Đề tài Châu Á ứng phó với bộ ba bất khả thi

Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu tự do hóa tài khoản vốn và tính linh hoạt tỷ giá hối đoái trong 11 nền kinh tế châu Á. Châu Á đã chậm chạp trong việc áp dụng chính thức tự do hóa tài khoản vốn, nhưng hiện tại đã có nhiều tiến bộ trong tự do hóa tài khoản vốn. Trong khi đã có sự tăng dần tính linh hoạt tỷ giá hối đoái, hầu hết các nền kinh tế châu Á vẫn tiếp tục áp dụng tỷ giá hoái đoái cố định. Sự kết hợp này của việc thúc đẩy hội nhập không chính thức tài khoản vốn mà không có sự linh hoạt tỷ giá hối đoái nhiều hơn đã dẫn đến chính s ách tiền tệ có tính chu kỳ, khi dòng vốn có tính chu kỳ. Bài viết này nhấn mạnh sự cần thiết của một khuôn khổ chính s ách tiền tệ phù hợp

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Châu Á ứng phó với bộ ba bất khả thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Đề tài: CHÂU Á ỨNG PHÓ VỚI BỘ BA BẤT KHẢ THI GVHD : TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Nhóm 10 : Lớp NH Đêm 2-K22 Tp.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013 Nhóm 10 TCQT Đêm 2-K22 Page 2 MỤC LỤC I. GIỚ I THIỆU: 4 II. TỔNG QUAN CÁC K ẾT Q UẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 6 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 6 1. Vấn đề kiểm soát vốn: 7 1.1 Kiểm soát vốn chính thức: 7 1.2 Tình trạng mở của các tài khoản vốn phi chính thức 10 2. Chế độ tỷ giá hối đoái: 16 2.1 Phương pháp: 16 2.2 Bằng chứng về tính linh hoạt trong tỷ giá hối đoái của 11 nền kinh tế Châu Á: 17 3. Phân tích chính sách: 21 IV. KẾT LUẬN : 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 Nhóm 10 TCQT Đêm 2-K22 Page 3 Tóm tắt: Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu tự do hóa tài khoản vốn và tính linh hoạt tỷ giá hối đoái trong 11 nền kinh tế châu Á. Châu Á đã chậm chạp trong việc áp dụng chính thức tự do hóa tài khoản vốn, nhưng hiện tại đã có nhiều tiến bộ trong tự do hóa tài khoản vốn. Trong khi đã có sự tăng dần tính linh hoạt tỷ giá hối đoái, hầu hết các nền kinh tế châu Á vẫn tiếp tục áp dụng tỷ giá hoái đoái cố định. Sự kết hợp này của việc thúc đẩy hội nhập không chính thức tài khoản vốn mà không có s ự linh hoạt tỷ giá hối đoái nhiều hơn đã dẫn đến chính sách tiền tệ có tính chu kỳ, khi dòng vốn có tính chu kỳ. Bài viết này nhấn mạnh sự cần thiết của một khuôn khổ chính sách tiền tệ phù hợp I / GIỚI THIỆU: “ Bộ ba bất khả thi ” là mô hình lý thuyết quan trọng, nền t ảng trong kinh t ế học vĩ mô hiện đại được Robert Mundell và Marc us Fleming phát triển tron g những năm 1960. Lý thuyết này cho rằng một quốc gia chỉ có thể đạt được 2 trong 3 mục tiêu mà quố c gia theo đuổi, đó là : ổn định tỷ giá hối đoái, chính sách t iền tệ độc lập, tự do hóa tài khoản vốn. Hiện nay trên thế giới ngoại trừ các quốc gia trong khối liên minh Châu Âu, các quốc gia còn lại hầu hết lựa chọn tự do hóa tài khoản vốn, áp dụ ng tỷ giá thả nổi và chí nh sách tiền tệ độc lập. Vấn đề lựa chọn hai tron g ba mục tiêu của “bộ ba bất khả