Đề tài Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2000-2010

Sắp xếp, đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN để DNNN góp phần quan trọng bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Trong đó CPH DNNN là trọng tâm của cuộc cải cách này. Mục tiêu của việc CPH các DNNN nhằm: - Chuyển các DNNN không mang tính chiến lược vừa và nhỏ thành các công ty CP nhằm huy động vốn từ cán bộ công nhân viên và các nhà đầu tư bên ngoài để đổi mới công nghệ và phát triển các doanh nghiệp. - Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên của DN và các nhà đầu tư sở hữu cổ phần đóng vai trò các chủ sở hữu thưc sự và tạo nhiều động lực cho việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Các DN đã cổ phần hoá hưởng các ưu đãi (như giảm 50% thuế thu nhập trong thời gian hai năm đầu hoạt động, được vay vốn từ các ngân hàng quốc doanh theo các điều kiện tương đương với các DNNN), và cán bộ công nhân viên của các DN được hưởng những ưu đãi trong quá trình CPH (một phần trong số cổ tức trả cho cổ phần nhà nước, được mua chịu cổ phần, được bảo đảm không bị sa thải đột xuất). - Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp. - Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2479 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2000-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục: I- Một số vấn đề chung về CPH DNNN ở VN Vài nét về DNNN VN trước Đôi mới và yêu cầu cải cách Các chính sách cơ bản về CPH 2.1 Mục tiêu CPH 2.2 Các hình thức CPH và quy trình thực hiện 2.2.1 Các hình thức CPH 2.2.2 Quy trình thực hiện CPH Thực trạng CPH qua các giai đoạn Giai đoạn 1 (6/1992 – 4/1996): Cổ phần hoá tự nguyện Giai đoạn 2 (từ 5/ 1996 đến 5/1998): Mở rộng chương trình thí điểm Giai đoạn 3 ( từ 6/1998 đến 5/2002): Tăng tốc chương trình cổ phần hoá Giai đoạn 4: Tiếp tục đẩy mạnh chương trình CPH Đánh giá chung về CPH DNNN ở VN Những Kết quả chủ yếu Một số hạn chế, tồn tại và Nguyên nhân CPH Một số vấn đề về “Hậu CPH” IV- Một số kiến nghị Phụ lục: Hệ thống văn bản pháp lý CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC I- Một số vấn đề chung về CPH DNNN ở VN Vài nét về DNNN VN trước Đôi mới và yêu cầu cải cách Trước đổi mới, Kinh tế quốc doanh (KTQD) mà đại diện là các xí nghiệp quốc doanh (XNQD) được coi là pháo đài, là trụ cột của CNXH, vì vậy nó được đầu tư phát triển mạnh, đẵc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông… Trong giai đoạn 1960-1975: Về lượng: Năm 1960 có 1 014 XNQD với 113 900 lao động Năm 1975 có 1 335 XNQD với 358 800 lao động Về chất: Tỷ trọng giá trị của khu vực CNQD/TGTSLCN là: 1965: 63.2 %; 1972: 62.9 % Tỷ trọng KTQD/GDP năm 1960: 28.4 %; năm 1975: 32.3 % Điều này thể hiện hiệu quả hoạt động của KVQD thấp: Số lượng XN tăng lên nhưng tỷ trọng giá trị sản lượng của nó trong TGTSLCN và GDP đều giảm Nguồn đầu tư của nhà nước tập trung cho CNQD tăng 11.2 lần thời kỳ 1960-1972, nhưng tỷ trọng giá trị của nó trong TGTCN lại giảm1965: 63.2 % ; 1972: 62.9 % XNQD giữ vai trò độc quyền trong điện lực, khai thác mỏ, cơ khí, hoá chất, VLXD, sành sứ, dệt may da, thực phẩm, in, văn hóa phẩm … Các XNCNQD địa phương được đầu tư phát triển mạnh hơn các XNCNQD trung ương. Trong giai đoạn 1976-1986: Về cơ bản tư tưởng chỉ đạo và thực tế phát triển KTQD vẫn chưa có thay đổi đáng kể Trong 10 năm này, số lượng XNQD vẫn tăng lên 1.68 lần Tỷ trọng KTQD/GDP: 1975: 32.3% ; 1980: 35.4% ; 1986: 37.3% Tốc độ tăng trưởng