Đề tài Biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Lê Quý Đôn

Thực trạng ngành giáo dục ngày nay, không phải nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, kém chất lượng. Cảm nhận như một bức tranh ảm đạm, ngổn ngang những tồn tại nhiều tiêu cực: nào là học sinh ngồi nhầm lớp, thầy đứng nhầm lớp, đạo đức học sinh sa sút, hiện tượng chạy trường, thầy nhục mạ trò . . . . Mà thực ra, từ sau năm 1945 cho đến nay, trong hoàn cảnh đất nước trải qua chiến tranh với nhiều mất mát về vật chất cũng như tinh thần, ngành Giáo dục cũng đã đem đến cho xã hội rất nhiều thành tựu, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Chúng ta phải nhìn bức tranh ấy với góc độ lạc quan hơn, tự tin hơn. Người thầy giáo chính là những họa sĩ với đôi tay tài hoa sáng tạo để sáng tác nên bức tranh trí tuệ và tình cảm của con người. Từ cổ chí kim, chưa có ai trở thành những đại gia giàu có từ nghề dạy học của mình. Nếu có thu nhập kha khá đi nữa đối với những giáo sư, tiến sĩ . . . có chăng cũng chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của một con người, số này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chất lượng của ngành Giáo dục có phát triển vững chắc hay không, đó chính nhờ vào đội ngũ thầy, cô giáo. Mặc dù ở đâu đó vẫn còn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Hơn nữa, làm công tác quản lý không chỉ có kiểm tra, nhắc nhở, phê bình mà phải biết khơi gợi trong mỗi đồng chí, đồng nghiệp của mình ngọn lửa của bầu nhiệt huyết tự tạo cho mình một bức cản, chống chọi lại những tiêu cực trong xã hội cho mình và cho các em học sinh thân yêu, xây dựng ngôi trường trở thành chiếc nôi thứ hai ấm áp tình người với những kiến thức trong bể sa mạc kiến thức của nhân loại cho các em học sinh thân yêu. Cốt lõi con người là sản phẩm tổng hoà của những mối quan hệ xã hội, tự nhiên. luôn hiện hữu hai mặt đối lập: cái thiện , ác, cái tốt, xấu, tích cực , tiêu cực. Người quản lý phải tự hướng cho mình, cho đồng nghiệp và các em học sinh đến cái tốt, cái thiện, cái tích cực . . ., lấy “LÒNG NHÂN ÁI” làm bài học đầu đời, để giải quyết tất cả mọi vấn đề. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả các lĩnh vực đều bị qui luật kinh tế thị trường chi phối. Tất cả các sản phẩm làm ra đều hạch toán lãi, lỗ, thì ngành giáo dục cũng không thoát khỏi quỹ đạo ấy. Tuy nhiên, ngành giáo dục mang tính đặc thù riêng, đối tượng, đối tác của Ngành là con người, sản phẩm của giáo dục là con người và chính là nhân tố tích cực giải quyết bài toán sản phẩm có chất lượng hay không ở các ngành khác. Hơn nữa, mối quan hệ giữa con người với con người, người quản lý với giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. Nói đến phụ huynh học sinh là nói đến xã hội, phạm vi ảnh hưởng quan hệ rộng lớn. người làm công tác quản lý phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, tự học, tự sáng tạo, tìm ra những giải pháp tối ưu trong công tác, để đạt hiệu quả cao nhất, Đứng ở vị trí người làm công tác quản lý, qua bao nhiêu thời gian trăn trở, từ những cơ sở lý luận ban đầu và qua thực tế tôi có một số kinh nghiệm ít ỏi, mà thật ra gọi là những việc làm và suy nghĩ thì đúng hơn thực tế đã thực hiện và bước đầu gặt hái được một số kết quả xin được đúc kết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Lê Quý Đôn”

