Đề tài Bảo mật trong mạng không dây

Trong những năm gần đây, giới công nghệ thông tin đã chứng kiến sự bùng nổ của nền công nghiệp mạng không dây. Khả năng liên lạc không dây đã gần như tất yếu trong các thiết bị cầm tay (PDA), máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị số khác. Với các tính năng ưu việt về vùng phục vụ kết nối linh động, khả năng triển khai nhanh chóng, giá thành ngày càng giảm, mạng không dây đã trở thành một trong những giải pháp cạnh tranh có thể thay thế mạng Ethernet LAN truyền thống. Tuy nhiên, sự tiện lợi của mạng không dây cũng đặt ra một thử thách lớn về bảo mật đường truyền cho các nhà quản trị mạng. Ưu thế về sự tiện lợi của kết nối không dây có thể bị giảm sút do những khó khăn nảy sinh trong bảo mật mạng. Sự mất an toàn xuất phát từ nguyên nhân chính là ở yếu tố vật lý, dữ liệu được truyền trong mạng bằng sóng radio, kẻ tấn công có thể xâm nhập mạng ở bất kì đâu miễn là nằm trong vùng phủ sóng của mạng. Mặc dù có rất nhiều cách và cũng có một số công cụ tỏ ra hữu hiệu trong bảo mật cho mạng không dây cụ thể như với Wifi thì có WEP, WPA, VPN, . Nhưng những điểm yếu vẫn bộc lộ mà với kĩ thuật tiên tiến hiện nay sẽ không quá khó khăn để bẻ khóa. Xuất phát từ những lý do trên em đã tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đề tài “Bảo mật trong mạng không dây ” và cụ thể là cho mạng LAN không dây(wi-fi) với mong muốn có thể tìm hoặc đưa ra giải pháp bảo mật mới an toàn và hiệu quả hơn. Đề tài của em bao gồm các nội sung sau: Chương 1: Tổng quan về mạng WLAN và các giải pháp bảo mật trong mạng WLAN Chương 3: Quy trình khảo sát mạng không dây Chương 4: Ứng dụng giải pháp bảo mật cho mạng không dây vào mô hình cụ thể

doc74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6733 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo mật trong mạng không dây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN 1 LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 6 TỔNG QUAN VỀ MẠNG WLAN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO MẬT TRONG MẠNG WLAN 6 1.1. Tổng quan về mạng WLAN 6 1.1.1. Kiến trúc mạng WLAN 7 1.1.2. Chế độ hoạt động 8 1.1.2.1. Kiểu Ad-hoc 8 1.1.2.2. Kiểu Infrastructure 8 1.1.2.3. Các thành phần cơ bản của WLAN 9 1.1.3. Kiến trúc phân tầng của WLAN 9 1.1.3.1. Tầng PHY 10 1.1.3.2. Tầng MAC 11 1.1.4. Khuôn dạng các gói tin trong mạng WLAN 11 1.1.4.1. Các gói tin thuộc tầng vật lý 12 1.1.4.2 Các gói tin thuộc tầng MAC 13 1.1.5. Một số chuẩn WLAN hiện hành 17 1.1.5.1. Chuẩn 802.11b (Chuẩn B) 17 1.1.5.2. Chuẩn 802.11a (Chuẩn A) 17 1.1.5.3. Chuẩn 802.11g (Chuẩn G) 18 1.1.5.4. Chuẩn 802.11c 18 1.5.5. Chuẩn 802.11d 18 1.15.6. Chuẩn 802.11i 18 1.1.5.7. Chuẩn 802.11Ir 18 1.1.5.8. Home RF 18 1.1.5.9. HiperLan (High Performance local area network) 19 1.2. Các giải pháp bảo mật trong mạng WLAN 19 1.2.1. Các dạng tấn công 19 1.2.1.1. Tấn công bị động (passive attack) 20 1.2.1.2. Tấn công chủ động 22 1.2.2. Các biện pháp bảo mật và điểm yếu 27 1.2.2.1 Các biện pháp lọc 27 1.2.2.2. WEP (Wireless Equivalent Privacy) 