Đề tài Chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông môn địa lý

Bộmôn Địa lý được thành lập từniên học 2008 – 2009, muộn nhất trong các tổBộ môn trên cơsởtách ra từBộmôn Sử- Địa theo quyết định số1132/QĐ ĐHAG này 20 tháng 08 năm 2008 do Hiệu trưởng Lê Minh Tùng ký duyệt. Trước đây, khi trường Đại học An Giang được thành lập trên cơsởnâng cấp từtrường Cao đẳng Sưphạm An Giang năm học 1999 – 2000 thì tổ Địa lý thuộc Bộmôn Sử- Địa chỉ có 02 giảng viên tham gia giảng dạy là cô Phạm Ngọc Ánh và cô Lê ThịNgọc Linh. Vì vậy, ngành đào tạo giáo viên Địa lý được tổchức tuyển sinh muộn hơn so với các ngành đào tạo khác. Khóa đào tạo giáo viên THPT Địa lý đầu tiên được thực hiện vào năm học 2004 – 2005 và tất cả đã tốt nghiệp vào năm học 2007 – 2008. Phần lớn sinh viên ra trường đều tham gia giảng dạy ởcác địa phương của tỉnh An Giang, ngoài ra còn khoảng 20 sinh viên ra trường tham gia giảng dạy ởtỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụnhu cầu của địa phương và các tỉnh lân cận. Hiện nay, Bộmôn Địa lý đã có 09 giảng viên với 03 Thạc sĩvà 02 giảng viên sắp hoàn thành khóa đào tạo sau Đại học. Hướng tới Bộmôn sẽcó 02 giảng viên đi học nghiên cứu sinh Địa lý và những giảng viên còn lại 100% sẽhọc chương trình đào tạo sau Đại học. Bộmôn Địa lý có lực lượng giảng viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động trong mọi phong trào. Tất cả đều có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn sâu và nhất là có đủ trình độ để đào tạo những giáo viên THPT đảm bảo yêu cầu vềkiến thức, kỹnăng Địa lý phục vụtốt giảng dạy cả ởbậc THPT lẫn THCS

pdf62 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông môn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN ĐỊA LÝ Tên bộ môn: ĐỊA LÝ Tên ngành đào tạo: Sư phạm Địa lý Trình độ đào tạo: Đại học Văn bằng được cấp: Bằng tốt nghiệp cử nhân Loại hình đào tạo: Chính quy Chương trình đào tạo được tổ chức: Tại trường Đại học An Giang Tình trạng của bản báo cáo: Tự đánh giá lần đầu 1 MỤC LỤC Trang I. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA SƯ PHẠM…………………….. …… 4 II. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ MÔN ĐỊA………………………………..5 III. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ ........................................................................................ 7 A. Mục đích tự đánh giá, phạm vi và nhóm thực hiện việc tự đánh giá................ 7 B. Tóm tắt quá trình triển khai tự đánh giá.......................................................... 8 C. Đánh giá theo các tiêu chuẩn .......................................................................... 9 Tiêu chuẩn 1………………………………………………………………….9 Tiêu chuẩn 2…………………………………………………………………15 Tiêu chuẩn 3…………………………………………………………………26 Tiêu chuẩn 4…………………………………………………………………34 Tiêu chuẩn 5…………………………………………………………………40 Tiêu chuẩn 6…………………………………………………………………46 Tiêu chuẩn 7…………………………………………………………………50 D. Kết luận và kiến nghị…………………………………………………………53 PHỤ LỤC ...................................................................................................................54 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở GV Giáo viên SP Sư phạm BM Bộ môn CĐ Cao đẳng GD-ĐT Giáo dục và đào tạo CTĐT Chương trình đào tạo ĐHAG Đại học An Giang SV Sinh viên NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh P.ĐT Phòng Đào tạo P.KT& KĐCL Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng 3 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA SƯ PHẠM Khoa Sư phạm là đơn vị chịu trách nhiệm chính về đào tạo giáo viên THPT trình độ Đại học, giáo viên THCS trình độ Cao đẳng, giáo viên Mầm non, giáo viên Tiểu học. Tên Khoa: Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang. (School of Education, An Giang University) Tên trước đây: Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang. Địa chỉ liên hệ: 25 Võ Thị Sáu – Thành phố Long Xuyên – tỉnh An Giang ĐT: + 84-76-847770; 842596 Fax: +84-76-842560 E-mail: agu@hcm.vnn.vn A. Quá trình thành lập: Năm 2000 thành lập trường Đại học An Giang, có 4 Khoa: Khoa Sư Phạm (nhập từ CĐSP vào), Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên, Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Khoa Kĩ thuật Công nghệ- Môi trường theo Quyết định thành lập trường số 241/1999/QĐ TTg ngày 30-12-1999 của Thủ Tướng Chính phủ. B. Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của Khoa Sư Phạm từ khi thành lập đến nay: - Mục tiêu: Đào tạo giáo viên đủ phẩm chất và năng lực giảng dạy các cấp, các hệ theo chương trình của Bộ Giáo Dục đã ban hành. - Nhiệm vụ: Đào tạo giáo viên THPT cho tỉnh An Giang, Đồng tháp, Kiên Giang, Quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần thơ). - Các bộ môn trực thuộc: Khoa Sư phạm có 10 bộ môn: 1. Toán 2. Lý 3. Hóa 4. Sinh 5. Ngữ Văn 6. Lịch Sử 7. Địa lý 8. Ngoại ngữ 9. Tâm lý – GD 10. Mầm non C. Các loại hình đào tạo (cho Sở Giáo dục đào tạo An Giang) 1. Chính quy: - Đại học SP : đào tạo GV THPT, GV Tiểu học - Cao đẳng SP: đào tạo GV THCS, GV tiểu học, GV Mầm non. - Trung học SP 12+2: đào tạo GV Mầm non 2. Tại chức: - CĐSP: đào tạo GV tiểu học - Bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học - Bồi dưỡng Hiệu trưởng Mẫu Giáo D. Các ngành nghề đào tạo: 1. Đại học SP: 9 ngành 1/ Toán. 4/ Sinh 7/ Địa 2/ Lý. 5/ Văn 8/ Ngoại ngữ 3/ Hoá 6/ Sử 9/ GD tiểu học 4 2. Cao Đẳng SP: 8 ngành 1/ Toán tin 5/ Hoá - Sinh 9/ Sử - GDCD 2/ Lý - Công nghiệp 6/ Văn – GDCD 10/ Sử - Địa 3/ Sinh - Nông nghiệp 7/ Tiểu học 11/ Nhạc 4/ Mầm non 8/ Thể dục 12/ Họa F. Ban chủ nhiệm khoa qua các thời kỳ: Giai đoạn Chủ nhiệm Khoa Phó Chủ nhiệm Khoa Nguyễn Thanh Bình 2000 - 2008 Hồ Văn Các Trần Thể Hoàng Huy Sơn Vũ Tiến Dũng 2008 - nay Trần Thể Võ Thị Nhiệm II. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ MÔN A. Tên đơn vị chịu trách nhiệm chính về chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông: Bộ môn Địa lý. B. Địa chỉ liên hệ: 25, Võ Thị Sáu, phường Đông Xuyên, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. C. Giới thiệu ngắn gọn về nguồn gốc, lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ, quy mô đào tạo hiện tại, cơ cấu tổ chức của đơn vị: 1. Quá trình hình thành và phát triển: Bộ môn Địa lý được thành lập từ niên học 2008 – 2009, muộn nhất trong các tổ Bộ môn trên cơ sở tách ra từ Bộ môn Sử - Địa theo quyết định số 1132/QĐ ĐHAG này 20 tháng 08 năm 2008 do Hiệu trưởng Lê Minh Tùng ký duyệt. Trước đây, khi trường Đại học An Giang được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm An Giang năm học 1999 – 2000 thì tổ Địa lý thuộc Bộ môn Sử - Địa chỉ có 02 giảng viên tham gia giảng dạy là cô Phạm Ngọc Ánh và cô Lê Thị Ngọc Linh. Vì vậy, ngành đào tạo giáo viên Địa lý được tổ chức tuyển sinh muộn hơn so với các ngành đào tạo khác. Khóa đào tạo giáo viên THPT Địa lý đầu tiên được thực hiện vào năm học 2004 – 2005 và tất cả đã tốt nghiệp vào năm học 2007 – 2008. Phần lớn sinh viên ra trường đều tham gia giảng dạy ở các địa phương của tỉnh An Giang, ngoài ra còn khoảng 20 sinh viên ra trường tham gia giảng dạy ở tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của địa phương và các tỉnh lân cận. Hiện nay, Bộ môn Địa lý đã có 09 giảng viên với 03 Thạc sĩ và 02 giảng viên sắp hoàn thành khóa đào tạo sau Đại học. Hướng tới Bộ môn sẽ có 02 giảng viên đi học nghiên cứu sinh Địa lý và những giảng viên còn lại 100% sẽ học chương trình đào tạo sau Đại học. Bộ môn Địa lý có lực lượng giảng viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động trong mọi phong trào. Tất cả đều có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn sâu và nhất là có đủ trình độ để đào tạo những giáo viên THPT đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng Địa lý phục vụ tốt giảng dạy cả ở bậc THPT lẫn THCS. 5 Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên STT Phân loại Nam Nữ Tổng số 1 Cán bộ cơ hữu trong biên chế 25 12 37 2 Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) 0 0 0 3 Các cán bộ khác 0 0 0 Tổng số 25 12 37 Thống kê phân loại giảng viên Giảng viên cơ hữu STT Trình độ, học vị, chức danh Số lượng Giảng viên trong biên chế trực tiếp giảng dạy Giảng viên hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy Giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ quản lý Giảng viên thỉnh giảng trong nước 1 Giáo sư, Viện sĩ 2 Phó Giáo sư 3 