Đề tài Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc tranh đua giữa các nhà sản xuất để chiếm lấy thị trường. Sức lôi cuốn ban đầu đối với người tiêu dùng chính là hình dáng bên ngoài và tính cạnh tranh của các kiểu dáng liên quan tới sản phẩm nhờ các đặc điểm thẩm mỹ trực quan rõ rệt, sự tiện dụng, tính năng ưu việt do áp dụng công nghệ. Điều này đặc biệt đúng đối với hàng hoá tiêu dùng khi mua hàng. Do đó, muốn hàng hoá cùng chức năng bán chạy các công ty phải tạo ra kiểu dáng đặc thù cho sản phẩm của mình và phải tiến hành yêu cầu bảo hộ để giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Một kiểu dáng hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng sẽ làm tăng giá trị thương mại của sản phẩm và có thể coi là một loại tài sản quan trọng của nhà sản xuất. Do vậy, kiểu dáng đó phải được bảo hộ để chống lại việc các đối thủ cạnh tranh sao chép nó và hưởng lợi bất hợp pháp trên thành quả sáng tạo và đầu tư của nhà sản xuất. Khi KDCN được bảo hộ thì chủ sở hữu kiểu dáng có độc quyền sử dụng KDCN. Mọi hành vi sử dụng KDCN được bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu đều bị coi là xâm phạm quyền đối với KDCN.

doc31 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8293 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc tranh đua giữa các nhà sản xuất để chiếm lấy thị trường. Sức lôi cuốn ban đầu đối với người tiêu dùng chính là hình dáng bên ngoài và tính cạnh tranh của các kiểu dáng liên quan tới sản phẩm nhờ các đặc điểm thẩm mỹ trực quan rõ rệt, sự tiện dụng, tính năng ưu việt do áp dụng công nghệ. Điều này đặc biệt đúng đối với hàng hoá tiêu dùng khi mua hàng. Do đó, muốn hàng hoá cùng chức năng bán chạy các công ty phải tạo ra kiểu dáng đặc thù cho sản phẩm của mình và phải tiến hành yêu cầu bảo hộ để giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Một kiểu dáng hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng sẽ làm tăng giá trị thương mại của sản phẩm và có thể coi là một loại tài sản quan trọng của nhà sản xuất. Do vậy, kiểu dáng đó phải được bảo hộ để chống lại việc các đối thủ cạnh tranh sao chép nó và hưởng lợi bất hợp pháp trên thành quả sáng tạo và đầu tư của nhà sản xuất. Khi KDCN được bảo hộ thì chủ sở hữu kiểu dáng có độc quyền sử dụng KDCN. Mọi hành vi sử dụng KDCN được bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu đều bị coi là xâm phạm quyền đối với KDCN. CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT Khái niệm Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Ví dụ: Vỏ tivi hoặc kiểu dáng bộ ấm chén. Điểm mấu chốt là kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm, tái tạo bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp. Điều kiện bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có tính mới Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố: Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký. Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học. Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức. Có tính sáng tạo Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Có khả năng áp dụng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nghĩa là nó có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng. Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp. Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sở hữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Những lợi ích của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đem lại bao gồm: Khuyến khích sự sáng tạo ra các kiểu dáng mới cho sản phẩm công nghiệp, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, và do đó thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp và nghề thủ công truyền thống. Bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ do được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của mình. Tạo thuận lợi cho phát triển các hoạt động thương mại hàng hoá, mở rộng thị trường và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không quá phức tạp và tốn kém, nên đăng ký bảo hộ KDCN chính là cánh cửa cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp”. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp 2 lần, mỗi lần là 5 năm. Như vậy văn bằng bảo hộ có thời hạn tối đa là 15 năm.  Quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp Quyền nộp kiểu dáng công nghiệp, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả: Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả; Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả. Người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.  Hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp Bao gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành; Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp; Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản; Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản; Giấy uỷ quyền (nếu cần); Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản; Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn, gồm một (1) bản. Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó; Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu nhãn hiệu; Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao; Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau: Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp; Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno); Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp; Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết; Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ; Bản chất của kiểu dáng công nghiệp, trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết. Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét, không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ. Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120)mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm. Quá trình xét nghiệm đơn Kiểu dáng công nghiệp Xét nghiệm hình thức Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với Kiểu dáng công nghiệp phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn. Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp. Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ. Công bố đơn Các đơn nhãn hiệu hàng hoá đã được công nhận là đơn hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu đều có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo. Xét nghiệm nội dung Việc xét nghiệm nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn xét nghiệm nội dung đơn Kiểu dáng công nghiệp là 09 tháng tính từ ngày thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Mục đích của việc xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không. Cấp Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp và Đăng bạ Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả xét nghiệm và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ . Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ Người có quyền khiếu nại: Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ; Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định. Thủ tục khiếu nại: Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan; Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày ra Quyết định hoặc Thông báo.Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét. Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại. Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại. Phạm vi quyền đối với kiểu dáng công nghiệp Quyền của chủ sở hữu Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có các quyền sau: Độc quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp; Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là quyền khai thác kiểu dáng công nghiệp dưới các hình thức sau:Sản xuất (chẳng hạn chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói…) sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.Đưa vào lưu thông (chẳng hạn bán, trưng bày để bán, vận chuyển sản phẩm…), quảng cáo (chẳng hạn thể hiện trên các phương tiện thông tin, biểu hiệu, phương tiện kinh doanh, bao bì sản phẩm, phương tiện dịch vụ, chào hàng, khuyến mãi, giấy tờ giao dịch kinh doanh…) chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.  Chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cho người khác; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Các hành vi sau được thực hiện mà không có sự cho phép của chủ sở hữu được coi là hành vi vi phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp: Sản xuất sản phẩm theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam; Nhập khẩu, bán, quảng cáo hoặc sử dụng các sản phẩm chế tạo theo kiểu dáng công nghiệp Chủ bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có nghĩa vụ sau: Trả thù lao cho tác giả trong trường hợp tác giả; Nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ; Sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cho người khác theo li xăng không tự nguyện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Li xăng không tự nguyện Bộ Khoa học và công nghệ môi trường là cơ quan có thẩm quyền xem xét yêu cầu cấp li xăng không tự nguyện và ra quyết định bắt buộc cấp li xăng không tự nguyện trong những trường hợp sau: Chủ sở hữu không sử dụng hoặc sử dụng kiểu dáng công nghiệp được cấp bằng không phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước mà không có lý do chính đáng; Người có nhu cầu sử dụng đã cố gắng dùng nhiều hình thức để thoả thuận với chủ sở hữu mặc dù đã đưa ra mức giá hợp lý, nhưng chủ sở hữu vẫn từ chối ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã cấp bằng. Việc sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã cấp bằng nhằm đáp ứng các nhu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Người được cấp li xăng không tự nguyện phải trả cho chủ văn bằng bảo hộ một khoản tiền nhất định được nêu rõ trong quyết định cấp li xăng không tự nguyện của Bộ khoa học và công nghệ. Quyền của tác giả kiểu dáng công nghiệp Tác giả kiểu dáng công nghiệp có các quyền tinh thần và quyền tài sản: Ghi tên vào văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và các tài liệu khoa học khác; Nhận thù lao khi kiểu dáng công nghiệp được sử dụng, nếu