Đề tài Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết

Người bán giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm, thiếu số lượng,không đúng chất lượng không đúng tên gọi, quy cách, chủng loại ,hoặc không giao hàng )  Về số lượng:  Người bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng về mặt số lượng. Như vậy, người bán bị coi là vi phạm hợp đồng khi chỉ giao một số lượng hàng hóa thực tế ít hơn số lượng quy định.  Người mua có quyền từ chối phần dư ra khi người bán giao vượt quá số lượng. - Trường hợp đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa cá biệt, hàng đặc định hoặc các mặt hàng số lượng nhỏ với đơn vị đo là cái, chiếc như máy móc thiết bị, ô tô, xe gắn máy, -> người bán buộc phải tuân thủ đúng số lượng trong hợp đồng. - Đối tượng của hợp đồng là các mặt hàng đồng loại mà số lượng được xác định bằng các đơn vị đo trọng lượng, khối lượng, dung tích như tấn, tạ, mét khối như ngũ cốc, nguyên vật liệu, và hợp đồng thường quy định một số lượng phỏng chừng -> người bán có quyền giao với số lượng chênh lệch trong tỷ lệ dung sai quy định.

pdf45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết Phần 1: NHỮNG TRANH CHẤP, BẤT ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẤU HÀNG HÓA Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu có thể xảy ra những tranh chấp, bất đồng sau: 1.1 Các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng của người bán: Người bán không cung cấp hàng hóa hoặc cung cấp hàng hóa không phù hợp với quy định của hợp đồng mua bán mà đôi bên đã ký kết hoặc cung cấp hàng hóa không đúng với sự mong đợi của người mua. 1.1.1 Tranh chấp về nghĩa vụ giao hàng: Người bán giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm, thiếu số lượng,không đúng chất lượng không đúng tên gọi, quy cách, chủng loại ,hoặc không giao hàng…)  Về số lượng:  Người bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng về mặt số lượng. Như vậy, người bán bị coi là vi phạm hợp đồng khi chỉ giao một số lượng hàng hóa thực tế ít hơn số lượng quy định.  Người mua có quyền từ chối phần dư ra khi người bán giao vượt quá số lượng. - Trường hợp đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa cá biệt, hàng đặc định hoặc các mặt hàng số lượng nhỏ với đơn vị đo là cái, chiếc…như máy móc thiết bị, ô tô, xe gắn máy,…-> người bán buộc phải tuân thủ đúng số lượng trong hợp đồng. - Đối tượng của hợp đồng là các mặt hàng đồng loại mà số lượng được xác định bằng các đơn vị đo trọng lượng, khối lượng, dung tích như tấn, tạ, mét khối như ngũ cốc, nguyên vật liệu,…và hợp đồng thường quy định một số lượng phỏng chừng -> người bán có quyền giao với số lượng chênh lệch trong tỷ lệ dung sai quy định. 1 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết Ví dụ 1: TRANH CHẤP VỀ GIAO HÀNG THIẾU TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUẦN ÁO TRẺ EM Các bên: Nguyên đơn: Người mua – Cuba Bị đơn: Người bán – Trung Quốc Tóm tắt vụ việc: 25/12/2006: Ký hợp đồng mua bán với các điều kiện sau: - Hàng hóa: 19.500 bộ quần áo trẻ em sợi hỗn hợp với số lượng và giá cả khác nhau - Điều kiện giao hàng: FOB (cảng Trung Quốc) - Tổng trị giá hợp đồng: 404.415 USD - Phương thức đóng gói: hộp giấy - Giao hàng vào tháng 6/2007 - Số lượng giao: 900 hộp giấy bốc lên tàu của Cuba Điều 13: Các điều kiện chung về giao hàng trong hợp đồng: quy định rõ quyền của các bên được khiếu nại về việc thiếu hàng hóa. Các tình tiết:  Tại cảng đến Havana, người mua xác nhận có 1 số thùng có trọng lượng không đủ. Tuy nhiên, người mua vẫn vận chuyển số hàng trên vào kho và nhờ Cơ quan giám định tại Cuba .  