Đề tài Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Pepsi-Cola

• Pepsi-Cola ra đời năm 1902 tại Mỹ. • Sản xuất và bán ra thị trường các loại nước giải khát, bao gồm: Pepsi-Cola, Diet Pepsi, 7UP,Mountain Dew, và Slice • Là kẻ sinh sau nên lượng tiêu thụ và danh tiếng của PepsiCola đều kém xa Coca Cola. • Với nổ lực của mình, đến 1988 pepsi đã vượt lên top 10 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ và là công ty nước giải khát lớn thứ hai trên thế giới, trở thành đối thủ truyền kiếp của Coca cola.

pdf17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5483 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Pepsi-Cola, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN PEPSI-COLA GV: Bùi Thị Thanh Nga Võ Thị Trà My ( Nhóm 4) Bố cục trình bày 1. Giới thiệu 2. Các chiến lược kinh doanh 3. Kết luận 1. Giới thiệu • Pepsi-Cola ra đời năm 1902 tại Mỹ. • Sản xuất và bán ra thị trường các loại nước giải khát, bao gồm: Pepsi-Cola, Diet Pepsi, 7UP,Mountain Dew, và Slice… • Là kẻ sinh sau nên lượng tiêu thụ và danh tiếng của Pepsi- Cola đều kém xa Coca Cola. • Với nổ lực của mình, đến 1988 pepsi đã vượt lên top 10 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ và là công ty nước giải khát lớn thứ hai trên thế giới, trở thành đối thủ truyền kiếp của Coca cola. 2. Các chiến lược kinh doanh của tập đoàn Pepsi-cola 2.1 Chiến lược cạnh tranh. 2.2 Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập. 2.3 Chiến lược marketing - quảng cáo thương hiệu. 2.1 Chiến lược cạnh tranh. 2.1.1 Cạnh tranh trên thị trường quốc tế.  Từ năm 1950 đến năm 1955 Pepsi Cola đã áp dụng 5 quyết sách quan trọng. • Một là cải thiện khẩu vị thức uống để không còn thua kém Coca Cola. • Hai là thiết kế lại kiểu dáng chai thủy tinh và thống nhất các tiêu chí của công ty. • Ba là thiết kế lại hoạt động quảng cáo, nâng cao hình tượng của thương hiệu. • Bốn là, tập trung lực lượng đánh chiếm thị trường rộng lớn mang thức uống về nhà sử dụng mà Coca Cola xem nhẹ. • Năm là, đặt 25 thành phố của Mỹ là thị trường mục tiêu trọng điểm để khai triển cuộc chiến giành giật với Coca Cola. 2.1.1 Cạnh tranh trên thị trường quốc tế Từ năm 1955-1975 • Vận dụng các thủ đoạn tiếp thị mạnh mẽ để mở rộng tiêu thụ, trực tiếp đánh chiếm thị trường mà Coca Cola đang chiếm giữ. • Tiến hành cuộc thi nếm thử sản phẩm . 2.1.1 Cạnh tranh trên thị trường quốc tế Năm 1985 • Coca Cola kỷ niệm 100 năm ngày ra đời đã tuyên bố thay đổi pha chế khiến người tiêu thụ tới tấp kháng nghị sự thay đổi này, hình tượng Coca Cola bị suy giảm trầm trọng. • Nhân cơ hội này, Pepsi làm kịch bản quảng cáo truyền hình và phát sóng suốt một tháng trời. Nội dung nhằm chỉ trích sai lầm của coca cola,kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình. Qua đó Pepsi Cola vượt qua Coca Cola và tự khẳng định thương hiệu của mình. 2.1.1 Cạnh tranh trên thị trường quốc tế Kết quả đạt được • Đến năm 1955, doanh số tăng lên nhanh chóng, thị phần cũng tăng mạnh. • Đến năm 1985, tổng kim ngạch kinh doanh đã tăng hơn bốn lần so với năm 1955. • Năm 1975 tên tuổi của Pepsi tăng lên rất mạnh làm cho thị phần cũng tăng lên nhiều. • Đến nay, theo thống kê, Pepsi chiếm 32% trong tiêu thụ ở thị trường 27 tỉ USD, không kém lắm so với 40% của Coca. • Trong cuộc thi đua quảng cáo trên truyền hình gần 10 năm nay, Pepsi luôn luôn đứng trong tốp 5 tên tuổi hàng đầu, còn Coca chỉ xếp hàng thứ 8. 