30 1.2.2.3. WPA (WLAN Protected Access) 36 1.2.2.4. VPN (Virtual Private Network): mạng riêng ảo 38 1.2.2.5. Wireless Gateway 39 CHƯƠNG 2 41 QUY TRÌNH KHẢO SÁT MẠNG KHÔNG DÂY 41 2.1. Chuẩn bị cho khảo sát 41 2.1.1 Phân tích khu vực khảo sát 41 2.1.2. Những mạng hiện tại 41 2.1.3. Khu vực sử dụng và các tháp anten 42 2.1.4 Yêu cầu về băng thông và chuyển vùng 42 2.1.5. Nguồn tài nguyên sẵn có 43 2.1.6. Yêu cầu bảo mật 43 2.1.7 Những thiết bị, tài liệu người khảo sát cần chuẩn bị 44 2.2. Những thiết bị khảo sát 44 2.2.1. Access Point 45 2.2.2. Card PC và các ứng dụng 45 2.2.3 Laptop và PDA 46 2.2.4. Giấy 46 2.2.5. Khảo sát ngoài trời 46 2.2.6. Bộ phân tích phổ 46 2.2.7. Phần mềm phân tích giao thức 47 2.2.8. Danh sách các thiết bị khảo sát 47 2.3. Thực hiện khảo sát 48 2.3.1. Khảo sát trong nhà 48 2.3.2. Khảo sát ngoài trời 49 2.3.3 Trước khi bắt đầu khảo sát 49 2.3.4. Thu thập thông tin sóng vô tuyến 50 2.3.5. Báo cáo khảo sát 50 CHƯƠNG 3 51 ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BẢO MẬT CHO MẠNG KHÔNG DÂY VÀO MÔ HÌNH CỤ THỂ 51 3.1. Cấu hình xác thực kiểu WEP cho mô hình mạng BSS 51 3.1.1. Cấu hình Access Point thông qua giao diện Web-Based 51 3.1.2. Thiết lập mạng BSS 54 3.1.3. Các kiểu chứng thực trong WLAN 55 3.2. Cấu hình xác thực bằng RADIUS server 67 3.2.1. Cấu hình RADIUS server trên win 2003 67 3.2.2. Bật tính năng xác thực EAP Authentication với RADIUS server trên AP Aironet 72 3.2.3. Kiểm tra kết nối 72 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, giới công nghệ thông tin đã chứng kiến sự bùng nổ của nền công nghiệp mạng không dây. Khả năng liên lạc không dây đã gần như tất yếu trong các thiết bị cầm tay (PDA), máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị số khác. Với các tính năng ưu việt về vùng phục vụ kết nối linh động, khả năng triển khai nhanh chóng, giá thành ngày càng giảm, mạng không dây đã trở thành một trong những giải pháp cạnh tranh có thể thay thế mạng Ethernet LAN truyền thống. Tuy nhiên, sự tiện lợi của mạng không dây cũng đặt ra một thử thách lớn về bảo mật đường truyền cho các nhà quản trị mạng. Ưu thế về sự tiện lợi của kết nối không dây có thể bị giảm sút do những khó khăn nảy sinh trong bảo mật mạng. Sự mất an toàn xuất phát từ nguyên nhân chính là ở yếu tố vật lý, dữ liệu được truyền trong mạng bằng sóng radio, kẻ tấn công có thể xâm nhập mạng ở bất kì đâu miễn là nằm trong vùng phủ sóng của mạng. Mặc dù có rất nhiều cách và cũng có một số công cụ tỏ ra hữu hiệu trong bảo mật cho mạng không dây cụ thể như với Wifi thì có WEP, WPA, VPN, ... Nhưng những điểm yếu vẫn bộc lộ mà với kĩ thuật tiên tiến hiện nay sẽ không quá khó khăn để bẻ khóa. Xuất phát từ những lý do trên em đã tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đề tài “Bảo mật trong mạng không dây ” và cụ thể là cho mạng LAN không dây(wi-fi) với mong muốn có thể tìm hoặc đưa ra giải pháp bảo mật mới an toàn và hiệu quả hơn. Đề tài của em bao gồm các nội sung sau: Chương 1: Tổng quan về mạng WLAN và các giải pháp bảo mật trong mạng WLAN Chương 3: Quy trình khảo sát mạng không dây Chương 4: Ứng dụng giải pháp bảo mật cho mạng không dây vào mô hình cụ thể CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG WLAN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO MẬT TRONG MẠNG WLAN 1.1. Tổng quan về mạng WLAN WLAN – hay còn gọi là Wifi(Wireless Fidelity) là tên gọi cho một chuẩn kết nối không dây (IEEE 802.11), công nghệ sử dụng sóng radio để thiết lập hệ thống kết nối mạng không dây. Đây là công nghệ mạng được thương mại hóa tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Những ưu điểm của mạng không dây:  Khả năng di động và sự tự do (cho phép kết nối từ bất kỳ đâu). Không bị hạn chế về không gian và vị trí kết nối.  Dễ lắp đặt và triển khai.  Không cần mua cáp như vậy là tiết kiệm thời gian lắp đặt cáp.  Dễ dàng mở rộng.  Nhược điểm của mạng không dây: Phức tạp hơn trong việc thiết lập, quản lý và vận hành mạng. Thông tin được truyền trên không trung trên tần số dùng chung dẫn đến các vấn đề an ninh và nhiễu. Tần số càng cao thì tốc độ càng cao, nhưng đồng thời độ suy giảm cũng càng cao...  Một mạng Internet không dây WLAN thường gồm ba bộ phận cơ bản: điểm truy cập (Access Point - AP); card giao tiếp mạng (Network Interface Card - NIC); và bộ phận thu phát, kết nối thông tin tại các nút mạng gọi là Wireless CPE (Customer Premier Equipment). Trong đó, Access Point đóng vai trò trung tâm của toàn mạng, là điểm phát và thu sóng, trao đổi thông tin với tất cả các máy trạm trong mạng, cho phép duy trì kết nối hoặc ngăn chặn các máy trạm tham gia vào mạng. Một Access Point có thể cho phép tới hàng nghìn máy tính trong vùng phủ sóng truy cập mạng cùng lúc. 1.1.1. Kiến trúc mạng WLAN 802.11 LAN dựa trên kiến trúc tế bào, trong đó hệ thống được chia nhỏ thành từng tế bào (cell), mỗi cell (được gọi là Basic Service Set hay BSS) được điều khiển bởi một Acess Point (AP). Mặc dù một WLAN có thể được tạo lên từ một cell cùng với một AP, phần lớn được tạo lên từ nhiều cell, trong đó các AP được kết nối thông qua trục xương sống gọi là Distribution System (DS). Một tập dịch vụ mở rộng (Extended Service Set, ESS) có hai hay nhiều hơn các BSS trong cùng một mạng con (subnet). Tại chế độ đặc biệt ("ad hoc mode", còn gọi là "peer-to-peer mode"), các thiết bị không dây có thể truyền thông trực tiếp với mỗi thiết bị khác và không sử dụng một điểm truy nhập. Đấy là một IBSS (BSS độc lập). Hình dưới đây chỉ ra một 802.11 LAN điển hình cùng với các thành phần được miêu tả ở trên:  Hình 1.1. Ví dụ mạng WLAN 1.1.2. Chế độ hoạt động Mạng không dây WLAN có hai chế độ hoạt động: Ad-hoc và Infrastructure. 1.1.2.1. Kiểu Ad-hoc Ở chế độ hoạt động này, kiên trúc của mạng không kế thừa kiến trúc tế bào như nói ở trên mà mỗi máy tính trong mạng giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua các thiết bị Card mạng không dây, không dùng đến các thiết bị định tuyến (Wireless Router) hay thu phát không dây (Wireless Access Point).   