thi” ở Châ u Á có nhiều khác biệt giữa các quốc gia, đặc biệt là sự khác biệt giữa các quố c gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc so với các quốc gia còn lại. Các điểm khác biệt quan trọng chẳng hạn như : chế độ tỷ giá được áp dụng, độ mở tài khoản vốn thậm chí là vấn đề thực thi chính sách không giống như quốc gia công bố. Điều này đặt ra câu hỏi về v ị thế hiện t ại và khả năng phát triển, mở cửa chính sách ti ền tệ, sự cần thiết có một khuôn k hổ chính sá ch t iền tệ nhất quán. Bài viết này tập trung phân tích 11 nền kinh tế chủ y ếu ở Châu Á bao gồm: Ấn Độ, Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Hồng Kông – Trung Quốc, Đài Loan – Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Phillipines, Việt Nam và Hàn Quốc. Đây là nhóm các nước có sự khác biệt lớn, từ những quốc gia nhỏ như Singapore đến những nước khổng lồ như Trung Quốc, từ những nước nghèo như Ấn Độ đến nước giàu như Đài Loan – Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác giả gọi những nước này là Asia -11. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tầm ảnh hưởng của lý thuyết “bộ ba bất khả thi” ở các nước Asia- 11 bao gồm 3 vấn đề: kiểm soát tài khoản vốn, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách t iền tệ độc lập. Tác giả đã có những con số thống kê t óm tắt về 11 nền kinh tế này, và tập trung vào số liệu của ba nền kinh tế lớn nhất trong số 11 nước này là Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhóm 10 TCQT Đêm 2-K22 Page 4 Vì các nước đôi khi không thực h iện như đã công bố cho nên bài viết này chú trọng vào phân tích tình hình thực tế hơn là các quản lý chính thức trong kiểm soát vốn, chính sách tỷ giá hối đoái và khuôn khổ chính sách tiền tệ của các quốc gia. Cụ thể là Tác giả đi sâu phân tích các điều kiện trên thực tế để thực hiện tự do tài khoản vốn, tính linh hoạt của tỷ giá và mục đích của chính sách tiền tệ các quốc gia này thông qua việc xem xét mức lãi suất thực trong ngắn hạn. Tác giả nhận thấy rằng trong khi Asia-11 đã thực hiện tự do hóa tài khoản vốn ở một mức độ nhất định thì hầu hết các quốc gia đều thực hiện kiểm soát dòng vốn. Tuy nhiên, việc kiểm soát này trên thực tế đã không làm cản trở các dòng vốn ra vào trong điều kiện hệ thống tài chính ngày càng phức tạp. Theo đó, các nước Asia -11 có đặc điểm là tỷ giá hối đoái thiếu linh hoạt. M ặc dù tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái t ăng sau 2000 nhưng vẫn t hấp hơn so với tiêu chuẩn của thế giới. Ngay cả nước Hàn Quốc với chế độ tỷ giá rất linh hoạt nhưng vẫn chưa thể gọi là tỷ giá thả nổi. Chính sách tiền tệ phản chu kỳ là một trong những chiến lược được nhà điều hành chính sách tiền tệ áp dụng để đạt được mục tiêu cân bằng lạm phát, ổn định sản lượng/thu nhập quốc gia. Tác giả tập trung vào phân tích mục tiêu cân bằng lạm phát, ổn định sản lượng/thu nhập này trong điều kiện của “bộ ba bất khả thi”. Ngày nay, hầu hết các quốc gia Châu Á đều có sự gia t ăng tự do tài khoản vốn phi chính thức với tỷ giá không linh