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Lê Quý Đôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A/ Đặt vấn đề trang 1 B/ Nội dung trang 2 I/ Những khó khăn và thuận lợi trang 2 II/ Một số việc làm cụ thể để tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, qui tụ được sức mạnh đoàn kết của tập thể sư phạm nhà trường. trang 3 C/ Kết luận trang 16 Những kiến nghị đề xuất trang 16 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Thực trạng ngành giáo dục ngày nay, không phải nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, kém chất lượng. Cảm nhận như một bức tranh ảm đạm, ngổn ngang những tồn tại nhiều tiêu cực: nào là học sinh ngồi nhầm lớp, thầy đứng nhầm lớp, đạo đức học sinh sa sút, hiện tượng chạy trường, thầy nhục mạ trò . . . . Mà thực ra, từ sau năm 1945 cho đến nay, trong hoàn cảnh đất nước trải qua chiến tranh với nhiều mất mát về vật chất cũng như tinh thần, ngành Giáo dục cũng đã đem đến cho xã hội rất nhiều thành tựu, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Chúng ta phải nhìn bức tranh ấy với góc độ lạc quan hơn, tự tin hơn. Người thầy giáo chính là những họa sĩ với đôi tay tài hoa sáng tạo để sáng tác nên bức tranh trí tuệ và tình cảm của con người. Từ cổ chí kim, chưa có ai trở thành những đại gia giàu có từ nghề dạy học của mình. Nếu có thu nhập kha khá đi nữa đối với những giáo sư, tiến sĩ . . . có chăng cũng chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của một con người, số này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chất lượng của ngành Giáo dục có phát triển vững chắc hay không, đó chính nhờ vào đội ngũ thầy, cô giáo. Mặc dù ở đâu đó vẫn còn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Hơn nữa, làm công tác quản lý không chỉ có kiểm tra, nhắc nhở, phê bình mà phải biết khơi gợi trong mỗi đồng chí, đồng nghiệp của mình ngọn lửa của bầu nhiệt huyết tự tạo cho mình một bức cản, chống chọi lại những tiêu cực trong xã hội cho mình và cho các em học sinh thân yêu, xây dựng ngôi trường trở thành chiếc nôi thứ hai ấm áp tình người với những kiến thức trong bể sa mạc kiến thức của nhân loại cho các em học sinh thân yêu. Cốt lõi con người là sản phẩm tổng hoà của những mối quan hệ xã hội, tự nhiên. luôn hiện hữu hai mặt đối lập: cái thiện , ác, cái tốt, xấu, tích cực , tiêu cực.. Người quản lý phải tự hướng cho mình, cho đồng nghiệp và các em học sinh đến cái tốt, cái thiện, cái tích cực . . ., lấy “LÒNG NHÂN ÁI” làm bài học đầu đời, để giải quyết tất cả mọi vấn đề. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả các lĩnh vực đều bị qui luật kinh tế thị trường chi phối. Tất cả các sản phẩm làm ra đều hạch toán lãi, lỗ, thì ngành giáo dục cũng không thoát khỏi quỹ đạo ấy. Tuy nhiên, ngành giáo dục mang tính đặc thù riêng, đối tượng, đối tác của Ngành là con người, sản phẩm của giáo dục là con người và chính là nhân tố tích cực giải quyết bài toán sản phẩm có chất lượng hay không ở các ngành khác. Hơn nữa, mối quan hệ giữa con người với con người, người quản lý với giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. Nói đến phụ huynh học sinh là nói đến xã hội, phạm vi ảnh hưởng quan hệ rộng lớn. người làm công tác quản lý phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, tự học, tự sáng tạo, tìm ra những giải pháp tối ưu trong công tác, để đạt hiệu quả cao nhất, Đứng ở vị trí người làm công tác quản lý, qua bao nhiêu thời gian trăn trở, từ những cơ sở lý luận ban đầu và qua thực tế tôi có một số kinh nghiệm ít ỏi, mà thật ra gọi là những việc làm và suy nghĩ thì đúng hơn thực tế đã thực hiện và bước đầu gặt hái được một số kết quả xin được đúc kết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Lê Quý Đôn” B/NỘI DUNG: I/ Những khó khăn và thuận lợi : 1).Khó khăn : Trường THCS Lê Quý Đôn mới được thành lập do sự sát nhập học sinh cấp 2 giữa 2 trường phổ thông: Trường THPT Bến Cát và trường THPT BC Lê Quý Đôn, số giáo viên của 2 trường chênh lệch nhau rất nhiều. số giáo viên từ trường THPT Bến Cát chuyển sang chiếm 2/3 tổng số giáo viên. Hầu hết các giáo viên giữ chức vụ tổ trưởng chuyên môn đều được giữ lại và một số ít giáo viên THPTBC Lê Quý Đôn đã kinh qua công tác tổ trưởng chuyên môn nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý tổ chuyên môn. Vì là đơn vị mới nên