2.1.2 Cạnh tranh trên thị trường Việt Nam o Khoảng đầu thập niên 90 Pepsi ký được hợp đồng xâm nhập thị trường Việt Nam, chỉ cần với một chiêu thức đơn giản là khuyến mãi đại hạ giá, Pepsi ngay lập tức thống lĩnh thị trường Việt Nam từ Nam ra Bắc. o Tiếp đó, Pepsi tiến tới thiết lập hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam. Pepsi còn tiếp cận hầu hết các quán cà phê (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt của Pepsi). o Pepsi còn quảng cáo với du khách tới Việt Nam, chỉ cần du khách ra khỏi phi trường đã thấy ngay một tấm pa-nô cực lớn quảng cáo cho hãng Pepsi chào đón. 2.1.2 Cạnh tranh trên thị trường Việt Nam • Là kẻ đến sau, Coca-cola đã thực hiên chiến lược đại hạ giá để giành giật thị phần. • Lập tức, Pepsi cũng thực hiện chiến lược tương tự. Hai hãng cuối cùng lại phải đưa ra những chiêu thức tiếp thị-quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam. • Pepsi còn tổ chức “ngày hội bóng đá” thông qua show quảng cáo trên truyền hình,với khẩu hiệu: “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế” . • Cũng cần phải nói thêm, “khẩu vị” của Pepsi cũng hợp với người Việt hơn là Coca-cola: chai to hơn (có cảm giác bề ngoài như vậy), nước uống cũng ngọt đậm đà hơn…phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người bản địa. 2.1.2 Cạnh tranh trên thị trường Việt Nam Kết quả đạt được: • Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu, sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng “nhỉnh” hơn Pepsi, riêng tại Việt Nam, tình hình hoàn toàn ngược lại. • Coca-cola muốn thắng Pepsi tại thị trường Việt Nam thì họ phải thiết lập được mạng lưới phân phối như Pepsi (điều này khó, vì Pepsi dựa trên những đại lý có sẵn, không tốn tiền đầu tư trang thiết bị). 2.2 Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập • Năm 2001, Pepsi đã thực hiện một vụ sáp nhập tập đoàn khổng lồ, Pepsi bỏ ra tới 14 tỷ USD để mua lại tập đoàn Quaker Oats với những sản phẩm đang cạnh tranh với chính Pepsi. • Vụ mua bán đã khiến Pepsi gặp không ít sự phản đối từ cơ quan cartel là cơ quan chuyên giám sát, cấp phép các phi vụ tương tự để chống độc quyền trong kinh doanh. Pepsi đã phải rất vất vả giải trình đấu tranh để phi vụ này được suôn sẻ. 2.2 Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập • Kết quả đạt được: • Pepsi có thêm 8% thị phần của sản phẩm nước uống Gatorade dành cho người tập thể thao. Ngoài ra Pepsi còn có thêm các loại nước ép trái cây với thương hiệu Tropicana. • Tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý, đặc biệt là chi phí hành chính và chi phí phi kinh doanh khác thông qua tối ưu hoá các hoạt động. • Quy mô doanh thu của Pepsi đã vượt Coca Cola, lợi nhuận của tập đoàn cũng nhiều hơn trước đáng kể, giá cổ phiếu của Pepsi trên thị trường chứng khoán tăng 15,2% lên hơn 41 USD cho mỗi cổ phiếu • Trong năm 2002, cổ phiếu của Pepsi đã tăng vùn vụt và đã đạt điểm cao nhất trong lịch sử hơn 100 năm thành lập của mình với giá 53,5 USD . 2.3 chiến lược marketing- quảng cáo thương hiệu • Hơn 2 năm liền, Pepsi đã ký hợp đồng quảng cáo với nữ ca sĩ Britney Spears. Tập đoàn hợp tác quảng cáo với các ca sĩ nhạc Pop, nhiều ca sĩ dòng nhạc này như Michael Jackson, Ray Chales hay Lionel Richie đã từng quảng cáo cho các sản phẩm của Pepsi. • Pepsico còn ký một hợp đồng quảng cáo trị giá nhiều triệu USD với ca sĩ mới nổi Beyonce Knowles của ban nhạc Destinny’s. • Với chiêu bài quảng bá đó, Pepsi đã khẳng định mình là thức uống dành cho những thế hệ tiếp nối, những thế hệ năng động, trẻ trung. Việc quảng bá như vậy cũng đồng nghĩa với việc "chê" Coca Cola là sản phẩm của thế hệ trước, thế hệ già cỗi. 2.3 Chiến lược marketing- quảng cáo thương hiệu • Kết quả đạt được: Trong quảng bá thì Pepsi được coi là đối thủ của một hãng lớn cũng đã là một thành công lớn vì nó gây được sự chú ý của mọi người. Cứ vậy Pepsi lớn mạnh và có vị thế rất ổn định trong ngành nước uống như ngày hôm nay. 3. Kết luận • Lịch sử phát triển kinh doanh của PepsiCola gắn liền với cuộc chiến tay đôi với đối thủ truyền kiếp coca cola. • Về chất lượng sản phẩm thì khó có thể nói rằng Pepsi ngon hơn hay Coca Cola tuyệt hảo hơn. Chính vì vậy, cuộc cạnh tranh giữa Pepsi và Coca cola là cuộc đấu trí giữa nhiều yếu tố: chiến lược kinh doanh, khả năng marketing, quảng cáo… • Qua đây chúng ta cũng thấy pepsi là ông lớn rất khôn khéo,bước đầu khởi nghiệp đã không ‘’ lấy trứng chọi đá’’ mà đã phân loại đối tượng khách hang 1 cách khéo léovà khai thác triệt để lượng khách hàng tiềm năng.
Luận văn liên quan