Đề tài Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế

1.1. Khái niệm Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường (giá thị trường), nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp trên toàn cầu (Thông tư 66/TT-BTC ngày 22/04/2010 của Bộ Tài chính) Một số khái niệm khác: Chuyển giá là một hoạt động mang tính chất chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách định giá mua sản phẩm, nguyên vật liệu. giữa các công ty trong cùng 1 tập đoàn, không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất (Võ ThanhThu & Ngô Thị Ngọc Huyền (2011), Kỹ Thuật Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài) Đặc điểm của Chuyển giá: Giá cả mua bán giữa các công ty con của một tập đoàn, và giá cả của sản phẩm tập đoàn đó không được quyết định bởi thị trường mà do các nhà quản lý của MNC đề ra. Các công ty chuyển giá với nhau có quan hệ cộng sinh đặc biệt về quyền lợi và tổ chức. Định giá chuyển giao là việc sử dụng phương pháp để xác định giá cả chuyển giao nội bộ của các MNCs

doc34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC \\ CHƯƠNG I: CHUYỂN GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Khái niệm, bản chất của chuyển giá trong họat động ĐTQT Khái niệm Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường (giá thị trường), nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp trên toàn cầu (Thông tư 66/TT-BTC ngày 22/04/2010 của Bộ Tài chính) Một số khái niệm khác: Chuyển giá là một hoạt động mang tính chất chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách định giá mua sản phẩm, nguyên vật liệu.. giữa các công ty trong cùng 1 tập đoàn, không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất (Võ ThanhThu & Ngô Thị Ngọc Huyền (2011), Kỹ Thuật Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài) Đặc điểm của Chuyển giá: Giá cả mua bán giữa các công ty con của một tập đoàn, và giá cả của sản phẩm tập đoàn đó không được quyết định bởi thị trường mà do các nhà quản lý của MNC đề ra. Các công ty chuyển giá với nhau có quan hệ cộng sinh đặc biệt về quyền lợi và tổ chức. Định giá chuyển giao là việc sử dụng phương pháp để xác định giá cả chuyển giao nội bộ của các MNCs Vì sao có sự chuyển giá a. Nguyên nhân khách quan: - Toàn cầu hóa đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, gây sức ép đến các nước phải mở cửa nền kinh tế để dòng chảy của hàng hóa và vốn đầu tư được tự do lưu thông thuận lợi, điều này làm cho các công ty đa quốc gia dễ dàng hơn trong việc xây dựng các công ty con ở nước ngoài, đây là một điều kiện quan trọng để các MNC thực hiện “chuyển giá”. - Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Vì vậy, chênh lệch mức độ điều tiết thuế giữa các quốc gia hoàn toàn có thể xảy ra và dựa vào sự khác biệt này mà các công ty đa quốc gia xây dựng chiến lược “chuyển giá”. Ví Dụ: + Singapore đã hạ thuế suất thuế TNDN từ 20% xuống còn 19%, Philippin giảm từ 35% xuống 30%. Gần đây nhất, Trung Quốc đã giảm thuế từ 33% xuống còn 25% để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. + "Thiên đường thuế", bao gồm Liechtenstein, Monaco, Andorra và Switzerland. Đó là những quốc gia có mức thuế suất thấp hơn các nước khác, hấp dẫn các công ty nước ngoài đến đặt trụ sở. - Cơ chế hạch toán và kế toán, kiểm toán giữa các nước có những điểm khác biệt cũng là chỗ hở để cho hoạt động “chuyển giá” phát triển. - Sự không chuyển đổi được hoặc chuyển đổi khó khăn của đồng tiền khi tiến hành đầu tư ở nước ngoài, thêm vào đó lạm phát, chính sách tài chính, thuế bất ổn… đã kích thích các công ty đa quốc gia khi đầu tư ra nước ngoài tìm mọi cách chuyển lợi nhuận về nước, trong đó có cách thực hiện “chuyển giá” trong kinh doanh. - Một số nước, trong đó có Việt Nam từ năm 2005 về trước, duy trì thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với mức thuế bình quân là 5%, khiến các công ty đa quốc gia tìm mọi cách “né” loại thuế này, trong đó có cách “chuyển giá” khi giao dịch với công ty mẹ. - Kiểm soát hoạt động “chuyển giá” rất khó, vì hoạt động của các công ty quốc tế vượt ra ngoài kiểm soát của một quốc gia. