Đề tài Châu Á đối đầu với bộ ba bất khả thi

Trong bài viết này, chúng ta nghiên cứu về sự tự do hóa dòng vốn và cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi của 11 nền kinh tế Châu Á. Châu Á tuy rằng đã chậm trong việc hợp pháp hóa thực hiện tự do hóa nhưng trong thực tế tự do hóa lại diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Mặc dù tỷ giá hối đoái đã dần dần trở nên linh hoạt hơn, nhưng hầu hết các nền kinh tế Châu Á vẫn duy trì cơ chế tỷ giá cố định.Sự kết hợp giữa hộ i nhập ngày càng sâu trên thực tế, mà việc thả nổi tỷ giá chưa nhiều, khi các dòng chảy vốn thuận chu kỳ đã dẫn đến một chính sách tiền tệ thuận chu kỳ. Bài viết này nhấn mạnh sự cần thiết để đưa ra một hệ thống chính sách tiền tệ sao cho thật phù hợp.

pdf17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Châu Á đối đầu với bộ ba bất khả thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÂU Á ĐỐI ĐẦU VỚI BỘ BA BẤT KHẢ THI Asia confronts the impossible trinity Ila Patnaik and Ajay Sha, 2010 GVHD:TS.NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO NHÓM 6- ĐÊM 2 NH- K22 1. Chu Thị Kim Hương 2. Đàm Thị Phương Thảo 3. Phạm Thanh Thủy 1 MỤC LỤC 1. Giới thiệu (Introdution)............................................................................................................2 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây (literature review) ................................................3 3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................4 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu ............................................................................................6 4.1. Kiểm soát vốn: ......................................................................................................................6 4.2 Cơ chế tỷ giá hối đoái .........................................................................................................11 4.3 Phân tích chính sách.............................................................................................................14 5. Kết luận (Conclusions)...............................................................................................................15 2 Tóm tắt (Abstract) Trong bài viết này, chúng ta nghiên cứu về sự tự do hóa dòng vốn và cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi của 11 nền kinh tế Châu Á. Châu Á tuy rằng đã chậm trong việc hợp pháp hóa thực hiện tự do hóa nhưng trong thực tế tự do hóa lại diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Mặc dù tỷ giá hối đoái đã dần dần trở nên linh hoạt hơn, nhưng hầu hết các nền kinh tế Châu Á vẫn duy trì cơ chế tỷ giá cố định.Sự kết hợp giữa hộ i nhập ngày càng sâu trên thực tế, mà việc thả nổi tỷ giá chưa nhiều, khi các dòng chảy vốn thuận chu kỳ đã dẫn đến một chính sách tiền tệ thuận chu kỳ. Bài viết này nhấn mạnh sự cần thiết để đưa ra một hệ thống chính sách tiền tệ sao cho thật phù hợp. 1. Giới thiệu (Introdution) Ý nghĩa mấu chốt trong kinh tế học vĩ mô là “bộ ba bất khả thi”, có nghĩa là ở bất cứ thời điểm nào, một quốc gia chỉ có thể chọn hai trong những cái sau đây: vốn di chuyển hoàn toàn tự do, cơ chế tỉ giá hối đoái cố định và một chính sách tiền tệ độc lập. Ngoại trừ các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro, hầu hết các nước phát triển đều thực hiện chính sách tự do hóa dòng vốn, cơ chế tỉ giá hối đoái thả nổi và một chính sách tiền tệ độc lập. Ở Châu Á, có một vài trường hợp hoàn