Hình 1.2 Ví dụ mạng Ad – hoc 1.1.2.2. Kiểu Infrastructure Các máy tính trong hệ thống mạng sử dụng một hoặc nhiều các thiết bị định tuyến (wirelesss router) hay thiết bị thu phát (AP) để thực hiện các hoạt động trao đổi dữ liệu với nhau và các hoạt động khác.  Trong chế độ này trạm không dây kết nối với mạng (thường là mạng Ethernet) thông qua AP. Một tập các trạm kết nối với AP tạo lên một BSS (Basic Service Set). Mỗi BSS được định danh bởi một BSSID (BSS Identifier) có độ dài 6 byte tương ứng với địa chỉ MAC của AP.  Hình 1.3 Ví dụ mạng Infrastructure 1.1.2.3. Các thành phần cơ bản của WLAN Kiến trúc WLAN cơ bản gồm những thành phần sau: Access Point - AP: là thiết bị dùng để kết nối nhiều thiết bị không dây lại với nhau thành một mạng WLAN. AP có thể kết nối với một mạng có dây và có thể chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị không dây và có dây. Wireless Router: giống như AP nhưng thêm chức năng switch, định tuyến (routing), NAT và dịch vụ DHCP server là dịch vụ cấp địa chỉ IP động cho user . Network Interface Card – NIC : card giao diện mạng, được sử dụng tại node người dùng đầu cuối. Chịu trách nhiệm quét phạm vi tần số cho kết nối và sau đó thực hiện kết nối với một AP hay một wireless client khác. Ăngten: là một phần quan trọng, chịu trách nhiệm phát tán tín hiệu đã qua điều chế để cho các thành phần không dây có thể thu được tín hiệu. 1.1.3. Kiến trúc phân tầng của WLAN  Hình 1.4.: Kiến trúc phân tầng của IEEE 802.11 so với mô hình OSI Giống như bất kì giao thức 802.x nào , chuẩn 802.11 bao gồm hai tầng MAC và PHY.  Hình 1.5: Kiến trúc phân tầng của IEEE 802.11 1.1.3.1. Tầng PHY Tại tầng vật lý, chuẩn 802.11 hỗ trợ ba chuẩn khác nhau: - Direct Sequence Spread Spectrum (DSSS): trải phổ phân đoạn trực tiếp. - Frequency Hopping Spread Spectrum (FHSS): trải phổ nhảy tần. - Infrared: hồng ngoại. a. DSSS Hoạt động dựa trên nguyên tắc trải phổ tín hiệu đầu phát ở băng hẹp thành tín hiệu trải phổ băng rộng để tránh nhiễu trong môi trường. Tại đầu thu, tín hiệu được điều biến lại để khôi phục tín hiệu gốc. b. FHSS Công nghệ này dựa trên nguyên lý nhảy tần, cả đầu phát và đầu thu đều có sẵn một luật (rule) chung để qui định tuần tự các hop tới. Nghĩa là tại một thời điểm đầu phát và đầu thu phải hoạt động trên cùng một tần số. 1.1.3.2. Tầng MAC Tầng này làm nhiệm vụ điều khiển truy nhập đường truyền. Sử dụng kĩ thuật cảm nhận sóng mang tránh xung đột Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance (CSMA /CA). Giao thức CSMA/CA làm việc như sau: Một trạm muốn truyền, đầu tiên nó sẽ nghe trên môi trường không dây để xác định hiện có trạm nào đang truyền hay không. Nếu môi trường này hiện đang bị chiếm, trạm tính toán một khoảng trễ lặp lại ngẫu nhiên. Ngay sau khi thời gian trễ đó trôi qua, trạm lại nghe xem liệu có trạm nào đang truyền hay  không. Bằng cách tạo ra thời gian trễ ngẫu nhiên, nhiều trạm đang muốn truyền tin sẽ không cố gắng truyền tại cùng một thời điểm (tránh xung đột). Cách làm việc này đặc biệt hiệu quả khi môi trường không tải nặng, khi nó cho phép một trạm truyền với một khoảng thời gian trễ nhỏ nhất, nhưng lại xảy ra trường hợp nhiều trạm cùng truyền dữ liệu trong một thời gian (xảy ra xung đột), nguyên nhân là trên thực tế các trạm nghe thấy đường truyền rỗi và ngay lập tức quyết định truyền. Xung đột này phải được phát hiện ra, bởi vậy tầng MAC có thể truyền lại gói tin bởi chính nó mà không phải bởi các tầng cao hơn, điều đó sẽ dẫn đến trễ. Trong Ethernet, xung đột này được phát hiện bởi trạm truyền dựa trên giải thuật exponential random backoff. 