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ của các nước chưa chặt chẽ khiến cho hoạt động “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia có điều kiện thuận lợi phát triển. b. Nguyên nhân chủ quan - Cơ chế chính sách chống chuyển giá ở nhiều nước chưa hoàn thiện, đặc biệt ở các nước đang và kém phát triển. Điều này khiến việc kiểm soát và trừng trị xác đáng hiện tượng chuyển giá của các công ty quốc tế bị hạn chế. - Trình độ điều hành tài chính doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia rất cao. Họ có những nhà quản trị và phân tích tài chính giỏi, có thể che đậy hiện tượng “chuyển giá” một cách tinh vi. Trong khi đó, thông thường ở các nước tiếp nhận đầu tư, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước về tài chính đối với các công ty quốc tế còn nhiều hạn chế. - Công tác kiểm toán, kế toán còn nhiều hạn chế nên khó phát hiện “chuyển giá” trong hoạt động đầu tư quốc tế. - Một nguyên nhân quan trọng nữa là do chiến lược thôn tính của các công ty đa quốc gia đặc biệt khi thâm nhập vào các thị trường mà ở những nước đó luật lệ kinh doanh chưa đầy đủ hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế (luật chống độc quyền, luật chống cạnh tranh không lành mạnh…). Thông qua hoạt động “chuyển giá”, bên phía nước ngoài dần “thôn tính” đối tác trong liên doanh hoặc nhờ sự trợ giúp của công ty mẹ về tài chính mà làm phá sản các công ty nội địa ở cùng ngành hàng. Các hình thức Chuyển giá: 2.1. Hình thức “chuyển giá” trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư quốc tế: a. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao trị giá tài sản góp vốn: - Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn góp của bên phía cố ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó sự chi phối trong các quyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia cũng tăng (vì lời được chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn pháp định). Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn. - Đối với các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài: việc nâng giá trị tài sản góp vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm (nghĩa là lợi nhuận giảm), tác động làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư: + Mau hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư. + Giảm mức thuế TNDN phải đóng góp cho nước tiếp nhận đầu tư. Ví dụ: khi doanh nghiệp nâng giá trị lên 1.000 USD với thời gian khấu hao 10 năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí 100 USD và như thế có nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 100 USD; và với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% như hiện nay, Nhà nước sẽ thấp thu 25 USD. b. Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá tài sản vô hình: - Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụng việc này mà các MNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức pha chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng phần vốn góp của mình lên. - Một số trường hợp phía góp vốn bằng tài sản vô hình có xuất trình giấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định. 2.2. Hình thức “chuyển giá” trong giai đoạn triển khai dự án: Đây là giai đoạn dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh, các tập đoàn đa quốc gia thường sử dụng các hình thức “chuyển giá” sau: a. Nhập khẩu nguyên phụ liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao: Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí sản xuất tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế TNDN giảm. b. Làm quảng cáo ở nước ngoài với chi phí cao: - Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm các phim quảng cáo do các công ty nước ngoài thực hiện, trong nhiều trường hợp các công ty quảng cáo cũng là các công ty con trong cùng một tập đoàn. - Trong trường hợp trả chi phí làm quảng cáo ở nước ngoài cũng là một hình thức chuyển lợi nhuận cho tập đoàn ở nước ngoài. Chi phí quảng cáo cao cũng làm tăng chi phí kinh doanh, làm giảm lợi nhuận chịu thuế TNDN của các công ty có vốn FDI, làm thất thu thuế của các nước tiếp nhận vốn đầu tư. c. Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý: - Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê chuyên gia. Một số đối tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả mang lại thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu. - Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra còn phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một số trường hợp cũng có hiện tượng thực hiện chuyển giá ở khâu này (khi công ty cung cấp nguồn nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập đoàn). - Một số trường hợp còn thực hiện “chuyển giá” thông qua hình thức đào tạo ở nước ngoài như: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ (tu nghiệp sinh) với chi phí cao. Việc chuyển tiền về công ty mẹ với mức cao để tổ chức huấn luyện đào tạo cũng là một dạng chuyển giá. - Một hình thúc “chuyển giá” nữa của công ty có vốn FDI là trả lương, chi phí cho chuyên gia tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn rất khó xác định số lượng và chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp, nên lợi dụng điều này nhiều công ty có vốn FDI thực hiện hành vi “chuyển giá” mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là “phí” dịch vụ tư vấn. d. Thực hiện “chuyển giá” thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hoá: - Khi thuế nhập khẩu ở nước tiếp nhận đầu tư (nơi có công ty con) cao thì công ty mẹ ở nước ngoài bán nguyên liệu, hàng hóa cho công ty con với giá thấp nhằm giúp công ty con tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, giúp hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm với giá thấp… - Đối với các hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp thì công ty ký hợp đồng nhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí từ đó tránh thuế TNDN. e. Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ: - Bằng hình thức này các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn (không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu) nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay và chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế TNDN, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau. f. Chuyển giá thông qua hoạt động tài trợ: - Đây là hình thức chuyển giá thường xuất hiện ở các dự án ODA. Lợi dụng sự ưu tiên cung cấp thiết bị, máy móc, dịch vụ tư vấn cho nước được tài trợ vốn, nhiều nhà cung cấp ở nước tài trợ nâng giá thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ lên cao… đẩy giá đầu tư lên cao có lợi cho nhà nước tài trợ. Trên thực tế, các hình thức chuyển giá quốc tế rất đa dạng, phong phú. Do đó, tuỳ vào hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các MNC sử dụng các biện pháp khác nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Tác động của việc Chuyển Giá 3.1. Vai trò: a. Đối với các tập đoàn đa quốc gia: - Kích thích các MNC mở ra nhiều công ty ở nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường và lợi thế của các quốc gia khác; đồng thời phân tán rủi ro ngoài mục tiêu chuyển giá để tối đa hóa các khoản lợi nhuận thu được. - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình và vô hình của tập đoàn bằng cách định giá cao khi chuyển các nguồn vốn này ra nước ngoài để đầu tư. - Kích thích các MNC đa dạng hóa ngành nghề phục vụ cho hoạt động “chuyển giá” như: tư vấn; huấn luyện, đào tạo; cung cấp bao bì; công ty in ấn; công ty may mặc (cung cấp trang phục cho các công ty thành viên); công ty quản lý… -Ngoài ra để đảm bảo giá trị đồng tiền mà MNCs kiếm được ở những nước có tình hình chính trị hay lạm phát cao. - Vai trò lớn nhất của hoạt động chuyển giá nhằm tối thiểu hóa các khoản thuế mà các tập đoàn phải nộp, để tối đa hóa lợi nhuận thu được. b. Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư (nơi có công ty mẹ của các tập đoàn đa quốc gia): - Thông qua hành vi “chuyển giá”, các công ty con ở nước ngoài chuyển lợi nhuận; doanh thu về nước (của công ty mẹ) dưới các hình thức như: mua giá cao đối với hàng hóa, nguyên vật liệu; trả chi phí đơn vị tư vấn, cung cấp quản trị, nguồn nhân lực… Điều này làm cho nước xuất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện các cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. - Nếu hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn về “hình thức” thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế - xã hội như: đóng góp