Đề tài Cơ sở của việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương là gì được thể hiện như thế nào Thực trạng pháp luật về vấn đề này

Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, pháp luật Việt Nam quy định các cấp quản lý ngân sách gồm có ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, các cấp ngân sách này phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý lý ngân sách nhà nước, trong đó có hoạt động phân chia nguồn thu. Việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước. Bởi thu Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để phân phối các nguồn tài chính của xã hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Vậy cơ sở của việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương là gì ? được thể hiện như thế nào ? Thực trạng pháp luật về vấn đề này ra sao ? Bài viết dưới đây của nhóm E 2- 2 sẽ đi làm rõ những vấn đề này.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ sở của việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương là gì được thể hiện như thế nào Thực trạng pháp luật về vấn đề này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, pháp luật Việt Nam quy định các cấp quản lý ngân sách gồm có ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, các cấp ngân sách này phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý lý ngân sách nhà nước, trong đó có hoạt động phân chia nguồn thu. Việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước. Bởi thu Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để phân phối các nguồn tài chính của xã hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Vậy cơ sở của việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương là gì ? được thể hiện như thế nào ? Thực trạng pháp luật về vấn đề này ra sao ? Bài viết dưới đây của nhóm E 2- 2 sẽ đi làm rõ những vấn đề này. B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương. Khái niệm ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước(sau đây viết tắt là NSNN) là phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời của nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Cho đến nay thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi song quan niệm về ngân sách nhà nước thì lại chưa thống nhất. Theo quan niệm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi của chính phủ, được thiết lập hàng năm. Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước. Các nhà kinh tế Nga cho rằng, ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nước. Trong một chừng mực nào đó, các định nghĩa trên đây có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, tự chung lại, chúng đều thể hiện bản chất của ngân sách nhà nước. Xét về phương diện pháp lí, ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Đạo luật này được cơ quan lập pháp của quốc gia đó ban hành. Xét về bản chất kinh tế, ngân sách nhà nước thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong phân phối. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa một bên là nhà nước với một bên là các tổ chức kinh tế, xã hôi, các tầng lớp dân cư. Về tính chất xã hội, ngân sách nhà nước luôn là một công cụ kinh tế của nhà nước, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Vai trò tất yếu của ngân sách nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế- xã hội. Như vậy, có thể xác định: ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gian phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Và được cụ thể hóa trong Điều 1 luật ngân sách nhà nước 2002: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thức hiện các chức năng, nhiệm của của nhà nước”. Với định nghĩa trên, ngân sách nhà nước bao hàm những nội dung cơ bản sau đây: Một là, ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân trong xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước theo luật định. Điều đó có nghĩa là ngân sách nhà nước gắn liền với nhà nước. Nó vừa là phương tiện để duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước, vừa là công cụ để nhà nước thực hiện vai trò chỉ huy kinh tế- xã hội theo quy định của pháp luật. Hai là, nhà nước là chủ thể và là chủ thể duy nhất của ngân sách nhà nước. Chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được huy động vào ngân sách nhà nước và quyết định sử dụng ngân sách. Ngược lại, ngân sách nhà nước phản ánh toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước. Ba là, phương pháp quản lí ngân sách nhà nước là theo dự toán và theo thời gian. Niên độ ngân sách nhà nước được quyết định trong một năm. Ngân sách nhà nước gồm NSTW (sau đây viết tắt là NSTW) và Ngân sách địa phương (sau đây viết tắt là NSĐP). NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Và NSTW là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương (1) Xem ân_sách_nhà_nước 1). 