Sau khi kiểm định, cơ quan này đã xác nhận như sau:  Thiếu 606 quần/áo trong 19 thùng hàng được giám định ( trong tổng số 300 thùng) theo vận đơn B/L 52, hóa đơn SUL 30047. 2 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết  Thiếu 1.845 quần/áo trong 61 thùng hàng theo B/L 53, hóa đơn SUL 30048  Người bán đã không chấp nhận thỏa thuận đàm phán khi người mua yêu cầu. Cho nên, người mua đã khởi kiện người bán phải chịu trách nhiệm cho số hàng thiếu & yêu cầu được bồi thường. Lập luận của bị đơn: Điều 14: Các điều kiện chung về giao hàng trong hợp đồng: Số lượng và khối lượng của hàng hóa được xác định theo vận đơn đường biển. Điều 15: Các điều kiện chung về giao hàng trong hợp đồng: Đơn vị khối lượng và đơn vị đo của bản giám định và xác nhận hàng hóa cung cấp phụ thuộc vào các tài liệu của bên bán.  Bị đơn dựa theo các quy định tại điều 14 ở trên nói rằng: sau khi hàng được bốc lên tàu, đã nhận được vận đơn sạch do thuyền trưởng phát hành xác nhận là hàng hóa hợp lệ và phù hợp với số lượng ghi trong hóa đơn và bản chứng nhận số thùng hàng với các chi tiết ghi trên vận đơn.  Bị đơn cho rằng: nếu xảy ra tình trạng thiếu hàng trầm trọng như Nguyên đơn biện luận thì lúc đó chắc chắn có nhiều thùng hàng rỗng đã bị mở, và như thế thì thuyền trưởng đã không ký vận đơn sạch.  Bị đơn cũng biện luận rằng : Nguyên đơn cũng đã xác nhận các thùng hàng vẫn hợp lệ khi được chuyển đến.  Bên cạnh đó, Nguyên đơn đã không trình được chứng nhận giám định hàng hóa để chứng minh hàng bị thiếu về khối lượng và trong thùng có nhiều thứ khác không phải là hàng hóa.  Thêm nữa, bị đơn cho rằng: hàng hóa được ký theo điều kiện FOB thì theo quy định của Incoterms 2000, một khi hàng được chuyển qua lan can tàu tại cảng bốc hàng, mọi rủi ro về mất mát hoặc tổn thất đối với hàng hóa thì người mua phải chịu. 3 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết  Bị đơn cũng dựa vào điều 15 ở trên lập luận: bên bán đã cung cấp tài liệu để chứng minh số hàng được giao phù hợp với các quy định của hợp đồng và cần phải dựa vào bản xác nhận này để xác định số hàng đã giao. Phán quyết của trọng tài:  Cũng chiếu theo điều 14: các điều kiện chung về giao hàng ở trên, nhưng trọng tài lập luận rằng: mặc dù trên vận đơn đường biển có ghi tổng trọng lượng của hàng hóa nhưng không ghi rõ số hàng trong từng thùng hoặc khối lượng của mỗi thùng hàng.  Bị đơn đã trình chứng nhận về hàng hoá được đóng vào thùng khi số hàng này còn ở trong nhà máy, nhưng hàng đã không được bốc trực tiếp lên tàu sau khi rời nhà máy mà được vận chuyển bằng nhiều phương tiện, rồi cuối cùng mới được bốc lên tàu. Do đó, không loại trừ khả năng việc thiếu hàng xảy ra trước khi số hàng này được bốc lên tàu.  Ủy ban trọng tài cũng chiếu theo điều 13: Các điều kiện chung về giao hàng trong hợp đồng đã ký kết có qui định rõ quyền của các bên được khiếu nại về việc thiếu hàng hoá và do đó Bị đơn phải chịu trách nhiệm về việc thiếu hàng này. Về tiền phạt: - Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 4.425,01 USD - khoản tiền đã trả cho số hàng thiếu - 180 USD phí giám định. - Bị đơn chịu phí trọng tài.  