Đề tài Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME ) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP ở Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế gới ngày càng phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng và sâu sắc, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, các quan hệ kinh tế được phát triển đa phương, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức. Trong bối cảnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và những SME nói riêng như là mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó mà tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được công nghệ quản lý mới, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam, đặc biệt là các SME ngoài quốc doanh đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Việc khuyến khích, hỗ trợ các SME nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của SME cũng đã được các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Nổi bật là dự án US/VIE/95/004: Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam của nhóm tác giả Lê Đăng Doanh, J.Bentley, Nguyễn Đình Cung, Trần Kim Hòa, Trần Đình Thái, Lê Viết Thái, Hoàng Văn Thành, Phan Nguyên Toàn. Đề án: đánh giá vai trò của các hình thức huy động vốn phi chính thức trong các doanh nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam của các tác giả Trần Kim Hào. Đề án này nhằm trong chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan. Ngoài ra các tác giả Nguyễn Cúc đã nghiên cứu về cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thông qua các cuốn sách: Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2005. Về khóa luận tốt nghiệp có đề tài: Chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động xuất khẩu của sinh viên Tạ Thị Diệu Mỹ - Lớp A8K37E-Đại học Ngoại Thương và đề tài: Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp của sinh viên Nguyễn Thúy Hà - lớp A4CN8 - Đại học Ngoại Thương. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài: Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam với mục đích: 1 .Khái quát khái niệm của SME và vai trò của SME trong nền kinh tế. 2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của SME. 3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ SME nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu. 2. Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp vừa và nhỏ. V. NỘI DUNG Đề tài gồm 3 chương: Chương I. Khái quát khái niệm SME và vai trò của SME trong nền kinh tế. Chương II. Đánh giá thực trạng hoạt động của SME. Chương III. Một số giải pháp hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

doc85 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME ) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP ở Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế gới ngày càng phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng và sâu sắc, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, các quan hệ kinh tế được phát triển đa phương, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức. Trong bối cảnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và những SME nói riêng như là mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp nhận vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó mà tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được công nghệ quản lý mới, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam, đặc biệt là các SME ngoài quốc doanh đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Việc khuyến khích, hỗ trợ các SME nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của SME cũng đã được các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Nổi bật là dự án US/VIE/95/004: Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam của nhóm tác giả Lê Đăng Doanh, J.Bentley, Nguyễn Đình Cung, Trần Kim Hòa, Trần Đình Thái, Lê Viết Thái, Hoàng Văn Thành, Phan Nguyên Toàn. Đề án: đánh giá vai trò của các hình thức huy động vốn phi chính thức trong các doanh nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam của các tác giả Trần Kim Hào. Đề án này nhằm trong chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan. Ngoài ra các tác giả Nguyễn Cúc đã nghiên cứu về cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thông qua các cuốn sách: Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2005. Về khóa luận tốt nghiệp có đề tài: Chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động xuất khẩu của sinh viên Tạ Thị Diệu Mỹ - Lớp A8K37E-Đại học Ngoại Thương và đề tài: Hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp của sinh viên Nguyễn Thúy Hà - lớp A4CN8 - Đại học Ngoại Thương. