Đề tài Các giải pháp ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước khi nước ta gia nhập WTO

Ngân sách nhà nước và vấn đề thu chi Ngân sách vẫn là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia. Ngân sách là công cụ quản lý vĩ mô nên kinh tế. Thông qua công cụ này, Nhà nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh một số quan hệ kinh tế cân đối của nền kinh tế như: tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu, cơ cấu tiêu dùng và điều tiết thu nhập để đảm bảo cân bằng. Việc thu ngân sách lại càng được đặt lên khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Khi tham gia vào tổ chức WTO thi nước ta phải tuân thủ các cam kết của tổ chức nay khiến cho nguồn thu ngân sách trước mắt bị giảm. Việc đặt ra là phải làm sao để cho nhà nước ổn định nguồn thu ngân sách khi nước ta gia nhập WTO. Vì vậy chúng tôi những thành viên nhóm 5 xin được trình bày về đề tài : “các giải pháp ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước khi nước ta gia nhập WTO”

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước khi nước ta gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-----š›&š›----- ĐỀ TÀI “các giải pháp ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước khi nước ta gia nhập WTO” Giáo viên hướng dẫn : Họ tên sinh viên : -----š›&š›----- Mục lục Trang Lời mở đầu ……………………………………………………………………………2 A. những lý luận chung về ngân sách nhà nước ……………………………………...3 I. các khái niệm ………………………………………………………………………3 1. Ngân sách nhà nước……………………………………………………………….3 2. Thu ngân sách nhà nước…………………………………………………………....3 II. Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nước (NSNN)…………………4 III. Nguồn thu NSNN……………………………………………………………….4 1. Thuế nguồn thu chủ yếu của NSNN………………………………………………..4 2. Lệ phí……………………………………………………………………………....6 3. Thu từ lợi tức cổ phần nhà nước…………………………………………………...6 4. Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của nhà nước ………………….…6 5. Thu về hợp tác lao động với nước ngoài và thu khác………………………….…..6 B. thực trạng thu ngân sách nhà ……………………………………………………....6 I. thu ngân sách nhà nước trước khi việt nam gia nhập WTO……………………..….6 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN……………………………………..………6 2. tình hình thu ngân sách nhà nước ……………………………………………..……7 II. Ảnh hưởng của việc Việt Nam sau khi gia nhập WTO đến thu NSNN……..……..7 1. Cam kết và tác động của những cam kết khi gia nhập WTO ảnh hưởng tới thu chi ngân sách nhà nước………………………………………..…..8 2. Thực trạng …………………………………………………………………….……8 C. giải pháp ổn định thu ngân sách nhà nước …………………………………….….11 I. Cải cách thuế ………………………………………………………………………11 1. Vấn đề tài khoá ………………………………………………………………….. 11 2. Vấn đề tái phân phối thu nhập và công bằng xã hội…………………………….…12 3. Vấn đề hành chính thuế……………………………………………………………12 II. Giải pháp giảm thâm hụt ngân sách nhà nước …………………………………....12 1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt…………………………………..……..……….12 2. Kiểm soát chặt chẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu công:………………………..…….13 3.Tập trung sức phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá ………………………………………….….14 4. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu………….…15 5. Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng…………………….……16 6. Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật Nhà nước về giá……………...16 8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ………………………………...…..…18 III. Giải pháp đẩy mạnh thu ngân sách Nhà nước và cân đối chi ngân sách nhà nước…………………………………………………………..…..18 IV. Giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước………………………………………....20 D. kết luận …………………………………………………………………….……..21 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….……...22 Lời mở đầu Ngân sách nhà nước và vấn đề thu chi Ngân sách vẫn là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia. Ngân sách là công cụ quản lý vĩ mô nên kinh tế. Thông qua công cụ này, Nhà nước sẽ tham gia vào việc điều chỉnh một số quan hệ kinh tế cân đối của nền kinh tế như: tích luỹ và tiêu dùng, xuất và nhập khẩu, cơ cấu tiêu dùng và điều tiết thu nhập để đảm bảo cân bằng. Việc thu ngân sách lại càng được đặt lên khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Khi tham gia vào tổ chức WTO thi nước ta phải tuân thủ các cam kết của tổ chức nay khiến cho nguồn thu ngân sách trước mắt bị giảm. Việc đặt ra là phải làm sao để cho nhà nước ổn định nguồn thu ngân sách khi nước ta gia nhập WTO. Vì vậy chúng tôi những thành viên nhóm 5 xin được trình bày về đề tài : “các giải pháp ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước khi nước ta gia nhập WTO” Do kiến thức còn hạn chế, chắc chắn đề tài sẽ có nhiều sai sót, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. chúng tôi xin trân trọng biết ơn! A. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. Các khái niệm 1. Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước (NSNN)là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa- tiền tệ trong các phương thứ sản xuất của các cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng . Nói cách khác sự ra đời của nhà nước sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh và tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước Trong tác phẩm ‘nguồn gốc của gia đình , của chế độ tư hữu và của nhà nước “Ăngghen đã chỉ ra rằng nhà nước ra đời trong sự đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của đấu tranh giai cấp. Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để thực hiện chức năng đó, nhà nước phải có nguồn lực tài chính. Bằng quyền lực công cộng, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa toàn dân phải cống nạp, các khảo thu này hình thành quỹ tiền tệ của nhà nước và nó được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Vậy ta có khái niệm :“NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá tạo lập ,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (NSNN) nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước về mọi mặt ” Ngân sách nhà nước phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế và các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng nguồn tài chính quốc gia nhằm đảm yêu cầu thực hiện các chức năng của nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu .Các quan hệ kinh tế thuộc nội dung ngân sách nhà nước phát sinh trong lĩnh vực phân phối tài chính của nhà nước do nhà nước tiến hành và điều chỉnh. 2. Thu ngân sách nhà nước Khi nhà nước ra đời để có tiền chi tiêu cho sự hoạt động của mình nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa bắt buộc dân cư phải đóng góp tạo ra quỹ tiền tệ của nhà nước. Lúc đầu, nó chỉ được sử dụng để nuôi bộ máy nhà nước, nhưng do sự phát triển không ngừng của các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước là phát triển kinh tế , phúc lợi xã hội …do đó có khái niệm thu ngân sách nhà nước. “Thu NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình nhà nước dùng lực chính trị, huy động các nguồn lực tài chính xã hôi để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất nhà nước (quỹ ngân sách)” II. Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nước (NSNN). Thiết lập một hệ thống thu ngân sách không chỉ nhằm mục đích duy trì và đảm bảo nguồn thu NSNN mà còn phải chứa đựng các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Do đó việc thiết lập hệ thống thu NSNN phải dựa trên những nguyên tắc nhất định: -Nguyên tắc ổn định và lâu dài, thực hiện nguyên tắc này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hóa ngân sách mặt khác kích thích người nộp thuế cải tiến đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc này đòi hỏi trong những điều kiện kinh tế bình thường thì phải ổn định mức thu, ổn định sắc thuế không được gây xáo trộn lớn trong hệ thống thuế, đồng thời tỷ lệ động viên của ngân sách nhà nước phải thích hợp đảm bảo kích thích nền kinh tế phát triển, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. -Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng đòi hỏi việc thiết lập hệ thống thuế là công bằng đối với mọi người chịu thuế không phân biệt địa vị xã hội thành phần kinh tế. Thiết lập hệ thống này dựa vào khả năng thu nhập của mỗi người chịu thuế. -Nguyên tắc rõ ràng chắc chắn đòi hỏi trong thiết kế hệ thống thuế các điều luật các sắc thuế phải rõ ràng cụ thể ở từng mức thuế, từng cơ sở đánh thuế… tránh tình trạng trốn thuế. -Nguyên tắc đơn giản đòi hỏi trong mỗi sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế suất xác định rõ mục tiêu chính