hầu như cũng chưa hiểu hết về năng lực, tâm lý, cũng như điều kiện, hoàn cảnh của từng giáo viên. Tỉ lệ giáo viên nữ chiếm hơn 2/3 tổng số giáo viên trường, đa số đã có gia đình nên phần nào cũng phải lo lắng cuộc sống gia đình. 2).Thuận lợi: Phần đông là giáo viên đã có thời gian thâm niên công tác, có nhiều kinh nghiệm. một số giáo viên trẻ năng nỗ , nhiệt tình. Có sự bổ sung cho nhau giữa kinh nghiệm của giáo viên lâu năm trong nghề và sức bật, xông xáo của anh em giáo viên trẻ. Sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo huyện về cơ sở vật chất , của lãnh đạo ngành về chuyên môn, về con người. Sự quan tâm phối hợp của chính quyền địa phương . . . II/ Một số biện pháp cụ thể để tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, qui tụ được sức mạnh đoàn kết của tập thể sư phạm nhà trường. 1) Tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều thời gian để nghiên cứu, học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy: Theo công văn số 35/ 2006/TTLT-BGD-ĐT -BNV “Thông tư liên tịch về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết/tuần. Trong điều kiện công tác và sinh hoạt của giáo viên hiện nay, người làm công tác quản lý cố gắng tìm tòi, cải tiến phương pháp xếp thời khoá biểu thật tinh gọn, giải quyết tối đa theo nguyện vọng của giáo viên nhưng phải bảo đảm tính khoa học bộ môn đối với học sinh để giáo viên có thật nhiều thời gian, giải quyết công việc cá nhân, nghiên cứu bài soạn thật chất lượng sao cho hiệu quả tiếp thu kiến thức học sinh cao nhất. Tất nhiên giải quyết tối đa các nguyện vọng của giáo viên ở mức độ có thể. Việc cải tiến phương pháp xếp thời khoá biểu, theo chủ quan của bản thân tiến hành từng bước như sau: - Bước 1: Tải phần mềm miễn phí Xếp thời khoá biểu TKB 6.5 của công ty School@net. Cài đặt lên máy tính, vì phần mềm chỉ cho phép sử dụng ghi dữ liệu tối đa được 15 lần cho nên trước khi sử dụng phần mềm này, chúng ta phải hoàn chỉnh phân công chuyên môn. - Bước 2: Dành cho giáo viên trình bày nguyện vọng của mình như thời gian khám bệnh, thời gian thăm con, đi học đại học tự túc, đi học tập trung . . . tất cả phải được xếp theo ưu tiên từ thấp đến cao. Bởi vì, bản thân giáo viên ai cũng có những việc riêng cần phải giải quyết mà không thể giải quyết trong ngày Chủ Nhật. Như trường hợp của thầy Nguyễn Văn Th. dạy toán lớp 7A4,5,8A3 buổi sáng đi cạo mủ cao su nên được xếp dạy buổi chiều vì thực ra nếu không giải quyết thì thầy Nguyễn Văn Th. cũng tự sắp xếp có khi phải ráng sức, ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ hạn chế đầu tư cho công tác soạn giảng. hoặc thầy LVB đang đi học nhạc viện TP.HCM học sáng, chiều các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật và các buổi tối. Nên khi xếp TKB nếu buổi chiều phải xếp từ tiết 1 đến tiết 3 , và nghỉ ngày Thứ Bảy, hay lịch khám bệnh định kỳ của một số thầy, cô . .v.v.. . Bước 3: Do đây là phần mềm dùng thử miễn phí cho nên cũng có ít nhiều hạn chế để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên. Nên phải kết hợp giữa phần mềm TKB 6.5 của công ty Shool@net và phần sử dụng các thao tác phần mềm Excel và các hàm có sẵn để kiểm tra thời gian của từng giáo viên. mới có thể dễ dàng kiểm soát thời khoá biểu của từng giáo viên. Qua đó, giải quyết theo nguyện vọng tối đa cho phép của từng giáo viên. Ảnh minh họa: Thời khoá biểu Bước 4: Các thao tác khi sử dụng phần mềm Excel để di chuyển các ô (cell) để hoán chuyển sắp xếp các tiết dạy của giáo viên theo từng lớp, ta sẽ di chuyển các ô của giáo viên xuống cuối bảng của từng cột để tránh trường hợp khi di chuyển mất tiết của lớp. tạo màu cho từng giáo viên khi đang xếp cho giáo viên đó. Lưu ý : khi dùng màu ta phải rất hạn chế, nếu không sẽ làm cho người xử lý bị hoa mắt. Bước 5 : Tự tạo bảng kiểm tra, kiểm soát thời khoá biểu