Đề tài Bệnh chết nhanh cây hồ tiêu

1.Lời nói đầu: + Từ xưa đến nay nói đến cây hồ tiêu trước hết là nói đến bệnh hại ,đó là vấn đề lớn nhất với người trồng tiêu, trong đó lưu ý nhất vẫn là bệnh thối gốc, chết dây hay còn gọi là bệnh chết nhanh + Có tên gọi như vậy là vì từ khi thấy cây tiêu “ủ rũ”, dây héo, xuống lá bắt đầu chuyển vàng, rụng nhiều lá chỉ để lại dây, cành trơ trọi (các triệu chứng như trên chỉ diễn ra trong vòng từ 7 – 10 ngày) sau đó cây tiêu chết rất nhanh trong vòng vài tuần lễ.

ppt15 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bệnh chết nhanh cây hồ tiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh chết nhanh cây hồ tiêuSv thực hiện: Lê Thị Thúy HằngLớp: BVTV 47Gv hướng dẫn: T.s Trần Thị Thu HàNội dung:Lời nói đầu:Triệu chứng bệnhNguyên nhân gây bệnhĐặc điểm phát sinh phát triển bệnhBiện pháp phòng trừKết luậnTài liệu tham khảo1.Lời nói đầu:+ Từ xưa đến nay nói đến cây hồ tiêu trước hết là nói đến bệnh hại ,đó là vấn đề lớn nhất với người trồng tiêu, trong đó lưu ý nhất vẫn là bệnh thối gốc, chết dây hay còn gọi là bệnh chết nhanh + Có tên gọi như vậy là vì từ khi thấy cây tiêu “ủ rũ”, dây héo, xuống lá bắt đầu chuyển vàng, rụng nhiều lá chỉ để lại dây, cành trơ trọi (các triệu chứng như trên chỉ diễn ra trong vòng từ 7 – 10 ngày) sau đó cây tiêu chết rất nhanh trong vòng vài tuần lễ. 2. Triệu chứng bênh:- Bệnh có thể xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, hoa, trái cho đến cổ rễ và rễ. Nhưng nguy hiểm nhất và cho cây tiêu bị chết hàng loạt là khi tấn công vào phần cổ rễ và rễ.Triệu chứng là cây tiêu đang tươi tốt thì đột ngột bị héo rũ, khô đen rất nhanh, hoặc xuất hiện một ít lá bị vàng úa, thân thối đen ,sau đó các lá tiếp tục bị vàng hoặc thâm đen lây lan dần lên trên, cây tiêu héo rũ rất nhanh, có khi lá héo rũ trên cây đến sáng sớm có thể thấy cây tiêu tươi trở lại do ướt sương vào ban đêm. Sau đó các đốt thân cũng biến màu thâm đen và rụng. 2. Triệu chứng bênh:- Hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống. Bệnh xâm nhiễm vào cây tiêu bắt đầu ở vùng cổ rễ(ngang mặt đất) hoặc phần bên dưới mặt đất làm thối cổ rễ , sau đó phần hư thối này lan dần lên trên và cây tiêu biểu hiện các triệu chứng đã nêu,thân bắt đầu xì mủ,thâm đen các đốt . Bênh tiến triển rất nhanh từ khi phát hiện thấy lá tiêu hơi rũ xuống cho đến khi lá rụng ào ạt có khi chỉ 2-7 ngày và đến khi tiêu chết hoàn toàn có thể trong vòng 1-2 tuần. 3. Nguyên nhân gây bệnh:- Nguyên nhân chính do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nấm Phytophthora palmivora là nấm thủy sinh nên chúng ưa thích và rất cần sự ẩm ướt để sinh sản, phát triển và gây hại. Bệnh phát triển, lây lan mạnh trong mùa mưa, nhiệt độ không khí thích hợp từ 15 đến  30ºC, đặc biệt vào thời gian mưa nhiều, mưa dầm, ẩm độ cao.  Khi cây bị nhiễm bệnh ngoài Phytophthora còn có một số chủng nấm như Fusarium, Pythyum, Rhizoctoniasolanii,và nhiều loại khuẩn có hại khác  cùng đồng loạt gây hại cho cây. 4. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh: Đặc biệt cây lây lan ngầm qua sự tiếp giáp của hai lớp rễ giữa cây bị bệnh và cây không bị bệnh, mặt khác khi cây trưởng thành thường bộ rễ ăn rất xa, có thể rễ của cây bị bệnh lại nằm ngay trong gốc của cây khác và ngược lại, chúng ta thường biết khi cây bị chết nhanh thì toàn bộ bộ rễ của cây đều bị thối nhũn, nguyên nhân gây bệnh cũng từ đây. Do vậy ta cần đào rãnh sâu để cách ly khu vực bệnh, nên đào sâu để cho các mạch rễ đứt và không có sự tiếp giáp với nhau. Qua đó ta phân lô, khoanh vùng để có hướng điều trị phù hợp cho tùng khu vực bệnh.5. Biện pháp phòng trừ:Không trồng tiêu trên các vườn cà phê, vườn tiêu vừa bị tuyến trùng phải nhổ bỏ, nếu muốn trồng lại thì phải tiến hành cày xới, thu gom rễ, phơi đất, sau đó luân canh ít nhất 2-3 vụ màu. Để diệt mầm tuyến trùng còn sót lại trong đấtXử lý hom tiêu ngay khi cắt và ươm bầu bằng các loại thuốc trị nấmHố trồng tiêu cần xử lý bằng các loại thuốc trị nấm và phải chuẩn bị trước 10-15 ngày trước khi trồng tiêuChọn các giống tiêu có khả năng sinh trưởng khỏe mạnh và kháng bệnh tốt như: Giống tiêu Vĩnh Linh, Giống tiêu trâu, Giống tiêu ghépTạo môi trường thông thoáng cho vườn tiêu nhất là vào mùa mưa. Đối với cây trụ sống làm trụ tiêu cần rong tỉa mạnh đầu mùa mưaKhi trồng tiêu tốt nhất không nên tạo bồn, đồng thời cần phải có rãnh thoát nước ở giữa các hàng tiêu, tránh hiện tượng đọng nước ở gốc tiêu tạo điều kiện sinh sôi các loại nấmTủ gốc trong mùa khô cũng không nên tủ vào sát gốc mà cách gốc 20-30cm, tưới nước vừa đủ, hạn chế tưới tràn làm bệnh lây lan nhanh hơn5. Biện pháp phòng trừ:Phần tán tiêu cách mặt đất 20-30cm nên cắt bỏ các cành ngang, tạo sự thông thoáng nơi gốc tiêuKhi bón phân hóa học cần pha loãng để tưới, không nên bón nhiều trong một lần làm xót rễ, nấm dễ tấn côngPhân chuồng bón cho tiêu nhất thiết phải là loại đã hoai mụcRãnh bón phân, ép xanh nên đào lên xịt thuốc nấm và phơi rãnh khoảng 10-15 ngày trước khi bỏ phân, cây xanh rồi lấp đấtMọi thao tác đào rãnh, xăm đất, cày xới, làm cỏ nên cách gốc tiêu 30cm, hạn chế tối đa làm tổn thương bộ rễ. Nhổ cỏ bằng tay ở phần sát gốc tiêu.Hàng năm nên dùng các loại thuốc diệt nấm, diệt tuyến trùng tưới hoặc phun vào gốc tiêu. (Tuyến trùng: đợt 1 vào đầu mùa mưa, đợt 2 vào cuối mùa mưa. Nấm: đợt 1 vào đầu mùa mưa cách đợt phun tuyến trùng 15-20 ngày, đợt 2 cách đợt 1 30-40 ngày). Các loại thuốc sử dụng thường chứa hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Streptomycin, Kasugamycin Liều lượng và cách sử dụng nên tham khảo trên bao bì và khuyến cáo của nhà sản xuất.Kỹ thuật trồng và chăm sóc tiêu đúng cách rất cần thiết cho bà con Vào mùa mưa, người trồng tiêu cần đánh rãnh thoát nước sâu để nước thoát nhanh, tránh lây lan bệnh. 5. Biện pháp phòng trừ: Khi vườn cây bị nhiễm bệnh việc xử lý bằng hóa chất là ưu tiên hàng đầu. Lúc này sử dụng các biện pháp sinh học thì sẽ không còn hiệu quả. 6. Kết luận:Dựa vào những triệu chứng, đặc điểm phát sinh bệnh hại mà chúng ta sử dụng các biện pháp thích cho thích hợp. Cần sử dụng một cách tổng hợp các biện pháp phòng trừ, chú ý biện pháp phòng đối với bệnh chết nhanh hồ tiêu này.Từ đó chúng ta có thể xây dựng được các mô hình phù hợp nhất để phòng tránh mắc bệnh chết nhanh cây hồ tiêu để giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế cho các hộ dân tham gia sản xuất.Bài giảng bệnh cây nông nghiệp ( TS. Trần Thu Hà )Giáo trình bệnh cây chuyên khoa ( DDH nông nghiệp 1 )Một số đường link tham khảo + +https://www.youtube.com/watch?v=cFHvsrpNvg8 ( TH.S Bùi Xuân Tiến )7. Tài liệu tham khảo:
Luận văn liên quan