không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế. Có như vậy mới tạo điều kiện để triển khai luật thuế vào thực tiễn. III. Nguồn thu NSNN Thu NSNN bao gồm : thuế, lệ phí, phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên tài sản thuộc sở hữu nhà nước, thu từ vay nợ viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước và từ các khoản thu khác ( thu từ xử phạt, thu từ tịch biên tài sản…). Trong đó thu từ thuế là quan trọng nhất. 1. Thuế- nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các pháp nhân và thể nhân cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Nguồn thuế là do một phần thu nhập do lao do lao động do kinh doanh, do đầu tư tài chính, do chuyển nhượng tài sản… có được. Thuế có những đặc điểm sau : là hình thức động viên mang tính chất bắt buộc trên nguyên tắc luật định, là khoản đóng góp không hoàn trả lại trực tiếp và được quy định trước. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế. -Người nộp thuế là chủ thể của thuế là một pháp nhân hay thể nhân có nghĩ vụ phải nộp thuế do luật thuế quy định. - Người chịu thuế là người trích một phần thu nhập của mình để gánh chịu khoản thuế của nhà nuớc. - Đối tượng đánh thuế là các khách thể của thuế là những thu nhập của cải mà một luật thuế nhất định tác động vào, điều tiết nó. Có thể là lợi nhuận thu được, lợi tức thu được, thu nhập…. - Căn cứ tính thuế là những yếu tố mà người thu thuế dựa vào đó để tính số thuế phải nộp. -Thuế suất là phần thuế phải nộp trên mỗi đơn vị tính của đối tượng đánh thuế. Bao gồm các loại thuế suất. Thuế suất cố định là mức thuế được ấn định bằng số tuyệt đối cho các đối tượng tính thuế. Thuế suất tỷ lệ là mức thuế được ấn định bằng số tương đối hay tỷ lệ % trên đối tượng tính thuế. Thuế suất lũy tiến là phần thuế suất tăng dần theo độ lớn của đối tượng đánh thuế. Thuế suất lũy tiến từng phần ( thuế suất tăng dần theo từng nấc của đối tượng đánh thuế) và thuế suất lũy tiến toàn phần ( thuế suất tăng lên theo toàn bộ mức tăng của đối tượng đánh thuế ). - Đơn vị tính thuế là đơn vị được sử dụng làm phương tiện tính toán đối tượng tính thuế. - Giá tính thuế là giá cả lưu thông hàng hóa, tài sản, súc vật...làm căn cứ để tính thuế. - Ưu đãi miễn giảm thuế là số thuế đươc quy định phải huy động vào NSNN nhưng được nhà nước dành lại cho người nộp một phần hay toàn bộ để sử dụng trong một thời gian nhất định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc khuyến khích kinh tế đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. -Thủ tục nộp thuế bao gồm những quy định về trách nhiệm thuế và cách thức nộp thuế vào ngân sách của những đối tượng trước cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan như quy định về thời gian phương pháp thu nộp thuế, thanh toán khoản thuế, quyền hạn trách nhiệm, của các bên liên quan trong chế độ thu nộp và được coi như một căn cứ pháp lý góp phần đảm bảo việc thu nộp thuế. Phân loại thuế. Căn cứ vào tính chất điều tiết của thuế, thuế được chia làm hai loại là thuế trực thu (thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của người chịu thuế ) và thuế gián thu ( thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ ). Căn cứ vào đối tượng nộp thuế gồm: thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thuế đánh vào sản phẩm hàng hóa, thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào việc sử dụng tài sản của nhà nước, thuế đánh vào tài sản. 2. Lệ phí. Lệ phí là khoản thu mang tính chất bắt buộc nhưng có tính chất đối giá, lệ phí thực chất là khoản tiền mà dân chúng trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ những dịch vụ mà nhà nước cung cấp. Lệ phí do cơ quan hành pháp ban hành mang tính quyền lực của nhà nước, mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người nộp. 3. Thu từ lợi tức cổ phần nhà nước. Từ khi nhà nước có chủ trương mở cửa thị trường chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp nhà nước bị thu hẹp. Nhà nước thực hiện đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng hình thức mua hoặc góp cổ phần để hình thành nên các doanh nghiệp cổ phần mà ở đó nhà nước đóng vai trò như một cổ đông và có khoản lợi tức có được từ khoản vốn mà nhà nước đã đầu tư.Thu từ lợi tức cổ phần của nhà nước là một nguồn thu chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng cơ cấu thu của NSNN. 4. Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của nhà nước Khoản thu này bao gồm : Thu về do bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên, cho thuê đất chuyên dung, đất rừng, cho thuê mặt nước, vùng trời, mặt biển, bán tài nguyên, khoáng sản … Thu về do bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước nhưng không thuộc nguồn tài nguyên như bán hoặc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân, cho nước ngoài. 5. Thu về hợp tác lao động với nước ngoài và thu khác. Các nước đông dân, tiềm năng lao động lớn sẽ là các nước xuất khẩu lao động, tạo nên một khoản thu cho NSNN. Thực chất của khoản thu này là khoản tiền mà quốc gia bỏ ra những chi phí ban đầu để bảo vệ, nuôi dưỡng, rèn luyện, đào tạo người lao động, đồng thời cũng là khoản tiền mà người lao động trích ra từ tiền công của mình đóng góp cho Tổ quốc. Ngoài các khoản thu trên còn các khoản thu khác như: thu từ bán các tài sản không có người thừa nhận, các khoản tiền phạt, tịch thu, các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ của các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài… B. THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. thu ngân sách nhà nước trước khi việt nam gia nhập WTO. 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN. Ngân sách nhà nước hiện nay phụ thuộc vào ba khoản thu chủ yếu là : xuất nhập khẩu (chiếm 25% ngân sách), thu từ xuất khẩu dầu thô (cũng khoảng 25%), còn lại là thu nội địa. Đây là những khoản thu chủ yếu của nhà nước góp phần làm tăng ngân sách. Đối với các khoản thu nội địa thì lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là: Thu nhập GDP bình quân đầu người. Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên. Tổ chức bộ máy thu ngân sách. 2. tình hình thu ngân sách nhà nước Theo Bộ Tài chính, trong tổng thu ngân sách năm 2006, nguồn thu trong nước ước đạt 132.000 tỷ đồng, thu từ dầu khí khoảng 63.400 tỷ đồng, từ thuế XNK 40.000 tỷ đồng và viện trợ không hoàn lại khoảng 2.500 tỷ đồng. Ngoài ra, khoảng 8.000 tỷ đồng trong ngân sách nhà nước năm 2005 cũng sẽ được chuyển sang năm 2006. Trong số nguồn thu ngân sách trong nước (không kể thu từ dầu thô) thì thu từ kinh tế quốc doanh đạt 42.243 tỷ đồng, doanh nghiệp FDI là 27.807 tỷ đồng, còn lại là thu từ các loại thuế... Trong khi đó, Bộ Tài chính ước tính tổng chi ngân sách năm 2006 là khoảng 294.400 tỷ đồng (tăng 28% so với dự toán năm 2005), trong đó, khoảng 81.580 tỷ đồng sẽ được đầu tư phát triển kinh tế, 131.470 tỷ đồng cho các hoạt động quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính và các vấn đề kinh tế xã hội khác, 29.197 tỷ đồng cho chi cải cách tiền lương và khoảng 40.800 tỷ đồng để trả nợ. Khoảng 11.350 tỷ đồng sẽ được bổ xung vào quỹ dự phòng, dự trữ tài chính. Dự toán ngân sách 2006 cũng cho thấy, bội chi ngân sách của Việt Nam trong năm 2006 vào khoảng 48.500 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2005, tuy nhiên vẫn ở mức 5% GDP của năm 2006. Để có thể khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách trong năm 2005, Bộ Tài chính sẽ huy động khoảng 36.000 tỷ đồng từ các khoản vay trong nước và 12.500 tỷ đồng từ các khoản tín dụng quốc tế. Bộ Tài chính cũng ước tính thu ngân sách đạt mức là 1.600.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2006-2010, vẫn chủ yếu từ xuất khẩu dầu thô, thuế XNK, nộp ngân sách của các doanh nghiệp FDI và danh nghiệp trong nước. Trong khi đó, chi ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn này là 1.900.000 tỷ đồng (thâm hụt ngân sách là 300.000 tỷ đồng). Năm 2005, dự toán thu ngân sách là 183.000 tỷ đồng, với tổng chi là 229.750 tỷ đồng (thâm hụt ngân sách là 40.750 tỷ đồng). Dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 với tổng các nguồn thu ước đạt 237.900 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2005. II. Ảnh hưởng của việc Việt Nam sau khi gia nhập WTO đến thu NSNN. 1. Cam kết và tác động của những cam kết khi gia nhập WTO ảnh hưởng tới thu chi ngân sách nhà nước. Tác động trực tiếp của hội nhập được thể hiện qua yêu cầu thay đổi chính sách tài chính đế phù hợp với yêu cầu của các cam kết quốc tế, bao gồm: -Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành , vậy nhiều mặt hàng nhập khẩu sẽ giảm thuế => ngân