toàn ngược lại, chẳng hạn như Hong Kong chọn cơ chế tỉ giá hối đoái cố định, tự do hóa dòng vốn và không có chính sách tiền tệ độc lập. Tuy nhiên, nền kinh tế Châu Á đều có chung xu hướng lựa chọn sự phối hợp giữa việc kiểm soát dòng vốn và cơ chế tỉ giá hối đoái thả nổi không có một chính sách tiền tệ độc lập. Điều này làm tác giả đặt ra những câu hỏi về chính sách tiền tệ hiện hành và khả năng điều hành của các nền kinh tế Châu Á thế nào? Để từ đó đưa ra được một mô hình chính sách tiền tệ phù hợp. Ở bài này, chúng ta tập trung vào 11 nền kinh tế chủ yếu, không có tính đồng nhất cao và gọi là khối các nước Châu Á-11,bao gồm: Ấn Độ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam, và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Hàn Quốc). Chúng ta sẽ xét khối các nước Châu Á-11 trên khía cạnh 3 góc độ của “bộ ba bất khả thi”: kiểm soát dòng vốn, cơ chế tỉ giá hối đoái và chính sách tiền tệ độc lập trên thực tế chứ không phải dựa trên những tuyên bố của họ ( do họ thường nói mà không làm). Chúng ta có được những thống kê sơ bộ về mỗi nền kinh tế của 11 quốc gia này, và sẽ tập trung vào những trị số của 3 nền kinh tế lớn nhất: Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Chúng ta nhận thấy rằng trong khi 11 nước Châu Á ít nhiều đã tuyên bố thực hiện tự do hóa dòng vốn, nhưng trên thực tế thì hầu hết các quốc gia này đều có những biện pháp hạn chế dòng vốn quốc tế tự do di chuyển. Tuy nhiên, điều này không thể cản trở việc dần dần hội nhập bởi vì hệ thống tài chính ngày càng phát triển vô cùng phức tạp. Bên cạnh đó, Châu Á được biết đến với cơ chế tỷ giá hối đoái hoàn toàn cố định. Mặc dù sự linh hoạt trong chính sách tỉ giá của họ đã tăng lên từ sau năm 2000, nhưng vẫn ở mức thấp so với thế giới Câu hỏi nghiên cứu: 1. Việc kiểm soát dòng vốn theo tuyên bố và trên thực tế diễn ra như thế nào? 2. Cơ chế tỉ giá hối đoái ở các nước Châu Á -11 trên thực tế là như thế nào? 3. Các nước lựa chọn chính sách tiền tệ như thế nào? Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất đưa ra một mô hình chính sách tiền tệ phù hợp. 3 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây (literature review) Lý thuyết nền của bộ ba bất khả thi Đi từ những lập luận nền tảng nhất của Mundell – Fleming,thành tựu lớn nhất ở đây chính là việc đưa cán cân thanh toán vào xem xét hiệu quả củaviệc thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm đạt được sự cân bằng bên trong (tổng cung – tổng cầu) và cân bằng bên ngoài (cân bằng trong cán cân thanh toán).Cụ thể là, hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phụ thuộc vào cơ chế tỷgiá hối đoái và mức độ kiểm soát vốn ở mỗi quốc gia. Tiếp đến, Krugman (1979) vàFrankel (1999) đã chính thức phát biểu nên lý thuyết gọi là “Bộ ba bất khả thi”(Trilemma hoặc impossible trinity). Lý thuyết này đã chỉ ra rằng một nước chỉ có thể chọn hai trong ba điều: tỷ giá hối đoái cố định, vốn di chuyển hoàn toàn tự do và chính sách tiền tệ độc lập. Trong tình huống buộc phải chọn lựa, một quốc gia với chính sách tự do hóa dòng vốn và cơ chế tỷ giá hối đoái hoàn toàn cố định thì bắt buộc phải từ bỏ chính sách tiền tệ độc lập. Kiểm soát dòng vốn ở Châu Á Theo Chinn và Ito, 2008, sau khi có dữ liệu của 181 nước đã đưa ra kết luận là các nước ở Châu Á đã có tuyên bố mở cửa tài khoản vốn về mặt pháp lý từ năm 1970s mặc dù việc mở cửa này đã chậm lại sau đợt khủng hoảng Châu Á 1997-1998. (A new measure of financial openness) Còn theo nghiên cứu củaTony