Đề tài Bệnh lợn tai xanh

Bệnh lợn tai xanh chính là hội chứng rối loạn sinh sản. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn, còn gọi là “bệnh tai xanh” là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh, gây sẩy thai trên lợn nái chửa hoặc gây bệnh đường hô hấp, đặc biệt ở lợn con cai sữa

ppt40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bệnh lợn tai xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH LỢN TAI XANH Giảng viên : Phạm Thị Tuyết Mai Sinh Viên : Nguyễn Thị Hồng Lớp : k39 BQCBNS Mục lục 1. Bệnh lợn tai xanh. 2. Ảnh hưởng của bệnh lợn tai xanh. 3. Cách phòng chống và lời khuyên cho người tiêu dùng. 4. Tài liệu tham khảo. Bệnh lợn tai xanh chính là hội chứng rối loạn sinh sản. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn, còn gọi là “bệnh tai xanh” là bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh, gây sẩy thai trên lợn nái chửa hoặc gây bệnh đường hô hấp, đặc biệt ở lợn con cai sữa 1. Bệnh lợn tai xanh 1.1 triệu chứng biểu hiện ở lợn Bệnh lây lan nhanh trên đàn lợn do tiếp xúc trực tiếp với gia súc bệnh, hay gián tiếp qua gieo tinh nhân tạo; chất thải; không khí; dụng cụ chăn nuôi hoặc qua việc vận chuyển, mua bán, giết mổ lợn bệnh... Lợn mắc bệnh tai xanh thường có biểu hiện là da bị xuất huyết (đỏ), mạch máu bị phù và vùng ngực, hậu môn, vùng da non, tai lợn cũng xuất huyết và lâu ngày thành tím xanh (cho nên gọi là bệnh tai xanh). Ngoài ra, còn có triệu chứng viêm phổi, ho, chảy nước mũi, sốt cao, mắt bị sưng, đổ ghèn, xù lông, nằm ủ rũ. Lợn trong giai đoạn ủ bệnh nếu được giết mổ thì trên quầy thịt không thể hiện rõ bệnh tích. Trường hợp lợn mắc bệnh nặng thì các hạch đều bị sưng, thịt bị nhão, có màu đỏ, thận bị xuất huyết. 1.2 Vi sinh vật gây bệnh Bệnh tai xanh chỉ tồn tại ở cơ thể lợn. Bệnh này làm suy giảm miễn dịch, khiến các bệnh khác ở lợn phát triển nhanh, trong đó có chứng liên cầu - một bệnh nguy hiểm có thể lây cho người và dễ dẫn đến tử vong.  khi chưa có dịch tai xanh, bệnh liên cầu lợn đã có thể gây bệnh cho người. Tuy nhiên, khi bệnh tai xanh xuất hiện, bệnh liên cầu mới có cơ hội bùng phát thành đại dịch. Nguy cơ lây lan sẽ rất cao. Khuẩn liên cầu (Streptococcus suis) là loại vi khuẩn thường trú trong đường hô hấp của lợn, nếu có cơ hội, chúng sẽ phát triển thành bệnh. Người ăn phải hoặc tiếp xúc với lợn mắc bệnh sẽ bị lây nhiễm.  Vi khuẩn này tồn tại trong thịt lợn đã giết mổ và trong bụi không khí từ 1 đến 6 ngày. Như vậy, ngoài việc tiếp xúc với máu lợn, chỉ cần hít thở không khí nơi có lợn mắc bệnh, con người đã có thể bị lây nhiễm. Lúc đầu, người ta cho rằng, một số virus như Parvovirus, virus giả dại (Pseudorabies), virus cúm lợn, Porcine enterovirus, đặc biệt virus gây viêm não - cơ tim (Encephalomyocarditis) gây nên. Sau đó, người ta đã xác định được một loại virus mới, được gọi là virus Lelystad, phân lập được từ các ổ dịch ở Hà Lan, là nguyên nhân chính gây ra hội chứng trên. Virus có cấu trúc ARN, thuộc họ Togaviridae, gần giống với virus gây viêm khớp ở ngựa (EAV), Lactic Dehydrogenase virus của chuột (LDH) và virus gây sốt xuất huyết trên khỉ (SHF).              Virus rất thích hợp với đại thực bào đặc biệt là đại thực bào hoạt động ở vùng phổi. Bình thường, đại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, riêng đối với virus PRRS, virus có thể nhân lên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới 40%). Do vậy, khi đã xuất hiện trong đàn, chúng thường có xu hướng duy trì sự tồn tại và hoạt động âm thầm. Đại thực bào bị giết sẽ làm giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể và làm tăng nguy cơ bị nhiễm các bệnh kế phát. Điều này có thể thấy rõ ở những đàn vỗ béo hoặc chuẩn bị giết thịt có sự tăng đột biến về tỷ lệ viêm phổi. Liên cầu khuẩn streptococcus suis Đường truyền lây   Virus có trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu), phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường. Ở lợn mẹ mang trùng, virus có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi và virus cũng được bài thải qua nước bọt và sữa. Lợn trưởng thành có thể bài thải virus trong vòng 14 ngày trong khi đó lợn con và lợn choai bài thải virus tới 1-2 tháng.              