sách nhà nước sẽ bị giảm. Tuy nhiên điều gì cũng có 2 mặt “được và mất” , khi gia nhập WTO thực hiện một nền kinh tế mở nước ta sẽ có nhiều cơ hội, có nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài => có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, dưới tác động gián tiếp của cắt giảm thuế, tính ổn định và bền vững của thu ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. Số thu từ khu vực kinh tế trong nước, nhất là từ các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu. + Tác động đến thu NS thông qua việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình, thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia, tuân thủ Hiệp định trị giá hải quan theo quy định của WTO. + Tác động đến chi NS thông qua việc cắt giảm các khoản trợ cấp trực tiếp đối với các DN theo yêu cầu của Hiệp định trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp thông qua cải cách tiền lương, trợ cấp, báo hiểm xã hội cũng như việc cải cách cơ cấu chi thường xuyên và chi đầu tư từ NSNN. Ngoài ra, HNKTQT yêu cầu hệ thống NSNN phải đảm bảo công khai, minh bạch hoá chính sách và đảm bảo các chính sách được thực hiện theo lộ trình có thể dự đoán trước để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN. + Tác động, ảnh hưởng gián tiếp của hội nhập đến NSNN được thể hiện qua tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, tiêu dùng - tiết kiệm - đầu tư, thương mại và hệ thống kinh tế vi mô, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh của DN. Tốc độ tăng trưởng, sự biến động cơ cấu kinh tế, sự thay đối các tỷ lệ tiết kiệm - tiêu dùng - đầu tư hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khu vực DN... làm thay đổi cả mức độ và cơ cấu thu NS, cụ thể là số thu và cơ cấu các loại thuế như thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu, thu nhập DN, thu nhập cá nhân... + Theo cam kết, Việt Nam phải mở cửa 110 phân ngành thuộc 11 ngành dịch vụ cho các thành viên WTO. Những cam kết này liên quan đến chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước… Chúng ta chưa cho phép các công ty nước ngoài hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh (ngoại trừ điều đó được cho phép theo cam kết trong từng ngành cụ thể). 2. Thực trạng Việc thực hiện các cam kết với WTO thì làm giảm các khoản thu chính của ngân sách nhà nước. + Nếu phân tích, đánh giá cụ thể đối với từng ngành hàng, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp thì có thể thấy, sau khi gia nhập WTO cũng có tác động, nhưng chưa nhiều. Đánh giá nền kinh tế thì không chỉ dựa vào một vài ngành hàng, mà phải dựa trên tổng quan. Sau 5 tháng gia nhập WTO, cả nền kinh tế chưa chịu tác động lớn. + Số thu ngân sách là hiệu quả của nền kinh tế. Số thu tăng có nghĩa là hiệu quả của nền kinh tế tăng và ngược lại. Nếu so với cùng kỳ năm 2006, thì tốc độ tăng thu ngân sách năm nay cao hơn; còn nếu lấy chỉ tiêu pháp lệnh để đánh giá, thì thu ngân sách năm 2007 tương đối khả quan. Với tiến độ thu của những tháng đầu năm, tôi tin rằng, thu nội địa bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh. Nhưng nếu so với số thu đã được Bộ Tài chính đặt mục tiêu phấn đấu, thì từ nay đến cuối năm, ngành thuế còn phải phấn đấu rất lớn mới hoàn thành. + Trong năm 2007, ảnh hưởng của hội nhập không lớn, nếu ngân sách có giảm thu do phải giảm thuế nhập khẩu 100 - 200 tỷ đồng thì cũng không đáng kể, bởi tổng số thu ngân sách được bù lại nhờ sản xuất trong nước tăng do giảm được tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại. Về nhịp độ tăng trưởng GDP, nền kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2007 đã tăng trưởng cao hơn dự đoán với nhịp độ tăng trưởng GDP ở mức 7,9%. Nhịp độ tăng trưởng CLĐP trong quý III năm 2007 ước tính khoảng 8,93% và cả năm 2007 dừ kiến sẽ vào khoảng 8,3% đến 8,5%, đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm qua. Điều đáng nói ở đây là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nửa đầu năm 2007 phần lớn do tăng trưởng từ sản xuất công nghiệp (tăng 12,4%), thương mại, dịch vụ (dịch vụ thương mại và tài chính tăng 10,4%, khách sạn và nhà hàng tăng 12,7% do tiêu dùng và du lịch tăng cao) và sự phát triển của khu vực tư nhân (tăng trưởng của khu vực tư nhân là 20,5% gần gấp đôi khu vực n
Luận văn liên quan