Tiến sĩ khoa học 4 Tiến sĩ 5 Thạc sĩ 20 20 05 03 6 Đại học 17 17 02 7 Cao đẳng 8 Trình độ khác 9 Tổng số 37 37 05 05 Tổng số thí sinh đăng ký dự thi đại học vào Bộ môn Địa lý, số sinh viên trúng tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây (hệ chính quy, đào tạo theo ngân sách) Năm học Số thí sinh đăng ký dự thi Số thí sinh dự thi Tỷ lệ cạnh tranh Số nhập học thực tế Điểm đầu vào (thang điểm 30) 2004-2005 751 543 10.9 50 16.5 2005-2006 517 358 7.2 45 16 2006-2007 451 349 11.3 43 17 2007-2008 335 254 8.4 41 16.5 2008-2009 539 413 6.6 67 16 6 2. Chức năng và nhiệm vụ Đào tạo Cử nhân Địa lý hệ chính quy để cung cấp đội ngũ giáo viên dạy môn Địa lý cho các trường trung học phổ thông tại tỉnh An Giang và một số tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức và thông tin cho giáo viên trung học phổ thông tại tỉnh An Giang và một số tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Cửu Long. 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ môn Địa lý Cơ cấu điều hành hoạt động đào tạo của Bộ môn Địa lý gồm các thành phần sau: - Trưởng Bộ môn: 01 - Phó Trưởng Bộ môn: 01 D. Các lãnh đạo Bộ môn Địa lý Họ và tên Ngày sinh Chức vụ Chuyên môn Trình độ Số điện thoại Email Lê Thị Ngọc Linh 07/03/1958 Trưởng BM Kinh tế Thạc sĩ 0902779159 ltnlinh@agu.edu.vn Bùi Hoàng Anh 13/09/1982 Phó Trưởng BM Tự nhiên Thạc sĩ 0916121021 bhanh@agu.edu.vn E. Các kế hoạch, chương trình hành động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ môn Phát triển nhanh đội ngũ giảng viên. Ưu tiên tiếp nhận giảng viên trẻ và tạo điều kiện để các giảng viên trẻ sớm được đi học sau đại học trong và ngoài nước. Tổ chức báo cáo chuyên đề dành cho giảng viên và sinh viên. Tham gia tổ chức hội thi nghiệp vụ Sư phạm. Tăng cường hoạt động thu thập lấy ý kiến sinh viên và giảng viên về hoạt động đào tạo. Thành lập Câu lạc bộ Địa lý và duy trì các hoạt động của Câu lạc bộ thường xuyên. III. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ A. Mục đích, phạm vi và các nhóm thành viên tham gia tự đánh giá - Mục đích của việc tự đánh giá: Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đăng ký kiểm định chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông môn Địa lý, trình độ đại học. - Phạm vi của việc tự đánh giá: Đánh giá các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông thể hiện trên 7 lĩnh vực tương ứng 7 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 1. Mục tiêu, tổ chức và quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông. 2. Chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông. 3. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo giáo viên trung học phổ thông. 4. Người học và công tác hỗ trợ người học. 5. Thư viện, trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất hỗ trợ chương trình đào tạo. 6. Công tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo. 7. Công tác đánh giá sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông và tư vấn việc làm. - Các nhóm thành viên tham gia tự đánh giá: 7 Nhóm 1: STT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ 1 Lê Thị Mỹ Hiền Giảng viên Trưởng nhóm 2 Tô Minh Châu Giảng viên Thành viên Nhóm 2: STT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ 1 Bùi Hoàng Anh P. Trưởng Bộ môn Trưởng nhóm 2 Trần Phước Hậu Giảng viên Thành viên Nhóm 3: STT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ 1 Nguyễn Phú Thắng Giảng viên Trưởng nhóm 2 Võ Thị Thúy Kiều Giảng viên Thành viên Thư ký chương trình tự đánh giá của Bộ môn: STT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ 1 La Thị Kim Bách Văn thư Khoa Trưởng nhóm 2 Trần Phước Hậu Giảng viên Thành viên 3 Võ Thị Thúy Kiều Giảng viên Thành viên B. Tóm tắt quá trình triển khai tự đánh giá Quá trình thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo của Bộ môn được bắt đầu từ chương trình tập huấn tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 01 năm 2009 do Trưởng Bộ môn tham dự. Từ ngày 08 đến ngày 10 tháng 04 năm 2009 tập huấn tại trường Đại học An Giang với đầy đủ các nhóm thành viên tự đánh giá của Bộ môn và nhóm Thư ký. Để triển khai công tác tự đánh giá đạt hiệu quả, Bộ môn đã họp phân công nhiệm vụ của từng thành viên tại phòng Bộ môn Địa lý ngày 10 tháng 05 năm 2009. Những thông tin và minh chứng được thu thập từ các văn bản lưu trữ của trường Đại học An Giang, của Bộ môn Địa lý và từ những trao đổi, phỏng vấn giảng viên, cán bộ quản lý của nhóm thực hiện tự đánh giá. Các phân tích, đánh giá được các thành viên trong nhóm tự đánh giá thực hiện độc lập, sau đó trao đổi, thảo luận, góp ý và xây dựng thành văn bản thống nhất. Các phân tích, đánh giá đó đều được chứng minh bằng các minh chứng. 