Đề tài Cổ phần hóa ở Việt Nam

Cổ phần hoá (CPH) là việc chuyển đổi hình thức đơn sở hữu sang đa sở hữu nhằm huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Ở nước ta nói đến CPH tức là nói đến CPH các doanh nghiệp nhà nước. Theo điều 1 ở nghị định 109,CPH là sự chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Công ty cổ phần: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định); - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ). - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cổ phần hóa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẢO LUẬN KDQT Chủ đề: CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM Nhóm Galaxy – Lớp KDQT Thành viên: 1. Trịnh Bá Mạnh 2. Trần Trọng Linh 3. Nguyễn Duy Tùng KẾT CẤU BÀI VIẾT I. Tổng quan về Cổ phần hóa ở Việt Nam Khái niệm Cổ phần hóa. Tính tất yếu khách quan của việc Cổ phần hóa ở Việt Nam. Phương thức tiến hành Cổ phần hóa ở Việt Nam. Các giai đoạn Cổ phần hóa ở Việt Nam. II. Thực trạng Cổ phần hóa ở Việt Nam những năm vừa qua Tình hình cổ phần hóa trong các ngành. Những cái được trong Cổ phần hóa ở Việt Nam. Những bất cập còn tồn tại trong Cổ phần hóa ở Việt Nam hiện nay. III. Một số hướng giải quyết cho những bất cập còn tồn tại IV.Cổ phần hóa và tư nhân hóa CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM NỘI DUNG I. Tổng quan về cổ phần hóa ở VN Khái niệm: Cổ phần hoá (CPH) là việc chuyển đổi hình thức đơn sở hữu sang đa sở hữu nhằm huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Ở nước ta nói đến CPH tức là nói đến CPH các doanh nghiệp nhà nước. Theo điều 1 ở nghị định 109,CPH là sự chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Công ty cổ phần: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định); - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ). - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ưu điểm: - Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao; - Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề; - Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; - Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; - Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Nhược điểm: Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như. - Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; -  Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán. Tính tất yếu khách quan của việc CPH ở VN: Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận trong tổng thể công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mục tiêu của đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với mục tiêu chung của toàn bộ chương trình đổi mới nền kinh tế, trong đó điều cốt lõi là nguyên tắc thị trường sẽ thay thế nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung. Xác định rõ muốn làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì các doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt động hiệu quả hơn vì nền kinh tế không thể trông cậy vào một lực lượng được gọi là chủ đạo khi nó hoạt động kém hiệu quả. Trước tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, chính phủ đã ra quyết định đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên nhiều giác độ nhưng bao trùm là xu hướng cổ phần hoá. Hơn nữa,CPH đang là xu hướng toàn cầu, nó đem lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế của một quốc gia cũng như sự phát triển cho một doanh nghiệp và người lao động : Đối với toàn bộ nền kinh tế: các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đa số hoạt động hiệu quả hơn do đó trực tiếp tác động đến nền kinh tế của quốc gia. Hơn nữa Nhà nước cũng thu được một phần thặng dư từ việc bán cổ phần của các doanh nghiệp, số tiền này để đầu tư phát triển nền kinh tế của quốc gia. Đối với doanh nghiệp: CPH sẽ thúc đẩy thay đổi cơ cấu đặc biệt là cơ cấu quản trị, thay đổi lề lối làm việc khiến cho doanh nghiệp hoạt động năng động hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Hơn nữa sau khi CPH, doanh nghiệp sẽ thu hút được một lượng vốn đầu tư đáng kể để có thể phát triển việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đối với người lao động: số việc làm nhiều hơn, người lao động sẽ chuyển sang làm việc trong một môi trường năng động hơn, cạnh tranh hơn để có thể phát huy được khả năng của mình. Thu nhập của người lao động cũng có những cải biến rõ rệt. Phương thức thực hiện CPH ở VN: Theo nghị định 109/2007 NĐ-CP thay cho nghị định 187/2004 NĐ-CP thì đối tượng cổ phần hoá đã được mở rộng thêm rất nhiều bao gồm: Công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương. Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế (sau đây gọi tắt là tập đoàn), Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước). Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập. Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Về hình thức cổ phần hoá: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Về phương thức bán cổ phần lần đầu cũng được mở rộng. Ngoài việc thực hiện theo các phương thức đấu giá công khai còn cho phép bảo lãnh phát hành, thoả thuận trực tiếp và tuỳ theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan quyết định cổ phần hoá xác định phương thức bán cổ phần một cách phù hợp. Về cơ cấu vốn cổ phần sau khi bán cổ phần lần đầu, ngoài cổ phần nhà nước nắm giữ theo quy định thì cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác không dưới 25% vốn điều lệ. Riêng đối với các công ty có vốn >500 tỷ hoặc hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề đặc thù (bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác mỏ quý hiếm) thì do cơ quan thẩm quyền quyết định.Công đoàn tại doanh nghiệp sở hữu không quá 3% vốn điều lệ, người lao động được mua tối đa 100 cổ phiếu cho mỗi năm thực tế đi làm. Các giai đoạn CPH ở VN: - Giai đoạn thí điểm (1992-5/1996): Ngày 8/6/1992 Chính phủ ban hành quyết định số 202/CT về thí điểm chuyển đổi một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Kết quả là có 5 DNNN thuộc 2 bộ, 2 địa phương và 1 tổng công ty chuyển thành CTCP. Tổng vốn điều lệ tại thời điểm CPH là 38,393 tỷ đồng. Nhưng chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ. - Giai đoạn mở rộng thí điểm ( cuối năm 1996-6/1998): Chính phủ ban hành nghị định 28/CP thay cho quyết định 202/CT. Kết quả là có 25 DNNN thuộc 2 bộ, 11 địa phương và có 2 tổng công ty tiến hành CPH với tổng vốn điều lệ lên đến 243,042 tỷ đồng ,trong đó có 6 doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng. - Giai đoạn triển khai ( từ 1998 đến nay): Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thực sự có bước chuyển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần vào tháng 6/1998, trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp cổ phần hoá. Nghị định này đã trở thành đòn bẩy đưa lộ trình cổ phần hoá đi nhanh hơn. Chính phủ ban hành nhiều quy định mới mà điển hình là nghị định 109/NĐ-CP giúp cho việc CPH dễ dàng hơn. Kết quả là những năm gần đây số lượng các công ty cổ phần hóa ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ vốn lớn trong tổng số vốn điều lệ. Hiện nay Nhà nước vẫn đang tiếp tục công cuộc CPH và đang tiến tới CPH 5 ngân hàng thương mại. Nếu CPH được năm ngân hàng này sẽ là một bước tiến lớn trong việc thực hiện chương trình CPH của nước ta. CPH đã và đang đem lại một bộ mặt mới cho nền kinh tế Việt Nam. II. Thực trạng CPH ở VN Tình hình CPH trong các ngành: Tính đến hết năm 2005, cả nước đã cổ phần hoá được 2.935 doanh nghiệp nhà nước. Tổng số vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tính đến năm 2005 của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá khoảng 12% toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, chính phủ đã đưa vào danh sách 73 doanh nghiệp nhà nước trong kế hoạch bán cổ phần hay còn gọi là cổ phần hóa những doanh nghiệp này trước năm 2010. Khi cổ phần hoá, giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước đã được đánh giá lại tăng thêm 18,4% so với giá trị còn lại trên sổ sách (chưa kể giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tăng thêm do bán đấu giá cổ phần). Cổ phần hoá đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp. Bình quân, Nhà nước đang nắm giữ 46,3%; người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ 29,6% và cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ 24,1% vốn điều lệ. Nhìn chung, các doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả hơn. Một số ngành đi đầu trong công cuộc cổ phần hóa bao gồm ngân hàng, GTVT, Bưu chính viễn thông, xây dựng, điện.. Theo số liệu của Bộ Tài chính, nếu như năm 2008, cả nước cổ phần hóa được 349 doanh nghiệp, thì năm 2009 chỉ cổ phần hóa được vỏn vẹn 65 doanh nghiệp trong tổng số 714 doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong giai đoạn 2009 - 2010. Cụ thể, tính đến cuối năm 2008, cả nước mới cổ phần hóa được 77 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, trong đó chỉ có 17 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 500 tỷ đồng (76% trong số 3.845 doanh nghiệp đã cổ phần hóa từ năm 2008 trở về trước có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng). Giai đoạn 2003 - 2005, tốc