hoạt. Khi các dòng vốn có tính chu kỳ, các giao dịch tiền tệ của NHTW sẽ chuyển từ các dòng vốn có tính thuận chu kỳ( procyclical capital flows) sang thực thi một chính sách tiền tệ có tính thuận chu kỳ (procyclical monetary policy). Trung Quốc và Ấn Độ là minh họa thú vị cho hiện tượng thay đổi này, đem đến việc giới hạn tự do hóa t ài khoản vốn trên thực tế ( tự do hóa tài khoản vốn phi chính thức) trong mối quan hệ với hệ thống tài chính yếu kém của hai nước. Tuy vậy, Tác giả nhận thấy rằng ngay cả hai quốc gia này thì chính sách tiền tệ cũng hơi hướng t ính thuận chu kỳ. Tác giả cho rằng các nước sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh hội nhập kinh t ế trong khi vẫn tiếp tục giới hạn tính linh hoạt của tỷ giá. Đ ây là mối quan t âm của M alaysia và Đài Loan – Trung Quốc, hai nước có sự kết hợp giữa: (i) hệ thống tài chính phức t ạp làm giảm tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát vốn, (ii) thực hiện tự do tài khoản vốn thực t ế ( không chính thức), (iii) cố định tỷ giá. Vì việc theo đuổi một chính sách tiền tệ phản chu kỳ gặp nhiều khó khăn khi các nền kinh tế t iến hành neo tỷ giá t iếp cận dòng vốn thuận chu kỳ, nên bài nghiên cứu này đưa ra một trường hợp về thực thi chính sách t iền tệ thống nhất. Nhóm 10 TCQT Đêm 2-K22 Page 5 II. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY : Một luận điểm khác nhấn mạnh vai trò của chính sách tài khóa và tiền tệ bù đắp một phần những tác động của thay đổi tỷ giá lên giá (Gagnon và Ihrig, 2004), Devereux và Engel (2001) và Bacchetta và Van Wincoop (2003) đã khám phá vai trò của giá cả nội tệ trong việc giảm mức độ ERPT như sau: Theo Gagnon và Ihrig (2004): “Monetary Policy And Exchange Rate Pass-Through”  Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tỷ giá kỳ vọng và sự chuyển dịch của tỷ giá. Khi doanh nghiệp tín nhiệm và tin vào việc ổn định lạm phát của ngân hàng trung ương thì ít có sự biến động sẽ làm giả m sự chuyển dịch của tỷ giá vào giá trong nước. Theo Bacchetta và Van Wincoop (2003): “Why Do Consumer Prices React Less Than Import Prices To Exchange Rates?”  Mức độ biến động của tỷ giá lên giá tiêu dùng thấp hơn nhiều so với giá nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có xu hướng định giá bằng đồng tiền của nước xuất khẩu và nhà sản xuất định giá bằng nội tệ, trong trường hợp này sự chuyển dịch hoàn toàn lên giá nhập khẩu và không có sự chuyển dịch lên giá tiêu dùng.  Các nhà sản xuất hàng hóa cuối cùng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá bên cạnh chi phí sản xuất, nên họ muốn đặt giá bằng nội tệ để tránh biến động giá lớn so với hàng tiêu dùng khác. Romer (1993): “Openness and Inflation: Theory and Evidence”  M ối quan hệ giữa mở cửa và lạm phát sẽ mạnh hơn trong các quố c gia có chính trị bất ổn và ngân hàng trung ương ít độc lập.  