8 C. Đánh giá theo các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu, cơ cấu tổ chức, quản lí đào tạo và công tác đánh giá hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông Mở đầu: Trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, Bộ môn Địa lí luôn xác định rõ và đúng hướng mục tiêu đào tạo. Bộ môn có cơ cấu tổ chức, quản lí đào tạo tương đối hợp lí và tiến hành công tác đánh giá hoạt động đào tạo khá tích cực và đều đặn, nói chung là mỗi năm một lần. Tiêu chí 1.1: Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục đại học quy định tại Luật Giáo dục và mục tiêu đào tạo khối ngành sư phạm trình độ đại học. 1. Mô tả Mục tiêu của chương trình là đào tạo cử nhân sư phạm Địa lí đạt chất lượng cao, làm nòng cốt cho đội ngũ giáo viên Địa lí trung học phổ thông ở tỉnh An Giang và một số tỉnh phía Nam. Mục tiêu chương trình được xây dựng theo luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.[H01.01.01] Mục tiêu được xây dựng theo chương trình Khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu đào tạo khối ngành sư phạm trình độ đại học là đào tạo những cử nhân có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kĩ năng sư phạm; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. [H01.01.02] Chương trình của Bộ môn được xây dựng gồm 2 mảng kiến thức: khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm 34 tín chỉ,Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 106 tín chỉ.Trong đó, kiến thức bắt buộc 95 tín chỉ, kiến thức tự chọn 11 tín chỉ. [H01.01.03] Cụ thể, mục tiêu đào tạo của chương trình là đào tạo những cử nhân Địa lý đáp ứng các yêu cầu sau : Về kiến thức - Hiểu biết rõ ràng về bản chất đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa học địa lý. Nắm vững những tri thức địa lý cơ bản có quan hệ tới các hiện tượng, các quá trình tự nhiên. - Nắm vững kiến thức cơ bản về địa lý kinh tế xã hội đại cương, địa lý kinh tế - xã hội của các vùng, các quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam. - Hiểu đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển bền vững - Hiểu rõ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, bậc học của Đảng và Nhà nước hiện nay. 9 - Nắm được lý luận dạy học cơ bản, tiếp cận được các phương pháp dạy học hiện đại. Về kỹ năng - Có kỹ năng giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên, các quá trình kinh tế- xã hội đề cập đến trong chương trình Trung học phổ thông. - Có khả năng áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào các quá trình dạy học địa lý ở các trường Trung học phổ thông của nước ta, nâng cao chất lượng dạy học địa lý. - Có khả năng nghiên cứu tìm hiểu tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực, địa phương phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập địa lý và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. - Có khả năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp vào dạy học địa lý ở các trường Trung học phổ thông. [H01.01.04] Xét trên các nội dung cơ bản, mục tiêu đào tạo của Bộ môn phù hợp với mục tiêu giáo dục đại học quy định tại Luật Giáo dục và Chương trình Khung Khối ngành Sư phạm, trong đó nổi bật nhất là mục tiêu về phẩm chất, đạo đức; mục tiêu về kiến thức chuyên môn, năng lực và kĩ năng nghề nghiệp; mục tiêu về kĩ năng sống. Có thể nói mục tiêu đào tạo của Bộ môn là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đại học quy định tại Luật Giáo dục và Chương trình Khung Khối ngành Sư phạm theo nguyên tắc tuân thủ những quy định chung, nhưng có chú ý thích đáng đến những đặc trưng của ngành nghề đào tạo. [H01.01.05] Về phẩm chất đạo đức Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên. 2. Điểm mạnh Có mục tiêu đào tạo rõ ràng. Mục tiêu xây dựng vừa tuân thủ về mục tiêu đào tạo đại học được quy định chung trong Luật Giáo dục và Chương trình Khung Khối ngành Sư phạm vừa chú ý thích đáng đến những đặc trưng của lĩnh vực đào tạo giáo viên Địa lí trung học phổ thông. 