độ cổ phần hóa được đẩy mạnh, với 2.290 doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu, nhưng chỉ có 29 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng được cổ phần hóa. Hay năm 2008, cả nước chỉ cổ phần hóa được 10 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, trong tổng số 349 doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu. Trong khi đó, trong năm 2009 và 2010, theo kế hoạch, phải cổ phần hóa 65 tập đoàn, tổng công ty có quy mô vốn bình quân trên 1.000 tỷ đồng. Cổ phần hóa ngân hàng: Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, 5 NHTM NN hiện đang tích cực và khẩn trương thực hiện các bước trong quy trình chuyển doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước sang công ty cổ phần Trong số 73 doanh nghiệp nằm trong kế hoạch cổ phần hóa trước năm 2010 có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam sẽ được cổ phần hóa trước cuối năm nay. Theo kế hoạch, lộ trình IPO của 4 NHTM NN gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) sẽ được thực hiện trong quý III và IV năm 2007.Trong số này có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư Phát triển là hai ngân hàng lớn thứ nhì và thứ ba của Việt Nam. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sẽ thực hiện vào năm 2008. Đến nay mới chỉ có 2/5 ngân hàng quốc doanh được CPH là Vietcombank và Viettinbank Cổ phần hóa các doanh nghiệp xây dựng: Đến hết tháng 6/2007, Bộ Xây dựng đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp cho 325 đơn vị, phê duyệt phương án cổ phần hóa cho 323 đơn vị và chuyển thành công ty cổ phần 317 đơn vị. Giá trị phần vốn Nhà nước tại các đơn vị cổ phần hóa đã tăng lên 4.273,244 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với sổ sách. Cổ phần hóa ngành dầu khí: Theo báo cáo thực hiện Đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam theo Quyết định 198/2006/QĐ-TTg, đến nay, ngành dầu khí đã cơ bản hoàn thành kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt công tác cổ phần hoá đã sớm đạt kế hoạch. Hiện Tập đoàn đã hoàn thành cơ bản cổ phần hóa 11 đơn vị thành viên trong kế hoạch Chính phủ phê duyệt, đã bán đấu giá thành công ra thị trường 289.512.288 cổ phần (đạt 94,2% số chào bán), tương đương 2.895 tỷ đồng giá trị mệnh giá, thu về 14.960 tỷ đồng (bình quân gấp 5,2 lần mệnh giá), thặng dư vốn đạt 12.064 tỷ đồng. Tập đoàn cũng đã cơ cấu lại vốn tại các công ty cổ phần hóa, giảm tỷ lệ nắm giữ của nhà nước tại các công ty cổ phần và thu về 16.345 tỷ đồng để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn (trong đó giá trị vốn gốc là 4.286 tỷ đồng, thặng dư là 12.064 tỷ đồng). Cụ thể: vốn nhà nước tại 11 doanh nghiệp trước chuyển đổi là 8.896 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ tại 11 công ty đã cổ phần hoá là 7.535 tỷ đồng, trong đó nhà nước chỉ còn nắm giữ 4.611 tỷ đồng mệnh giá tương đương 61,2% vốn điều lệ, 38,8% vốn điều lệ, phần còn lại được bán cho cán bộ công nhân viên, cổ đông chiến lược và các cổ đông bên ngoài. Trong quá trình đó, đã giải quyết chế độ cho 1.072 người với số tiền 16,3 tỷ đồng, đào tạo lại gần 800 lao động với kinh phí được phê duyệt trong phương án cổ phần hoá là hơn 1 tỷ đồng. Cổ phần hóa ngành giao thông vận tải: Cổ phần hóa ngành giao thông vận tải vẫn chậm. Thời gian gần đây công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là công tác cổ phần hóa trong ngành có dấu hiệu chững lại. Năm 2006, ngành giao thông vận tải mới chỉ cổ phần hóa được gần một nửa trong số 74 doanh nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ. Sang năm 2007, con số này còn thấp hơn khi cả nửa đầu năm, số doanh nghiệp được cổ phần hóa chỉ đạt khoảng 7%. Vì vậy, để đạt ở mức cao nhất tổng số 165 doanh nghiệp phải sắp xếp, chuyển đổi theo chỉ tiêu, ngành giao thông sẽ phải tính đến các phương án đẩy mạnh các hình thức khác như thực hiện bán 4 doanh nghiệp; phá sản 5 doanh nghiệp; sáp nhập 5 doanh nghiệp thành doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ; làm thủ tục công nhận các công ty Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích; tiếp tục sắp xếp lại các đoạn quản lý đường sông trong đó chuyển một số đoạn sang hình thức công ty cổ phần Nhà nước nắm cổ phần chi phối; thành lập mới 3 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng lên kế hoạch trong 2 năm 2007- 2008 sẽ thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi tất cả các công ty thành viên thuộc các tổng công ty 90, 91 trực thuộc để tạo tiền đề để hoàn tất chuyển đổi mô hình hoạt động các tổng công ty trong năm 