Đề tài Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Ninh Điền

Phương pháp dạy học tích cực hay nói gọn hơn là phương pháp tích cực xuất hiện từ lâu trên thế giới và phát triển ở Việt Nam từ thập kỉ 80 đến thế kỉ XX trở lại đây. Sự ra đời của nó gắn liền với trào lưu đổi mới giáo dục diễn ra mạnh mẽ mang tính toàn cầu. Bước vào thế kỉ XXI, phương pháp tích cực được coi là nhân tố mới, có vai trò quan trọng: cải thiện và thúc đẩy nhà trường phát triển, gắn kết nhà trường hòa nhập với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, tạo nguồn nhân lực đem lại lợi ích lớn cho xã hội. Hiểu được ý nghĩa trên, nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy tích tích cực học tập của học sinh trong giờ học Ngữ văn, đó là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm.Nên đó là lí do tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường THCS Ninh Điền.

doc30 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Ninh Điền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường THCS Ninh Điền. Họ và tên: Lê Thị Nhàn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Ninh Điền TÓM TẮT Lí do chọn đề tài. Phương pháp dạy học tích cực hay nói gọn hơn là phương pháp tích cực xuất hiện từ lâu trên thế giới và phát triển ở Việt Nam từ thập kỉ 80 đến thế kỉ XX trở lại đây. Sự ra đời của nó gắn liền với trào lưu đổi mới giáo dục diễn ra mạnh mẽ mang tính toàn cầu. Bước vào thế kỉ XXI, phương pháp tích cực được coi là nhân tố mới, có vai trò quan trọng: cải thiện và thúc đẩy nhà trường phát triển, gắn kết nhà trường hòa nhập với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, tạo nguồn nhân lực đem lại lợi ích lớn cho xã hội. Hiểu được ý nghĩa trên, nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy tích tích cực học tập của học sinh trong giờ học Ngữ văn, đó là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm.Nên đó là lí do tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường THCS Ninh Điền. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng đề tài chủ yếu là giáo viên dạy môn Ngữ văn và học sinh của trường THCS Ninh Điền năm học 2010-2011. Nội dung giải pháp Đề tài đưa ra những giải pháp hướng dẫn giáo viên vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ học Ngữ văn( phương pháp nêu vấn đề, thảo luận, lập sơ đồ gráp ,các kĩ thuật dạy học tích cực như: dạy học theo góc, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn phủ bàn....) Hiệu quả áp dụng Sử dụng tốt phương pháp dạy học là sự thành công của người giáo viên đứng lớp. Đó là truyền đạt hợp lí, nội dung bài giảng phong phú, tạo không khí sinh động thu hút sự tập trung chú ý của học sinh, phát huy tính tích cực ở các em. Làm cho các em hiểu – nắm được nội dung chính của từng bài ngay tại lớp. Phạm vi ứng dụng Giới hạn giáo viên dạy Ngữ văn trường THCS Ninh Điền. Học sinh lớp 6,7,8,9 trường THCS Ninh Điền. Ninh Điền, ngày 19 tháng 03 năm 2011 Người viết Lê Thị Nhàn A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy quy luật vừa đột biến bất thường. Con người trong tương lai phải là con người biết hành động một cách năng động và sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và khả năng tiếp cận giải quyết vấn đề mềm dẻo, linh hoạt.Thế nhưng trong hoạt động dạy học hiện nay vai trò chủ thể của học sinh dường như còn đang ở dạng tiềm tàng – tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh chưa được phát huy, không ít giáo viên vẫn còn là trung tâm của lớp học. Vì vậy, việc tìm hiểu và xác định phương pháp dạy học thích ứng để nâng cao chất lượng giảng dạy là một đòi hỏi cấp bách đối với các trường học, và xét ở góc độ nhỏ hơn thì đó cũng là ước muốn và trách nhiệm của mỗi giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp. Đứng ở góc độ khác, trong những năm gần đây các tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên đã đề cập khá nhiều việc chuyển từ kiểu dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang kiểu dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nội dung của kiểu dạy học này nhằm chuẩn bị cho học sinh khả năng thích ứng với đời sống và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Phương pháp của kiểu dạy học lấy học sinh làm trung tâm rất chú ý đến cách hoạt động nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Nhìn chung việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được nhiều giáo viên thực hiện, và cũng đã có nhiều sáng kiến trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Thế nhưng, khi áp dụng thực tế dạy học giáo viên cũng gặp không ít những khó trong việc áp dụng phưong dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, một số giáo viên vẫn còn thuyết trình nhiều, cung cấp kiến thức đôi khi còn áp đặt, vì thế kết quả giảng dạy chưa cao. Do đó, vận dụng phương pháp dạy học nào để thu hút học sinh vào bài dạy của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và ở bộ môn Ngữ văn nói riêng, làm thế nào để rèn cho cho học sinh có phương pháp tự học, học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức trong giờ học, đây là vấn đề trăn trở được nhiếu giáo viên quan tâm. Vì vậy, để phát huy hơn nữa kết quả đã đạt được trong những năm học vừa qua và khắc phục những hạn chế thiếu sót trong dạy học Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Được sự quan tâm cho phép của Ban giám hiệu trường THCS Ninh Điền, tôi đã mạnh dạn tiến hành làm sáng kiến kinh nghiệm “ Biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường THCS Ninh Điền”, mặc dù khả năng còn hạn chế nhưng bằng sự tìm tòi của mình tôi cố gắng đề xuất một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng trong giờ học Ngữ văn. Đây là cơ hội để bản thân tự củng cố, trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm từ các thế hệ giáo viên đi trước để vận dụng vào trong quá trình giảng dạy sau này của bản thân và cũng để đồng nghiệp tham khảo. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường THCS Ninh Điền” II. Ñoái töôïng nghieân cöùu: Ñoái töôïng ñeà taøi chuû yeáu laø giaùo vieân daïy moân Ngöõ vaên vaø học sinh cuûa tröôøngTHCS Ninh Ñieàn naêm hoïc: 2010 – 2011 III. Phaïm vi öùng duïng: - Giôùi haïn giaùo vieân daïy Ngöõ vaên tröôøng THCS Ninh Ñieàn - Lôùp 6,7,8,9 IV. Phöông phaùp nghieân cöùu: - Phöông phaùp nghieân cöùu taøi lieäu - Phöông phaùp ñieàu tra - Giaû thuyeát khoa hoïc B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ – BGDĐT ngày 5/6/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh . Căn cứ vào Công văn số 1384/ SGDĐT- GDTrH hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010 – 2011 do sở GD & ĐT Tây Ninh đề ra trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 -2011, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2010 – 2011 là tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, dạy học phân hóa dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “ Phương pháp dạy học tích cực” với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ thuật vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Làm cho “ Học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá phát hiện, tự hình thành tri thức, có năng lực phẩm chất con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống . Đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực là phát huy tính tự tin, tích cực chủ động sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. Dạy học theo cách này, giáo viên không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Vì vậy, làm thế nào để chuyển tải tri thức đến học sinh tiếp nhận một cách chủ động câu hỏi đặt ra cho chúng ta là dạy và học như thế nào? Nội dung của câu hỏi này chính là phương pháp hoạt động của thầy giáo và học sinh, để thực hiện được nhiệm vụ này người giáo viên phải xác định phương pháp dạy học. Do đó, để có thể vận dụng tốt dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học