Về chất lượng :  Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu, người bán hàng hoặc giữa các thương nhân với nhau do sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng. 4 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết  Tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng và các bên có liên quan do sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. Người bán phải có nghĩa vụ giao hàng phù hợp với phẩm chất quy định trong hợp đồng.  Nếu là hàng đặc định thì phải giao hàng có phẩm chất hoàn toàn phù hợp với quy định của hợp đồng -> sự khác biệt về phẩm chất đều bị coi là vi phạm hợp đồng.  Trường hợp người bán giao hàng có khuyết tật -> người mua có quyền đòi bồi thường bằng hiện vật bằng cách thay thế hàng hóa mới hoặc sữa chữa khuyết tật.  Nếu là hàng đồng loại thì tùy thuộc các chỉ tiêu chất lượng trong hợp đồng để xét xem người bán có giao hàng đúng chất lượng hay không.  Tranh chấp có thể phát sinh trong các trường hợp sau:  Khi người bán cung cấp hàng có sự sai biệt về mặt phẩm chất so với quy định trong hợp đồng mà sự sai biệt đó làm cho người mua không thể sử dụng hàng hóa theo mục đích đã định.  Ngược lại, sự sai biệt đó vẫn cho phép người mua sử dụng được hàng hóa theo mục đích đã định nhưng hiệu quả không cao hoặc không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa vẫn có thể coi như phù hợp với hợp đồng nhưng đồng thời người mua sẽ đòi hỏi người bán phải giảm giá cả lại lô hàng đã giao cho phù hợp với phẩm chất thực tế của hàng hóa -> từ đó nảy sinh tranh chấp giữa người mua và người bán.  Trong nghĩa vụ giao hàng của người bán, còn phải kể đến việc kiểm tra về sự phù hợp về phẩm chất và số lượng của hàng hóa thực tế đã giao với các quy định của hợp đồng.  Kết quả kiểm tra thường được thể hiện qua “ Giấy chứng nhận phẩm chất và số lượng” được coi là có giá trị pháp lý khi nó phản ánh rõ ràng, trung thực 5 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết hàng giao thực tế, được xác định bởi tổ chức kiểm tra giám định có thẩm quyền và việc kiểm tra được tiến hành đúng thời gian, địa điểm, nội dung và phương pháp do hợp đồng quy định.  Giấy chứng nhận sự phù hợp thường có 2 loại: - Giấy chứng nhận sự phù hợp không có tính chất quyết định (không có giá trị pháp lý cuối cùng). Trong hợp đồng giữa người bán và người mua đã ký kết chỉ quy định việc kiểm tra phẩm chất ở nơi đi do cơ quan X tiến hành -> trường hợp này người bán chưa hết trách nhiệm về sự phù hợp của hàng hóa ở nơi đến -> người mua có quyền bác bỏ giấy chứng nhận đó. - Giấy chứng nhận về sự phù hợp có tính chất quyết định ( có giá trị pháp lý cuối cùng). Điều này phải được thể hiện trong hợp đồng và khi đó giấy chứng nhận này ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên. Người xuất khẩu thì muốn việc kiểm tra ở nơi đi có tính quyết định. Khi đó, người xuất khẩu có thể hết trách nhiệm về sự phù hợp của hàng hoá ở nơi đến. Cách quy định này đương nhiên có lợi cho người bán, vì hàng hoá trong mua bán quốc tế thường phải vận chuyển dài ngày, qua nhiều vùng khí hậu khác nhau nên rất dễ bị tổn thất.  Tuy vậy, sự miễn trách của người bán về sự phù hợp này cũng có tính chất tương đối. Người nhập khẩu vẫn có quyền chứng minh ngược lại khi thấy có sự man trá hay thông đồng với cơ quan giám định của người bán, quá trình kiểm tra có khuyết điểm, nội dung giấy chứng nhận không rõ ràng.  