Cavoli, Ramkishen S . Rajan and Reza Siregar,2004 đối với một vài nước Đông Nam Á như Indonesia, Thailand, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hong Kong, Đài Loan thì những nền kinh tế này đã nhận thức và cố gắng trong việc hợp tác tài chính tiền tệ trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Khủng khoảng Đông Nam Á xảy ra. (A survey of financial integration in East Asia : how far? How much further to go?) Ngoài ra, theo Dorrucci, Meyer-Circel, and Santabarbara,2009nhóm đã xây dựng bộ dữ liệu ở 26 nền kinh tế mới nổi thì việc kiểm soát vốn hiệu quả hay không có liên quan mật thiết đến hệ thống tài chính của quốc gia đó. Báo cáo chỉ ra rằng có một sự suy giảm đáng chú ý trong khả năng của khu vực tài chính sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Khi hệ thống tài chính suy yếu thì khả năng kiểm soát vốn cao.( Domestic Financial Development in Emerging Economies: Evidence and Implications) Lựa chọn cơ chế tỉ giá hối đoái Theo Ila Patnaik and Ajay Shah,2009 , Ấn Độ và Trung Quốc muốn duy trì cơ chế tỉ giá hối đoái cố định để duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu, nhưng trên thực tế càng lúc Ấn Độ càng có xu hướng thiên về tỷ giá hối đoái linh hoạt trong khi Trung Quốc thì vẫn cố gắng duy trì cơ chế tỉ giá cố định. (The difficulties of the Chinese and Indian exchange rate regimes) Ila Patnaik và đồng sự ,2010 khi nghiên cứu về cơ chế tỷ giá của khu vực Châu Á đã đưa ra kết luận về cơ chế tỷ giá của Châu Á trước khi có khủng hoảng thì các nền kinh tế thường neo tỷ giá theo đồng Đô la, nhưng từ sau khi khủng hoảng thì nhiều quốc gia của khu vực này đã thả nổi và giảm vai trò của đồng Đô la trong nền kinh tế.(Xem:The exchange rate regime in Asia: From Crisisto Crisis- Ila Patnaik, Ajay Shah, Anmol Sethy, Vimal Balasubramaniam, 2010) Theo Rodrik ,2007, từ năm 2000 trở đi, nguồn vốn đi vào các nền kinh tế mới nổi rất lớn , bao gồm các quốc gia ở Châu Á, các nước này đã theo đuổi chính sách dùng xuất khẩu để tăng trưởng. Chính điều này đã làm tỷ giá tăng lên và lúc đó cơ chế tỷ giá của các nước này được thả nổi. (The real exchange rate and economic growth: theory and evidence) 4 Tiếp theo Ramachandran ,Srinivasan,2007 và Pontines ,Rajan,2008đã đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng các nước Châu Á can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn sự tăng giá của đồng tiền. Lý do của hành động này có thể là do xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP ở những quốc gia này.( Fear o f appreciation Not fear o f foreign exchange ratemarket intervention in emerging Asia và Asymmetric exchange rate intervention and international reserve accumulation in India) Sau hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng, đã có sự linh hoạt hơn trong Tỷ giá hối đoái trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng sau đó “sự sợ hãi thả nổi” (fear of floating) lại nổi lên,tuy nhiên, sự thiếu linh hoạt Tỷ giá hối đoái ở Châu Á đã không quay trở lại như mức tiền khủng hoảng., được chỉ ra bởi Calvo và Reinhart ,2002.(Fear of Floating) Trong khi Dooley, Folkerts-Landau và Garber,2003đã nói rằng việc hội nhập tài chính sẽ kéo theo sự linh hoạt của tỷ giá, nhưng có một số nước lại không như vậy, và Châu Á với một cơ chế tỉ giá cố định đã cho thấy một tương lai có thể nhìn thấy của các nước Châu Âu từ những năm 1950s/ 1960s (An Essay On The Revived Bretton Woods System). 