Đề tài Cơ sở lý luận cho việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài

Theo từ điển Tiếng việt “công nhận” là sự thừa nhận trước mọi người một điều gì đó là phù hợp với sự thật, với lẽ phải hoặc với thể lệ, luật pháp. Còn “thi hành” là việc làm cho điều gì đó trở thành có hiệu lực (được thực hiện trên thực tế) Hai thuật ngữ “công nhận” và “thi hành” bản án, quyết định cuả tòa án nước ngoài thường được sử dụng cùng nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng có thể sử dụng một cách riêng rẽ. Hai thuật ngữ này mặc dù có sự gắn bó phụ thuộc lẫn nhau nhưng cũng có thể được sử dụng với những hàm ý khác nhau. Trong trường hợp bản án, quyết định của tòa án được tự nguyện thi hành thì nó có thể có trường hợp nó chỉ cần công nhận mà không cần thi hành. Trong khi đó nếu một bản án, quyết định của tòa án đã được thi hành có nghĩa là nó đã được công nhận. Việc thi hành bản án quyết định của tòa án không chỉ là việc công nhận hiệu lực của bản án, quyết định mà bao gồm cả việc đưa bản án, quyết định vào cuộc sống. Do đó có thể hiểu khái niệm công nhận và cho thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài theo nghĩa tổng thể (bao gồm cả công nhận và thi hành), nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa tách biệt (khái niệm công nhận và khái niệm thi hành). Để hiểu rõ khái niệm “công nhận” và cho thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài cần làm rõ mục đích và bản chất của hoạt động đó. Đối với công nhận mục đích ở đây thể hiện ở chỗ, sự công nhận được sử dụng nhằm ngăn ngừa trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn tiếp tục khởi kiện về vụ việc đã được tòa án giải quyết. Trong khi đó việc thi hành lại đóng vai trò như một công cụ hữu hiệu để buộc bên bị thi hành phải thực hiện những hành vi bất lợi cho mình mà bên đó đã không tự nguyện thi hành. Việc xác định khái niệm công nhận và cho thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài cho thấy bản chất của của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài là việc Nhà nước thừa nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định của tòa án nước ngoài trên lãnh thổ của quốc gia mình, thừa nhận sự phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên đương sự trong bản án, quyết định này giống như bản án, quyết định của của toàn án nước mình tuyên. Công nhận và cho thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài là một giai đoạn của tố tụng dân sự quốc tế. Bởi trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, bên cạnh việc giải quyết các tranh chấp dân sự theo thủ tục tố tụng thông thường và đưa ra bản án quyết định dân sự hợp pháp, thì cần có hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nữa. Do đó, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chính là giai đoạn được tiếp nối của tố tụng dân sự thông thường

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận cho việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở lý luận cho việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. 1. Khái niệm và bản chất công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. Theo từ điển Tiếng việt “công nhận” là sự thừa nhận trước mọi người một điều gì đó là phù hợp với sự thật, với lẽ phải hoặc với thể lệ, luật pháp. Còn “thi hành” là việc làm cho điều gì đó trở thành có hiệu lực (được thực hiện trên thực tế) Hai thuật ngữ “công nhận” và “thi hành” bản án, quyết định cuả tòa án nước ngoài thường được sử dụng cùng nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng có thể sử dụng một cách riêng rẽ. Hai thuật ngữ này mặc dù có sự gắn bó phụ thuộc lẫn nhau nhưng cũng có thể được sử dụng với những hàm ý khác nhau. Trong trường hợp bản án, quyết định của tòa án được tự nguyện thi hành thì nó có thể có trường hợp nó chỉ cần công nhận mà không cần thi hành. Trong khi đó nếu một bản án, quyết định của tòa án đã được thi hành có nghĩa là nó đã được công nhận. Việc thi hành bản án quyết định của tòa án không chỉ là việc công nhận hiệu lực của bản án, quyết định mà bao gồm cả việc đưa bản án, quyết định vào cuộc sống. Do đó có thể hiểu khái niệm công nhận và cho thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài theo nghĩa tổng thể (bao gồm cả công nhận và thi hành), nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa tách biệt (khái niệm công nhận và khái niệm thi hành). Để hiểu rõ khái niệm “công nhận” và cho thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài cần làm rõ mục đích và bản chất của hoạt động đó. Đối với công nhận mục đích ở đây thể hiện ở chỗ, sự công nhận được sử dụng nhằm ngăn ngừa trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn tiếp tục khởi kiện về vụ việc đã được tòa án giải quyết. Trong khi đó việc thi hành lại đóng vai trò như một công cụ hữu hiệu để buộc bên bị thi hành phải thực hiện những hành vi bất lợi cho mình mà bên đó đã không tự nguyện thi hành. Việc xác định khái niệm công nhận và cho thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài cho thấy bản chất của