Ngữ văn ở THCS đòi hỏi giáo viên phải phối hợp chặt chẽ nhiều hoạt động dạy học, sử dụng phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực theo đặt trưng phân môn. II. Cơ sở thực tiễn. Trong xu thế giáo dục – đào tạo chung hiện nay đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận đối với quá trình dạy – học . Hoạt động giảng dạy với vai trò chủ đạo là giáo viên không còn là hoạt động chính nữa, mà thay vào đó là vai trò trung tâm của người học với họat động chính là hoạt động nhận thức, tự chiếm lĩnh tri thức. Học sinh cùng suy nghĩ tranh luận nghiên cứu chứ không phải lả ghi nhớ máy móc và tái hiện tri thức sẵn có. Những điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp dạy học thật sự theo hướng tăng cường sự tham gia của học sinh, tạo môi trường để các em tích cực tranh luận đưa ra những ý kiến điều chỉnh lại cho phù hợp, biến những kiến thức thành niềm tin của bản thân, thành tri thức của mình. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. - Thuận lợi: + Sử dụng phương pháp dạy học tích cực hiệu quả hơn các phương pháp áp đặt vì nó huy động nhiều học sinh tham gia vào quá trình nhận thức. + Nếu được rèn luyện bởi phương pháp dạy học tích cực, học sinh dần dần có được năng lực thích ứng với thời đại; ý thức được mục đích của việc học tập, có được phương pháp tự học. - Khó khăn: + Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực yêu cầu học sinh phải có sự chuẩn bị bài kĩ, học sinh phải năng động tích cực, thế nhưng khi giảng dạy không phải học sinh nào cũng năng động sẵn sàng tham gia vào hoạt động tích cực đặc biệt là khi giáo viên dạy ở các trường vùng sâu vùng xa một lớp có hai đối tượng học sinh là người Kinh và người dân tộc, các em rất nhút nhát rụt rè ngại tham gia vào hoạt động chung của lớp. Bên cạnh đó một số em lại có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện để trang bị thêm đồ dùng học tập cũng như tài liệu để các em tự tham khảo điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tham gia vào hoạt động dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tính tự chủ trong việc thực hiện mục tiêu dạy học nhưng nếu chỉ thiên về kĩ năng và kiến thức cơ bản thì học sinh xuất sắc bị thiệt thòi. Ngược lại, nếu thiên về mục tiêu phát triển thì thiệt thòi cho học sinh chậm phát triển kém thông minh. + Thực trạng trên đòi hỏi giáo viên khi dạy học phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, phù hơp với nội dung từng bài và từng đối tượng học sinh để phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. III. Nội dung giải pháp. Dưới sự lãng đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước ta đã thu được những thàng tựu lớn, nền kinh tế nước ta đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Sự nghiệp giáo dục phải “ xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo”. Phải đào tạo được nhũng con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. Phương pháp đào tạo này trong khoa học giáo dục gọi là phương pháp giáo dục tích cực, lấy hoạt động người học làm trung tâm, người học giữ vai trò tích cực, chủ động trong quá trình học tập. Các nhà khoa học giáo dục đã tổng hợp những đăc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực như sau: Trò tự tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy. Đối thoại trò- trò, trò- thầy, hợp tác với bạn học bạn. Thầy dẫn dắt làm cho kiến thức của trò tìm ra thực sự trở thành khoa học. Phát huy vốn học thuộc lòng cơ bản để học cách học, cách làm, cách giải quyết vấn đề, cách sống và để trưởng thành. Tự đánh giá, tự sửa sai, điều chỉnh làm cơ sở để thầy cho điểm và đánh giá có tác dụng thật sự. Những yếu tố khác biệt giữa dạy học thụ động với dạy và học tích cực. - Dạy học thụ động tập trung vào sự truyền đạt kiến thức một chiều của giáo viên hình thức học tập này theo các nhà nghiên cứu giáo dục là “ Học tập ở mức độ nông cạn, hời hợt”. Người dạy → Người học - Dạy & Học tích cực là tập trung vào hoạt động của người học có sự tác động qua lại giữa người dạy, người học được gọi là “Học tập ở mức độ sâu” Người dạy ↔Người học ↔ Người dạy Dạy học truyền thống Dạy học tích cực Quan niệm Học là qúa trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm. Học là qúa trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội. Nội dung Từ sách giáo khoa + giáo viên Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế…: gắn với: - Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS. - Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương - Những vấn đề học sinh quan tâm. Phương pháp Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều. Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác. Hình thức tổ chức Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp. Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên Qua bảng so sánh trên ta cũng không thể phủ nhận những ưu điểm của PPDH truyền thống. Nhưng trong gia đoạn hiện nay với xu thế phát triển của xã hội thì phương pháp dạy học truyền thống này không còn phù hợp với sự phát triển năng động của người mà nhường chỗ lại cho phương pháp dạy học khác tích cực hơn. Với những đặc trưng trên, để phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. Riệng ở đề tài này tôi chỉ nói đến một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng trong giờ học Ngữ văn. 1. Một số phương pháp dạy học tích cực. 1.1 Dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Trước đây người ta gọi là dạy học nêu vấn đề, có người cho rằng thuật ngữ này có thể gây hiểu lầm nên hiện nay, người ta có xu hướng gọi là dạy học đặt- giải quyết vấn đề. Cấu trúc của một bài học( hoặc một phần bài học) theo kiểu dạy học này thường như sau Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức. Tạo tình huống có vấn đề. Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh. Phát triển vấn đề cần giải quyết. Giải quyết vấn đề đặt ra; Đề xuất các giả thuyết. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Kết luận. Thảo luận kết quả và đánh giá. Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu. Phát biểu kết luận. Đề xuất vấn đề mới. Các mức độ vận dụng Giáo viên đặt vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, học sinh giải quyết vấn đề, giáo viên kết luận. Giáo viên nêu vấn đề giả thuyết, học sinh lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, học sinh và giáo viên kết luận. Giáo viên và học sinh giải quyết vấn đề, học sinh nêu giả thuyết, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, học sinh và giáo viên kết luận. Học sinh đặt vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, học sinh và giáo viên kết luận. Tác dụng Học sinh vừa nắm kiến thức vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó phát triển tư duy. Chuẩn bị năng lực thích ứng với xã hội;phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh. Ví dụ: khi dạy bài “ Trong lòng mẹ” SGK N gữ văn 8. giáo viên có thể đặt ra câu hỏi đưa học sinh vào tình huống có vấn đề như sau: ? Theo em thế nào là một gia đình hạnh phúc? HS sẽ đưa ra ý kiến phân tích: một gia đình hạnh phúc là có đầy đủ cha mẹ, luôn yêu thương nhau, quan tâm, lo lắng chăm sóc cho con cái. Gia đình sống trong nề nếp “ trên thuận dưới hòa”, con cái chăm ngoan học giỏi… ? Vậy bé Hồng sống trong sự bơ vơ, ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng. Vậy theo em, người mẹ đã bỏ con đi tha hương cầu thực như thế thì người mẹ có thương con không? Với câu hỏi trên thì yêu cầu học sinh phải suy nghĩ đưa ra cách đánh giá của mình. 1.2 Phương pháp Gráp. Có thể hiểu khái niệm Gráp như sau: Gráp là một tập hợp hữu hạn các điểm, các đoạn, có đầu mút tại các điểm. Nhiệm vụ chủ yếu của việc lập gráp nội dung cho một bài học. Nêu được danh mục các đơn vị kiến thức của bài, các đỉnh điểm sẽ thực hiện trọng trách này. Cùng với danh mục các đơn vị kiến thức phài cung cấp được nội dung chủ chốt của bài học dưới dạng tóm tắt Lập được các cung tức là mối quan hệ giữa các đỉnh, điểm. Đây hệ thống loo6gi1c của nội dung bài. Các bước tiến hành một gráp nội dung cho một bài học. Xác định nội dung gráp: thông thường nội dung gráp được thể hiện ở đầu đề của bài.