của giáo viên Ảnh minh hoạ : Bảng kiểm tra, kiểm soát thời khoá biểu của giáo viên. Những ô có số 0 là giáo viên ấy không có tiết, ô có số 1 là giáo viên ấy có 1 tiết dạy không bị trùng, nếu là số 2 trở lên là số tiết bị trùng. Nhờ xếp như vậy nên người xếp thời khoá biểu sẽ cảm thấy nhẹ nhàng như một trò chơi xếp gạch. Có thể giải quyết kịp thời cho giáo viên nghỉ phép đột xuất theo qui định của Ngành mà vẫn bố trí được cho giáo viên khác dạy thay. 2) Phát huy năng lực và sở trường của từng giáo viên để mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh qua phân công chuyên môn Trước khi tham mưu với Hiệu Trưởng để phân công chuyên môn, Hiệu phó chuyên môn phải khảo sát, thống kê tập hợp các số liệu thật chắc chắn, chính xác để sau đó phân tích nguyên nhân khách quan , chủ quan, nguyên nhân sâu xa và qua các hoạt động dự giờ, thăm lớp, khảo sát chất lượng học sinh đầu năm. Thật ra, kinh nghiệm + năng khiếu + rèn luyện phương pháp giảng dạy của từng giáo viên theo từng khối lớp khác nhau. Thực tế, có giáo viên chỉ có thể phát huy năng lực , sở trường của mình khi dạy đối tượng học sinh khối lớp 6 hoặc khối lớp 7. Nhưng cũng có giáo viên sở trường, kinh nghiệm dạy lớp 8 và lớp 9. Ví dụ như có giáo viên chỉ dạy có chất lượng phát huy sở trường, năng lực và kinh nghiệm Toán lớp 7 và 8 ( thầy Nguyễn Văn Th. ) Không nhất thiết phải phân công giáo viên theo toàn cấp học vì mục tiêu cuối cùng là giải quyết bài toán chất lượng giáo dưỡng học sinh. Tuy nhiên, cũng có giáo viên có thể dạy toàn cấp. Nói như thế để người làm công tác quản lý phải sáng suốt trong phân công chuyên môn giảng dạy cho giáo viên. Thực tế, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cấp học trung học cơ sở là nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy tính sáng tạo, năng lực học tập của học sinh để đào tạo nhân tài phát triển toàn diện cho đất nước, tạo tiền đề cho học sinh bước vào các trường trung học phổ thông, trung học nghề, thậm chí ra đời để mưu sinh vì điều kiện hoàn cảnh quá khó khăn không thể tiếp tục học. 3) Đức tính hy sinh, nhân cách của người làm công tác quản lý cũng rất cần thiết trong qui tụ sức mạnh đoàn kết của hội đồng sư phạm. Trong môi trường giáo dục, mỗi thầy cô giáo chính là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tất cả các hoạt động trong nhà trường đều phải thể hiện tính giáo dục, để làm tốt công tác giáo dục thì người làm công tác giáo dục phải được giáo dục, trau dồi và rèn luyện tốt nhất, tất cả các mối quan hệ trong nhà trường phải mang tính giáo dục, được xây dựng trên nền tảng của lòng nhân ái. Một ý kiến khác, tôi cho rằng không thể thiếu được đối với cán bộ quản lý là phải thường xuyên trau dồi học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thành cho mình đạo đức, lối sống nhân ái, nhiệt tình, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam trong công tác, trong sinh hoạt, trong mọi hoạt động của mình. Bởi cái đáng quí nhất trên đời là nhân cách, sự cảm thông, lòng nhân ái, sự vị tha, bao dung, sự nghiêm khắc trước thói xề xoà trong công tác, ích kỷ, quan liêu, quan cách, xa rời quần chúng, mà trong nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh chính là quần chúng. Cổ nhân có nói: “Thượng bất chính thì hạ tất loạn”. Người làm công tác quản lý phải biết hy sinh thời gian, thậm chí những quyền lợi vật chất . Có thế mới “thu phục được nhân tâm”, người có tài không phải là người có thể làm được hết mọi công việc mà phải là người thu hút, vận động được những hiền tài khác cùng với mình cộng tác để sao cho đạt hiệu quả công việc cao nhất. Người quản lý trong nhà trường phải biết phát huy thế mạnh của tập thể đơn vị là biết nhân điển hình, cái tốt, cái tích cực dù cho các tốt, cái tích cực đó có nhỏ bé đến đâu nhưng nó vẫn chứa đựng bên trong ngọn lửa