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết nghiên cứu về Asia-11 và tập trung vàocác con số của banềnkinhtếlớnnhất: Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốcvớibakhía cạnh củabộ babất khả thi:kiểm soát vốn, cơ chếTGHĐ, và sự độc lập trong chính sách tiền tệ. 3.1 Kiểm soát vốn :  Kiểm soát vốn theo công bố: Sử dụng cơ sở dữ liệu của Chinn-Ito Bài viết bắtđầuvới một mô tảcủacơ chế kiểm soátvốn theo công bố của các nền kinh tế Asia-11, so vớiphần còn lại củathế giới. Sửdụngphântíchthành tố chính (PCa), ChinnvàIto (2008) đã xây dựng mộtcơsởdữliệuvề cơ chế kiểm soát vốn thựcdựatrên các thông tincủa các nền kinh tế cung cấp cho QuỹTiền tệ Quốc tế(IMF) làm dữ liệu AREAR.Cơ sở dữ liệusản lượnghàng năm của mỗi nền kinh tế, với các giá trịkhácnhau, từ-1,81đối với các nền kinh tếcó tài khoảnvốnhoàn toàn khép kín, đến +2,53chonhững nền kinh tế tự do hóa tài chính hoàn toàn. Mặc dù cơ sở dữ liệu thường được sử dụng để phân tích cơ chế kiểm soát vốn, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định.Đầu tiên, nó không đạt được sự tương xứng về việc giảm dần kiểm soát vốn so với sự giảm số điểm tương ứng, ngoại trừ tất cả các hạn chế được loại bỏ. Thứ hai, chỉ sốtăngđáng kể đối với hầu hếtcácnước công nghiệptrong những nămgầnđây, khihọ thận trọng giới thiệu các biện pháp bảo đảm an toàn liên quan đến phòng chống rửa tiền, chống khủng bố tài chính, và các biện pháp liên quan.  Đo lường mức độ mở cửa tài khoản vốn trên thực tế: Sử dụng tỷ lệ trao đổi thương mại/GDP được xác định là tỷ lệ phần trăm tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). M ột phần mở rộng đơn giản của ý tưởng này là tỷ lệ của tổng lưu chuyển tài chính xuyên biên giới trong cán cân thanh toán (BOP) trên GDP. Đây là thước đo sự hội nhập tài chính. Khả năng điều tiết tỷ giá hối đoái của Ngân hàng trung ương tùy thuộc vào khối lượng vốn quốc tế đổ vào trong nước trên thị trường ngoại hối. Thậm chí ngay cả khi những luồng giao dịch này rất nhiều trong năm thì những khoản thanh toán nhập khẩu, nguồn thu từ xuất khẩu và các dòng vốn tài chính vẫn hằng ngày ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Thêm vào đó, mặc dù các dòng sản 5 lượng bao gồm các giao dịch trên cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, nhưng các giao dịch trên tài khoản vãng lai có vẻ chiếm ưu thế hơn các giao dịch trên tài khoản vốn, vì các khoản chuyển vốn giữa các quốc gia có thể là các khoản phi thương mại. Patnaik, Sengupta và Shah (2009) đã cho thấy rằng tài khoản vãng lai càng lớn thì các khoản giao dịch phi thương mại càng nhiều và nó được xem như một biện pháp để kiểm soát dòng vốn di chuyển. Vì vậy chúng ta có thể xem dòng sản lượng trên cả tài khoản vốn và tài khoản vãng lai là một thước đo của sự toàn cầu hóa nền kinh tế. Sử dụng cơ sở dữ liệu của Lane and Milesi-Ferretti Phương pháp này để đo mức độ hội nhập kinh tế trên thực tế thế giới. Đo lường chứng khoán các tài sản và nợ nước ngoài, bằng tổng các dòng vốn trên cán cân thanh toán. Đây là một cơ sở dữ liệu có giá trị trong việc đo lường sự kiểm soát dòng vốn ra được phản ảnh trên BOP. Tuy nhiên, dữ liệu này lại không đo lượng được các dòng vốn phát sinh thông qua “kỹ xảo”, như là giao dịch không có hóa đơn, bao gồm việc né tránh sự kiểm soát vốn và không được ghi nhận trên BOP. 3.2 Cơ chế tỷ giá hối đoái Một công cụ để tính được chế độ tỷ giá hối đoái thực tế là mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên tỷ giá hối đoái tiền tệ chéo. Được sử dụng từ Haldane và Hall (1991), mô