Đây chính là cái mốc để xác định đỉnh,điểm. Quy định những chữ viết tắt( nếu có) do khuôn khổ của khung, ô có hạn chúng ta không thể viết nhiều cho nên có một số từ ngữ phải viết tắt, cần quy định cho dễ theo dõi. Dựa vào việc xác định nội dung gráp, xác định các đỉnh. Các đỉnh này gộp lại thành kiến thức chủ chốt của bài học Dựa vào đỉnh, tiếp tục xác định các điểm, các điểm là nội dung cụ thể ý nhỏ. Sau khi có đỉnh có điểm, tiến hành lập cung tức là nối các đỉnh, các điểm có quan hệ với nhau. Ví dụ: lập nội dung cho bài “Danh từ” SGK Ngữ văn 6 tập I. DANH TỪ Danh từ chỉ đơn vị DT chung DT riêng Danh từ chỉ sự vật Đơn vị quy ước Đơn vị tự nhiên Ước chừng Chính xác Ý nghĩa tác dụng của lập nội dung gráp. Lập được nội dung gráp của một bài học là đã nắm vững nội dung kiến thức lẫn logic phát triển của bài học Về phía giáo viên: lập được một gráp nội dung bài học giúp cho việc giảng dạy bài học đạt được hiệu quả tối ưu, chủ động trong trình bày kiến thức, mạch lạc trong việc tạo lập,rõ ràng trong dẫn dắt học sinh. Về phía học sinh: nhờ có gráp mà các em hiểu được đâu là kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa các kiến thức đó. Khi dạy trên lớp theo phương pháp gráp cần chú ý: Lần lượt cho xuất hiện các đỉnh gráp nộ lập cung cho từng cung cho từng đỉnh sau khi các đỉnh đã xuất hiện. Khi cung này khép thì chuyển sang cung khác. Kết thúc cuối cùng là kết thúc bài học. Mức độ vận dụng của phương pháp gráp Phương pháp này có thể vận dụng dạy toàn bài hoặc dạy một phần của bài với các hình thức linh hoạt như sau : Đưa gráp thiếu yêu cầu học sinh làm cho gráp đủ Đưa một gráp chỉ có khung yêu cầu học sinh hoàn chỉnh bằng cách điền váo khung những từ ngữ cần thiết Đưa ra một gráp sai yêu cầu học sinh lập lại chính xác Học sinh tự lập gráp theo sự hướng dẫn của giáo viên 1.3 Phương pháp thảo luận. Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm có thể thực hiện như sau: - Bước 1: Thành lập nhóm Sau khi giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết và những nhiệm vụ đặt ra cho nhóm, giáo viên hướng dẫn cách tổ chức nhóm - Bước 2: Hoạt động nhóm Giáo viên phát phiếu hỏi hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thu7o2 gian làm việc; các nhóm nhận nhiệm vụ , sau đó bầu nhóm trưởng, thư kí, giao trách nhiệm cho các thành viên trogn nhóm nếu cần; cả nhóm tập trung giải quyết vấn đề (nêu ý kiến, thảo luận, ghi chép…)trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ động viên học sinh nhắc nhở các nhóm làm việc đảm bảo thời gian Bước 3: thông báo kết quả. Sau khi các nhóm hoàn thành xong công việc, giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng trình bày trên giấy lớn hoặc trình bày miệng. Các nhóm khác bổ sung thống nhất ý kiến. -Bước 4: kết luận vấn đề. Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh nhận xét đánh giá quá trình làm việc. Giáo viên lưu ý khi đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận. Đặt câu hỏi chính xác, dựa trên thong tin mình muốn biết và một vấn đề cụ thể . Các câu hỏi phải hợp lí mang tính thách thức nhằm kích thích tư duy cho học sinh. Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản “ Cảnh khuya ” SGK Ngữ văn 7 tập I, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận như sau: Từ việc phân tích cái hay cái đẹp của hai câu thơ đầu bài cảnh khuya giáo viên nêu yêu cầu: So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu có gì giống và khác? Từ đó, em hãy phân tích vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn của nhà thơ đằng sau bức họa bằng ngôn từ kia. Tác dụng. Mọi học sinh đều tham gia vào quá trình học tập Chia sẻ kinh ngh
Luận văn liên quan