1.1.4. Khuôn dạng các gói tin trong mạng WLAN Các gói tin đến từ tầng mạng được gắn phần header MAC ở tầng MAC tạo lên một MPDU (Mac Protocol Data Unit). MPDU này sau đó được chuyển xuống tầng PHY, tại đây được gắn thêm hai phần “preambe” và “header”, tạo thành PLCP-PDU. Phần preamble và phần header khác nhau tùy thuộc vào PHY sử dụng (DSSS, FHSS, …). Đầu tiên ta sẽ xem xét các frame của tầng PHY (PLCP-PDU), sau đó là của tầng MAC. 1.1.4.1. Các gói tin thuộc tầng vật lý  Hình 1.6: Khuôn dạng gói tin tầng vật lý Phần preamble cho phép dò tìm phần đầu của frame, đồng bộ hóa frame, cho phép sử dụng kênh truyền hay CCA (Clear Channel Assesment) Phần header có rất nhiều thông tin, phụ thuộc vào kỹ thuật trải phổ sử dụng trong tần PHY. a. FHSS: Phần preamble gồm hai phần: 80 bit sync (synchronisation) (xen kẽ các bit 0 và 1) cho phép lựa chọn AP tôt nhất và đồng bộ hóa với AP đó. SFD (Start Frame Delimiter) 16 bit (0000 1100 1011 1101): chỉ ra điểm bắt đầu của frame Phần header gồm 3 phần: PLW (PLCP- PDU Length Word) 12 bit: chỉ ra độ dài (số byte) của frame PLCP-PDU, cho phép tầng PHY xác định điểm kết thúc của gói tin. PSF (PLCP Signaling Field) 4bit: chỉ ra lưu lượng được dùng trên sóng radio (1 hoặc 2Mbits/s) để truyền dữ liệu (MPDU) HEC (Header Error Check) là CRC 16 bit: cho phép dò tìm lỗi trong trường PLW và PSF. Hai phần preamble và header luôn truyền ở mức 1Mbits/s b.DSSS: Phần preamble: giống trong FHSS, nhưng trường sync dài hơn và SFD có giá trị 0xF3A0 (1111 0011 1010 0000) Phần header: gồm 4 phần Signal 8bit: chỉ ra tốc độ để truyền MPDU 0x0A cho 802.11 ở chế độ BPSK (1Mbits/s) 0x14 cho 802.11 ở chế độ QPSK (2Mbits/s) 0x37 cho 802.11b ở chế độ QPSK (5,5Mbits/s) 0x6E cho 802.11b ở chế độ QPSK (11Mbits/s) Service 8bit: lưu trữ để dùng sau này Lenght 16 bit: chỉ ra độ dài tính bằng byte của frame đi kèm (MPDU), cho phép tầng PHY xác định điểm cuối của frame. HEC (Header Error Check) là một CRC 16 bit, cho phép dò lỗi trong trường Signal, Service và Length. 1.1.4.2 Các gói tin thuộc tầng MAC Tầng MAC có 3 loại frame: frame dữ liệu, frame điều khiển dùng để hỗ trợ truy cập mạng (RTS, CTS, ACK,…) và frame dùng để quản lý việc kết nối với một AP, đồng bộ hóa, chứng thực. Dưới đây giới thiệu frame dạng tổng quát và các trường sẽ thay đổi tùy theo chức năng của frame. Kích thước lớn nhất của một frame trong tầng MAC là 23467 byte. a. Frame tổng quát  Hình 1.7: Khuôn dạng gói tin tổng quát Phần header (gồm 7 trường): đây là phần phức tạp nhất vì nó có rất nhiều chức năng Frame Control: (11 trường, với 2byte)  Hình 1.8 : Khuôn dạng trường frame control Protocol version: luôn là 0 với version hiện hành (2bit) Type và Subtype: biểu diễn 3 loại frame và chức năng của chúng (2 + 4 bit) Type: Quản lý: 00 Điều khiển: 01 Dữ liệu: 10 Subtype RTS : 1011 CTS: 1100 ACK: 1101 ToDS và FromDS: DS = Distribution Service (AP) ToDS (1 bit): địa chỉ AP mà frame được gửi đến FromDS (1 bit): địa chỉ AP mà frame xuất phát More Fragments: là 1 nếu dữ liệu được phân đoạn, là 0 nếu dữ liệu không được phân đoạn hoặc đó là phân đoạn cuối cùng. Retry: là 1 nếu frame được truyền lại. Power Management: là 1 nếu trạm ở chế độ tiết kiệm năng lượng, là 0 nếu trạm ở chế độ hoạt động. Đến từ một AP, frame luôn ở chế độ hoạt động. More Data: được dùng để quản lý năng lượng. Được sử dụng bởi AP để chỉ ra frame khác đang được lưu trữ cho trạm này. Trạm có thể quyết định sử dụng thông tin này để yêu cầu các frame khác hoặc chuyển qua chế độ hoạt động. WEP: chỉ ra phần dữ liệu trong frame được mã hóa bằng thuật toán WEP. Order: nếu là 1, trạm không được phép gửi frame theo kiểu multicast. Duration ID (2byte) Trường này có hai ý nghĩa, phụ thuộc vào dạng gói tin: Với frame kiểm soát ở chế độ tiết kiệm năng lượng, thì đó là ID của trạm hoặc AID (Association IDentity) Với các frame khác, đó là giá trị được dùng để tính NAV (Network Allocation Vector ) Trường Adresse Adress 1: bên thu Adress 2 : bên phát Adress 3: sử dụng bởi bên thu để lọc Adress 4: sử dụng trong WDS (Wireless Distribution System) 5 dạng Adress: BSSID: định danh duy nhất cho mỗi BSS. Destination Adress (DA): địa chỉ MAC của đích đến cuối cho gói tin MSDU Source Adress (SA): địa chỉ MAC của bên phát MSDU. Receiver Adress (RA): giao diện không dây của mạng Ethernet Trasmitter Adress (TA): chỉ sử dụng trong WDS. Trường sequence control  Hình 1.9 : Khuôn dạng trường sequence number control Sử dụng để phân đọan và tập hợp các frame Các gói tin phân đoạn thuộc cùng một frame có cùng một sequence number, trường này tăng lên sau mỗi frame được truyền đi Nếu frame không được phân đoạn thì fragment number = 0 Frame body: chứa dữ liệu truyền đi, trong frame điều khiển và quản lý không có dữ liệu. FCS (Frame Check Sequence): CRC 32 bit, để kiểm soát tính toàn vẹn của frame. b. Frame điều khiển Trong phần Frame Control, trường ToDS bắt buộc bằng 0 Các frame chính: RTS (Request to send) được dùng để yêu cầu được phép truyền frame dữ liệu  Hình 1.10 : Khuôn dạng gói tin RTS RA là địa chỉ của máy thu bên nhận của frame dữ liệu hoặc quản lý tiếp theo TA là địa chỉ của trạm truyền RTS CTS (Clear To Send) để đặt chỗ trước kênh truyền để truyền frame dữ liệu  Hình 1.11 : Khuôn dạng gói tin CTS RA là địa chỉ trạm nguồn giống trường TA của RTS ACK : báo đã nhận frame dữ liệu  Hình 1.12: Khuôn dạng gói tin ACK RA là địa chỉ trạm nguồn, đến từ trường adresse 2 của frame dữ liệu hoặc frame quản lý trước đó. c. Frame quản lý Có các nhóm frame quản lý sau: Beacons : AP thường xuyên gửi frame beacon để thông báo sự có mặt của mình với những thông tin như timestamp, SSID và các tham số khác. Wireless client sẽ kiểm tra trên các kênh truyền sóng và