2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. 3. Thu ngân sách nhà nước Xét về nội dung hình thái biểu hiện, ngân sách nhà nước bao gồm hai hình thái là thu ngân sách và chi ngân sách – kết quả của quá trình huy động và quá trình sử dụng tài chính. Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi tập trung nghiên cứu vào thu ngân sách . Trước hết, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia, kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ. Về mặt nội dung, thu ngân sách nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong qua trình nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Sự vận động của các phạm trù này vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước là các khoản thu của nhà nước được thực hiện theo luật, pháp lệnh và chế độ thu do chính phủ hoặc cơ quan được ủy uyền quy định. Nó cũng bao gồm các khoản thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho chính phủ và các cơ quan nhà nước. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các khoản do nhà nước vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước. Các khoản thu ngân sách nhà nước đều mang tính cưỡng bức, bắt buộc (trừ thu viện trợ). Bất kì một nhà nước nào cũng có quyền lập pháp. Do nhu cầu chi tiêu của mình, nhà nước đã sử dụng quyền đó để quy định hệ thống pháp luật tài chính và thuế khóa, bắt mọi pháp nhân và thể nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước với tư cách là một chủ thể kinh tế thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Mọi đối tượng nộp thuế đều ý thực được nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước, của quốc gia. Đồng thời, họ cũng ý thực được vai trò quan trọng của nhà nước trong quá trình sử dụng nguồn tài chính được giao phó. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Bao gồm các khoản thu mà NSTW hưởng 100% được quy định tại Khoản 1 Điều 30 luật NSNN 2002 , các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP được quy định tại Khoản 2 Điều 30 luật NSNN 2002 và các khoản thu mà NSĐP hưởng 100% được quy định tại Khoản 1 Điều 32 luật NSNN 2002. Vậy, cơ sở lý luận của việc phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP là từ sự ra đời của Nhà nước, việc quản lý nhà nước ở cấp Trung ương và các cấp địa phương, quyền hạn, trách nhiệm mà các cấp này phải thực hiện mà quy định cho thẩm quyền thu ngân sách cho Trung ương và địa phương; vì nhiệm vụ của mỗi cấp ngân sách là khác nhau: ngân sách trung ương phải nắm giữ các nguồn thu cơ bản quan trọng của đất nước để từ đó thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện những nhiệm vụ chi cần thiết để đảm cho sự phát triển chung của đất nước, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ ngân sách của mình trong năm tài khóa, từ đó để hình thành cơ sở phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP. II. Cơ sở thực tiễn của việc phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP. Việc phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, và giữa trung ương với địa phương. Như đã biết, hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế của đất nước, với mức độ phát triển của nền kinh tế. Cơ sở chủ yếu của hoạt động thu ngân sách nhà nước là giá trị các sản phẩm hàng hóa dịch vụ được sáng tạo ra từ các khu vực kinh tế. Như vậy, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội và chỉ số tăng trưởng kinh tế là những chỉ tiêu chủ yếu chi phối tỷ lệ giá trị sản phẩm xã hội mà Nhà nước có thể tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương trên đất nước là có sự chênh lệch khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yếu tố địa lý, con người, chính trị, văn hóa; có địa phương thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, về điều kiện cơ sở hạ tầng được thừa hưởng để lại, có địa phương ở những khu vực xa xôi kém điều kiện phát triển kinh tế, luôn phải chịu nhiều thiên tai, địch họa……. . Do đó đặt ra một thực tế rằng ở những địa phương khác nhau thì số ngân sách thu được trên từng địa phương khác nhau cũng khác nhau và tỉ lệ phân chia nguồn thu điều tiết giữa NSĐP và NSTW khác nhau. Có thể đưa ra ví dụ như sau: theo số liệu của bản dự toán thu chi, ngân sách của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương năm 2011, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang là 730 tỉ đồng, trên địa bàn thành phố Hà Nội là 113405 tỉ đồng. Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn. Hà Nội là thành phố thủ đô, điều kiện địa lý thuận lợi, dân trí cao, nguồn nhân lực, trí thức tập trung tại đây nhiều, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, …. có rất nhiều yếu tố khiến cho kinh tế của thủ đô Hà Nội phát triển hơn rất nhiều so với tỉnh Hà Giang. Việc đó đương nhiên dẫn tới tổng số khoản thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Giang và thủ đô Hà Nội có sự chênh lệch rất lớn. Khoản thu cố định của thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang cũng có sự chênh lệch rất lớn. Ví dụ trên thể hiện việc điều kiện kinh tế khác nhau giữa các vùng miền, địa phương sẽ kéo theo việc khoản thu cố định trong NSĐP cũng hoàn toàn khác nhau. Cơ sở của tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP tùy vào từng địa phương cũng có những tỉ lệ phần trăm khác nhau. Theo như tinh thần của Luật Ngân sách Nhà nước 2001, việc thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm. Tỷ lệ phần trăm này được tính theo công thức như sau: lấy tổng số chi của địa phương trừ đi số thu cố định rồi sau đó chia cho số thu điều tiết. Ví dụ: theo số liệu của bản dự toán thu chi, ngân sách của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương năm 2011, tỉ lệ phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP của Cao Bằng là 100%, có nghĩa là khoản thu điều tiết của địa phương, địa phương sẽ được hưởng 100%, trung ương không được hưởng khoản thu điều tiết của Cao Bằng. Tỉ lệ phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP của Hải Phòng là 88%, tức là khoản thu điều tiết của địa phương, địa phương sẽ được hưởng 88%, trung ương được hưởng 12% khoản thu điều tiết của Hải Phòng. Như vậy cơ sở của việc tính tỉ lệ phân chia nguồn thu giữa trung ương và địa phương dựa vào số thu cố định, thu điều tiết, tổng số chi của từng địa phương. Với nhu cầu chi khác nhau của từng địa phương, tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa NSĐP và NSTW được điều chỉnh thực hiện theo đúng tinh thần của Luật ngân sách nhà nước, bảo đảm cân bằng, phát triển cân đối kinh tế giữa các vùng miền. Việc phân chia các nguồn thu giữa NSTW và NSĐP không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội mà còn phụ thuộc vào nhiệm vụ quản lý cũng như vai trò của các cấp ngân sách. Với các khoản thu mà NSTW được hưởng 100% được quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Ngân sách Nhà nước 2002, cơ sở của việc các khoản thu trên được thuộc hoàn toàn về NSTW là để đảm bảo cho NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia, điều này xuất phát từ vai trò thực tiễn của NSTW. Trong các khoản thu mà NSĐP được hưởng 100% đáng lưu ý nhất là các khoản thu từ đất. Việc các khoản thu từ đất thuộc về NSĐP sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý đất đai của địa phương. Hoạt động quản lý đất là hoạt động được trung ương giao cho địa phương quản lý, hoạt động này là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi một khoản kinh phí lớn. Vì thế nếu giao các khoản thu từ đất cho địa phương được hưởng toàn bộ sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của cán bộ địa phương, tạo sự vận hành hài hòa của cả hệ thống quản lý. Việc quản lý đất đai sẽ được thực thi có hiệu quả. Việc giao cho NSĐP quản lý toàn bộ các khoản thu từ đất là phù hợp, NSTW không ôm đồm nhiều khoản thu nhỏ, NSĐP có nguồn thu cố định lâu dài, hiệu quả thu cao hơn và tránh tình trạng thất thu trên thực tế. Hơn nữa, việc quản lý nhà đất ở nước ta gắn với trách nhiệm quản lý trực tiếp của từng cấp chính quyền địa phương. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác quản lí đất đai ở nước ta đòi hỏi phải có sự quản lí sát sao của chính quyền địa phương mới đảm bảo xác định được chính xác, thu đúng và thu đủ các khoản thu từ đất vào ngân sách nhà nước. Nếu địa phương quản lý tốt sẽ có nhiều từ nguồn thu này, nếu quản lí kém thì nguồn thu NSĐP sẽ giảm.