của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài là việc Nhà nước thừa nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định của tòa án nước ngoài trên lãnh thổ của quốc gia mình, thừa nhận sự phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên đương sự trong bản án, quyết định này giống như bản án, quyết định của của toàn án nước mình tuyên. Công nhận và cho thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài là một giai đoạn của tố tụng dân sự quốc tế. Bởi trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, bên cạnh việc giải quyết các tranh chấp dân sự theo thủ tục tố tụng thông thường và đưa ra bản án quyết định dân sự hợp pháp, thì cần có hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nữa. Do đó, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chính là giai đoạn được tiếp nối của tố tụng dân sự thông thường 2. Khái niệm bản án, quyết định của tòa án nước ngoài theo pháp luật VN. Về khái niệm bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, điều 1 PL công nhạn và thi hành tại VN bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài quy định:.. Theo khoản 1 điều 342 BL TTDS năm 2004, bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của tòa án nước ngoài và bản án quyết định khác của tòa án nước ngoài mà theo pháp luật VN nó đc coi là bản án quyết định dân sự. Theo 2 khái niệm trên ta có thể xác định được đối tượng, phạm vi của việc công nhận và cho thi hành tại việt nam các bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài bao gồm các bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án quyết định hình sự, hành chính và cuối cùng là bản án khác do pháp luật quy định. 3.Sự cần thiết của việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Xét về bản chất một bản án, Một mặt, nó là phán quyết của cơ quan công quyền nên mang tính chất công (public); mặt khác, nó nhằm giảI quyết quyền lợi giữa các bên đương sự, vì vậy mang tính chất tư (private). CHính Vì bản án là phán quyết của cơ quan công quyền nên chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Nguyên tắc chủ quyền quốc gia không cho phép một bản án của Toà án nước ngoài có hiệu lực trực tiếp trên quốc gia mình. Ngoài ra, các quốc gia cũng e dè về tính công minh; về cơ sở quyền tài phán, thủ tục tố tụng và cách thức Toà án nước ngoài xét xử vụ việc. Bên cạnh đó tính chất tư của Bản án nhằm giải quyết quyền lợi của các bên đương sự do đó nó đòi hỏi việc công nhận và thi hành tại một quốc gia khác. Hơn nữa, việc công nhận tránh được việc xét xử trùng lắp (cùng một sự việc, giữa cùng các đương sự) giữa các Toà án , giảm tốn kém cho việc xét xử và tránh xảy ra việc tranh chấp không có hồi kết thúc. Trong sự hợp tác quốc tế mở rộng giữa Việt Nam và thế giới hiện nay, sự công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại VN trg những đkiện phù hợp là hết sức cần thiết và có ý nghĩa kte, chính trị và pháp lý rất quan trọng. Có thể thấy điều này qua một số phân tích sau: + Trước tiên nếu không thực hiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài thì có nguy cơ lợi ích chính đáng của các bên không được bảo vệ, những hành vi vi phạm pháp luật không làm phát sinh hậu quả bất lợi cho các chủ thể thực hiện hành vi đó. Sự bất an toàn về pháp lý này sẽ kìm hãm các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài phát triển. Bên cạnh đó việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài còn góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác bình đẳng tự nguyện giữa các cá nhân và pháp nhân của các quốc gia. + Trong khi đó việc Công nhân thi hành bản án nước ngoài sẽ bảo vệ lợi ích của bên thắng kiện dựa trên cơ sở sự công bằng cho bên thắng kiện, bởi vì sẽ thật bất công khi buộc bên thẳng kiện phải khởi đầu lại quá trình xét xử vụ việc đó lần nữa mà lần này có thể sẽ khó khăn khi họ phải taaph hợp tại vaath chứng, nhân chứng mà đôi khi ko thể tâp hợp lại đc. Công nhận …còn tạo ra môi trg pháp lý ổn định và dự đoán đc, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Bởi Sự phát triển của của thương mại quốc tế luôn đi kèm với tranh chấp tuhwong mại gia tăng. Các nhà kinh doanh đều chỉ quan tâm deens sự an toàn và dự đoán đc trg các giao dịch thương mại quốc tế. các quốc gia có thể nhận thức rằng nếu họ muốn xúc tiến thương mại quốc tế họ cần đáp ưng mong đợi này của nhà kinh doanh. +… cũng Sẽ hạn chế chi phí tư pháp của quốc gia được yêu cầu công nhận và chi phí của các bên tranh chấp. Bởi nếu 1 bản án nước ngoài ko đc công nhận vụ việc sẽ phải xem xét lại, điều này gây tốn kém và thêm công việc cho tòa án của nc đc yêu cầu công nhân, tốn kém cho các bên tranh chấp và hây trì hoãn việc kết thúc vụ tranh chấp. + Việc công nhận còn Giúp tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp. Bởi việc…sẽ tránh đc tình huống khi luật của của quốc gia A dẫn chiếu đến quyền tài phá của quốc gia B nhưng sau đó quốc gia A lại từ chối việc công nhận và cho thi hành bản án đó cuả toàn án nc ngaoi vì thiếu cơ sở pháp lý vì dụ như ko có DƯQT