nhiều thuế hơn cho Nhà nước, tác động tốt đến tăng trưởng GDP của nước xuất khẩu vốn đầu tư. c. Đối với nước tiếp nhận đầu tư (nơi có các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia): Khi có hoạt động “chuyển giá” ngược: lợi nhuận từ công ty mẹ chuyển sang các công ty con dưới hình thức trả chi phí mua hàng cao… (do nước thu hút đầu tư có mức thuế thấp) làm tăng thu nhập ngoại cho nước tiếp nhận vốn. Ở một số nước lại là thiên đường cho các doanh nghiệp thành lập công ty và phát triển do thuế thấp hoặc do quản lý chuyển giá ở những nơi này khá thông thoáng việc này là một thực tế và đã giúp cho nước tiếp nhận đầu tư thu được nhiều khoản khác thuế như là: các loại phí thành lập doanh nghiệp, phí duy trì doanh nghiệp, phí ngân hàng…. Làm tăng nguồn vốn ngoại tệ, tăng trưởng kinh tế 3.2. Hậu quả: a. Đối với các tập đoàn đa quốc gia: - Hậu quả của hoạt động “chuyển giá” đối với chủ đầu tư (MNC) là nếu hành vi chuyển giá bị phát hiện thì các MNC sẽ bị thực hiện chế tài phạt về hoạt động chuyển giá tuỳ theo mức độ vi phạm và theo quy định về chống “chuyển giá” của từng quốc gia. Hình thức phạt có thể là phần trăm áp dụng trên số thuế phải nộp hoặc phạt chuyển giá bằng mức thuế bổ sung cho những điều chỉnh vượt ngoài phạm vi mục tiêu, phạt trên số thuế trốn tránh được. - Kết quả hạch toán của từng công ty con của tập đoàn không phản ánh thực chất kết quả hoạt động kinh doanh, cho nên từng công ty thiếu cơ sở thực tiễn tin cậy để xây dựng chiến lược kinh doanh cho chính mình. - Phân tích hoạt động tài chính của tập đoàn phức tạp vì chính sách thuế, chi phí của từng nước thay đổi dẫn tới chiến lược “chuyển giá” của công ty thay đổi. b. Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư (nơi có công ty mẹ của các tập đoàn đa quốc gia): Khi các khoản thuế VAT, thuế TNDN, thuế nhập khẩu ở nước xuất khẩu vốn cao hơn ở nước nhập khẩu vốn, nếu không xét đến các yếu tố khác thì nước được lợi hơn là nước quy định mức các loại thuế thấp. Cụ thể việc nâng giá chuyển giao từ công ty con sang công ty mẹ, lợi nhuận được núp bóng dưới các hình thức nâng giá nguyên vật liệu, trả phí đơn vị, tư vấn… sẽ chạy từ công ty mẹ ra nước ngoài sang các công ty con vì nơi đây có mức thuế thấp. Hình thức này làm cho nước có nhà đầu tư xuất khẩu vốn thất thu một khoản thuế do hoạt động “chuyển giá” của các MNC gây ra. c. Đối với nước tiếp nhận đầu tư (nơi có các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia): - Trong một số trường hợp, công ty mẹ bán giá nguyên liệu rẻ, hỗ trợ tiền quảng cáo, chi phí tiếp thị… cho các công ty con, để các công ty con ở nước ngoài này sản xuất sản phẩm với giá thành thấp, nhờ đó mà chiếm lĩnh thị trường, loại đối thủ cạnh tranh là những nhà sản xuất nội địa cùng ngành hàng ra khỏi thị trường. Và khi đã độc quyền thì các công ty con mới nâng giá lên cao đạt được lợi nhuận siêu ngạch, lúc bấy giờ công ty mẹ mới nâng giá nguyên vật liệu đầu vào lên cao để chuyển lợi nhuận về nước. - Mặt khác, khi các MNC bán hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ với giá cao cho các công ty con ở nước ngoài, khiến lượng ngoại tệ thực chất là tiền lời của các công ty con được chuyển về công ty mẹ, làm cho lượng ngoại tệ (vốn) rời khỏi quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, tác động xấu đến hoạt động vĩ mô của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tóm lại, hoạt động “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia trong nhiều trường hợp làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu bị phá sản, tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Nhiều nhà kinh tế trên thế giới nghiên cứu nghiêm túc hiện tượng “chuyển giá” trong đầu tư quốc tế đã đưa ra kết luận: tác động tiêu cực lớn hơn, nhiều hơn so với lợi ích do chuyển giá mang lại cho nước xuất khẩu vốn, lẫn nước nhập khẩu vốn. Vì vậy, chính phủ các nước đã và đang tìm các giải pháp chống “chuyển giá” trong đầu tư quốc tế. Kinh nghiệm chống chuyển giá của một số nước trên thế giới. Như ta đã biết, hiện tượng chống “chuyển giá” đã xuất hiện từ lâu trên thế giới – khi các công ty đa quốc gia hình thành mạng lưới trên toàn cầu. Tuy nhiên, luật chống chuyển giá chỉ xuất hiện