Đề tài Chiến lược kinh doanh của công ty honda Việt Nam

• 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY • 2. CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY • 3. NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY

pdf22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh của công ty honda Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM Người thực hiện: Phan Thị Yến NỘI DUNG TRÌNH BÀY • 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY • 2. CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY • 3. NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY 1.GIỚI THIỆU • Công ty Động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948 • Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới với số lượng hơn 14 triệu chiếc mỗi năm • Hãng Honda đóng trụ sở tại Tokyo và có niêm yết trên các thị trường chứng khoán Tokyo, Thành phố New York, Luân Đôn, Paris... • Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga • Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới • Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 • Năm 1989 Honda đã đưa hệ thống VTEC động cơ piston tự động vào sản xuất, hệ thống này đã làm tăng năng suất và hiệu suất động cơ đồng thời giúp động cơ vận hành với vận tốc lớn hơn Giới thiệu về công ty Honda Vietnam • Thành lập tháng 3 năm 1996 • Trụ sở chính: Tỉnh Vĩnh Phúc • Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 03 đối tác: Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%) Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%) Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%) • Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy thứ nhất • Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam. • Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Nhà máy xe máy nhà máy ôtô 2.Các chiến lược của công ty Honda 2.1 Chiến lược marketing của công ty Honda Vietnam 2.1.1 Chiến lược sản phẩm: • Xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi còn là công cụ kiếm sống của không ít người dân. • Số lượng người sử dụng xe máy vô cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. => công ty Honda đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân. Các dòng xe của Honda như: Air Blade, Air Blade Repsol, Lead, Click, Click Play, Future, Super Dream. Super Dream Plus, Wave, @, SH, Dylan, PS… Các loại ô tô như Civic, CR-V… 2.1.2 Chiến lược giá • Các sản phẩm của Honda luôn được định giá nhằm phù hợp với tối đa lượng khách hàng của họ, từ những sản phẩm bình dân đáp ứng nhu cầu đi lại thiết yếu đến những sản phẩm cao cấp có giá rất cao • Chiến lược định giá của công ty Honda Việt Nam chủ yếu nhằm vào khách hàng mục tiêu của họ, đó là tầng lớp trung bình của xã hội • Tuy nhiên họ đã có những sản phẩm cao cấp nhập từ nước ngoài nhằm tiếp cận những khách hàng thuộc tầng lớp cao 2.1.3 Chiến lược phân phối • Bao gồm bán lẻ, bán buôn, phân tích nhu cầu khách hàng • Hãng Honda theo đuổi chiến lược phát triển từng khu vực một. Công ty nhanh chóng mở rộng mạng lưới đại lý từ Bắc vào Nam. 2.1.4 Chiến lược xúc tiến sản phẩm • Bao gồm quảng cáo, quan hệ công chúng, tài trợ… Hãng Honda đã chi rất nhiều tiền để quảng cáo trên các phương tiện tivi, báo chí, website, …vv • Ngoài ra Honda cũng đặc biệt chú trọng PR, tạo dựng hình ảnh, và tham gia các hoạt động XH. =>Thành công đạt được khi sử dụng chiến lược marketing • Honda cho ra những mẫu mã mới. Đó là sự sáng tạo không ngừng nhắm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các mẫu mã mới ngày càng đa dạng, bắt mắt hơn và chất lượng cũng vượt trội hơn. Điều này đã làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn, thu hút thêm các khách hàng tiềm năng. • Thương hiệu quen thuộc, đi sâu vào lòng người dân Việt. Với bản lĩnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm, Honda đã chiếm lĩnh được thị trường 2.2 Chiến lược cạnh tranh • Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng xe gắn máy cao nhất trên thế giới. Do đó tính cạnh tranh là rất khốc liệt. • Honda đã áp dụng chiến lược: • Cố gắng mở rộng thị trường bằng cách truy tìm người tiêu dùng mới, tính năng đa dạng hơn và công dụng hơn. • Hoặc làm tăng phân suất thị trường của mình bằng cách đầu tư nhiều hơn, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời triển khai các chiến lược nhằm chống lại các cuộc tấn công của đối thủ thông qua việc cải tiến kỹ thuật, hiệu năng cạnh tranh. 2.3 Chiến lược phát triển thị trường 2.3.1 Phát triển thị trường hướng về nông thôn • Đây là thị trường đầy tiềm năng bởi tỷ lệ phổ cập mới đạt 8 người/xe, khu vực nông thôn lại chiếm hơn 70% dân số cả nước • Để "chinh phục" khách hàng nông thôn, ngoài Wave Alpha, HVN sẽ đưa ra những kiểu xe tương tự. • Thành lập Công ty Nghiên cứu Phát triển Honda VN nhằm giúp công ty nhanh chóng cải tiến sản phẩm và nghiên cứu phát triển mẫu xe mới 2.3.2 Phát triển thị trường tập trung cho xuất khẩu • Tiến hành xuất khẩu xe wave alpha sang Philippines.Những lô hàng như nắp xi lanh, chi tiết phụ tùng nhựa sang Thái Lan, Malaysia... • Honda Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm cung cấp phụ tùng trong khu vực. Liên doanh này dự định tăng số lượng nhà cung cấp phụ tùng từ 38 lên 44 công ty. 2.4 Chiến lược giành thị phần của Honda tại Việt Nam • Khi xe máy Trung Quốc xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường trong nước, vị trí của Honda trên thị trường Việt Nam đã bị giảm sút thấy rõ. • Honda lập tức cho tung ra sản phẩm mới, xe máy Wave Alpha. Sản phẩm này khi tung ra thị trường lập tức thu hút được sự chú ý của người mua vì Wave Alpha có kiểu dáng đẹp, giá rẻ mà hơn nữa lại là của chính hãng Honda, • Nhưng hãng Honda cũng có một cú 'ép' rất độc, đó là họ bán với giá rẻ. Số lượng bán ra họ lại giữ ở mức nhỏ hơn nhiều so với cầu của thị trường trong một thời gian tương đối lâu Honda Wave Alpha Honda lead 3. Những thành công của công ty Thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường • Với cuộc chạy đua sôi động chiếm lĩnh thị trường Honda Việt Nam không thể chờ đợi lâu hơn và ngồi nhìn các công ty khác giành thị trường, đầu tháng 10/2006, Công ty Honda Việt Nam đã tung ra thị trường loại xe tay ga mới mang tên Click, và sau đó lần lượt là: Air Blade( 4-2007), Click Play( 9- 2008), Lead( 12- 2008) => Như vậy công ty đã bắt kịp xu thế thị trường, và không bỏ lỡ cơ hội tăng doanh số và thị phần. Không để các đối thủ cạnh tranh làm lu mờ hình ảnh của công ty, cũng như hớt hết phần ngon thị trường • Công ty đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng và gặt hái được những thành công nhất định, sản lượng xe được tiêu thụ mạnh. Do nhu cầu về xe máy Honda trong nước và xuất khẩu tăng mạnh, vì vậy Honda Việt Nam quyết định nâng công suất và mở rộng nhà máy • Không chỉ được khách hàng Việt Nam tin dùng, sản phẩm xe máy và phụ tùng xe máy của HVN cũng rất được yêu mến ở các nước trong khu vực, như Malaysia, Indonesia, Philippines, Lào, Cambodia... • HVN trở thành doanh nghiệp tiên phong trong việc xuất khẩu xe máy và phụ tùng xe máy Việt Nam (bắt đầu xuất khẩu từ tháng 5/2002) và luôn dẫn đầu về cả số lượng và kim ngạch.
Luận văn liên quan