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài: Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam với mục đích: 1 .Khái quát khái niệm của SME và vai trò của SME trong nền kinh tế. 2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của SME. 3. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ SME nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu. 2. Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp vừa và nhỏ. V. NỘI DUNG Đề tài gồm 3 chương: Chương I. Khái quát khái niệm SME và vai trò của SME trong nền kinh tế. Chương II. Đánh giá thực trạng hoạt động của SME. Chương III. Một số giải pháp hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong suốt quá trình thực hiện, đề tài này có thể chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài này thành công hơn. Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Bùi Xuân Lan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em nghiên cứu khóa luận này. Nguyễn Thị Mai Lớp: A2-CN10 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT KHÁI NIỆM VỀ SME VÀ VAI TRÒ CỦA SME TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SME Hầu hết các nước đều nghiên cứu tiêu thức phân loại SME. Tuy nhiên, không có tiêu thức để phân loại SME cho tất cả các nước và ngay trong một số nước việc phân loại cũng có sự khác nhau tùy theo tưng thời kỳ, từng ngành nghề, địa bàn… Có 2 nhóm tiêu chí phổ biến dùng để phân loại, đó là: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Tiêu thức định tính: Dựa trên những đặc trưng cơ bản của SME như không có vị thế độc quyền trên thị trường, chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít…các tiêu thưc này cố ưu thế là phản ánh đúng của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, nó chỉ được làm cơ sở để tham khảo mà ít được sử dụng trên thưc tế để phân loại. Tiêu thức định lượng: Thường sử dụng các tiêu thức như là số lao động thường xuyên và không thường xuyên trong doanh nghiệp, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó: - Số lao động có thể là số lao động trung bình trong danh sách, lao động thương xuyên, lao động thực tế… - Tài sản hoặc vốn có thể dùng tổng giá trị tài sản ( hay vốn ), tài sản hay vốn cố định, giá trị tai sản còn lại… - Doanh thu có thể là tổng doanh thu trong năm, tổng giá trị gia tăng trong một năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ tiêu này) 1.1.1. Tiêu thức xác định SME ở một số nước trên thế giói Ở các nước, tiêu chí định lượng để xác định quy mô doanh nghiêp rất đa dạng. Dưới đây là một số tiêu chí phân loại SME qua điều tra ở 12 nước trong khu vực APEC. Trong các nước này, tiêu chí số lao động được sư dụng phổ biến nhất (12/12 nước sử dụng). Còn một số chỉ tiêu khác còn tuỳ thuộc vào điều kiện của tưng nước: vốn đầu tư (3/12), tổng giá trị tài sản (4/12), doanh thu (4/12) và tỷ lệ góp vốn (1/12). Sối lượng tiêu chí chỉ có từ một đến hai và cao nhất là ba chỉ tiêu. Điều này được thể hiện một cách cụ thể dưới bảng như sau: Bảng 1 :Tiêu chí phân loại SME ở các nước APEC. Nước  Tiêu chí phân loại   Australia  Số lao động   Canada  Số lao động: Doanh thu   Hongkong  Số lao động   Indonesia  Số lao động:Tổng giá trị tài sản:Doanh thu   Japan  Số lao động:Vốn đầu tư   Malaysia  Số lao đông:Tỷ lệ góp vốn   Mexico  Số lao động   Philippin  Số lao động:Tộng giá trị tài sản:Doanh thu   Singapore  Số lao động:Tộng giá trị tài sản   Taiwan  Vốn đầu tư:Tổng giá trị tài sản:Doanh thu   Thailand  Số lao động:Vốn đầu tư   US  Số lao động      Ở Inđonesia: Tổng cục thống kê nước này phân loại vào số lao động: Doanh nghiệp có dưới 19 lao động được coi là nhỏ, doanh nghiệp có trên 20 lao động thì được coi là vừa và lớn. Bộ công nghiệp xác định SME dựa trên vốn đầu tư vào máy móc: dưới 70 triệu rupi và tính bình quân trên một lao động có dưới 625 nghìn rupi là doanh nghiệp nhỏ. Còn ngân hàng Indonesia coi doanh nghiệp có tài sản dưới 100 triêu rupi la SME . Ở Hàn Quốc: tiêu thức phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa vào số lao động và phân biệt theo hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ: trong lĩnh vực sản xuất dưới 1000 lao động trong lĩnh vực dịch vụ dưới 20 lao động là các DNV&N.Ở Đài Loan doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người và vốn đầu tư dưới 1,5 triệu USD SME.