chủ sở hữu và tác giả không có thoả thuận khác; Yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả của mình; Nhận giải thưởng đối với kiểu dáng công nghiệp mà mình là tác giả. Quyền tài sản và quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của tác giả kiểu dáng có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật. Đình chỉ bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Bằng độc quyền KDCN bị đình chỉ hiệu lực nếu chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ các quyền được hưởng theo văn bằng hoặc không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định. Trong trường hợp văn bằng bảo hộ bị đình chỉ hiệu lực, quyền phát sinh theo văn bằng bảo hộ sẽ bị đình chỉ kể từ ngày đình chỉ văn bằng. Huỷ bỏ bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp  Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu Cục SHTT huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bằng độc quyền KDCN với những lý do sau: Người được cấp văn bằng bảo hộ không có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và cũng không được người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ chuyển nhượng quyền đó; Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về nhiều cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác nhưng một hoặc một số trong đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ; Văn bằng ghi nhận sai tác giả do sơ ý của người nộp đơn; Đối tượng bảo hộ không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Thời hạn để huỷ bỏ bằng độc quyền KDCN là 5 năm tính từ ngày văn bằng bảo hộ có hiệu lực. Đối với quyền đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập do động cơ không lành mạnh của người yêu cầu xác lập thì thời hiệu khiếu nại là suốt thời gian văn bằng bảo hộ có hiệu lực. Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Thực trạng vi phạm bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam Theo thống kê, mỗi năm Cục Quản lý Thị trường phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ việc liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có kiểu dáng nhái các kiểu dáng đã được đăng ký bảo hộ KDCN. Thực trạng này không những gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính cả về uy tín và doanh thu mà còn trực tiếp gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Nạn hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn đề bức xúc trong cả nước. Hầu hết các vụ xâm phạm quyền SHCN đều liên quan đến nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Tính tổng số trên cả nước trong năm 2011, nhãn hiệu có 1.561 vụ đã xử lý; về kiểu dáng công nghiệp có 107 vụ bị xử lý với tổng số tiền phạt là 264.354.000 đồng . Có thể nhắc đến một vài ví dụ điển hình của tình trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp đang tràn ngập trên thị trường. Mở đâu với cái tên Duy Lợi đã trở nên rất quen thuộc trong ngành võng xếp Việt Nam về cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái. Sau hành trình khó khăn, tốn kém, năm 2004, Công ty TNHH Duy Lợi đã thắng một vụ kiện tại Nhật Bản và năm 2005 đã thắng một vụ kiện khác tại Mỹ về việc vi phạm KDCN. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Duy Lợi lại phải đau đầu vì tình trạng vi phạm kiểu dáng võng xếp của doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam. Năm 2005, Duy Lợi tuyên bố có tất cả 16 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất võng xếp vi phạm kiểu dáng độc quyền sản phẩm võng xếp của mình. Khung mắc võng Duy Lợi đã được đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng Trường Thọ có kiểu dáng giống võng xếp Duy Lợi Hai khung võng của hai nhà sản xuất, khung bên trái của Trường Thọ, khung bên phải của Duy Lợi. Hay như gần đây là sự “nổi sóng” của điện thoại Trung Quốc khi liên tục tung ra các sản phẩm nhái mẫu mã của các hãng nổi tiếng như Nokia, Samsung, HTC, Apple… với mức giá cực kỳ thấp và đương nhiên chất lượng thì khó đảm bảo. Hầu hết các sản phẩm này có kiểu dáng, mẫu mã y như hàng thật như mẫu điện thoại F99 của FPT có thiết kế khá giống với BlackBerry 8900 của RIM với bàn phím QWERTY và Track ball (bi lăn); còn thiết kế FPT B990 giống với HTC Disire... Với mẫu điện thoại Q.mobile, S10 có thiết kế giống của Sony Ericsson Xperia, M56 thiết kế giống với Nokia E71. Mẫu điện thoại P-Phone T98 (thương hiệu điện thoại của công ty Thuận Phát) giống hệt mẫu Black BerryBold 9000. Những mẫu smartphone nhái với lợi thế giá rất mềm, từ 1 đến gần 5 triệu đồng, ứng dụng phong phú, lại giống các kiểu dáng điện thoại phổ biến và ưa chuộng nhất trên thị trường, rất khó phân biệt thật giả nên được người tiêu dùng bình dân ưa chuộng. Hàng loạt các mẫu xe nhái các hãng nổi tiếng được bày bán ngang nhiên trên thị trường, nhiều người tiêu dùng biết chất lượng có kém hơn nhưng vẫn mua vì giá rẻ, hợp với túi tiền mà vẫn có mẫu xe đẹp. Tuy nhiên, sử dụng những chiếc xe này không hề đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng, nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông cao, nh
Luận văn liên quan