khu vực KTQD (giá so sánh năm 1970) đơn vị: %  KTQD  KTNQD  Toàn bộ nền KT   1977  6.4  4.6  5.3   1980  -16.9  4  -3.6   1986  1.7  3.7  2.8   Từ hội nghị TƯ 6 khóa 4 (1979) nhiều chính sách quan trọng đã được đưa ra với tinh thần cơ bản làm cho sản xuất bung ra đúng hướng. Tuy nhiên, thực tế KTQD chỉ có sự phát triển về số lượng còn chất lượng vẫn thấp. KTQD nắm toàn bộ các ngành then chốt nhưng đóng góp vào TSPXh chỉ từ 35-37% thời kỳ 1980-1985, CNQD chỉ đóng góp 68.6% GTTSLCN, TNQD chỉ đóng góp 29.8% tổng mức bán lẻ. Kết luận: chính sự yếu kém trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của KTQD đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có sự đổi mới. Các chính sách cơ bản về CPH 2.1 Mục tiêu CPH Sắp xếp, đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN để DNNN góp phần quan trọng bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Trong đó CPH DNNN là trọng tâm của cuộc cải cách này. Mục tiêu của việc CPH các DNNN nhằm: Chuyển các DNNN không mang tính chiến lược vừa và nhỏ thành các công ty CP nhằm huy động vốn từ cán bộ công nhân viên và các nhà đầu tư bên ngoài để đổi mới công nghệ và phát triển các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên của DN và các nhà đầu tư sở hữu cổ phần đóng vai trò các chủ sở hữu thưc sự và tạo nhiều động lực cho việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Các DN đã cổ phần hoá hưởng các ưu đãi (như giảm 50% thuế thu nhập trong thời gian hai năm đầu hoạt động, được vay vốn từ các ngân hàng quốc doanh theo các điều kiện tương đương với các DNNN), và cán bộ công nhân viên của các DN được hưởng những ưu đãi trong quá trình CPH (một phần trong số cổ tức trả cho cổ phần nhà nước, được mua chịu cổ phần, được bảo đảm không bị sa thải đột xuất). Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp. Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. 2.2 Các hình thức CPH và quy trình thực hiện 2.2.1 Các hình thức CPH Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nứơc vừa phát hành thêm cổ phiếu Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu. 2.2.2 Quy trình thực hiện CPH Xây dựng phương án cổ phần hoá, trong đó quan trọng nhất là công tác kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp. Tổ chức bán cổ phần theo các phương thức bán đấu giá trực tiếp tại DN, bán cổ phần tại tổ chức tài chính trung gian và bán cổ phần tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hoàn tất việc chuyển DN thành công ty cổ phần. Thực trạng CPH qua các giai đoạn Giai đoạn 1 (6/1992 – 4/1996): Cổ phần hoá tự nguyện Quá trình CPH DNNN ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1992 sau QĐ 2002/CP (8/6/1992), Nhà nước chỉ chọn một số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh có lãi và tự nguyện CPH để thực hiện thí điểm, cụ thể chọn 7 DN để CPH, nhưng đã xin rút khỏi danh sách. Rút kinh nghiệm, sau đó chọn doanh nghiệp tự nguyện có đủ điều kiện, đồng thời nhằm đẩy nhanh công tác thí điểm CPH, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 84/TTg ngày 4-8-1993 về xúc tiến thực hiện CPH DNNN. Kết quả đã có 5 DNNN trong tổng số 6000 DNNN, thuộc 2 bộ, 2 địa phương và 1 Tổng công ty chuyển thành công ty cổ phần. Tổng số vốn điều lệ tại thời điểm CPH là 38,393 tỷ đồng. Điểm nổi bật của giai đoạn này là thành lập, củng cố và cải thiện hoạt động của các tổng công ty, với hy vọng sớm trở thành các tập đoàn kinh tế mạnh, làm trụ cột cho năng lực cạnh tranh và