Người nhập khẩu, ngược lại, muốn việc kiểm tra sự phù hợp ở nơi đến có tính quyết định. Bởi vì khi đó, ở mức độ nhất định người bán phải có trách nhiệm về sự phù hợp của hàng hoá ở nơi đến. Người nhập khẩu yên tâm hơn về quá trình vận chuyển và độ chính xác của việc kiểm tra ở nước mình. Ý chí của hai bên về vấn đề này không giống nhau nên cũng có thể sẽ có tranh chấp, bất đồng xảy ra, nhất là khi trong hợp đồng không quy định rõ ràng về giá trị của giấy chứng nhận phẩm chất. 6 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết Ví dụ 2: TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN CHÈ Các bên: Nguyên đơn : Người mua - Ba Lan Bị đơn : Người bán - Việt Nam Tóm tắt vụ việc: Hợp đồng mua bán với các điều kiện sau :  Hàng hóa : 11 MT chè đen loại D và 10.5 MT chè đen loại PS  Tiêu chuẩn hàng : Thủy phần: tối đa 9,0%, Tro: tối đa 6,5%, Tạp chất: tối đa: 0,3%  Điều kiện giao hàng : C.I.F (F.O.B cảng Hải Phòng)  Tổng trị giá hợp đồng : 21,695 USD Điều 175 Luật Thương mại Việt Nam quy định: “ Hàng được giám định theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá, trong trường hợp Hợp đồng không có quy định thì các bên có quyền lựa chọn tổ chức giám định.” Tình tiết vụ án:  Căn cứ theo điều 13 của hợp đồng, bị đơn đã mời Vinacontrol giám định từ ngày 24/3 -> 01/4/2008 và cấp chứng thư vào ngày 01/4/2008  01/04/2008 : Hàng được gửi từ Hải Phòng đi Gdynia. Tại cảng đến Gdynia, Nguyên đơn đã nhờ SGS tại Ba Lan giám định. Tuy nhiên, việc giám định được thực hiện sau khi hàng đã được dỡ khỏi tàu 6 tháng.Theo chứng thư giám định của SGS tại Ba Lan cấp ngày 12/10/2008, thì kết quả giám định là: - 10,5 MT chè đen loại PS đạt yêu cầu quy định của hợp đồng - 11 MT chè đen loại D thì: Thủy phần: 8%, Ferromagnetic ( tạp chất chứa sắt từ tính) : 6,05%/kg, Tro không tan trong nước: 11,14%. 7 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết - Do hàm lượng Ferromagnetic và tro không tan trong nước quá cao nên đã không được phép nhập vào Ba Lan do không thể dùng vào mục đích thực phẩm  27/07/2008: Nguyên đơn gửi đơn khiếu nại bị đơn yêu cầu hoàn trả lại toàn bộ số tiền của 11 MT chè đen loại D cùng các chi phí liên quan nhưng Bị đơn từ chối mọi trách nhiệm liên quan. Lập luận của bị đơn - Theo điều 17 hợp đồng đã ký kết, bị đơn đã không chấp nhận kết quả đã giám định của trạm vệ sinh dịch tễ tỉnh Gdynia – một tổ chức không phải cơ quan giám định độc lập. - Chè đen là hàng nông sản có tính hấp thụ cao và dễ bị hư hỏng nếu để lâu, trong khi đó kết quả giám định của SGS lại dựa trên mẫu lấy ở lô hàng để quá lâu (hơn 6 tháng) - Hàng đã được kiểm tra và cấp chứng nhận phù hợp với hợp đồng bởi Vinacontrol – một tổ chức giám định độc lập, được chỉ định theo điều 13 của Hợp đồng. - Chè có hàm lượng Ferromagnetic và tro không tan trong nước quá cao: là hai tiêu chí không được các bên thoả thuận, cam kết trong hợp đồng. Trên cơ sở đó bị đơn đã bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn Phán quyết của trọng tài: 1. Về hiệu lực của các văn bản xác định chất lượng giao hàng - Căn cứ Theo điều 175 Luật thương mại VN, Nguyên đơn đã làm đúng nghĩa vụ của người mua theo thông lệ quốc tế và phù hợp với Hợp đồng đã được ký kết vì hợp đồng không quy định cụ thể về việc giám định hàng tại cảng bốc hàng là cảng cuối cùng -> Bị đơn không thể không thừa nhận giá