hình này được công bố rộng rãi bởi Frankel và Wei. Các ứng dụng gần đây của chiến lược ước lượng này là bởi Bénassy-Quéré, Coeuré, và Mignon (2006), Shah, Zeileis, Patnaik (2005) và Frankel và Wei (2007). Trong phương pháp này, một loại tiền tệ độc lập như Franc Thụy Sĩ (CHF) được chọn là một đơn vị tính toán giả định. Nếu sự ước lượng sử dụng đồng Rupi Ấn độ (INR) như mô tả thì mẫu ước lượng là: dlog (INR/CHF) = β1 + β2 dlog(USD/CHF) + β3 dlog(JPY/CHF) + β4 dlog(DEM/CHF) + ε Hồi quy này chọn mức độ mà tỷ lệ INR / CHF dao động để đáp ứng với biến động tỷ giá USD/ CHF . Nếu có sự neo vào Đô la Mỹ thì biến động Yên Nhật (JPY) và đồng Mark Đức (DEM) sẽ bằng 0. Nếu không có sự neo đó, thì cả ba beta sẽ khác 0. Tỷ số R2 của hồi quy này cũng đáng quan tâm, giá trị gần 1 sẽ làm giảm sự linh hoạt tỷ giá hối đoái. Để hiểu chế độ tỷ giá hối đoái thực tế của một quốc gia nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, các nhà nghiên cứu và các học viên có thể dễ dàng bổ sung cho phù hợp với mô hình hồi quy này một khung dữ liệu nhất định. Tuy nhiên, một chiến lược như vậy thiếu một khuôn khổ suy luận chính thức để xác định những thay đổi trong các chế độ. Điều này đã thúc đẩy một phần mở rộng của kinh tế chuyển đổi cơ cấu, mục đích của việc phân tích sự thay đổi cấu trúc trong mô hình Frankel- Wei (Zeileis, Shah và Patnaik năm 2008). Điều này liên quan đến việc mở rộng phương pháp Perron-Bai (Bai và Perron 2003) để xác định ngày tháng của sự thay đổi cấu trúc trong một hồi quy OLS. Qua đó, ngày của sự thay đổi cấu trúc trong chế độ tỷ giá hối đoái được xác định. Đối với mỗi quốc gia, một tập hợp các giai đoạn thay thế được xác định. Trong từng thời kỳ thay thế, R2 của hồi quy như là một số liệu thống kê tóm tắt tính linh động của tỷ giá hối đoái. Giá trị gần 1 ám chỉ sự neo chặt chẽ. Tỷ giá thả nổi có giá trị từ 0,4-0,5. Sử dụng sơ đồ phân loại này, có thể làm như sau: - Đo lường và định lượng cấu trúc của cơ chế trung gian bằng cách sử dụng thước đo giá trị thực của sự thiếu linh hoạt tỷ giá hối đoái (hồi quy R2), rồi ta sẽ thấy được thước đo giá trị thực của sự linh hoạt tỷ giá hối đoái - Chỉ định ngày tháng mà tại đó các chế độ tỷ giá hối đoái thay đổi. Chúng ta thực hiện những phương pháp đó bằng cách sử dụng phần trăm thay đổi hàng tuần trong tỷ giá hối đoái, mà mang 6 lại các điểm gãy trong tuần. Qua đó, một chuỗi thời gian của sự linh hoạt tỷ giá hối đoái được thu thập cho mỗi quốc gia, giá trị của R2, sẽ chiếm ưu thế tại một thời điểm. - Xác định số lượng các điểm gãy và vị trí của chúng dựa trên phương pháp suy luận. 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu 4.1. Kiểm soát vốn: Đo lường mức độ mở cửa tài khoản vốntheo công bố: Sử dụng cơ sở dữ liệu của Chinn-Ito Hình 1.1 thể hiện xu hướng trong giá trị trung bình của thước đo Chinn – Ito đối với 11 nước Châu Á (ngoại trừ Đài Loan) và thế giới. Chinn-Ito có dữ liệu về tất cả 11 nền kinh tế Châu Á ngoại trừ Đài Loan Do tài khoản vốn của Đài Loan có sự thay đổi lớn, dữ liệu của khối các nước Châu Á-11 cũng có khuynh hướng đi xuống Những năm đầu 1970-1980, mức kiểm soát vốn trên danh nghĩa của 11 nước Châu Á thì tương tự như mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, có một thời kỳ trung gian khi mà chính phủ bãi bỏ việc kiểm soát vốn thì 11 nước Châu Á đã bỏ xa mức trung bình của thế giới. Trong khi nền kinh tế 11 nước Châu Á được thu hút bằng những dòng vốn dài hạn như đầu tư t rực tiếp nước ngoài, thì một vài biện