phát triển nền kinh tế đất nước. Đồng thời, có những cố gắng thử nghiệm đưa các yếu tố mô hình công ty hiện đại áp dụng vào DN nhà nước. Nhìn chung, các DNNN tiến hành CPH trong giai đoạn này thuộc diện vừa và nhỏ, vốn ít (dưới 10 tỷ), phần lớn mang tính dịch vụ, kinh doanh hiệu quả và không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, tập thể CBCNV tự nguyện tham gia thí điểm CPH. Giai đoạn 2 (từ 5/ 1996 đến 5/1998): Mở rộng chương trình thí điểm Trên cơ sở đánh giá kết quả thí điểm, nhận thức được sự cần thiết phải có một giải pháp CPH mạnh hơn, ngày 7/5/1996, chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP. Nghị định này mở rộng quy mô CPH tới tất cả các doanh nghiệp không mang tính chiến lược cỡ vừa và nhỏ và yêu cầu các cơ quan chủ quản DNNN (các bộ, các cơ quan ngang bộ, UBND và các tổng công ty nhà nước) lựa chọn các doanh nghiệp để CPH. Nghị định này ra đời đã tạo điều kiện thúc đẩy CPH nhanh hơn. Đối tượng, mục tiêu CPH, nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu đãi doanh nghiệp và người lao động được quy định cụ thể hơn. Nghị định 28_CP và các quy định bổ sung đã làm nền tảng cho quá trình CPH mở rộng. Kết quả sau hơn 2 năm thực hiện đã có 28 DNNN thuộc 2 bộ, 11 địa phương và 2 Tổng công ty 91 tiến hành CPH thành công với tổng số vốn điều lệ tại thời điểm CPH là 243,042 tỷ đồng. Trong đó có 6 DN trên 10 tỷ đồng (chiếm 20,8%). Giai đoạn 3 ( từ 6/1998 đến 5/2002): Tăng tốc chương trình cổ phần hoá Từ năm 1998 chương trình thí điểm được thay thế bằng một kế hoạch cổ phần hoá kiên quyết hơn với sự ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP và các văn bản có liên quan. Đây có thể là khuôn khổ pháp lý đầu tiên về cổ phần hoá ở Việt Nam. Các DNNN lúc này không có quyền lựa chọn có tham gia vào chương trình cổ phần hoá hay không mà chính phủ chủ động phân loại tất cả DNNN thanh 3 nhóm theo mức độ quan trọng của nó. Cải cách DN nhà nước lại thêm bước chuyển mới và chia thành “hai hướng”. Các DN nhà nước được phân loại theo quy mô, ngành, nghề kinh doanh và mức độ hiệu quả. Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% sở hữu đối với các DN có quy mô vừa và lớn, các DN hoạt động trong những ngành, nghề và địa bàn quan trọng, kinh doanh có hiệu quả. Đối với những DN này, thì “sắp xếp lại, đổi mới quản lý” là giải pháp chính sách chủ yếu để nâng cao hiệu quả, là hướng thứ nhất. Và hướng thứ hai, các DN nhỏ, kinh doanh thua lỗ kéo dài không thể khắc phục được thì thực hiện chuyển đổi sở hữu thông qua cổ phần hóa, giao, bán, khoán và cho thuê.v.v... chủ trương, phạm vi áp dụng của hướng 2 (chuyển đổi sở hữu) đang ngày càng được mở rộng về quy mô, ngành, nghề và mức độ hiệu quả. Tiến độ CPH của gia đoạn này rất ấn tượng. Từ tháng 6/1998 đến tháng 5/2002, cả nước CPH được 845 DNNN. Như vậy cho đến tháng 5/2002, Chính phủ đã CPH được khoảng 15% tổng số DNNN. Tuy nhiên, vốn của các DN này chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng số vốn của khu vực DNNN. Giai đoạn 4: Tiếp tục đẩy mạnh chương trình CPH Nhận thấy tốc độ CPH ngày càng chững lại, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP để hoàn thiện khung pháp lý cho CPH nhằm tăng tốc chương trình CPH với những điểm đáng chú ý: Chính phủ cho phép các Bộ, ngành, chính quyền địa phương và các tổng công ty có nhiều thẩm quyền hơn trong quyết định CPH. Các quỹ phúc lợi được thành lập để trợ cấp hoặc đào tạo lại lao động bị sa thải. Những DNNN không