Việc mở rộng chính sách tiền tệ khô ng được dự đoán trước sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực sụt giảm và trên thực tế những thiệt hại của sự sụt giảm này sẽ lớn hơn trong nền kinh t ế mở cửa n hiều hơn. III.PHƯƠN G PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU: Với 3 m ục tiêu được đề cập trong “ bộ ba bất khả thi”, tác giả đưa ra các phương pháp đo lường thích h ợp. Nhóm 10 chúng tôi xin tóm lượt phương pháp đo lường và kết quả thu thập được từ bài viết của nhóm tác giả. Nhóm 10 TCQT Đêm 2-K22 Page 6 1. Vấn đề kiểm soát vốn: 1.1 Kiểm soát vốn chính thức: từ dữ liệu của Chinn – Ito Chúng ta bắt đầu bằng việc mô tả sự kiểm soát vốn chính thức tại Asian-11 so với các quốc gia còn lại của thế giới. Bằng việc phân tích thành phần chủ yếu, Chinn và Ito (2008) đã xây dựng cơ sở dữ liệu về sự kiểm soát vốn chính thức dựa trên thông tin được cung cấp từ các nền kinh tế cho cơ sở dữ liệu AREAR của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Cơ sở dữ liệu này đã cho thấy chỉ số hàng năm của mỗi nền kinh tế, với giá trị tăng lên từ -1.81 đối với các nền kinh tế có tài khoản vốn đóng cửa hoàn toàn, lên +2.53 với những nền kinh tế tự do hóa hoàn toàn tài khoản vốn. Mặc dù cơ sở dữ liệu thường được sử dụng để phân tích sự kiể m soát vốn chính thức, nhưng nó vẫn có những hạn chế nhất định. Đầu tiên là nó không bắt kịp đầy đủ sự giảm dần của việc kiểm soát vốn, do đó nó liên tục đưa ra những con số tương tự nhau trừ phi tất cả những hạn chế được bãi bỏ. Thứ hai, chỉ số đã tăng đáng kể tại hầu hết các nước công nghiệp trong những năm gần đây, vì họ đã đưa ra những phương pháp bảo đảm an toàn liên quan đến việc chống rửa tiền, chống khủng bố tài chính,... và những điều tương tự. Hình 1 : Mật độ theo phương pháp đo lường của Chinn-Ito qua các nền kinh tế: 1970 và 2007 Biểu đồ này cho thấy mật độ theo phương pháp đo lường của Chinn-Ito về tự do hóa tài khoản vốn trong điều kiện chính thức ở tất cả các nền kinh tế. Đường màu xanh và màu đỏ thể hiện điều kiện nền kinh tế tương tứng với năm 1970 và 2007. Ha i đường này có 2 khối, 1 khối là cụm các nền kinh tế gần như mở cửa hoàn toàn, còn khối còn lại là những nền kinh tế hầu như đóng cửa. Có một sự thay đổi rõ nét trong mật độ từ đường cong phía bên tay trái (hầu như đóng cửa) với đường cong phía bên tay phải (hầu như mở cửa). Biểu đồ này cho chúng ta thấy một bức tranh chung về những thông tin được mô tả dựa trên cơ sở dữ liệu của Chinn – Ito. Ví dụ như Pháp, một trong những nước công nghiệp hóa gần đây nhất đã mở cửa, đi từ giá trị -1,27 vào năm 1970 tăng lên 2,53 vào năm 1995. Ở 1 ví dụ khác, Israel thay đổi từ -1,13 năm 1997 lên 2,53 năm 2004. Nhóm 10 TCQT Đêm 2-K22 Page 7 Cơ sở dữ liệu của Chinn-Ito chỉ ra rằng trong những năm qua, việc bãi bỏ sự kiểm soát các tài khoản vốn quan trọng đã được diễn ra trên toàn cầu. Hình 1 cho thấy mật độ theo phương pháp đo lường của Chinn-Ito về tự do hóa tài khoản vốn trong điều kiện chính thức ở tất cả các nền kinh tế tại năm 1970 và năm 2007. Trong cả 2 năm này, mật độ cũng được chia thành 2 đỉnh, với 1 cụm các nền kinh tế phần lớn mở cửa tài khoản vốn và 1 cụm gồm những nền kinh tế phần lớn đóng cửa tài