pháp hạn chế được áp dụng với những dòng vốn ngắn hạn. Chẳng hạn như Ấn Độ, quốc gia này đã thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế nợ ngắn hạn. Mỗi năm, giá trị trung bình của thang đo Chinn-Ito của các nước đều được tính toán lại. Kết quả được đề cập trong những năm gần đây cho thấy, mức trung bình của việc kiểm soát vốn của 11 nước Châu Á đã dịch chuyển trở lại gần với mức trung bình của Thế giới. Điều này đi ngược lại với xu hướng phổ biến ở những thập niên trước, mức trung bình của 11 nước Châu Á cách xa so với mức trung bình của Thế giới. Hình 1.1Sự phát triển của thước đo trung bình Chinn-Ito của khối Châu Á-11 Bảng 1 thể hiện trị số của chỉ số Chinn – Ito đối với Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và mức trung bình khối các nước Châu Á-11. Trong khi chỉ số của Trung Quốc và Ấn Độ cùng ở một vị trí là -1,13, thì xu hướng của Hàn Quốc có nhiều biến động hơn. Trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, tự do hóa dòng vốn đã làm cho chỉ số từ mức -1,13 tăng lên mức - 0,09 năm 1995. Tuy nhiên trong năm 1996, chỉ số rớt lại mức -1,13 và không có sự thay đổi nào cho đến năm 2001 quốc gia này quay lại thực hiện chính sách tự do hóa dòng vốn. Năm 2007, Hàn Quốc đã đạt được giá trị 0,18. Mặc dù đạt được thành tích này, nhưng nó vẫn không thể có được tốc độ tự do hóa dòng vốn như các quốc gia OECD khác. 7 Bảng 1: Sự phát triển của thước đo Chinn-Ito Year India PRC The Republic of Korea Asia -11 Mean 1970 -1.13 -1.13 -1.13 -0.07 1975 -1.13 -1.13 -1.13 0.12 1980 -1.13 -1.13 -0.09 0.45 1985 -1.13 -1.13 -1.13 0.96 1990 -1.13 -1.81 -0,09 0.74 1995 -1.13 -1.13 -0.09 0.96 1996 -1.13 -1.13 -1.13 0.76 1997 -1.13 -1.13 -1.13 0.56 1998 -1.13 -1.13 -1.13 0.41 1999 -1.13 -1.13 -1.13 0.56 2000 -1.13 -1.13 -1.13 0.49 2001 -1.13 -1.13 -0.09 0.49 2002 -1.13 -1.13 -0.09 0.49 2003 -1.13 -1.13 -0.09 0.49 2004 -1.13 -1.13 -0,09 0.49 2005 -1.13 -1.13 -0.09 0.49 2006 -1.13 -1.13 -0.09 0.49 2007 -1.13 -1.13 0.18 0.36 Change 2000-2007 0 0 1.31 -0.13 Nguồn: Chinn and Ito (2008) và những tính toán của tác giả Mức mở cửa bình quân của khối các nước Châu Á-11 đã gia tăng một cách mạnh mẽ từ mức -0,07 năm 1970 lên đến mức 0,96 năm 1985. Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, việc kiểm soát vốn tiếp tục duy trì, và vì vậy năm 1998, chỉ số bình quân đã rớt xuống chỉ còn 0,41. Từ đó không thể đạt lại được mức 0,96 có được từ trước khủng hoảng. Tuy nhiên, những phát triển gần đây của các nền kinh tế Châu Á do mở cửa nền kinh tế đã không được dữ liệu Chinn- Ito phản ánh do sự thay đổi trong phương pháp đo lường cũng như không thể đạt được việc dần nới lỏng kiểm soát vốn mà điều này không hoàn toàn liên quan đến việc tháo bỏ các biện pháp hạn chế. Đo lường mức độ mở cửa tài khoản vốn trên thực tế:  Đo lường bằng GDP: Hình 1.2sử dụng tỷ trọng dòng luân chuyển so với GDP để đo lường mức độ toàn cầu hoá qua thời gian của khối các nước Châu Á-11 (ngoại trừ Việt Nam chưa có dữ liệu). Đường đứt khúc thể hiện tốc độ hội nhập tăng từ mức 100% của GDP năm 1998 lên khoảng 160% của GDP năm 2008. Đường liền nét cho thấy xu hướng đi lên do sự xuất hiện của các nền kinh tế mở nhỏ và vừa như Singapore và Hong Kong. 8 Hình 1. 2Giá trị trung bình của tỷ trọng dòng luân chuyển so với GDP của khối Châu Á-11 Nguồn: Datastream Bảng 2 cho một cái nhìn cận cảnh hơn về 11 nền kinh tế Châu Á. Bảng này cho thấy tỷ trọng dòng luân chuyển so với GDP (thước đo của sự hội nhập toàn cầu
Luận văn liên quan