Đề tài Bình luận các quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh (SVTH: Nguyễn Hà Linh)

Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam thì việc chỉ tồn tại một loại hình kinh doanh duy nhất đó là doanh nghiệp nhà nước không thể đáp ứng với thực tế. Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân và tạo hành lang pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp, công ty khác phát triển. Công ty hợp danh là một trong những hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử hình thành công ty. Khái niệm hợp danh đã xuất hiện từ thời Babylon, Hy Lạp, La Mã cổ đại, khi con người bắt đầu hợp tác với nhau. Để làm rõ hơn về công ty hợp danh, tôi chọn đề tài Bình luận các quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh.

docx22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bình luận các quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh (SVTH: Nguyễn Hà Linh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam thì việc chỉ tồn tại một loại hình kinh doanh duy nhất đó là doanh nghiệp nhà nước không thể đáp ứng với thực tế. Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân và tạo hành lang pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp, công ty khác phát triển. Công ty hợp danh là một trong những hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử hình thành công ty. Khái niệm hợp danh đã xuất hiện từ thời Babylon, Hy Lạp, La Mã cổ đại, khi con người bắt đầu hợp tác với nhau. Để làm rõ hơn về công ty hợp danh, tôi chọn đề tài Bình luận các quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái quát chung về công ty 1. Sự ra đời và phát triển của công ty trên thế giới Sự ra đời của công ty gắn chặt với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong môi trường ngày cạnh tranh ngày càng gay gắt của chốn thương trường, để tồn tại và phát triển được, tăng sức cạnh tranh của các nhà tư bản thì họ phải tìm mọi cách để hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm. Có hai phương án cho các nhà tư bản lựa chọn trong đó áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm là phương án ưu việt hơn. Tuy nhiên để làm được việc này thì phải có vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho các nhà tư bản vừa và nhỏ. Để khắc phục khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, các nhà đầu tư vừa và nhỏ đã có sự liên kết với nhau, và chính điều này đã bước đầu tạo nền tảng cho sự ra đời của công ty. Kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc đầu tư góp vốn kinh doanh là nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Sự góp vốn đó đã làm xuất hiện hình thức công ty. Hình thức này thấy rõ nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các hình thức khác như tập trung được vốn lớn, giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện cho những người có vốn ít,… 2. Khái niệm và đặc điểm chung 2.1. Khái niệm Để tìm ra một khái niệm chung nhất cho khái niệm công ty, hãy điểm qua một vài khái niệm về công ty sau: Theo khái niệm của luật Pháp: “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó” Theo khái niệm của luật bang Lousiana – Mỹ: “Một công ty là một pháp nhân được tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được ấn định trong điều lệ” Qua một số khái niệm trên, cũng như tìm hiểu về sự hình thành phát triển của công ty, xin đưa ra một khái niệm về công ty như sau: “công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó”. 2.2. Đặc điểm chung Có rất nhiều loại hình công ty với những đặc điểm riêng, nhưng nhìn chung, công ty có những đặc điểm cơ bản sau: - Công ty phải do ít nhất hai chủ thể thành lập. - Các thành viên phải đóng góp vào công ty một khối lượng tài sản nhất định - Công ty được thành lập thông qua sự thỏa thuận, nhất trí của các thành viên nhằm thực hiện hoạt động nào đó để đạt được mục đích chung đã đề ra. 3. Phân loại công ty Có nhiều cách phân loại công ty khác nhau, ở đây xin nêu cách phân loại công ty phổ biến nhất, phân loại căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của thành viên công ty 3.1. Công ty đối nhân Công ty đối nhân là công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, việc góp vốn chỉ là thứ yếu. Loại hình công ty này có đặc điểm đó là không có sự tách bạch về tài sản cá nhân của các thành viên và tài sản của công ty. Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty hoặc ít nhất phải có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. 3.2. Công ty đối vốn Công ty đối vốn ra đời sau công ty đối nhân, nhưng thực tế, đây lại là loại hình công ty phổ biến hơn trong thực tế hiện nay. Khác với công ty đối nhân, công ty đối vốn không quan tâm đến nhân thân người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của họ. Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên cũng chỉ phụ thuộc vào phần vốn mà họ góp vào công ty. II. Những vấn đề chung về công ty hợp danh 1. Sự hình thành công ty hợp danh Như đã nói ở trên, khái niệm về hợp danh đã xuất hiện từ nền văn minh cổ đại, từ khi con người bắt đầu có sự hợp tác với nhau. Trong đạo luật Hammurabi năm 2300 TCN cũng đã có chế định về hình thức hợp danh. Còn theo Đạo luật Justinian của đế chế La Mã cổ đại vào thế kỷ VI, xét về bản chất, thì không có nhiều điểm khác biệt đối với khái niệm hợp danh trong pháp luật đương đại. Tới thời kỳ Trung đại, cuối thế kỷ XVII, hình thức hợp danh ngày càng được mô phỏng rõ nét hơn. Năm 1776, Mỹ giành được độc lập và áp dụng hệ thống luật thông lệ của Anh. Từ đó, pháp luật về công ty hợp danh bắt đầu được áp dụng tại Mỹ. Tới đầu thế kỷ XIX, công ty hợp danh đã trở thành một hình thức kinh doanh quan trọng bậc nhất ở đất nước đang có nền kinh tế phát triển nhất thế giới này. Khác với các nước tư bản trên thế giới, loại hình công ty hợp danh xuất hiện khá muộn ở Việt Nam (do điều kiện kinh tế cũng như lịch sử, xã hội của nước ta). Cuối thế kỷ XIX, xuất hiện các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh ở Việt Nam thông qua ba bộ luật của Pháp áp đặt lên Việt Nam. Nhưng sau khi nước Việt Nam độc lập, các bộ luật này không còn giá trị pháp lý, Việt Nam trở lại với nền kinh tế tập trung. Luật doanh nghiệp 1999, khái niệm về công ty hợp danh mới trở lại với nền kinh tế của Việt Nam. 2. Khái niệm và đặc điểm công ty hợp danh 2.1. Khái niệm Khác với pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, theo Luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì công ty hợp danh đang bị gắn với một hình thức công ty khác đó là công ty hợp vốn đơn giản để cùng mang một cái tên chung là Công ty hợp danh. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, công ty hợp danh là một công ty của hai hay nhiều người cùng tiến hành hoạt động kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận.Theo Luật doanh nghiệp 2005 (sau đây gọi là Luật doanh nghiệp), công ty hợp danh được định nghĩa như sau: Điều 130: Công ty hợp danh 1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó: a. Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; b. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; c. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Ngay trong định nghĩa về công ty hợp danh này của Luật doanh nghiệp đã xuất hiện hai vấn đề cần bàn: Thứ nhất, theo quy định trên thì công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên hợp danh – những người chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với các khoản nợ của công ty. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về công ty hợp danh thông thường, bởi, bản chất của công ty hợp danh chính là sự liên kết giữa các thương nhân đơn lẻ để kinh doanh dưới một cái tên chung. Tuy nhiên, nó lại không thích hợp đối với loại hình công ty hợp vốn đơn giản. Công ty hợp vốn đơn giản, theo pháp luật Mỹ thì: Công ty hợp danh hữu hạn bao gồm hai hay nhiều người, với ít nhất một thành viên hợp danh và một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn. Công ty hợp vốn đơn giản thì chỉ cần có một thành viên hợp danh và một thành viên góp vốn là đủ. Thứ hai, thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải là cá nhân, có nghĩa là pháp nhân thì không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh được. Công ty hợp danh vốn là sự liên kết giữa các thương nhân, mà thương nhân ở đây có thể là thương gia thể nhân, thương gia pháp nhân. Bởi vậy, pháp nhân cũng hoàn toàn có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh. 2.2. Đặc điểm - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải là cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài, không rơi vào một trong các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo khoản 2 điều 12 Luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng quy định, công ty hợp danh phải có tối thiểu hai thành viên hợp danh và không khống chế số lượng tối đa. Với bản chất là loại hình công ty đối nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh thường là những người quen biết, tin cậy với nhau. - Thành viên góp vốn: có thể là tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam hay nước ngoài không thuộc vào trường hợp tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp theo khoản 4 điều 13 Luật Doanh nghiệp. Công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, là khái niệm chung để chỉ hai khái niệm đơn lẻ: công ty chỉ có thành viên hợp danh; công ty có cả thành viên hợp danh, cả thành viên góp vốn (còn gọi là công ty hợp vốn đơn giản). - Tư cách pháp lý của công ty hợp danh: theo khoản 2 điều 130, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Chế độ chịu trách nhiệm: bởi công ty hợp danh là một pháp nhân, nên nó có khối tài sản riêng, và công ty hợp danh phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ vốn và tài sản của công ty. Sau khi công ty hợp danh đã chịu trách nhiệm bằng toàn bộ vốn và tài sản của công ty vẫn chưa đủ để hoàn thành các nghĩa vụ đối với đối tác hoặc bên thứ ba thì các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình để thanh toán các khoản nợ cho công ty. Còn đối với thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp vào công ty theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 140 và điều 131 Luật doanh nghiệp. - Chuyển nhượng vốn: công ty hợp danh là một loại hình điển hình cho công ty đối nhân – thành lập trên cơ sở sự thân cận, tín nhiệm lẫn nhau giữa các thành viên là chính, nên việc chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh là rất khó khăn. Sự chuyển nhượng vốn góp bắt buộc phải có sự đồng thuận của hội đồng thành viên Công ty hợp danh. - Chứng khoán: công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Đây được xem là một hạn chế cho việc huy động vốn của loại hình này. III. Các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh Đên Luật doanh nghiệp 2005 đã có những thay đổi đáng kể về bản chất cũng như hình thức của công ty hợp danh. Khắc phục những thiếu sót của Luật doanh nghiệp 1999 quy định về loại hình công ty hợp danh còn quá sơ sài, chưa đủ tầm điều chỉnh những vấn đề phát sinh và hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, luật doanh nghiệp 2005 đã sửa đổi, bổ sung và quy định mới ở một số nội dung cho phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 1. Thành lập công ty hợp danh Theo khoản 2 điều 130 Luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh được thành lập, bắt đầu hoạt động và là một pháp nhân độc lập ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, luật doanh nghiệp nhấn mạnh ý nghĩa của hành vi đăng ký kinh doanh đối với công ty hợp danh. Nhưng không phải vì lẽ đó mà quên đi sự thỏa thuận của các thành viên trong công ty hợp danh như ý nghĩa ban đầu của công ty hợp danh. Nội dung thỏa thuận thành lập công ty hợp danh cũng rất quan trọng, nội dung thỏa thuận sẽ được ghi nhận vào điều lệ công ty hợp danh và giấy đề nghị kinh doanh (theo điều 17, điều 21, điều 22 Luật doanh nghiệp). Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh được quy định tại điều 20 nghị đinh 43/2010/NĐ-CP. Một điều đáng lưu ý, đó là, tất cả các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh đều phải có chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề (ví dụ như thẻ luật sư đối với các thành viên hợp danh của công ty về luật) và các kiều kiện hành nghề khác (theo điều 8, điều 9 nghị định 102/2010/NĐ-CP) theo quy định tại khoản 5 điều 17 Luật doanh nghiệp. 2. Thành viên công ty hợp danh Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nhà thì công ty hợp danh có hai loại thành viên đó là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Không phân biệt riêng rẽ giữa hai hình thức hợp danh và hợp danh góp vốn đơn giản, nên công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam mang đặc điểm của cả hai loại hình trên. Dù là theo hình thức nào thì công ty hợp danh bắt buộc phải có tối thiểu hai thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều có quyền sở hữu đối với tài sản của công ty, được chia lợi nhuận, được nhận thông tin từ hoạt động kinh doanh và quản lý công ty, xem sổ kế toán và các hồ sơ khác và có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết, chấp hành các nội quy và quyết định của công ty… 2.1. Thành viên hợp danh Khoản 12 điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa: “Thành viên hợp danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh”. Thành viên hợp danh là những người quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý lẫn trên thực tế. Họ được hưởng toàn bộ những quyền cơ bản và quan trọng nhất của thành viên công ty. Sở dĩ thành viên hợp danh là những người có quyền tổ chức, quản lý, điều hành công ty, quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty là bởi chế độ chịu trách nhiệm vô hạn liên đới của thành viên hợp danh. Họ không chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp của mình trong công ty mà còn phải chịu bằng toàn bộ tài sản của mình. Họ hoàn toàn có thể bị khánh kiệt tài sản nếu công ty hợp danh làm ăn thua lỗ. Bởi lẽ đó nên thành viên hợp danh có toàn quyền trong việc tổ chức, quản lý công ty hợp danh. Ngoài ra, các quyền của thành viên hợp danh còn được quy định tại 9 điểm trong khoản 1 điều 134 Luật doanh nghiệp 2005. Thành viên hợp danh phải chịu một số hạn chế quy định tại điều 133 Luật doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho công ty hợp danh của thành viên hợp danh đó, cũng như quyền và lợi ích hớp pháp của các thành viên khác trong công ty. 2.2. Thành viên góp vốn “Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”. Quyền của thành viên góp vốn cơ bản được quy định tại khoản 1 điều 140 Luật doanh nghiệp 2005. So với thành viên hợp danh của công ty hợp danh, thì quyền tổ chức và quản lý công ty hợp danh của thành viên góp vốn mờ nhạt hơn rất nhiều. Điều đó thể hiện ở những điểm sau đây: - Quyền tham gia biểu quyết cũng như thảo luận bàn bạc về quản lý của công ty đối với thành viên góp vốn rất hạn chế. Tuy có quy định về quyền thảo luận và biểu quyết của thành viên góp vốn tại điểm a khoản 1 điều 140 nhưng nó chỉ mang tính hình thức bởi trong quy định cụ thể thì không nhắc tới thành viên hợp danh (ví dụ như quy định về triệu tập họp hội đồng