có tầm quan trọng chiến lược và có vốn dướI 5 tỷ bị doạ đóng cửa nếu không chịu CPH. Giới hạn trần của tỷ lệ CPH dành cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài được điều chỉnh từ 25% lên 30%.cho các DN thuộc nhóm 2 và 3. Các phương thức định giá và bán DNNN được phép linh hoạt hơn. Tháng 11 năm 2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP để thay thế Nghi định số 64/2002/NĐ-CP. Nghị định này giúp giải quyết những vướng mắc liên quan tới nợ xấu của các DNNN. Đồng thời Nghị định này cũng dọn đường để áp dụng các phương pháp thị trường trong việc định giá DNNN dự định CPH. Đánh giá chung về CPH DNNN ở VN Những Kết quả chủ yếu Quy mô số lượng, cơ cấu cổ phần hoá Từ năm 1992 đến cuối năm 2004 đầu năm 2005, trong phạm vi cả nước, tổng số đã cổ phần hoá được 2.242 doanh nghiệp Nhà nước và bộ phận doanh nghiệp, đặc biệt mạnh nhất là các năm 2001 đến năm 2004, cổ phần hoá được 1.654 doanh nghiệp, trong số đó cơ cấu như sau: */ Nếu tính cơ cấu theo ngành: Tên ngành  Cơ cấu %   Công nghiệp, giao thông, xây dựng  65,5   Thương mại, dịch vụ  28,7   Nông, lâm, ngư nghiệp  5,8   */ Nếu tính cơ cấu theo địa phương, bộ: Tên địa phương  Cơ cấu %   Tỉnh, thành phố trực thuộc TW  65,7   Các bộ, ngành TW  25,8   Các tổng công ty 91  8,5   Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trung ương Quy mô vốn, cơ cấu vốn cổ phần hoá Trong tổng số 2.242 doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá, tổng số vốn được cổ phần hoá đạt 17.700 tỷ đồng bằng 8,2% tổng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được chia thành nhiều cấp độ vốn khác nhau, cơ cấu cụ thể: Lượng vốn  Cơ cấu vốn %   Dưới 5 tỷ đồng  59,2   Từ 5 – 10 tỷ đồng  22,3   Trên 10 tỷ đồng  18,5   Tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ngày càng được đẩy nhanh. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hằng năm của Tổng cục Thống kê từ năm 2000 cho thấy, từ số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước chỉ có 305 doanh nghiệp trong năm 2000 đã lên 470 doanh nghiệp trong năm 2001, tăng 54,1%; lên 557 doanh nghiệp trong năm 2002, tăng 18,7%; lên 669 doanh nghiệp trong năm 2003, tăng 19,9%; lên 815 doanh nghiệp trong 2004, tăng 21,8% và lên 1.096 doanh nghiệp trong năm 2005, tăng 34,5%. Sau 5 năm đã tăng thêm 791 doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, tăng gấp gần 3,6 lần và bình quân mỗi năm tăng 158 doanh nghiệp, tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 29,8%/năm. Về số lao động trong các công ty cổ phần có vốn nhà nước đến 31 tháng 12 hằng năm đã từ gần 62 ngàn người cuối năm 2000 lên gần 281 ngàn người cuối năm 2005, sau 5 năm đã tăng thêm gần 219 ngàn lao động, tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là hơn 4,5 lần và bình quân mỗi năm đã tăng 35,9%. Về vốn sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn nhà nước đến 31 tháng 12 hằng năm đã từ 10.417 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2000 lên 109.520 tỷ ở thời điểm cuối năm 2005; sau 5 năm đã tăng thêm 99.103 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng lên 19.821 tỷ; tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là gấp 10,5 lần và bình quân mỗi năm tăng 65,6%. Về giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các công ty cổ phần có vốn nhà nước có đến 31 tháng 12 hằng năm đã từ 2.947 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2000 lên 25.077 tỷ cuối năm 2005; sau 5 năm đã tăng