khoảng hơn một thập kỉ trở lại đây mà thôi. Dựa vào các cơ sở phân tích như trên, ta đi tóm lược lại một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Chống chuyển giá như sau: Một là, tác hại của thủ thuật chuyển giá không chỉ là ngân sách nhà nước bị mất đi một khoản thuế lớn, mà hàng năm chúng ta còn phải cân đối một lượng ngoại tệ không nhỏ cho việc nhập về những máy móc, nguyên liệu cao hơn giá trị thực của nó. Hai là, nguy hiểm hơn, nó còn tạo ra một mội trường kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước. Ba là, khi tình trạng thua lỗ ảo kéo dài, trong liên doanh bị kiệt sức và rút vốn, nhường sân cho đối tác là những dẫn dắt cho tình trạng thôn tính của những doanh nghiệp nước ngoài, cá lớn nuốt cá bé. Chính vì vậy, luật chống chuyển giá ra đời trong hơn một thập kỉ trở lại đây phần nào hướng dẫn và kiểm soát hiện tượng chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy không mang tính triệt để nhưng góp phần giảm thiểu lượng vốn thất thoát ra nước ngoài của các quốc gia trên thế giới. Dưới đây, ta đi nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước điển hình trên thế giới để từ đó có những đánh giá và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển hội nhập. Kinh nghiệm chống Chuyển giá của Hoa Kỳ Năm 1998, Hoa Kỳ ban hành đạo luật IRS ( Internal Revenue Service) section 482 dựa trên nguyên tắc giá thị trường đề làm cơ sở xác định giá chuyển giao giữa các MNC’s. 4.1.1 Định nghĩa định giá chuyển giao: Là việc sử dụng các phương pháp để xác định giá cả của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong một MNC phù hợp với thông lệ quốc tế và được chấp nhận bởi các quốc gia mà có các công ty con của công ty MNC đang hoạt động. Việc xác định giá chuyển giao là cần thiết cho công tác quản trị của các công ty thành viên trong MNC’s, nhưng khi giá chuyển giao nội bộ cao hoặc thấp hơn giá thị trường thì xảy ra hoạt động chuyển giao. Do vậy, nguyên tắc giá thị trường là cơ sở rất quan trọng cho việc xác định giá cả chuyển giao giữa công ty mẹ, công ty con. 4.1.2 Các phương pháp định giá chuyển gia trong IRS section 482: Phương pháp tự do có thề so sánh được (Comparable Uncontroller Price – CUP): phương pháp này dựa vào đơn giá sản phẩm, được áp dụng trong trường hợp giao dịch độc lập có điều kiện tương đương với giao dịch liện kết. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế thì phương pháp này lại không phát huy được hiệu quả khi xác định giá chuyển giao của các tài sản hữu hình, vì công ty phải xuất trình rất nhiều tài liệu mà những tài liệu này rất khó để kiểm chứng tính trung thực của nó Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method): phương pháp này áp dụng trong trường hợp không có giao dịch mua tương đương, không có thêm công đoạn gia công, lắp ráp làm tăng giá trị hàng hóa. Phương pháp chi phí vốn cộng thêm ( Cost plus Method): Phương pháp này được lựa chọn khi giao dịch liện kết thuộc khâu sản xuất khép kín để bán cho các bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho bên liên kết. Hai phương pháp giá bán lại và chi phí vốn cộng thêm được sử dụng rất rộng rãi ở Mỹ vì doanh nghiệp dễ xuất trình các tài liệu khi được đòi hỏi và cũng không quá phức tạp khi thu thập các thông tin và tài liệu Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Slipt Method): Phương pháp này cho phép tính ra thu nhập thuần trước thuế, là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Phương pháp này ở Mỹ là dễ ứng dụng nhất và ít tốn kém nhất nhưng độ tin cậy của nó thì không cao. Phương pháp chiết tách lợi nhuận có thể so sánh được ( The Comparable Profit Method): Các bên liên kết cùng thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp. Được mệnh danh là cường quốc số 1 về kinh tế của thế giới, những kinh nghiệm về Chống Chuyển giá của Hoa Kỳ tạo ra tiền đề cũng như cơ sở để các nước áp dụng vào tình hình thực tế của đất nước. Từ bài học ấy, có thể rút ra được là: Phải hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm đặt ra cơ sở pháp lý cho việc phát hiện ra và phạt hiện tượng chuyển giá Tùy vào từng trường hợp mà áp dụng các phương pháp định giá chuyển giao phù hợp, có thể kết hợp
Luận văn liên quan