thành viên, theo khoản 1 điều 136 Luật doanh nghiệp 2005, Chủ tịch hội đồng thành viên có thể triệu tập họp hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp chủ tịch hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp hội đồng thành viên) - Không được phân công đảm nhiệm các chức danh quản lý trong công ty - Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty. Điều này được lý giải bởi chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn trong công ty. Không như thành viên hợp danh, thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng phần vốn góp trong công ty. Họ không đứng trước nguy cơ bị khánh kiệt nếu công ty bị phá sản. Bởi lẽ đó họ không thể có trách nhiệm cao với công ty đồng thời là với phần tài sản của mình trong công ty hợp danh. Cũng bởi điều này nên thành viên góp vốn không yêu cầu có chuyên môn trong khi trở thành thành viên của công ty hợp danh kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Tuy vai trò quản trị của thành viên góp vốn hạn chế hơn thành viên hợp danh nhưng bù lại thành viên góp vốn lại có quyền định đoạt phần vốn góp của mình rộng hơn so với thành viên hợp danh: - Thành viên góp vốn có thể để lại thừa kế phần vốn góp của mình mà không cần có sự chấp thuận của hội đồng thành viên (đối với thành viên hợp danh phải được hội đồng thành viên chấp nhận) - Thành viên góp vốn có quyền tặng cho, thế chấp, cầm cố phần vốn góp của mình theo điều 140 (trong khi đối với thành viên hợp thì không có bất cứ quy định nào về điều này) - Thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong công ty cho người khác (đối với thành viên hợp danh thì phải có sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại). 3. Vốn góp và phần vốn góp trong công ty hợp danh Nếu công ty kinh doanh ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì các thành viên sáng lập có thể tự thỏa thuận mức vốn điều lệ, phần đóng góp của các thành viên, thỏa thuận các loại tài sản dùng làm vốn góp, cách thức định giá và chuyển giao cho công ty hợp danh. Về nguyên tắc, có nhiều loại tài sản có thể được dùng làm vốn góp, ví dụ như tiền, vàng, nhà đất,… các loại tài sản khác. Người góp vốn phải tiến hành các thủ tục chuyển quyền sở hữu sang cho công ty hợp danh (đối với vật phải chuyển quyền sở hữu), đối với những tài sản khác phải làm biên bản giao nhận theo quy định tại khoản 1 điều 29 và khoản 1 điều 132 Luật doanh nghiệp, và đó là khối tài sản riêng của công ty. Các thành viên trong công ty hợp danh, kể cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều có nghĩa vụ góp vốn đủ và đúng thời hạn. Nếu vi phạm, số vốn chưa góp đủ được gọi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Sau khi góp vốn, thành viên mất đi quyền sở hữu đối với tài sản đã góp và được nhận quyền lợi từ công ty. Quyền tài sản ấy được coi là phần vốn góp trong công ty, thường được thể hiện bằng một tỉ lệ nhất định. Công ty hợp danh có thể cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên đã thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo quy định tại khoản 4 điều 131 Luật doanh nghiệp. 4. Quản lý điều hành trong công ty hợp danh Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao, mặt khác các thành viên trong công ty hợp danh thường có quan hệ với nhau về nhân thân nên việc quản lý và điều hành công ty hợp danh chịu rất ít sự ràng buộc của pháp luật. Về cơ bản, các thành viên có quyền tự thỏa thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Song, quyền quản lý công ty hợp danh chỉ thuộc về các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn thì không có quyền quản lý công ty (như đã phân tích ở phần thành viên công ty hợp danh). Công ty hợp danh thường có cơ chế quản lý nội bộ linh hoạt, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các thành viên. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý công ty hợp danh cũng phải tuân thủ các quy định về một số vấn đề cơ bản sau đây: Cơ quan cao nhất của công ty hợp danh là hội đồng thành viên, bao gồm tất cả các thành viên hợp danh và cả thành viên góp vốn, được triệu tập bất kỳ thời điểm nào khi một trong số các thành viên hợp danh xét thấy cần thiết (theo khoản 1, 2 điều 135 và khoản 1 điều 136 Luật doanh nghiệp). Thể thức triệu tập cuộc họp, quy định gửi tài liệu trước cuộc họp, điều hành, biểu quyết và ghi biên bản các cuộc họp hội đồng thành viên khá đơn giản, tùy thuộc vào thỏa thuận của các thành viên ghi trong điều lệ của công ty. Nếu điều lệ công ty không quy định thì khi quyết định những vấn đề quan trọng phải được ít nhất ¾ số thành viên hợp danh chấp thuận (khoản 3 điều 135). Còn khi quyết định những vấn đề ít quan trọng hơn thì chỉ cần 2/3 số thành viên hợp danh chấp thuận. Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (tổng giám đốc) có nhiệm vụ quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh, phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh. Người này cũng là người đại diện cho công ty hợp danh trong các quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại. I
Luận văn liên quan