thêm 22.130 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 4.426 tỷ; tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là hơn 8,5 lần và bình quân mỗi năm tăng 59,9%. Về doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn nhà nước hằng năm đã từ 10.275 tỷ đồng năm 2000 lên 103.887 tỷ trong năm 2005; sau 5 năm đã tăng thêm 93.592 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 18.718 tỷ; tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 10,1 lần và bình quân mỗi năm tăng lên 61,1%. Với tốc độ tằng bình quân hằng năm về số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước (DNNN cổ phần hoá) chỉ ở mức tăng 29,8% và về số lao động chỉ tăng 35,9%/năm, nhưng các chỉ tiêu về vốn, tài sản và kết quả sản xuất kinh doanh đã tăng lên với tốc độ gấp đôi. Cụ thể tốc độ tăng bình quân về vốn là 65,6%/năm, tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn đã tăng 59,9%/năm và doanh thu thuần sản xuất kinh doanh đã tăng 61,1%/năm. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá năng lực sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh đã được tăng lên rất đáng kể. Từ đó có thể đánh giá được rằng, mục tiêu quan trọng nhất của tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đặt ra là nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được ở mức rất cao. Cùng với tiến trình cổ phần hoá, sắp xếp lại, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hoá là chủ yếu đã làm cho số doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn giảm đi một cách tương ứng. Từ số doanh nghiệp nhà nước có ở thời điểm 31/12/2000 là 5.759 doanh nghiệp đến 31/12/2005 chỉ còn 4.086 doanh nghiệp, đã giảm đi 1.673 doanh nghiệp, bình quân mỗi năm đã giảm đi 335 doanh nghiệp; tương ứng với tốc độ giảm chung trong 5 năm là 29,1% và bình quân mỗi năm đã giảm 6,6% số doanh nghiệp. Do số doanh nghiệp được cổ phần hoá ngày càng tăng cao và số doanh nghiệp nhà nước chưa cố phần hoá ngày càng giảm đi nên tỷ trọng các công ty cổ phần có vốn nhà nước đã chiếm ngày càng lớn, từ 5,3% vào thời điểm cuối năm 2000 đã lên chiếm 26,8% đến thời điểm cuối năm 2005 và ngược lại doanh nghiệp nhà nước còn nắm giữ 100% vốn đã từ chiếm 94,7% cuối năm 2000 xuống chỉ còn 73,2% đến cuối năm 2005. Về số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước tuy có giảm đi sau 5 năm, nhưng không nhiều, chỉ giảm 47.672 người và bình quân mỗi năm giảm 9.534 người; tương ứng với tỷ lệ giảm đi sau 5 năm là 2,3% và bình quân giảm 0,3%/năm. Tuy nhiên, về các chỉ tiêu vốn cho sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định & đầu tư tài chính dài hạn, doanh thu thuần từ sản suất kinh doanh của doanh nghiệp khu vực kinh tế 100% vốn nhà nước sau 5 năm đẩy mạnh cổ phần hoá và sắp lại không những không giảm mà còn được tăng lên khá lớn: - Vốn sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp nhà nước từ 670.234 tỷ đồng có đến cuối năm 2000 đã lên 1.338.255 tỷ, tăng lên 668.021 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 133.604 tỷ; tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 99,7% và bình quân mỗi năm tăng 14,9%. - Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp nhà nước từ 259.856 tỷ đồng có đến cuối năm 2000 đã lên 487.210 tỷ đến thời điểm cuối năm 2005, sau 5 năm đã tăng thêm 257.354 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 51.471 tỷ; tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 112,0% và bình quân mỗi năm