Ở Malayxia: doanh nghiệp cố cổ đong dưới 500 nghìn USD hay tài sản ròng dưới 200 nghìn USD, số lao động dưới 20 nghìn, doanh nghiệp có vốn cổ đông hay tài sản ròng từ 0,5 -2,5 triệu USD, lao động dưới 100 người là SME.Ở Thái Lan: doanh nghiệp có số lao động tối đa là 250 người và vốn đầu tư không quá 99.500 USD là SME. Theo các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trì các SME là những công ty hạch toán độ là công ty con của của các công ty lớn: tuyển dụng ít hơn một số lao động đã được quy định. Số lượng này này khác nhau ở các hệ thống thống kê quốc hạn trần phổ biến nhất là 250 lao động tại các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU). Tuy nhiên, một số nước đặt ra giới hạn ở mức 200 lao động khi Mỹ coi SME bao gồm các công ty có ít hơn 500 lao động. Tài sản tính bằng tiền cung đươc sử dụng để xác định SME. Tại EU SME phải có doanh thu hàng năm bằng hoặc ít hơn 40 triệu EURO hoăc giá trị bảng cân đối tài sản không vượt quá 27 triệu EURO. 1.1.2. Tiêu thức xác định SME ở Việt Nam a. Định nghĩa SME ở Việt Nam Trong luật doanh nghiệp và luật công ty có quy định rõ về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các loại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã…nhưng lại chưa có một định nghĩa chính xác hay hệ thống như những chỉ tiêu để phân loại thế nào là SME. SME tồn tại cả trong khu vưc kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trong khu vực kinh tế ngoai quốc doanh vẫn chiếm đa số. Trong một số nghiên cứu gần đây của các tổ chức kinh tế thế giới về SME ở Việt Nam, người ta thuờng dựa trên các phân tích do phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam và kế hoạch và đầu tư cùng tiến hành đưa ra trên cơ sở định nghĩa về các SME đang sử dụng trước khi thông qua một định nghĩa chính thức. Người ta sử dụng 2 tiêu thức về số lao động thường xuyên và vốn sản xuất để phân loại doanh nghiệp. Đây là hai tiêu thức được sử dụng rộng rãi và có thể xác định hai tiêu thức này ở mọi cấp. Từ cách hiểu này có thể đưa ra được định nghĩa về SME như sau: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhưng cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân với mục đích chính là kiếm lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp ( tính theo các tiêu thức khác nhau ) trong giới hạn nhất định đối với từng thời kỳ cụ thể. b.Tiêu thức xác định SME ở Việt Nam. Để xác định tiêu chí SME ở Việt Nam một cách phù hợp, cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam (là một nước có trình độ phát triển còn thấp, năng lực quản lý hạn chế, thị trường còn thiếu, chưa có thước đo quy mô doanh nghiệp một cách đích thực) và tính đến các yếu tố tác động đến viêc phân loại nêu trên như mục đích phân loại, tính chất ngành nghề, địa bàn. Việc phân loại SME chủ yếu dựa vào hai tiêu thưc là: lao động thường xuyên và vốn sản xuất, vì lý do sau: tất cả doanh nghiệp đều có số liệu về hai tiêu thức này (tính phổ dụng) có thể xác định 2 tiêu thức này ở mọi cấp độ, toàn bộ nền kinh tế, doanh nghiệp, (tính khả thi). Trong điều kiện của Việt Nam đây là 2 tiêu thức có thế xác định được chính xác trị số của chúng ( tính chuẩn xác). Tuy vậy, hai tiêu thức này chỉ thể hiện được quy mô đầu vào mà chưa phản ánh được kết quả tổng hợp thông qua kết quả kinh doanh. Các tiêu thức khác như doanh thu, vốn pháp định, vốn cố định, vốn lưu động, lợi nhuận…đều có hạn chế là rất khó xác định hoặc không có nhiều ý nghĩa. Tiêu thức doanh thu (hoăc giá trị gia tăng) có nhiều ý nghĩa vì nó phản ánh quy mô doanh nghiệp qua kết quả hoạt động của nó (gắn với hiệu quả). Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam, tiêu thức này rất khó xác định và không có số liệu chính xác (chẳng hạn do việc dấu doanh thu để trốn thuế). Các tiêu thức khác như vốn pháp định, vốn cố định hay số dư lưu động không phản ánh đầy đủ và thực chất quy mô của doanh nghiệp trong các ngành khác nhau. Vốn pháp định thường khác xa vốn thực tế và chỉ mang tính hình thức. Vốn cố định có sự khác biệt lớn giữa các ngành sản xuất và thương mại, vốn lưu động cũng khác biệt rất lớn giũa các lĩnh vực, ngành nghề. Trên cơ sở những luận giải đó, có thể đi đến ước lượng tiêu thức để phân loại SMR ở bảng 1 dưới đây: Bảng 2 :Tiêu thức phân loại SME ở Viêt Nam Lĩnh vực  Công nghiệp  Thương mại,dịch vụ   Tiêu thức  SME  Doanh nghiệp nhỏ  SME  Doanh nghiệp nhỏ   Vốn sản xuất  <5 tỷ  <1 tỷ  <2 tỷ  <1 tỷ   Loa động thường xuyên (người)  <300  <50  <200  <30   (Nguồn: Học viện chính trị quốc gia và Viện Friedrich Ebert –Đức) 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SME Ở VIỆT NAM 1.2.1 .Qúa trình hình thành và phát triển SME ở Việt Nam Sự hình thành và phát triển SME ở Viêt Nam theo nhiều xuât sứ khác nhau: Các SME được hình thành từ HTX tiểu thủ công nghiệp nông nghiệp có từ lâu đời, tồn tại và phát triển qua cả thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, từ các doanh nghiệp của Nhà nước thành lập theo cơ chế cũ (các doanh nghiệp Trung ương và địa phương). Hiện nay có thêm một số lượng lớn các SME mới được thành lập trong thời kỳ đổi mới kinh tế, do sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh, thành lập theo các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ năm 1990 đến nay. a.Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1995 Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định chế độ, chính sách đối với hộ gia đình, hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đáng chú ý Nghị quyết 16 của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị định 27, 28 ,29 của Hội đồng Bộ trưởng (1998) về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác xã và hộ gia đình… và một loạt các luật như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Hợp tác xã, Luật DNNN…đã tạo điều kiên và môi trường thuận lợi cho các SME phát triẻn. Nhiều cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và nhiêù địa phương nghiên cứu về SME như: Bộ Khoa học và Đầu tư, Viện nghiên cưu quản ly tung ương, Phòng thưong mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Liên minh các hợp tác xã Việt Nam…đã có nhiều cuộc hội thảo trong nước quốc tế bàn về chính sách hỗ trợ các SME. Nhiều tổ chức quốc tế hỗ trợ về tài chính, khoa học cho các SME, trong đó có Viện Fredrich Ebert (FES) của Đức. Trước những kết quả to lớn cũng như những khó khăn, vướng mắc của các SME, nhằm đáp ứng yêu cầu của sư phát triển kinh tế đất nước, Chính phủ đã có Công văn số 681/CP-KTN ngày 20-06-1998 định hướng chiến lược và chính sách phat triển SME. b.Giai đoạn trong thời kỳ đổi mới Số lượng SME của các thành phần kinh tế có sự biến động rất lớn. Trong khi số lựong các DNNN giảm liên tục. Riêng trong nghành công nghiệp từ 3.141 đơn vị (năm 1986) xuống còn 2.002 đơn vị (1995) số lựong hợp tác xã trong công nghiệp giảm mạnh từ 37.649 cơ sở (năm 1986) xuống còn 1.199 (năm 1995). Khu vực kinh tế tư nhân trong công nghiệp ( doanh nghiệp và công ty) tăng nhanh, từ 567 doanh nghiệp ( năm 1986) lên 959 doanh nghiệp ( năm 1991) và 6311 doanh nghiệp (năm 1995). Theo tính toán của nhám nghiên cưú của học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì nếu xét cả tiêu chí lao động thì ở Việt Nam hiện nay có 98,9% số doanh nghiệp là thuộc SME, trong đó 84,8% DNNN và 99.1% doanh nghiệp ngoài quốc doanh là thuộc SME. Trong 2000 có 14000 SME được thành lập, năm 2001 là 21000 và ước tính trong năm 2002 là 23000 SME. Như vậy sau 3 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp đã có thêm 58000 SME, đưa tổng số SME của cả nước lên tới gần 80000 doanh nghiệp. Con số này là rất đáng khuyến khích nhưng chưa phải là nhiều như một số ý kiến nhất định mà đang còn quá ít so với cơ cấu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Ở các nước phát triển như Pháp, Đức…hàng năm có tới 100.000 đến 200.000 doanh nghiệp mới thành lập mà chính phủ các nước này vẫn thúc đẩy thành lập thêm với các chương trình khởi sự doanh nghiệp. Trong năm 2001 vừa qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghi định 90/2001/NĐ-CP vềhỗ trợ SME. Tuy nhiên, tính đến nay việc triển khai Nghị định còn chậm so với tốc độ phát các SME. c.Trong giai đoạn hiên nay SME ở Việt Nam có mặt trong hầu hết các nghành kinh tế. Trong đó phần lớn tập trung ở 3 lĩnh vực chính: Thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (46,2%); Công nghiệp và xây dựng (18%) ; Vận tải, dịch vụ kho bãi (10%). Riêng trong linh vực Công nghiệp đã cố tới 37,3% số SME hoạt động trong ngành chế biến thưc thẩm; 11% trong nghành dệt, may, da; 18,6% trong nghành sản xuất các sản phẩm kim loại. Sự phân bố SME tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL chiếm 50% tổng số doanh nghiệp cả nước, ĐBSH là 20%, duyên hải Miền Trung chiếm 12%. Hiện nay SME đang từng bước xử lý, củng cố lại và tiến hành cổ phần hóa cho thuê và bán cho các thành phần khác. Đồng thời thưc hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng (khoa