2009. Cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông: Bốn năm qua, không thiếu các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài, trong đó có France Telecom và ST Telemedia, bày tỏ sự quan tâm lớn tới quá trình cổ phần hóa những “con gà đẻ trứng vàng” như MobiFone, VinaPhone hay Viettel. Gần đây nhất, trong một cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện công ty tư vấn Investelecom cho biết, hiện Orascom Telecom Holding của Ai Cập và Etisalat Group của UAE cũng bày tỏ nguyện vọng muốn trở thành đối tác chiến lược của MobiFone. Đây là hai hãng viễn thông xếp thứ 11 và 14 (theo thứ tự) trên thế giới về số lượng thuê bao. Có vẻ như chỉ có một “điểm sáng” là EVN Telecom. Công ty này cam kết sẽ hoàn tất quá trình cổ phần hóa trong năm 2010. Hiện EVN Telecom đang xác định lại giá trị doanh nghiệp. Còn đối với MobiFone, mọi việc dường như án binh bất động kể từ khi có tin cho rằng hãng Credit Suisse xác định giá trị doanh nghiệp của MobiFone là 2 tỷ USD hồi năm 2009. Còn đối với VinaPhone, do mô hình tập đoàn mới của VNPT vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt nên kế hoạch cổ phần hóa VinaPhone vẫn bị treo lại. Chưa ai rõ kế hoạch và thời hạn cổ phần hóa VinaPhone bao giờ mới được xác định cụ thể. Riêng Viettel vẫn tiếp tục tiến hành cổ phần hóa các công ty thành viên như công ty Bưu chính Viettel, công ty Tư vấn thiết kế Viettel và công ty Công trình Viettel. Tuy vậy, vẫn chưa thấy có kế hoạch cụ thể nào liên quan tới việc cổ phần hóa Viettel Telecom. Một đại diện của Viettel cho biết:“Viettel Telecom là mảng kinh doanh chính của tập đoàn nên chúng tôi phải cân nhắc việc cổ phần hóa công ty này”. Như vậy, các doanh nghiệp viễn thông vẫn tiếp tục cân nhắc việc cổ phần hóa, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vẫn tiếp tục chờ đợi, còn thị trường thì tiến gần hơn nữa tới điểm bão hòa. Cổ phần hóa các tổng công ty thép và xăng dầu: Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, khi tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ của Tổng công ty Thép Việt Nam, Nhà nước sẽ nắm giữ trên 65% vốn điều lệ, đồng thời khi xác định giá trị doanh nghiệp, sẽ không tính giá trị Trường Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên. Thủ tướng cũng đồng ý phương án cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, theo đó Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ để hình thành tập đoàn xăng dầu đa sở hữu. Đối với các đơn vị thành viên của tập đoàn được tổ chức dưới hình thức tổng công ty thì bộ máy quản lý theo mô hình chủ tịch công ty kiêm tổng giám đốc. Đối với các cơ sở đào tạo thuộc các tổng công ty này, Thủ tướng chỉ đạo, sau khi cổ phần hóa, Tổng công ty Thép tiếp tục quản lý Trường Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên; không chuyển Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronic về Bộ Công Thương quản lý. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tách giá trị trường này ra khỏi giá trị của Tổng công ty đã cổ phần hóa và giao Tổng công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam quản lý trường này. Thủ tướng cũng đồng ý chuyển giao nguyên trạng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư Petec về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) quản lý. Petro Vietnam cũng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng phương án chuyển đổi Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro phù hợp với pháp luật Việt Nam và tính chất đặc thù của lĩnh vực dầu khí, bảo đảm quyền và lợi ích của cả hai phía Việt Nam và Nga trong liên doanh. Được gì từ cổ phần hoá: Nhà nước: Hầu hết doanh nghiệp đã cổ phần hóa đều làm ăn hiệu quả, số tiền nộp ngân sách, nộp thuế tăng vọt. Giá trị phần vốn nhà nước còn lại ở doanh nghiệp tăng gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 10-15 lần trước cổ phần hóa. Theo số liệu từ HSSC, năm 2003, Vinamilk được đánh giá ở mức 100 triệu USD; một năm sau thực hiện CPH, theo đánh giá của thị trường là 150 triệu USD và đến năm nay, phần vốn và lãi của Nhà nước đã tăng vọt lên 970 triệu USD (gần 16.000 tỷ đồng). Với Đạm Phú Mỹ, vào thời điếm cổ phần hóa, giá trị doanh nghiệp này được xác định ở mức 3.800 tỷ đồng, tăng 800 tỷ so với vốn đầu tư. Khi tiến hành đấu giá vào cuối tháng 4/2007, Nhà nước thu về gần 7.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số vốn đầu tư ban đầu và vẫn giữ cổ phần chi phối ở công ty. Nếu bán toàn bộ vốn nhà nước, Nhà nước có thể thu về 20.520 tỷ đồng cao hơn giá trị được xác định ban đầu 16.720 tỷ đồng. Số tiề
Luận văn liên quan