3. Tồn tại Chưa rà soát kịp thời việc thực hiện mục tiêu. 4. Kế hoạch hành động - Từ năm học 2009-2010 tất cả giáo viên Bộ môn tham gia nghiên cứu, học tập kinh nghiệm đào tạo giáo viên Địa lí ở các trường CĐ và Đại học khác, để cụ thể hóa tốt hơn mục tiêu đào tạo, thích hợp với thời đại hội nhập. - Rà soát, hoàn thiện mục tiêu đào tạo. 5. Tự đánh giá: Đạt tiêu chí đánh giá. 10 Tiêu chí 1.2: Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương; có nội dung cụ thể, rõ ràng; được định kỳ rà soát, bổ sung, cập nhật và điều chỉnh theo hướng cải tiến, nâng cao chất lượng. 1. Mô tả Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông của Bộ môn Địa lý đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương. [H01.02.01]. [H01.02.02] Mục tiêu của Bộ môn có nội dung cụ thể rõ ràng Về kiến thức - Hiểu biết rõ ràng về bản chất đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa học địa lý. Nắm vững những tri thức địa lý cơ bản có quan hệ tới các hiện tượng, các quá trình tự nhiên. - Nắm vững kiến thức cơ bản về địa lý kinh tế xã hội đại cương, địa lý kinh tế - xã hội của các vùng, các quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam. - Hiểu đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển bền vững - Hiểu rõ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, bậc học của Đảng và Nhà nước hiện nay. - Nắm được lý luận dạy học cơ bản, tiếp cận được các phương pháp dạy học hiện đại. Về kỹ năng - Có kỹ năng giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên, các quá trình kinh tế- xã hội đề cập đến trong chương trình Trung học phổ thông. - Có khả năng áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào các quá trình dạy học địa lý ở các trường Trung học phổ thông của nước ta, nâng cao chất lượng dạy học địa lý. - Có khả năng nghiên cứu tìm hiểu tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực, địa phương phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập địa lý và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. - Có khả năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp vào dạy học địa lý ở các trường Trung học phổ thông. [H01.02.03] Về thái độ : Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên. Mục tiêu đào tạo của Bộ môn được công bố cho sinh viên từ đầu năm học, thông qua quá trình học tập có thể lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên. Gần đây, với sự đổi mới quan niệm về xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo của bộ môn có nội dung cụ thể hơn, rõ ràng hơn, phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông. [H01.02.04] Mục tiêu được xây dựng dựa theo chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo [H01.02.05], được bổ sung, cập nhật theo hướng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo như vận dụng công nghệ thông tin vào dạy và học, tiến hành điều chỉnh các môn học cho phù hợp [H01.02.06]. 11 2. Điểm mạnh Mục tiêu của Bộ môn là cụ thể, rõ ràng và có tính cập nhật. 3.Tồn tại Việc rà soát, cụ thể hóa mục tiêu còn chậm 4. Kế hoạch hành động - Từ năm học 2009-2010 sẽ rà soát định kỳ hàng năm việc thực hiện mục tiêu đào tạo - Mạnh dạn cắt bỏ những môn học không cần thiết và đưa vào chương trình đào tạo những học phần thiết thực, phù hợp với đặc trưng của Bộ môn và yêu cầu hội nhập. 5. Tự đánh giá: Đạt tiêu chí đánh giá. Tiêu chí 1.3: Có cơ cấu hợp lý để tổ chức và quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông; thực hiện đào tạo và quản lý đào tạo có chất lượng, hiệu quả. 1. Mô tả Để thực hiện việc tổ chức, quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông có chất lượng và hiệu quả, nhà trường đã thiết kế quy trình tổ chức gồm 3 cấp: cấp Trường, cấp Khoa và Bộ môn Cấp Trường gồm các phòng chức năng : + Phòng Hành chánh + Phòng Tài vụ + Phòng Đào tạo + Phòng Khảo thí & Kiểm định
Luận văn liên quan