VIII) theo hướng phát huy nội lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, SMME sẽ có xu hướng và điều kiện phát triển mạnh hơn nũa. 1.2.2. Đặc điểm chung của các SME ở Việt Nam Với tốc độ phát triển nhanh chóng, các SME ở Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân. Phần lớn các SME ở Việt Nam đều mang những đặc điểm dưới đây: a. Về số lượng và cơ cấu theo nghành nghề Tính đến nay cả nước có khoảng 50% DNNN Trung ương và khoảng 70-80% số DNNN địa phương thuộc loại doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Nếu xét đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì các SME chiếm hơn 90% doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ, trừ loại hình công ty cổ phần. b.Về phân bổ SME theo vùng lãnh thổ Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ đã chiếm gần 50% tổng số SME của cả nước. Hai vùng tiếp theo là Đồng bằng Sông Hồng (22%), Duyên hải Miền Trung (12%), các vùng còn lại chiếm gần 16%. c.Về vốn SME ở Việt Nam hiện nay đều gặp khó khăn về vốn để sản xuất kinh doanh ở những mức độ khác nhau. Theo thống kê của nhóm nghiên cứu Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, tính đến năm 1999 vốn của doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 11,9% tổng số vốn của doanh nghiệp nhà nước. Thời điểm năm 2000 con số này tăng lên đến 12,8%. Trong khu vực kinh tế nhà nước, vốn bình quân mỗi doanh nghiệp là khoảng 8 tỷ VNĐ so với vốn bình quân mỗi doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân là 340 triệu VNĐ. Như vậy, quy mô của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã nhỏ thì quy mô vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại càng nhỏ hơn. d. Về công nghệ, thiết bị của SME Do hầu hết các SME có khó khăn về vốn nên công nghệ thiết bị lạc hậu từ hai đến ba thế hệ và chậm được đổi mới: tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị là 5-10%/năm tính theo vốn đầu tư. e. Về thị trường và khả nang cạnh tranh 80% triệu dân số Việt Nam có mức yêu cầu về chất lượng hàng hóa và dịch vụ chưa cao, nhất là ở nông thôn (80% dân số cả nước) là thị trường tiềm năng rất lớn cho các SME. Tuy nhiên, thị trường VN bị ảnh hưởng rất lớn của hàng hóa nhập lậu và tác động đến SME. Khả năng cạnh tranh của SME ở Việt Nam rất yếu: do công nghệ, thiêt bị lạc hậu, trình độ quản lý và kinh doanh trên thị trường còn hạn chế, thông tin thị trường kém. g. Về lao động và đội ngũ quản lý của SME Chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa thấp. 6% lao động trong khu vực ngoài quốc doanh có trinh độ đại học chủ yếu tập trung vào các công ty TNHH và công ty cổ phần (hơn 80%) . 44% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước chuyển nghành. 48,4% số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh không cố bằng chuyên môn. 1.3. VAI TRÒ CỦA SME TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Các SME có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Họ góp phần vào sự gia tăng tổng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 70% GDP mỗi nước. Ở Việt Nam hiện nay SME vừa có diện rộng, phổ cập chiểm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp và cố vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Cùng với kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, SME được xem như là những nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, khai thác tận dụng hiệu quả tiềm năng về vốn, tay nghề và những nguồn lực tiểm ẩn trong dân cư. Nó còn góp phần phân bổ công nghiệp trên các địa bàn khác nhau; giữ vai trò bổ sung cho công nghiệp lớn; bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. 1.3.1 Mức độ đong góp của SME Viêt Nam trong nền kinh tế Cho đến nay, chưa có số liệu chính thức được công bố về đóng góp của khu vực SME trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, theo ước tính, DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 43-45% GDP, sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 27-30%, thì phần còn lại là sản phẩm của khu vực SME. Như vậy, các SME không kể sản xuất nông nghiệp đã tạo ra khoảng 25-28% GDP. Theo báo cáo gần đay của Tổng Cục Thông kê thì DNTN, công ty TNHH,công ty Cổ phần đã tạo ra 8% GDP; Hộ kinh doanh cá thể đã tạo ra 8-9% GDP và các Hợp tác xã đã tạo ra khoảng 9% GDP. Do số lượng SME tăng nhanh nên mặt hàng phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, tính cạnh tranh tăng lên làm cho chất lượng hàng hóa và dịch vụ tăng cao, thị
Luận văn liên quan