nghe frame beacon như một cơ sở để chọn AP nào là phù hợp nhất cho việc kết nối. Probe Requests / Probe Responses : Station gửi probe request khi cần biết thông tin về một station khác. Probe response là frame gửi trả về gồm những thông tin có thể có như tốc độ truyền dữ liệu, ... Association Requests / Association Responses : Frame association request gồm những thông tin về NIC, SSID của mạng mà client muốn kết nối tới, được gửi từ client đến AP để yêu cầu được kết nối. Sau khi nhận được frame này AP gửi đến client frame association response để chấp nhận kết nối, cung cấp bộ nhớ và xây dựng một ID kết nối cho client. Reassociation Requests / Reassociation Responses : Reassociation request được dùng khi client rời khỏi kết nối với AP hiện tại và tìm thấy một AP khác có tín hiệu beacon mạnh hơn, client sẽ gửi frame này đến AP mới. AP mới gửi lại reassociation response chấp nhận kết nối, sau đó sẽ phối hợp và gửi những frame data có thể vẫn còn trong bộ đệm của AP trước đến client. Disassociations : Station sẽ gửi frame disassociation tới một station khác khi nó muốn ngừng kết nối với station đó. Ví dụ, một wireless client trước khi ngừng hoạt động có thể gửi disassociation frame để báo trước cho AP biết. Sau đó AP có thể ngừng việc cấp phát bộ nhớ và gỡ bỏ NIC khỏi bảng kết nối. Deauthentication : Station gửi frame này đến station khác khi nó muốn kết thúc kết nối an toàn. 1.1.5. Một số chuẩn WLAN hiện hành 1.1.5.1. Chuẩn 802.11b (Chuẩn B) Các thiết bị thuộc chuẩn này hoạt động ở tần số 2.4GHz và có thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 11Mbps trong phạm vi từ 100 feet đến 150 feet ( từ 35 mét đến 45 mét )  1.1.5.2. Chuẩn 802.11a (Chuẩn A) Các thiết bị thuộc chuẩn này hoạt động ở tần số 5GHz và có thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 54Mbps nhưng chỉ trong phạm vi khoảng 75 feet ( khoảng 25 mét)  1.1.5.3. Chuẩn 802.11g (Chuẩn G) Các thiết bị này hoạt động ở cùng tần số như các thiết bị chuẩn B, tuy nhiên chúng hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp 5 lần so với chuẩn B với cùng một phạm vi phủ sóng. Các thiết bị chuẩn B và chuẩn G hoàn toàn tương thích với nhau, tuy nhiên cần lưu ý khi bạn trộn lẫn các thiết bị chuẩn B và chuẩn G với nhau thì các thiết bị sẽ hoạt động theo chuẩn nào có tốc độ thấp hơn.  1.1.5.4. Chuẩn 802.11c Chuẩn này không được sử dụng nhiều, nó được dùng để xây dựng cầu nối với các frame của 802.11 (ở tầng LLC). 1.5.5. Chuẩn 802.11d Chuẩn này được bổ sung với mục đích quốc tế hóa các mạng 802.11 địa phương. Nó cho phép các thiết bị khác nhau của các hãng khác nhau có thể trao đổi thông tin trong trường tần số. 1.15.6. Chuẩn 802.11i Chuẩn này để cải thiện tính bảo mật trong truyền tin (quản lý và phân phối khóa, mã hóa và chứng thực). Chuẩn này sử dụng chuẩn mã hóa tiên tiến AES (Advanced Encryption Standard). 1.1.5.7. Chuẩn 802.11Ir Chuẩn này sử dụng tín hiệu hồng ngoại ở tầng PHY. 1.1.5.8. Home RF Được phát triển bởi Home Radio Frequency Working Group (HomeRF WG). Sử dụng giao thức SWAP (Sh
Luận văn liên quan