âm ĩ, nhen nhóm, nuôi dưỡng một sức sống mãnh liệt để khi có dịp sẽ bùng lên thành ngọn lửa tâm huyết với nghề nghiệp, cùng góp sức cho sự nghiệp giáo dục. 4) Người làm công tác quản lý trong công tác phải nghiêm khắc với chính mình, dự đoán được mức độ khả thi của từng công việc của kế hoạch do mình đề ra, thường xuyên sử dụng Internet để cập nhật, bổ sung kiến thức trên nhiều lĩnh vực. 5) Người quản lý vừa là người lãnh đạo đơn vị nhưng cũng vừa là người hỗ trợ cho các tổ chuyên môn, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học: Thường thường, những phương hướng nhiệm vụ năm học do ngành đề ra, có những nội dung gần như cố định. Vì thế, người làm công tác quản lý có thể tạo ra mẫu kế hoạch năm học thể hiện toàn bộ nội dung quá trình hoạt động của tổ chuyên môn trong suốt năm học giúp cho tổ trưởng chuyên môn đề ra nội dung kế hoạch sát với kế hoạch của trường và của ngành, giúp cho Ban giám hiệu theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn dễ dàng hơn. Giúp cho giáo viên xây dựng được kế hoạch bộ môn. thuờng xuyên dự giờ, thăm lớp để kiểm tra, nhưng cái chính vẫn là giúp đỡ giáo viên lên lớp giảng dạy tốt hơn, tạo điều kiện để giáo viên phát huy hết năng lực, sở trường, cả tâm huyết đầu tư cho một tiết dạy trên lớp đạt hiệu quả cao nhất, học sinh tiếp thu bài tốt nhất. Trong thời gian đầu. các tổ trưởng chuyên môn còn lúng túng trong việc lên kế hoạch năm học cho tổ. Bản thân nghiên cứu toàn bộ kế hoạch của ngành, của trường để đưa ra mẫu kế hoạch tổ chuyên môn để các tổ chuyên môn tham khảo như sau: Mẫu kế hoạch của các tổ chuyên môn: Phòng GD-ĐT Bến Cát CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Lê Quý Đôn Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Tổ : _________________ –µ— Bến Cát, ngày ___ tháng ___ năm _____ KẾ HOẠCH HOẠT ÐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Năm học 2007-2008 Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học ___________ của Trường THCS Lê Quý Đôn Căn cứ vào tình hình thực tế . Tổ : _________________________ đề ra những nội dung kế hoạch như sau: I/ CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ II/ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN Về thực hiện hồ sơ sổ sách chuyên môn của tổ và cá nhân ______________________________________________________________________ _____________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ Về công tác soạn giảng: ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ Thao giảng, dự giờ: (tiết/năm/GV (HKI, HKII)) Thao giảng : _______________________________________________________ Dựgiờ:___________________________________________________________ Bồi dưỡng học sinh thi thực hành Lý, Hoá, Sinh, giải toán trên máy tính CaSiO, Thi HS giỏi Olympic lớp 9 STT HỌ TÊN HỌC SINH LỚP MÔN GV HƯỚNG DẪN THỜI GIAN BỒI DƯỠNG Viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: STT TÊN ĐỀ TÀI GV THỰC HIỆN THỜI GIAN HOÀN THÀNH Thi giáo viên giỏi vòng trường, vòng huyện STT TÊN GIÁO VIÊN MÔN, LỚP GHI CHÚ Làm đồ dùng dạy học: STT TÊN GIÁO VIÊN TÊN ĐDDH THỜI GIAN HOÀN THÀNH Kế hoạch kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự giờ giáo viên trong tổ: Tháng Tuần Số lượng GV được kiểm tra, dự giờ GHI CHÚ Chỉ tiêu phấn đấu của bộ môn: (Tỉ lệ % HS đạt giỏi, khá, TB, yếu) ________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ III/ CÔNG TÁC THI ĐUA Đăng ký danh hiệu thi đua: Đơn vị : Cá nhân: STT TÊN GIÁO VIÊN DANH HIỆU CẤP KHEN IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ (Kể cả chuyên đề của tổ) _____________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ V/ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ TỔ TRƯỞNG Trên đây là mẫu kế hoạch cả năm của tổ chuyên môn Nghị lực, ý chí của học sinh được hình thành nhờ sự liên kết giữa tư duy trong