Virus có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển lợn mang trùng, theo gió (có thể đi xa tới 3 km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang. Bệnh tích   Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên các thuỳ phổi. Thuỳ bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc (nhục hoá). Trên mặt cắt ngang của thuỳ bệnh lồi ra, khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh. Về tổ chức phôi thai học, thường thấy dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm, trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào, một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích đặc trưng nữa là sự thâm nhiễm của tế bào phế nang loại II (Pneumocyte) làm cho phế nang nhăn lại, thường bắt gặp đại thực bào bị phân huỷ trong phế nang.   Chẩn đoán   Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mô tả trên. Trong phòng thí nghiệm, có thể dùng phản ứng immunoperoxidase một lớp (IPMA) để phát hiện kháng thể 1-2 tuần sau khi nhiễm; phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA) kiểm tra kháng thể IgM trong 5-28 ngày sau khi nhiễm và kiểm tra kháng thể IgG trong 7-14 ngày sau khi nhiễm; phản ứng ELISA phát hiện kháng thể trong vòng 3 tuần sau khi tiếp xúc. Ngoài ra, phương pháp PCR phân tích mẫu máu (được lấy trong giai đoạn đầu của pha cấp tính) để xác định sự có mặt của vi rút, đây là phản ứng tương đối nhạy và chính xác.   Điều trị   Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này. Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát. Phòng bệnh   Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, tăng cường chế độ dinh dưỡng, mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo, thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8 tuần, hạn chế khách tham quan, sử dụng bảo hộ lao động, không mượn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác, thực hiện “cùng nhập, cùng xuất” lợn và để trống chuồng, thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi, ...     Một biện pháp hiệu quả là tiêm phòng vắc-xin. Hiện có vắc-xin nhược độc dùng cho lợn con sau cai sữa, lợn nái không mang thai, lợn hậu bị. Vắc-xin chết dùng cho lợn giống cũng đem lại hiệu quả phòng bệnh cao. Giá vắc-xin tiêm phòng bệnh "tai xanh" cho lợn là 30.000đ/ mũi. 2 Ảnh hưởng của bệnh lợn tai xanh 2.1 con người chỉ có lợn bị bệnh liên cầu mới lây sang người còn bệnh lợn tai xanh không thể lây sang người. Tuy nhiên, người ta cảnh báo nguy cơ lợn tai xanh vì khi đã mắc bệnh tai xanh thì sức đề kháng của lợn rất yếu, khả năng bị nhiễm thêm các bệnh khác rất cao, trong đó có cả bệnh liên cầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người mắc vi khuẩn rất khó chẩn đoán bệnh tại nhà do biểu hiện ban đầu của bệnh khá giống với các triệu chứng cảm sốt thông thường. Cho nên sau khi dùng thịt hoặc tiếp xúc với lợn, nếu thấy có triệu chứng sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, ói mửa, đau họng, người bệnh phải nhập viện ngay để được xét nghiệm. Đối với những người nằm trong vùng có bệnh liên cầu lợn, nhưng người tiếp xúc và ăn thịt lợn ốm, chết nếu người có các dấu hiệu như sốt cao, rét run, đau bụng, rối loạn tiêu hóa nổi ban đỏ hoặc xuất huyết dưới da thành mảng cơ thể hoặc triệu chứng viêm màng não...cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời. 2.2 nền kinh tế Thịt lợn là nguồn thực chính đối với con người vì vậy khi bệnh lợn tai xanh có ở việt nam và bùng phát trở thành đại dịch đã gây thiệt hại lớn về kinh tế người chăn nuôi, kinh tế của nhà nước, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Hàng năm nhà nước đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng để dập dịch, hỗ trợ và đền bù cho những hộ gia đình, trang trại có lợn bị mắc bệnh Ngoài ra nó còn gây ô nhiễm môi trường do phải tiêu hủy lợn bị mắc bệnh 3. Biện pháp phòng tránh bệnh lợn tai xanh và lời khuyên cho người tiêu dùng 3.1 Biện pháp phòng tránh * Đối với các địa phương chưa có dịch: - Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của đàn lợn trong các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản để sớm phát hiện lợn có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh; cách ly xử lý kịp thời và gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm. - Tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi chưa có lưu hành bệnh. Trước khi tiêm cần tham khảo ý kiến của Chi cục Thú y tỉnh để biết trong khu vực trước đó có chủng virút nào gây bệnh (Châu Âu hoặc Châu Mỹ) để lựa chọn vacxin thích hợp. Bởi vì vacxin không tạo được miễn dịch chéo giữa chủng chế tạo vacxin và chủng gây bệnh cho lợn ở trong vùng. - Để loại trừ các bệnh kế phát do vi khuẩn ở lợn, tất cả đàn lợn phải được tiêm vacxin phòng 4 bệnh đỏ (dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu lợn và phó thương hàn). Trong điều kiện cần thiết có thể phải tiêm vacxin phòng một số bệnh đường hô hấp (bệnh xuyễn lợn, bệnh viêm phổi và màng phổi ở lợn). - Khi nhập lợn giống phải mua lợn từ các cơ sở chăn nuôi và vùng không có dịch tai xanh. Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3 - 4 tuần lễ, không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh cũng như các bệnh truyền nhiễm khác mới cho nhập đàn. - Đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng và nguồn nước sạch cho lợn, giúp lợn có sức đề kháng với virút bệnh tai xanh cũng như các bệnh khác, hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm - Giữ chuồng trại và khu chăn thả lợn luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, kín ấm mùa đông và phải phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần để diệt mầm bệnh. - Khi xuất nhập lợn cần thực hiện kiểm dịch thú y nghiêm ngặt. * Biện pháp chống dịch khi có dịch xảy ra: - Các gia trại và trang trại phải thống kê lợn ốm, lợn chết báo với chính quyền và thú y địa phương để xử lý theo đúng lệnh công bố dịch và hướng dẫn phòng chống bệnh tai xanh của Cục Thú y (tiêu huỷ toàn bộ lợn bị ốm) và xin hỗ trợ thiệt hại của Nhà nước. Trong trường hợp gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm mà chưa có kết quả, nhưng nếu lợn có dấu hiệu lâm sàng bệnh tai xanh thì vẫn phải tiêu huỷ. - Chính quyền và tổ chức thú y địa phương tổ chức bao vây ổ dịch, thành lập các chốt kiểm dịch, ngăn cấm không cho lợn vận chuyển khỏi ổ dịch và cũng không mang lợn từ ngoài vào ổ dịch. Các gia trại và trang trại lợn phối hợp với chính quyền và thú y thực hiện nghiêm túc biện pháp này. - Không bán chạy lợn ra ngoài, không mổ lợn và bán thịt lợn trong vùng dịch khi chưa công bố lệnh hết dịch. - Cách ly đàn lợn khoẻ để nuôi dưỡng, chăm sóc tốt và tổ chức tiêm thuốc trợ sức, nâng cao sức đề kháng của đàn lợn với bệnh. - Tổ chức làm vệ sinh triệt để chuồng trại và khu chăn thả đã có lợn ốm và phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần trong suốt thời gian có dịch. - Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh tai xanh ở các vùng chưa có dịch, nhưng bị dịch uy hiếp, nếu có thể được - Tuyên truyền về bệnh tai xanh và các biện pháp phòng chống trên các phương tiện truyền thông từ Trung ương đến địa phương để người chăn nuôi nâng cao ý thức áp dụng các biện pháp chống dịch. - Chỉ nuôi lợn trở lại khi đã công bố lệnh hết dịch và đã để trống chuồng 4 tuần; đồng thời phun thuốc sát trùng theo đúng quy định. * Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống bệnh tai xanh tại Việt Nam: - Cần có sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp, kịp thời, sự tham gia của các cấp, ngành, đoàn thể của Trung ương và địa phương, sự hưởng ứng của người dân để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. - Thông tin, tuyên truyền kịp thời, sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân và cấp chính quyền cơ sở, tạo sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, của người chăn nuôi và chính quyền các cấp - Chính quyền cơ sở và nhân viên thú y tại địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, phát hiện nhanh ổ dịch, xử lý kịp thời ổ dịch khi còn ở diện hẹp. Địa phương nào có mạng lưới thú y xã phường, đồng thời chính quyền quan tâm tới các hoạt động của thú y thì công tác phòng chống dịch nơi đó đạt hiệu quả cao, hạn chế thiệt hại do dịch - Đặc biệt thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp phòng chống dịch như đã trình bày ở trên. Tốt nhất không nên ăn lợn bệnh. Người tiêu dùng khi đi mua thịt lợn cần quan sát kỹ, phải lựa miếng thịt tươi, không bị tụ máu, không quá bóng, sờ vào ấm, nóng, hơi dính. Còn nếu nó cứng, nhão thì có thể là thịt bệnh, thịt ôi. Khi chế biến thịt lợn, tốt nhất là đeo găng, rửa tay xà phòng. Về phía nông dân, phải bảo vệ đàn lợn, đừng đi thăm thú chuồng lợn của nhau, đừng để thương lái vào sờ lợn, và đặc biệt phải tiêm phòng đẩy đủ các bệnh tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn. Bởi khi đã bị virus tai xanh tấn công thì lợn gần như hỏng mất hàng rào phòng ngự, nên rất dễ các bệnh kế phát. Và thường lợn chết vì những căn bệnh kế phát này. 3.2 Lời khuyên cho người tiêu dùng   - Nên chọn mua thịt đã qua kiểm định của cơ quan thú y (thịt có con dấu hoặc có giấy xác nhận đã kiểm dịch).   - Không nên mua những loại lợn có biểu hiện xuất huyết qua da.   - Cần nấu thịt lợn thật chín.    - Không được ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch. Đau đớn thay khi lấy điện dí vào Lợn
Luận văn liên quan