khoản vốn . Điều này đã truyền tải (lan truyền) một sự thay đổi lớn từ các nền kinh tế hầu như đóng cửa sang các nền kinh tế hầu như mở cửa. Sự phân bổ năm 1970 đã có 1 sự tăng vọt xung quanh điểm -1. Sự tăng vọt này đã rơi xuống 1 cách nhanh chóng vào năm 2007. Ngày nay, sự phân bổ này ngày càng tăng, với khoảng xấp xỉ ngang bằng nhau giữa các nền kinh tế có tính mở cửa cao và thấp. Hình vẽ 2: Sự phát triển của phương pháp đo lường bình quân của Chinn-Ito tại 11 quốc gia Châu Á Mỗi năm, giá trị bình quân của phương pháp đo lường Chinn-Ito qua những nền kinh tế trên đã được tính toán. Đường màu xanh thể hiện mức độ bình quân của toàn thế giới, đường màu đỏ thể hiện mức độ bình quân của 11 quốc gia Châu Á. Những kết quả này cho thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ bình quân về việc kiểm soát vốn chính thức tại 11 quốc gia đã di chuyển gần đến tỷ lệ bình quân của thế giới. Điều này trái ngước với xu hướng đã được phổ biến trong những thập kỷ trước, nơi mà 11 quốc g ia Châu Á có những tỷ lệ bình quân mở cửa nhiều hơn tỷ lệ của thế giới. Cơ sở dữ liệu của Chinn-Ito có thông tin của tất cả 11 nền kinh tế của Châu Á ngoại trừ Đài Loan và Trung Quốc. Từ khi tài khoản vốn của Trung Quốc và Đài Loan luân chuyển rộng rãi, thông tin về 11 nước Châu Á được lấy từ cơ sở dữ liệu này có phần đi xuống. Hình 2 thể hiện những xu hướng về giá trị bình quân của phương pháp đo lường Chinn-Ito của 11 quốc gia Châu Á (ngoại trừ Đài Loan và Trung Quốc) và thế giới. Ở cả 2 điểm bắt đầu và Nhóm 10 TCQT Đêm 2-K22 Page 8 kết thúc, việc kiểm soát nguồn vốn chính thức tại 11 quốc gia Châu Á đều tương tự với mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, có 1 giai đoạn mà khi đó việc bãi bỏ sự kiểm soát của chính phủ tại 11 quốc gia Châu Á được khuyến khích tăng 1 cách nhanh chóng hơn tỷ lệ bình quân của thế giới. Trong khi nền kinh tế 11 quốc gia Châu Á đều khuyến khích thu hút những dòng vốn dài hạn như đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã có 1 vài hạn chế được áp đặt cho những dòng vốn ngắn hạn. Cụ thể là Ấn Độ, nơi mà có những hạn chế được áp đặt cho những khoản nợ ngắn hạn. Bảng 1 cho ta thấy những trị số trung bình của chỉ số Chinn-Ito đối với Ấn Độ, PRC, Hàn Quốc và 11 quốc gia Châu Á. Trong khi ch ỉ số của PRC và Ấn Độ vẫn giữ ở mức -1,13 thì xu hướng này ở Hàn Quốc lại biến đổi nhiều. Sự tự do hóa các tài khoản vốn trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã dẫn đến sự sụt giảm về chỉ số từ -1,13 còn - 0,09 trong năm 1995. Tuy nhiên đến năm 1996, chỉ số lại rơ i trở lạ i xuống điểm -1,13, và từ đó không còn sự thay đổi nào cho đến khi các nước quay trở lại việc tự do hóa các tài khoản vốn vào năm 2001. Đến năm 2007, Hàn Quốc đã đạt giá trị ở mức 0,18. Mặc dù đạt được thành quả này nhưng nó vẫn đi đứng sau so với những quốc g ia OECD trong việc duy trì tình trạng mở của các tài khoản vốn. Tình trạng mở bình quân của 11 quốc gia Châu Á tăng nhanh từ -0,07 vào năm 1970 lên 0,96 vào năm 1985. Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, việc kiểm soát nguồn vốn chính thức lại bắt đầu nổi lên lại, và tỷ số trung bình giảm xuống còn 0.41 vào năm 1998. Giá trị 0.96 từ trước cuộc khủng hoảng đã không đạt được kể từ đó. Tuy nhiên, sự tiến bộ trong những năm gần đây được tạo ra bởi những nền kinh tế Châu Á bằng việc duy trì tình trạng tự do hóa nguồn vốn chính thức đã không thể phản ánh theo phương pháp đo lường của Chinn-Ito vì có 1 sự thay đổi trong định nghĩa của phương pháp này, cũng như sự bất lực của nó để theo kịp sự sụt giảm của việc kiểm soát mà không liên quan đến việc xóa bỏ hoàn toàn những hạn chế. Bảng 1: Sự phát triển của phương pháp đo lường Chinn-Ito Bảng này thể hiện sự phát triển trong phương pháp đo lường của Chinn-Ito của Ấn Độ, PRC và Hàn Quốc với 11 quốc gia Châu Á. Chỉ số của Ấn Độ và PRC vẫn duy trì cố định ở mức -1,13, tương ứng với hình thức “đóng cửa hoàn toàn” được thấy trong số liệu 1. Ở trường hợp của Hàn Quốc, việc kiểm soát nguồn vốn chính thức đã thay đổi vài lần. Hậu quả sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, Hàn Quốc vẫn duy trì ở mức -1,13 đến năm 2000. Kể từ khi tham gia vào việc tự do hóa các tài khoản vốn chính thức đáng kể, vào năm 2007 phương pháp này đã tăng lên 0,18. Nhóm 10 TCQT Đêm 2-K22 Page 9 Ye ar Indi a PRC The Republic of Korea Asia-11 mean 1970 -1.13 -1.13 -1.13 -0.07 1975 -1.13 -1.13 -1.13 0.12 1980 -1.13 -1.13 -0.09 0.45 1985 -1.13 -1.13 -1.13 0.96 1990 -1.13 -1.81 -0.09 0.74 1995 -1.13 -1.13 -0.09 0.96 1996 -1.13 -1.13 -1.13 0.76 1997 -1.13 -1.13 -1.13 0.56 1998 -1.13 -1.13 -1.13 0.41 1999 -1.13 -1.13 -1.13 0.56 2000 -1.13 -1.13 -1.13 0.49 2001 -1.13 -1.13 -0.09 0.49 2002 -1.13 -1.13 -0.09 0.49 2004 -1.13 -1.13 -0.09 0.49 2005 -1.13 -1.13 -0.09 0.49 2006 -1.13 -1.13 -0.09 0.49 2007 -1.13 -1.13 0.18 0.36 Change 2000-2007 0 0 1.31 -0.13 1.2 Tình trạng mở của các tài khoản vốn phi chính thức a/Dẫn chứng từ tổng dòng vốn đối với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tỷ lệ các g iao dịch thương mại thuần túy/GDP được xác đ ịnh từ tổng hợp hàng nhập khẩu và xuất khẩu, biểu hiện là phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP đo lường tình trạng mở của các giao dịch thương mại. Một sự khái quát hơn cho định nghĩa này là tỉ lệ tổng dòng đầu tư tài chính liên quốc gia trong cán cân thanh toán quốc tế đối với tổng sản phẩm quốc nội. Điều này đo lường sự hội nhập tài chính. Khả năng của NHTW tác động đến tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào tổng dòng tiền giao dịch trên thị trường ngoại hối. Kể cả các giao dịch thực xảy ra trong năm, các khoản thanh toán nhập khẩu, doanh thu xuất khẩu, và các dòng chu chuyển tài chính ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái hàng ngày. Thêm vào đó, tổng dòng vốn còn bao gồm các giao dịch về tài khoản vãng lai v à tài khoản vốn. Các giao dịch lớn trên tài khoản vãng lai có thể ẩn chứa tình trạng tự do hóa tài khoản vốn lớn hơn nhờ vào sự chu chuyển vốn giữa các nước thông qua các giao dịch