Đồng thời, việc cho địa phương hưởng toàn bộ nguồn thu này để khuyến khích địa phương chăm lo phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ở địa phương. Như vậy, cơ sở thực tiễn của việc phân chia nguồn thu là việc giữa các địa phương khả năng tạo nguồn thu là khác nhau, do điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng không giống nhau nên dễ dẫn đến sự mất cân đối trong hệ thống ngân sách nhà nước. Vì vậy nhà nước cần phải đảm bảo cơ chế điều hòa, chuyển giao nguồn thu hợp lý cho từng địa phương, tạo điều kiện cho mỗi địa phương đều thực hiện được nhiệm vụ của năm ngân sách. Do nguồn lực tài chính của nước ta là có hạn, vì vậy khi chuyển giao về cho địa phương Nhà nước cần phải đảm bảo tính công bằng, hiệu quả để đảm bảo cho địa phương phát huy các tiềm lực sẵn có và có chính sách để các địa phương kém phát triển theo kịp tốc độ phát triển kinh tế- xã hội chung của cả nước. III. Cơ sở pháp lý của việc phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP. Cơ sở pháp lý là tổng hợp những quy định của pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành để điều chỉnh, quy định về việc phân chia nguồn thu giữa NSTW ương và các cấp NSĐP. Pháp luật quy định các nguyên tắc phân cấp nguồn thu, Các nguyên tắc về phân cấp nguồn thu nói riêng được quy định tại Khoản 2 Điều 4 luật NSNN 2002 bao gồm các điểm a, b, c, g Xem phụ lục đính kèm , việc quy định các nguyên tắc về phân cấp nguồn thu nói đảm bảo việc xây dựng pháp luật và thực thi trên thực tế về thu ngân sách được thực hiện theo một tư tưởng chỉ đạo, nền tảng cơ bản, thông suốt cả quá trình. Quy định thẩm quyền nhiệm vụ các cơ quan Nhà nước,Trong Chương II luật NSNN 2002 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp… trong lĩnh vực quản lý ngân sách nói chung cũng như thực thi quyền trong hoạt động quyết định nguồn thu của Ngân sách, tổng các khoản thu, thu những khoản nào (Quốc hội); quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia(Ủy ban thường vụ quốc hội); quyết định giao nhiệm vụ thu cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giao tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia, thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát (Chính phủ); Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương (Hội đồng nhân dân cấp tỉnh). Đây không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động phân cấp nguồn thu mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ các hoạt động về quản lý ngân sách. Pháp luật quy định chi tiết các khoản thu mà NSTW hưởng 100%(Tại Khoản 1 Điều 30); các khoản thu NSĐP hưởng 100% (Tại Khoản 1 Điều 32) và các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP(tại Khoản 2 Điều 30); các nguồn thu khác như thu bổ sung từ NSTW(khoản 3 Điều 32) Xem phụ lục đính kèm ; (khi tổng thu ngân sách của địa phương được hưởng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi của địa phương trong năm tài chính đó) và Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN. Ngoài ra, Các quy định của pháp luật trong luật NSNN 2002 được quy định chi tiết trong nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 6 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. IV. Thực trạng của hoạt động phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương và hướng hoàn thiện các tồn tại. 1. Thực trạng và nhận xét. Việc phân cấp quản lý chi ngân sách cũng được đổi mới rõ rệt bằng cách quy định rõ quan hệ ngân sách trung ương và địa phương, trao sự chủ động hơn cho địa phương, thay vì Trung ương quy định nhiệm vụ chi cho từng cấp chính quyền như trước đây. Do đó, công tác quản lý và phân cấp chi hiện nay đã được nâng cao hiệu quả, bảo đảm công bằng, minh bạch và cạnh tranh trong sử dụng vốn. Cho đến nay, theo báo cáo của bộ Tài chính thì số địa phương nhận hỗ trợ của Trưng ương để cân đối NSĐP ngày càng tăng từ 48 tỉnh năm 1997 lên 56 tỉnh năm 2001. Sự hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP chiến đến 50-52% tổng chi NSĐP và tăng nhanh ( bình quân 12-13% năm) theo bản dự toán thu chi ngân sách của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương năm 2011 với khu vực miền núi phía bắc tỉ lệ này là 73,78%, cao hơn tốc độ thu NSNN trên địa bàn (bình quân 8-9% năm); hầu hết các địa phương (52/63 tỉnh thành) là cần tới khoản bổ sung cân đối ngân sách của Trung ương. Cơ chế phân chia nguồn thu phân chưa thích hợp, gò bó địa phương nên khuyến khích địa phương nỗ lực tăng cường thu để bảo đảm nguồn chi, giảm trợ cấp của Trung ương. Bản thân cơ quan địa hương chưa thực sự vươn lên để thai khác nguồn thu, phát triển tiềm năng tại chỗ, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trung ương ban hành các chế độ mới (như chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp người có công, chính sách an sinh xã hội…) nhưng nguồn thu NSĐP không tăng dẫn đến nhiều tỉnh phải nhận thu bổ sung cân đối ngân sách từ Trung ương. Các nguồn thu 100% của NSTW là các nguồn thu lớn như: “Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy đ
Luận văn liên quan