tăng 16,5%. - Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp nhà nước từ 444.673 tỷ đồng trong năm 2000 đã lên 838.396 tỷ trong năm 2005, sau 5 năm tăng thêm 393.723 tỷ, bình quân mỗi năm tăng lên 78.745 tỷ; tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 88,5% và bình quân mỗi năm tăng 14,0%. Một số số liệu cụ thể về số lượng doanh nghiệp nhà nước và số công ty cổ phần có vốn nhà nước cũng như các chỉ tiêu vốn, lao đông, tài sản và doanh thu của từng loại doanh nghiệp từ năm 2000 đến 2005 như sau: Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp NN và công ty cổ phần có vốn NN  2001  2002  2003  2004  2005   - Số doanh nghiệp nhà nước (DN)  5355  5363  4845  4596  4086   - Số công ty CP có vốn nhà nước (DN)  470  558  669  815  1096   - Số lao động DN nhà nước (người)  2114324  2259858  2264942  2249902  2040859   - Số lao động CTCP có vốn NN (người)  114266  144347  160879  184050  280778   - Tổng số vốn DN nhà nước (tỷ VNĐ)  781705  858560  932942  1128483  1338255   - Tổng vốn CTCP có vốn NN (tỷ VNĐ)  27211  39161  56094  76992  109520   - Giá trị TSCĐ DNNN (tỷ VNĐ)  263153  309084  332077  359952  487210   -Giá trị TSCĐ CTCPcó vốn NN (tỷVNĐ)  7390  9937  12291  21180  25077   - Doanh thu thuần DN nhà nước (tỷVNĐ)  460029  611167  666202  708045  838396   - D.thu thuần CTCP có vốn NN (tỷVNĐ)  21934  29364  42535  62688  103867   Nguồn: Tổng cục thống kê Như vậy có thể thấy rằng, chủ trương cổ phần hoá những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm tạo động lực và cơ chế quản lý năng động sáng tạo, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và làm ăn có hiệu quả, trong 5 năm từ 2001 đến 2005 đã đạt được những mục tiêu và kết quả rõ rệt. Đó là số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá đã tăng lên khá nhanh cả về số lượng doanh nghiệp, lẫn năng lực sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt đông. Đồng thời, đối với các doanh nghiệp nhà nước còn nắm giữ 100% vốn không những chỉ giảm được số lượng cần thiết mà năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn lại này cũng được tăng lên đáng kể cùng với các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá. Điều đó đã khẳng định rằng, chủ trương cổ phần hoá, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước của chúng ta trong những năm qua là hoàn toàn đúng đắn và đạt kết quả đáng ghi nhận. Công tác CPH được đẩy mạnh hơn sau khi Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt các đề án tổng thể sắp xếp, đổi mớI DNNN của các Bộ, ngành, địa phương và Tổng công ty 91 theo Nghị định Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX). Năm 2006 ghi nhận một bước tiến mớI trong cổ phần hoá các Tổng công ty, DNNN độc lập quy mô lớn và doanh nghiệp thành viên quy mô lớn của tổng công ty. Bảng: Tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới DNNN 2002-2006 Hình thức  2006  2005  2004  2003  2002   Kế hoạch sắp xếp, ĐM  1.111  730  906  1.526  502   Thực hiện  293  933  998  942  215   KHCPH  563  700  751  -  -   CPH  154  693  753  532  164   Giao  9  20  24  50  34   Bán  12  24  19  24  17   Thuê khoán  0  1  3  11  8   Sáp nhập  29  18  68  152  83   Hợp nhất  2  8  7  47  44   Giải thể  14  35  35  50  27   Phá sản  10  14  12  4  2   Chuyển sang sự nghiệp có thu  5  16  16  29  33   Chuyển đi  2  6  20  29  15   Chuyển sang Cty TNHH 1 thành viên  56  98  41  14  0   Thành lập mới  0  12  -  18  37  
Luận văn liên quan