học tập và nhận thức, thái độ, hành vi trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của các em. thầy giáo là người hình thành cho học sinh sợi dây liên kết ấy. Thực tế hiện nay, học sinh sa sút về đạo đức, chưa ngoan .v .v ... chẳng qua do các em có năng lực tiếp thu kiến thức bài vở còn kém, do tiếp thu kém, không hiểu bài, dần dần sẽ làm mất đi lòng tự tin, hứng thú, yêu thích học tập, từ đó dẫn đến tự ti, mặc cảm, và đây chính là cơ hội cho cái xấu, cái tiêu cực trong con người các em trổi dậy, bởi xuống dốc bao giờ cũng dễ hơn lên dốc. Vậy để giải quyết được bài toán đạo đức học sinh hiện nay, thì trước hết phải bù lấp lỗ hỏng kiến thức cho các em hình thành cho các em nhân cách, năng lực tự tìm tòi, sáng tạo, tự học, giáo dục cho các em trở thành những nhà đi biểm ham hiểu biết đứng đăm chiêu trước đại dương kiến thức mênh mông của nhân loại, khơi gợi trong các em ngọn lửa ham học, biết suy nghĩ, cân nhắc trước mọi điều trong xã hội, cả cái xấu và cái tốt, điều này chỉ thực hiện được khi có người thầy thật tâm huyết với nghề. 6) Sử dụng phần mềm quản lý điểm học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 để dành thêm thời gian cho giáo viên để học tập, nghiên cứu, giải quyết những lo toan trong cuộc sống: Để giáo viên khỏi phải mất thời gian phải cộng điểm, xếp loại, xếp hạng, danh hiệu thi đua học sinh, vất vả thống kê báo cáo và có đôi khi do làm thủ công có thể dẫn đến những sai sót. Kế hoạch lên điểm học tập và hạnh kiểm của học sinh theo từng đợt tuỳ theo phân phối chương trình và căn cứ vào quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT về ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.của Bộ GD-ĐT. Các tổ chuyên môn thống nhất số lần cho điểm kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên cho từng đợt, kết hợp khen thưởng, động viên kịp thời các em học sinh xuất sắc, thông tin kịp thời tình hình học tập của học sinh đến phụ huynh học sinh. Sau khi đã có bảng thống nhất số lần cho điểm cho cả năm học từ các tổ chuyên môn, bộ phận quản lý điểm sẽ lập toàn bộ chương trình quản lý điểm từ lớp 6 đến lớp 9. Bảng điểm tổng hợp của từng đợt sẽ được in ra để giáo viên ghi các cột điểm kiểm tra của học sinh vào, dữ liệu của bảng điểm tổng hợp của từng đợt sẽ được GVCN nhập vào đĩa sau khi giáo viên bộ môn đã ghi xong. Qua chương trình quản lý điểm đã giúp cho Ban giám hiệu rất nhiều trong việc vận động cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, giúp cho Ban giám hiệu quản lý được việc cho điểm của giáo viên đối với học sinh trong từng tháng, từng đợt, từng học kỳ, việc cho điểm của giáo viên sẽ chính xác, khách quan, và được cân nhắc kỹ càng khi cho điểm các em, điểm số sẽ không bị tẩy sửa không đúng qui định. Hơn nữa, qua chương trình quản lý điểm này Ban giám hiệu có thể nắm bắt kịp thời chất lượng học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên để kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp Để thực hiện được chương trình quản lý điểm đòi hỏi phải lên kế hoạch thật chi tiết và chính xác. 7) Người làm công tác quản lý phải thực hiện được các khâu quản lý, hoạch định, tổ chức và kiểm tra: Người quản lý phải biết trao quyền cho ai? (phân phối quyền lực) thể hiện mối quan hệ giữa quyền lực và đạo đức. Tại sao người quản lý phải biết trao quyền: trao quyền để có thời gian kiểm tra, dự giờ thăm lớp, khơi dậy niềm sáng tạo của cấp dưới những sáng tạo đó chính là những tinh hoa, hơn nữa tạo được tầng lớp kế thừa bền vững. xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn vững chắc về chuyên môn, năng lực quản lý và đạo đức. Người quản lý thực hiện tốt phương châm : “Tôn trọng – khoảng cách – thân thiện”. Trong quản lý phải có khoảng cách nhưng phải thân thiện, thể hiện mối quan hệ đạo đức và quyền hạn, chăm
Luận văn liên quan