Đề tài Bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su

Hiện nay cây cao su của nước ta đạt gần 700.000 ha trong đó diện tích cao su đại điền và tiểu điền chiếm tỷ lệ gần 50:50. Gần đây, khi giá trị kinh tế của loại cây này tăng cao dẫn đến sự phát triển cao su ồ ạt, trong đó nhất sự phát triển tự phát của người dân chuyển đổi từ cây trồng khác sang cây cao su. Sự phát triển này dẫn đến nhiều mặt trái của nó trong đó đáng kể nhất là giống, phân bón, thuốc BVTV và dịch bệnh trên cây cao su.

ppt25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNHDƯƠNG KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỀ TÀI Bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su GVHD: Dương Nam Phương SVTH: Lê Hoàng Uyên Thảo Lớp: 04SH02 MSSV: 0707007 Hiện nay cây cao su của nước ta đạt gần 700.000 ha trong đó diện tích cao su đại điền và tiểu điền chiếm tỷ lệ gần 50:50. Gần đây, khi giá trị kinh tế của loại cây này tăng cao dẫn đến sự phát triển cao su ồ ạt, trong đó nhất sự phát triển tự phát của người dân chuyển đổi từ cây trồng khác sang cây cao su. Sự phát triển này dẫn đến nhiều mặt trái của nó trong đó đáng kể nhất là giống, phân bón, thuốc BVTV và dịch bệnh trên cây cao su. Đây là bệnh mới và có tác hại lớn chưa từng có từ trước tới nay tại các nước trồng cao su tại Đông và Nam Á. Bệnh gây thiệt hại nặng nhất tại Sri Lanka, nơi phải nhổ bỏ và trồng lại trên 5.000 ha Tại Malaysia, Thái Lan và Indonesia nhiều ngàn ha cao su bị hại nặng làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng và sinh trưởng đôi khi gây chết toàn bộ cây. 1. Phân bố Nhiều cây cao su có sinh trưởng nhanh và sản lượng cao ngày càng dễ nhiễm. Hơn nữa, tính kháng bệnh của cây cao su biến thiên nhiều theo từng vùng khí hậu khác nhau. Trên cây cao su, bệnh gây hại trên lá, cuống và chồi. Bệnh xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 8 năm 1999, gây hại nặng cho cây cao su RRIC 103, RRIC 104 và LH 88/372. Hiện nay, số lượng cây cao su bị nhiễm bệnh tăng lên nhiều và cũng đã xuất hiện ở một số Công ty cao su tại Đông Nam Bộ. 2. Tác nhân gây bệnh Do nấm Corynespora cassiicola. Khuẩn ty có màu xám đến nâu và rất biến thiên về hình thái, hình dạng bào tử trên vết bệnh cũng như trong môi trường nhân tạo. Bào tử trên lá màu nâu nhạt với dạng lưỡi liềm chứa nhiều vách ngăn với chiều dài biến thiên, đôi khi đạt 700 m. Bào tử đơn và đôi khi dạng chuỗi dính với nhau ở hai đầu gọi là hilum, phát tán nhờ gió. Bào tử phóng thích vào ban ngày và cao điểm từ 8 - 11 giờ. Sau thời gian mưa nhiều và tiếp theo nắng ráo, số lượng bào tử phóng thích nhiều nhất. Bào tử có khả năng tồn tại trên các vết bệnh hoặc trong đất với thời gian dài, trên lá cao su khô nấm vẫn tồn tại và giữ nguyên khả năng gây bệnh đến 3 tháng. Nấm xâm nhập chủ yếu ở mặt dưới lá qua biểu bì và khí khổng, ngoài ra nấm còn tiết ra men (celluloza) giúp phân hủy màng tế bào. Trong quá trình sinh trưởng nấm còn tiết ra chất độc, hợp chất này rất độc cho cao su, cho nên chỉ với một vết bệnh nhỏ trên gân lá chính cũng đủ gây rụng lá. Nấm có khả năng tồn tại và phát triển trong phạm vi nhiệt độ lớn, thích hợp nhất ở 28 ± 20oC và ẩm độ bão hòa. Nấm có khả năng gây hại cho cả lá già và non cũng như cuống lá và chồi. Hơn nữa, do xảy ra quanh năm và suốt chu kỳ sống của cây cao su nên có tác hại lớn, nhất là cho các cây cao su mẫn cảm. 3. Đặc tính của bệnh Corynespora là loại bệnh nguy hiểm nhất của cây cao su khu vực Châu Á và Phi. Bệnh có khả năng gây hại cho tất cả các bộ phận của cây cao su nằm trên mặt đất. Mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cao su đều bị nấm tấn công, xảy ra quanh năm. Nhiều cây cao su trở nên mẫn cảm do nấm hình thành nhiều nòi sinh lý mới. Nấm có sức sống cao ( 2 năm trên lá cao su khô và 1 năm trong đất) 4. Triệu chứng Xuất hiện trên lá, cuống lá và chồi với những triệu chứng khác nhau: - Trên lá (xem hình ở phụ bản màu): Triệu chứng đặc trưng với vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá dọc theo gân lá. Nếu gặp điều kiện thuận lợi các vết lan rộng gây chết từng phần lá do sự phá hủy của lục lạp, sau đó toàn bộ lá đổi màu vàng - cam và rụng từng lá một. Trên lá non các vết bệnh có hình tròn màu xám đến nâu với vòng màu vàng xung quanh, tại trung tâm đôi khi hình thành lỗ. Lá quăn và biến dạng sau đó rụng toàn bộ. Một số dấu hiệu cây bị nấm: Bệnh vàng lá, rụng lá làm xuất hiện những hình tròn màu xám trên lá non. Cây cao su bị vàng lá Triệu chứng bệnh Corynespora trên lá (dạng đốm lá) - Trên chồi và cuống lá (xem hình ở phụ bản màu): Các chồi xanh dễ nhiễm, đôi khi nấm bệnh cũng gây hại chồi đã hóa nâu. Dấu hiệu đầu tiên với vết nứt dọc theo cuống và chồi có dạng hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm gây chết chồi, đôi khi chết cả cây. Nếu dùng dao cắt bỏ lớp vỏ ngoài sẽ xuất hiện những sọc đen ăn sâu trên gỗ, chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống lá với vết nứt màu đen có chiều dài 0,5 - 3,0 mm. 5. Phòng trị - Do gây hại quanh năm và trong suốt giai đoạn sinh trưởng từ vườn ương đến vườn khai thác, nên cây cao su kháng bệnh đóng vai trò quyết định. Tránh trồng các cây cao su mẫn cảm: RRIC 103, RRIC 104, KRS 21, RRIM 725, RRIM 600, Fx 25, IAN 873, PPN 2058, PPN 2444 và PPN 2447. Riêng cây cao su RRIC 103 và KRS 21 đã bị loại bỏ hoàn toàn tại các quốc gia trồng cao su trên thế giới. - Ghép tán bằng các cây cao su kháng bệnh. - Thuốc trừ nấm: sử dụng Bordeaux 0,75%, Zineb 80WP 0,75%, Benlate 0,5%, Anvil 5SC (hexaconazole), Score (dexaconazole), Propineb 50WP 0,5%… Cần chú ý phun mặt dưới lá là nơi nấm xâm nhập với chu kỳ 10 - 14 ngày/lần. - Bón phân cân đối và đầy đủ. Ngoài lượng phân bón theo quy trình, vườn cây bị nhiễm bệnh cần tăng lượng phân kali hơn 25% để giúp cây cao su kháng bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn liên quan