không có hóa đơn thương mại. Patnaik, Semgupta và Shah (2009) đã chỉ ra rằng các giao dịch không có hóa đơn thương mại thường xảy ra khi giao dịch trên tài khoản vãng lai lớn hơn và nó đóng vai trò như một cơ chế để phá vỡ s ự kiểm soát vốn. Patnaik và Shah (sắp tới) đã có khám phá bất ngờ, việc hội nhập tài khoản vốn trên thực tế vốn phát sinh khi các tập đoàn đa quốc gia đóng một vai trò đáng kể trong nền kinh tế. Tài Nhóm 10 TCQT Đêm 2-K22 Page 10 liệu liên quan khác đã nhấn mạnh rằng có mối liên kết hai chiều giữa sự mở cửa của các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn (Aizenman năm 2003; Aizenman và Noy 2004). Do đó chúng ta nhìn vào tổng dòng vốn trên cả hai các tài khoản thương mại và tài khoản vốn khi đo lường khả năng toàn cầu hóa của nền kinh tế, điều này bao gồm cả hội nhập thương mại và hội nhập tài chính vào trong thanh khoản. Hình 3 cho thấy biện pháp toàn cầu hóa đã mở rộng cho khu vực 11 quôc gia Châu Á (không bao gồm Việt Nam vì dữ liệu là không có sẵn). Tình trạng tự do hóa trung bình chung đã tăng từ 100% GDP vào năm 1998 và lên khoảng 160% vào năm 2008. Giá trị trung bình đã nhích lên do sự góp mặt của các nền kinh tế nhỏ và có tính mở cửa cao như Singapore, Hồng Kong và Trung Quốc. Hình 3: Giá trị trung bình của tổng dòng chảy GD P khu vực 11 quôc gia Châu Á Biểu đồ này sử dụng tỉ lệ hàng năm của tổng các dòng chu chuyển vốn đối với GDP như một công cụ đo lường sự toàn cầu hóa. Giá trị 1 tương ứng với mức tổng dòng vốn là 100% GDP trong một năm. Hai chỉ số ước lượng khác là trung bình và trung vị của 11 nền kinh tế châu á được báo cáo. Hai chỉ số này biểu hiện tốc độ hội nhập đáng kể vào nền kinh tế thế giới. Bảng 2 có một cái nhìn cận cảnh hơn của 11 nước châu Á. Tốc độ hội nhập toàn cầu hóa của Trung Quốc và Ấn Độ tương đối chậm cho đến 2000, sau thời điểm này có một sự gia tăng đáng kể về tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp của Ấn Độ, GDP của Ấn Độ đã tăng 56 điể m % giữa 2000-2008. Tương tự trong khoảng thời gian đó (2000-2008) GDP của TQ tăng 30 điểm %, GDP của HQ tăng 69 điểm %, và trung bình GDP Asia-11 tăng 45 điểm %. Những kết quả này cho thấy rằng, châu Á chỉ có thể tự do hóa mậu dịch khi đi đến việc kiể m soát vốn chính thức. Nhưng trên thực tế, Châu Á đã được nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bảng 2: Tổng GD P của Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc Bảng này cho thấy tỷ lệ tổng GDP (một biện pháp hội nhập toàn cầu) của Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và khu vực 11 quôc g ia Châu Á. Giá trị 1 tương ứng với các dòng chu Nhóm 10 TCQT Đêm 2-K22 Page 11 chuyển GDP là 100% trong một năm. Giữa năm 2000 và 2008, tỷ lệ này đã tăng 0,56% ở Ấn Độ, 0,30 % tại Trung Quốc; 0,69% Hàn Quốc, và trung bình khối Asia tăng 0,45%. b) Sự phát triển khu vực tài chính Có nhiều cách kiểm soát vốn hiệu quả để phát triển khu vực tài chính trong nước. Sự tăng tính linh hoạt trong hệ thống tài chính có xu hướng làm giảm sút hiệu q
Luận văn liên quan