trị pháp lý cũng như hiệu lực của biên bản của SGS cấp. - Bị đơn cũng không thể viện vào lý do chè đen là mặt hàng nông sản có tính hấp thụ cao và dễ bị hư hỏng nếu để lâu, bởi vì cho dù có để lâu hơn nữa ( thậm chí là hơn 6 tháng) thì nguyên nhân mà lô hàng chè đen loại D mà 8 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết Hải quan Ba Lan không cho phép nhập là do trong chè có hàm lượng tạp chất sắt từ tính và tro không tan trong nước quá cao, không thể đưa vào sử dụng làm thực phẩm (đồ uống ) cho con người được. - Giấy chứng nhận Vinacontrol đưa ra chỉ nêu chung chung là hàng phù hợp với hợp đồng, không phân tích về chỉ tiêu phẩm chất hàng như hợp đồng hay theo tiêu chuẩn Việt Nam đã quy định theo Quyết định 1343/TM-PC của Bộ trưởng bộ Thương mại Việt Nam. - Vinacontrol đã gửi cho Hội đồng Trọng tài văn bản giải trình về phẩm chất lô chè liên quan đến chứng thư giám định do cơ quan này cấp, trong đó, khẳng định rõ rằng chính Vinacontrol cũng đã lưu ý với bị đơn về hàm lượng sắt của lô chè loại D cao hơn mức bình thưòng và Bị đơn đã trả lời sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này nếu bị khiếu kiện. 2. Về yêu cầu bồi thường của nguyên đơn - Nguyên đơn thiếu sự kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng: chưa kiểm tra được chất lượng, và tính chuẩn mực của giấy chứng nhận chất lượng, số lượng của Vinacontrol mà đã mở L/C -> nguyên đơn cũng phải chia sẻ phần thiệt hại. - Trong các khoản mục yêu cầu bồi thường, có 1 số khoản nguyên đơn không tính được chi phí bằng con số cụ thể -> hội đồng trọng tài không chấp nhận. Trọng tài quyết định: - Bị đơn phải chịu trách nhiệm về việc giao hàng không phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam đối với chè đen loại D. - Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn số tiền là 8.778 USD tiền hàng - 1.850 USD tiền cước phí từ Hải Phòng đến Gdynia. - Phí trọng tài bị đơn phải chịu. 9 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết 1.1.2 Tranh chấp về nghĩa vụ cung cấp chứng từ hàng hóa  Chứng từ hàng hoá có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị chất lượng và số lượng của hàng hoá. Những chứng từ này do người bán xuất trình và người mua sẽ trả tiền khi nhận được chúng. Những chứng từ chủ yếu mà người bán phải có nghĩa vụ giao cho người mua thường là hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng, vận đơn, các chứng từ khác như hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận kiểm dịch, ….  Trong số các chứng từ nói trên, thì vận đơn là một chứng từ rất quan trọng, chứng từ này do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng (thường là người bán) và người này phải gửi nó cho người mua để nhận hàng. Thông thường sau khi gửi hàng, người bán bắt buộc phải gửi vận đơn gốc cho người mua để người mua có thể kịp thời đi nhận hàng.  Việc gửi, giao chứng từ hàng hoá chậm, đặc biệt là vận đơn, hay gửi thiếu chứng từ sẽ gây trở ngại cho người mua trong việc nhận hàng và phân phối hàng hoá, gây thiệt hại cho người mua -> trong trường hợp này sẽ dẫn đến tranh chấp giữa hai bên người bán và người mua. 1.1.3 Tranh chấp về điều khoản giá: Điều khoản giá là một trong những điều khoản quan trọng trong hợp đồng.  Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà đối tượng hợp đồng là những mặt hàng có giá cả biến động mạnh với xu hướng khó nắm bắt, hoặc những hợp đồng có thời hạn thực hiện dài, giao hàng nhiều lần hoặc những hợp đồng mà thời điểm giao hàng chưa được xác định cụ thể. Cho nên, việc “thả nổi” giá hàng hóa theo sự tăng, giảm của giá thị trường là rất phổ biến. Ví dụ như: xăng, dầu, sắt, thép, vật liệu xây dựng, xi măng, cà phê, cao su, hồ tiêu, gas, gạo, thủy sản, ngũ cốc, lúa mì, các mặt hàng nông sản khác,… là những mặt hàng có giá cả luôn biến động với giá thị trường thế giới. 10 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết  Những hợp đồng XNK cho các mặt hàng này thường được ký kết với điều khoản giá mở, đáp ứng yêu cầu về giá linh hoạt theo diễn biến thị trường. Về mặt pháp lý, sự linh hoạt này giúp đảm bảo sự cân bằng cho hợp đồng, hạn chế thiệt thòi quá mức cho một bên khi thị trường biến động, hạn chế tranh chấp phát sinh.  Các doanh nghiệp thường có thói quen xác định một mức giá cố định ngay khi ký kết hợp đồng. Đây là quan điểm về mặt pháp lý, chưa phù hợp với pháp luật hợp đồng hiện đại và về mặt thực tiễn, chưa phù hợp với diễn biến “nóng” của giá hàng hóa trên thị trường hiện nay. Công ước Vienna và pháp luật hợp đồng của các nước đều chấp nhận hiệu lực của các hợp đồng có giá mở, trong đó, điều khoản giá được dẫn chiếu đến giá thị trường.  Vì vậy, trong mua bán quốc tế các hàng hóa mà giá cả biến động mạnh, các bên nên đưa vào hợp đồng điều khoản về điều chỉnh giá cả để tránh thiệt hại cho người bán và người mua cũng như các tranh tranh chấp có thể xảy ra.  Cần chú ý, trong một số tình huống cụ thể phải quy định điều khoản giá hợp lý và linh hoạt. Nên đưa ra mức giá chính xác ban đầu để có thể tính toán lợi nhuận, nhưng không quên có sự điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường.  Dù trong hợp đồng không có điều khoản về điều chỉnh giá thì khi giá của hàng hóa biến động quá lớn, các bên nên có thiện chí đàm phán lại giá nhằm xác định lại một mức giá hợp lý, cho phép đảm bảo lợi ích của cả hai bên, giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài.  nếu không, khi giá thay đổi sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp. Ví dụ 3: TRANH CHẤP VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ CỦA HÀNG HOÁ Các bên: Nguyên đơn: Người mua Pháp (NM) 11 Các tranh chấp bất đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu và cách giải quyết Bị đơn: Người bán Đức (NB) Tóm tắt vụ việc: - Người mua gửi một đơn chào mua các linh kiện điện tử đến người bán với quy định giá mua do người mua đưa ra có thể được xem xét theo sự suy giảm của giá thị trường vào thời điểm giao hàng. - Nhận được đơn chào mua, người bán trả lời là giá cần được xem xét theo cả sự tăng lên và sự suy giảm của giá thị trường vào thời điểm giao hàng. Người mua đã đồng ý về việc này. - Hàng hóa được người bán gửi cho người mua theo đúng đơn chào mua, nhưng người mua lại đơn phương hủy đơn chào mua của mình và không nhận hàng. - Người mua cho rằng điều khoản giá quy định như vậy là chưa đủ rõ ràng để hình thành hợp đồng giữa hai bên. Phán quyết của toà án: - Vì Pháp và Đức là hai quốc gia thành viên của CISG nên tòa án áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp. - Tòa Phúc thẩm Paris trích dẫn điều 14 khoản 1 CISG, theo đó “Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu nó đủ chính xác và chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong
Luận văn liên quan