa đầy đủ, nội dung, quy trỡnh cũng như phương phỏp được vận dụng trong cỏc cuộc kiểm toỏn ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, việc lập kế hoạch kiểm toỏn cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toỏn. Với ý nghĩa đú, qua quỏ trỡnh học tập tại trường và được sự hướng dẫn của Thạc sỹ Phan Trung Kiờn, em đó quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quỏ trỡnh lập kế hoạch kiểm toỏn trong quy trỡnh kiểm toỏn Bỏo cỏo tài chớnh do Cụng ty Hợp danh Kiểm toỏn Việt Nam thực hiện” để làm chuyờn đề thực tập tốt nghiệp. Chuyờn đề thực tập bao gồm ba phần chớnh như sau: Phần I: Cơ sở lý luận về quỏ trỡnh lập kế hoạch kiểm toỏn trong quy trỡnh kiểm toỏn Bỏo cỏo tài chớnh. Phần II: Thực trạng lập kế hoạch kiểm toỏn Bỏo cỏo tài chớnh do Cụng ty Hợp danh Kiểm toỏn Việt Nam – CPA VIETNAM thực hiện. Phần III: Phương hướng và giải phỏp hoàn thiện quy trỡnh lập kế hoạch kiểm toỏn tại Cụng ty Hợp danh Kiểm toỏn Việt Nam.

doc89 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo cáo Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6 1. Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC 6 1.1. Khái niệm về lập kế hoạch và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC 6 1.2. Vai trò của kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC 10 2. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán 11 2.1. Lập kế hoạch chiến lược 11 2.2. Lập kế hoạch tổng thể 12 2.2.1. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán 14 2.2.2. Thu thập thông tin cơ sở 21 2.2.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hang 24 2.2.4. Thực hiện thủ tục phân tích 26 2.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 26 2.2.6. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hang và đánh giá rủi ro kiểm soát 28 2.3. Thiết kế chương trình kiểm toán 30 2.3.1. Chương trình kiểm toán 33 2.3.2. Quy trình thiết kế chương trình kiểm toán 33 2.3.2.1. Thiết kế các trắc nghiệm công việc 34 2.3.2.2. Thiết kế các trắc nghiệm phân tích 35 2.3.2.3. Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư 35 PHẦN II. THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CPA VIETNAM THỰC HIỆN. 37 I. Đặc điểm của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam ảnh hưởng tới trình tự lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính. 37 1.Quá trình hình thành và phát triển 37 2. Các loại hình dịch vụ mà Công ty đang cung cấp 38 3.Thị trường khách hàng của CPA VIETNAM 40 4. Đặc điểm tổ chức quản lý trong Công ty 41 4.1. Mô hình tổ chức bộ máy 41 4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng 43 5. Đặc điểm công tác kiểm toán tại CPA VIETNAM 45 5.1. Các bước tiến hành kiểm toán 45 5.2. Phương pháp kiểm toán của công ty 45 II. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán do CPA VIETNAM thực hiện tại khách hàng. 50 1. Công việc thực hiện trước kiểm toán 50 1.1. Gửi thư chào hàng dịch vụ kiểm toán 50 1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 52 1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán 52 1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng 54 2. Lập kế hoạch tổng thể 57 2.1. Khái quát về trình tự lập kế hoạch kiểm toán tổng thể của CPA VIETNAM 57 2.2. Thu thập các thông tin về khách hàng. 58 2.3. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. 59 2.4. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. 61 2.4.1. Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát 61 2.4.2. Tìm hiểu và đánh giá quy trình kế toán áp dụng 62 2.4.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát 64 2.5. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ. 66 2.6. Xác định mức trọng yếu. 69 2.7. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đầu năm của các khoản mục trên BCTC 69 2.7.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư của các khoản mục 70 2.7.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên BCTC 71 2.7.3. Kết luận về rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện đối với các khoản mục. 71 3. Lập chương trình kiểm toán. 72 3.1. Khái quát về lập chương trình kiểm toán tại CPA VIETNAM 72 3.2. Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng. 72 3.3.Xác định phương pháp kiểm toán 74 3.4. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết 74 3.5. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 78 PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CPA VIETNAM 80 1. Tính tất yếu của việc hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại CPA VIETNAM 80 2. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại CPA VIETNAM 82 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU NỘI DUNG TRANG Sơ đồ 01. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán 13 Sơ đồ 02. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 33 Sơ đồ 03. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 41 Sơ đồ 04. Quy trình kiểm toán Báo cáo ài chính 47 Biểu 01. Thư chào hàng của CPA VIETNAM với khách hàng ABC 51 Biểu 02. Kế hoạch kiểm toán về nhân sự 53 Biểu 03. Trích Hợp đồng kiểm toán với Công ty ABC 55 Biểu 04. Trích tham chiếu trên Hồ sơ kiểm toán 57 Biểu 05. Trích bản yêu cầu cung cấp hồ sơ và tài liệu 58 Biểu 06. Trích bảng tóm tắt đặc điểm của Công ty ABC 60 Biểu 07. Mẫu soát xét hệ thống của Công ty ABC 63 Biểu 08. Tìm hiểu thủ tục kiểm soát tại Công ty ABC 65 Biểu 09. Phân tích sơ bộ Bảng CĐKT của Công ty ABC 67 Biểu 10. Phân tích sơ bộ BCKQKD của Công ty ABC 68 Biểu 11. Bảng tóm tắt đánh giá kết quả rủi ro kiểm soát 71 Biểu 12. Trích chương trình kiểm toán 76 LỜI MỞ ĐẦU Kế hoạch kiểm toán đúng đắn là cơ sở để kiểm toán viên thu thập bằng chứng có giá trị góp phần đưa ra các nhận xét xác đáng về thực trạng hoạt động được kiểm toán, giữ vững và nâng cao uy tín cũng như hình ảnh của Công ty kiểm toán đối với khách hàng. Trong điểu kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũng như hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là hoạt động mới mẻ. Trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng trong các cuộc kiểm toán ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Với ý nghĩa đó, qua quá trình học tập tại trường và được sự hướng dẫn của Thạc sỹ Phan Trung Kiên, em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề thực tập bao gồm ba phần chính như sau: Phần I: Cơ sở lý luận về quá trình lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính. Phần II: Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam – CPA VIETNAM thực hiện. Phần III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Khái niệm và vai trò của Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 1.1. Khái niệm về kế hoạch và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Các cách tiếp cận với khái niệm “Kế hoạch”: Theo từ điển tiếng Việt, “Kế hoạch” được giải nghĩa là: “ Sự sắp đặt hoặc hoạch định đường lối có hệ thống về những công việc dự định làm”. Trên góc độ quản lý, với các cách tiếp cận khác nhau có thể đưa ra những khái niệm cụ thể về kế hoạch; sau đây là ba cách tiếp cận chủ yếu: Thứ nhất: Tiếp cận kế hoạch với tính cách là một quá trình thực hiện mục tiêu của một hoạt động thì kế hoạch là trình tự tiến hành hoạch định, tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Với cách tiếp cận này sẽ có khái niệm về kế hoạch hoá. Thứ hai: Tiếp cận kế hoạch với tính cách là quá trình cân đối nguồn lực cho một hoạt động thì kế hoạch là quá trình cân đối tích cực giữa yêu cầu của hoạt động với các nguồn lực thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Thứ ba: Tiếp cận kế hoạch với tính cách là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động thì kế hoạch là các phương án tổ chức thực hiện hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra. Khái niệm “Kiểm toán” theo quan niệm hiện đại: Ở nước ta, thuật ngữ “Kiểm toán” mới chỉ thực sự xuất hiện và đưa vào sử dụng trong những năm đầu của thập kỷ 90. Vì vậy cách hiểu và cách dùng về khái niệm “Kiểm toán” chưa được thống nhất. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại: “Kiểm toán là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”. Từ đó, có thể hiểu khái niệm “Kế hoạch kiểm toán” là sự sắp đặt hoặc hoạch định đường lối có hệ thống về những công việc kiểm toán dự định sẽ làm để xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng được kiểm toán. Yêu cầu của mỗi cuộc kiểm toán là phải đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực thông qua thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các số liệu trên Báo cáo tài chính. Để đạt được các yêu cầu trên, kế hoạch kiểm toán phải được xây dựng một cách khoa học. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định rõ trong các chuẩn mực kiểm toán hiện hành, Chuẩn mực thứ tư trong mười Chuẩn mực Kiểm toán được chấp nhận rộng rãi (GAAS) đòi hỏi công tác kiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý nếu có phải được giám sát đúng đắn. Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Số 300 - Điểm 2 cũng nêu rõ “Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả”. Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm tàng; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị cho hoạt động kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành Chuẩn mực. Như vậy, lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán cần phải tiến hành để đảm bảo cho toàn bộ cuộc kiểm toán được thực hiện thành công. Tuy nhiên, lập kế hoặc kiểm toán không phải là một hoạt động đơn lẻ mà bao gồm rất nhiều các bước công việc nối tiếp nhau. Bởi vì lập kế hoạch kiểm toán là một công việc không đơn giản, một mặt đòi hỏi kiểm toán viên phải có trình độ chuyên môn cao, mặt khác nó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng khác nhau. Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính: Giai đoạn I: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán. Giai đoạn II: Thực hiện kế hoạch kiểm toán. Giai đoạn III: Hoàn thành kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán. Để hiểu rõ hơn về quy trình lập kế hoạch kiểm toán, đồng thời có thể lập kế hoạch kiểm toán một cách khoa học và thống nhất theo một chuẩn mực chung được thừa nhận rộng rãi, người ta lại chia lập kế hoạch kiểm toán thành ba bộ phận: Kế hoạch chiến lược. Kế hoạch tổng thể. Chương trình kiểm toán. Các bộ phận của kế hoạch kiểm toán phụ thuộc vào đặc trưng của từng cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo lập ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Theo những hướng dẫn của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300 - từ điểm 14 đến điểm 17: Cuộc kiểm toán lớn về quy mô là cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tổng hợp ( hoặc báo cáo tài chính hợp nhất) của Tổng công ty, trong đó có nhiều công ty đơn vị trực thuộc cùng loại hình hoặc khác loại hình kinh doanh. Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có dấu hiệu tranh chấp, kiện tụng hoặc nhiều hoạt động mới mà kiểm toán viên và Công ty kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm. Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có nhiều đơn vị cấp dưới nằm trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, kể cả các chi nhánh ở nước ngoài. Kiểm toán Báo cáo tài chính nhiều năm là khi Công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán cho một số năm tài chính liên tục, ví dụ từ năm 2005 đến 2007. Kế hoạch chiến lược là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả của cuộc kiểm toán. Việt Nam đã ra nhập WTO, xuất phát từ các quy định của nhà nước về các đối tượng kiểm toán bắt buộc mà số lượng khách hàng của các Công ty kiểm toán ngày càng tăng theo. Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, bắt buộc phải có những hướng dẫn cụ thể hơn trong việc lập kế hoạch kiểm toán cho những đối tượng phức tạp, quy mô lớn, địa bàn rộng… Do đó, khái niệm và nội dung lập kế hoạch chiến lược ra đời nhằm thoả mãn những yêu cầu đó. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và đúng thời hạn. Dựa vào khái niệm trên, có thể thấy rằng kế hoạch kiểm toán tổng thể trước hết phải đảm bảo được chức năng cơ bản của nó là cụ thể hoá, chi tiết hoá kế hoạch chiến lược đã được lập ban đầu. Tuy nhiên, đối với những khách hàng mà công ty kiểm toán không lập kế hoạch chiến lược (vì xét thấy không cần thiết), thì lập kế hoạch tổng thể là bước công việc đầu tiên cần thực hiện. Do đó, kế hoạch kiểm toán tổng thể cũng phải cung cấp được những hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, những vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính (chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán mà khách hàng áp dụng), vùng rủi ro chủ yếu của đơn vị khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó, xác định mục tiêu kiểm toán phương pháp tiếp cận, dự kiến nhân sự và thời gian tiến hành…. Về khái niệm chương trình kiểm toán: Theo Từ điển Tiếng Việt, chương trình là “ những dự kiến hoạt động được kê ra từng việc, từng khoản theo thứ tự”. Như vậy, xét về mức độ chi tiết thì chương trình chi tiết hơn so với kế hoạch. Có thể hiểu chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. 1.2. Vai trò của kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Kế hoạch kiểm toán là giai đoạn không thể thiếu và chi phối tới chất lượng, hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Ý nghĩa này được thể hiện ở một số điểm sau: Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị. Các bằng chứng này chính là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra các ý kiến xác đáng về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính được kiểm toán. Từ đó kiểm toán viên sẽ hạn chế được những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ được uy tín nghề nghiệp với khách hàng. Kế hoạch kiểm toán giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan khác như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài… Qua đó, kiểm toán viên có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý, tăng cường sức cạnh tranh cho Công ty kiểm toán của mình và giữ uy tín với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, kiểm toán viên thống nhất với khách hàng về nội dung công việc sẽ được thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng như trách nhiệm của mỗi bên… Do đó, một kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ giúp Công ty kiểm toán tránh được những bất đồng với khách hàng. Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, kiểm toán viên có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán, từ đó thắt chặt mối quan hệ giữa Công ty kiểm toán với khách hàng. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán. 2.1. Lập kế hoạch chiến lược. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300 - Kế hoạch kiểm toán: “ Kế hoạch chiến lược phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán Báo cáo tài chính của nhiều năm”. Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược: Đối với khách hàng kiểm toán mà Công ty kiểm toán xét thấy cần phải lập kế hoạch chiến lược, thì có thể coi kế hoạch chiến lược chính là cơ sở đầu tiên có ảnh hưởng tới toàn bộ quy trình lập kế hoạch kiểm toán sau này. Kế hoạch kiểm toán tổng thể sau đó sẽ được lập dựa trên kế hoạch chiến lược, chương trình kiểm toán sẽ được lập dựa trên kế hoạch kiểm toán tổng thể. Do đó, kế hoạch chiến lược phải đảm bảo cung cấp những hiểu biết tối thiểu về khách hàng để từ đó đề ra những bước công việc cơ bản nhất cần tiến hành và thời gian thực hiện cuộc kiểm toán. Tám bước công việc của kế hoạch chiến lược: Thứ nhất: Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng: Tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, quy trình công nghệ, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị. Đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng… Thứ hai: Xác định những vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính như: chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập Báo cáo tái chính và quyền hạn của Công ty. Thứ ba: Xác định những vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới Báo cáo tài chính ( đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ). Thứ tư: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Thứ năm: Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán. Thứ sáu: Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia như: Chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp… Thứ bảy: Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện. Thứ tám: Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. 2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. “Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán”. Như vậy, kế hoạch kiểm toán bắt buộc phải lập cho mọi cuộc kiểm toán. Nói cách khác, kế hoạch kiểm toán được lập và được duyệt chính là kim chỉ nam cho hoạt động của nhóm kiểm toán sau này. Tuy nhiên, mỗi Công ty kiểm toán có một hệ thống phương pháp luận riêng, mỗi khách hàng lại có đặc trưng riêng cho từng thời điểm kinh doanh nhất định. Do đó, không có một khuôn mẫu cụ thể về lập kế hoạch kiểm toán tổng thể của mọi Công ty kiểm toán, áp dụng cho tất cả các khách hàng tại mọi thời điểm. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam một mặt quy định rằng kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán, mặt khác cũng chỉ ra rằng hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng. Lập kế hoạch kiểm toán ( Bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán) gồm sáu bước công việc được miêu tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 01. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. Soạn thảo chương trình kiểm toán 2.2.1. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán. Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi kiểm toán viên và Công ty kiểm toán thu nhận một khách hàng. Có thể hiểu một cách khái quát quá trình thu nhận khách hàng bao gồm hai giai đoạn: Thứ nhất, liên lạc với khách hàng; thứ hai, khi khách hàng này đã có nhu cầu kiểm soát, xem xét khả năng chấp nhận yêu cầu. Trên cơ sở đã chấp nhận khách hàng mới tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các công việc sau: Thứ nhất: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm hại đến uy tín của Công ty kiểm toán hay không. Để có được nhận định chính xác, cần tiến hành các công việc sau đây: Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng. Vì bản thân sự ra đời của kiểm toán ngay từ đầu đã chứa đựng những yếu tố hướng tới sự chuẩn mực, do đó vi
Luận văn liên quan