mà luật quốc gia cũng ko quy định. - Còn xét trên phương diện chính trị, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có ý nghĩa quan trọng, nó sẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác và xây dựng giữa nước ta với các quốc gia hữu quan. Rõ ràng trong quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án được tuyên tại lãnh thổ quốc gia này ở quốc gia khác. Nếu như một quốc gia nào đó từ chối công nhận và cho thi hành trong mọi trường hợp thì lợi ích của cá nhân và pháp nhân đó không thể được bảo vệ trong trường hợp tương tự ở quốc gia khác vì các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Và như vậy ánh hưởng ko nhỏ đến qua hệ bang giao giữa các các quốc gia thực hiện chính sách đó với quốc gia nước ngoài trên. Không những vậy, Sự công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài ở các quốc gia khác khẳng định chủ quyền và vị trí của quốc gia đó trên đời sống quốc tế. Các quốc gia cần bảo vệ lợi ích không chỉ của các cá nhân, pháp nhân quốc gia mình mà còn cả lợi ích của các cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Điều này rõ ràng thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia. công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài góp phần thực hiện chủ trương của Nhà nước ta – thực hiện quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới. Việc ban hành các văn bản pháp luật, tham gia các ĐƯQT, hiệp định tương trợ tư pháp về vđề này của nc ta trg tgian qua là việc làm thiết thực tạo tâm lý an toàn cho các nhà kinh doanh trên thế giới trong quan hệ với doanh nghiệp VN và cũng làm hài lòng các quốc gia muốn bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà kinh doanh, công dân nước họ. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là phù hợp với xu hướng văn minh tiến bộ trên thế giới hiện nay. Do đó chính sách này sẽ được ủng hộ rộng rãi trên thế giới. - Còn xét trên phương diện kinh tế, sự công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh té giữa nước ta với các quốc gia hữu quan phát triển. Bởi vì, về nguyên tắc các quốc gia phải tạo các điều kiện thuận lợi sau” + Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh + Có môi trường pháp lý thuận lợi đảm bảo cho việc cạnh tranh đó. + có cơ chế giải quyết tranh chấp thuận lợi + có biện pháp bảo đảm cho các ản án quyết định của tòa án, trọng tài được công nhận và thực thi một cách có hiệu quả. Như vậy, việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là một trong những điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế. Bên cạnh đó, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoà có ý nghĩa quan trọng trg phát triển kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay. Điều này thể hiện ở chỗ nếu như bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại VN sẽ làm giảm bớt sự đầu tư, giảm bớt cơ hội tham gia quan hệ kinh tế với nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam dưới các hình thức khác nhau vì lo ngại rằng trong t/h có tranh chấp phát sinh và đc giải quyết bằng tòa án nước ngoài mà bên thua kiện là VN và tài sản liên quan đến tranh chấp ở VN. Điều đó sẽ làm giảm bớt hào hứng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Vn và cơ hội tham gia các hợp đồng kte với thương nhân nước ngoài của thương nhân Vn cũng giảm xuống. Ngoài ra việc bảo vệ lợi ích của cá nhân, pháp nhân nước ngoài cũng chính là việc bảo vệ lợi ích kinh tế của cá nhân và pháp nhân nước nước ta. Thể hiện: nó thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa cá nhân, pháp nhân nc ta với cá nhân, pháp nhân nc ngoài. Đó cũng là cơ sở khác công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ta tại nước ngoài, theo đó sẽ đảm bảo quyền lợi cho CD VN. - Cuối cùng, trên phương diện pháp luật: việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài góp phần khắc phục những khiếm khuyết của pháp luật điều chỉnh những quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài 4. Cơ sở pháp lý của việc công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Xuất phát từ sự cần thiết của việc công nhận và cho thi hành tại việt Nam bản án quyết định dân sự có yếu tố nước ngoài, ngày 17/6/1993 UBTVQH đã ban hành pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt nam bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 29/8/1989, Nghị định số 117/CP về án phí, lệ phí Tòa án trong đó có quy định về mức lệ phí mà người giữ đơn yêu cầu công nhận bản án quyết định của tòa án nước ngoài phải nộng và một số các văn bản quy phạm khác có liên quan do các bộ ban ngành hữu quan ban hành để hướng dẫn thi hành các pháp lệnh đó. Sau một thời gian thực hiện, nhằm đáp ứng của công cuộc hội nhập vào khu vực và cả thế giới, ngày 15/6/04 BLTTDS ra đời, trong có vấn đề công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được quy định cụ thể tại phần thứ 6 bao gồm các chương 26,27,28 của bộ luật. SỰ ra đời của BLTTDS với việc bổ sung nguyên tắc có đi có lại vào việc công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nc ngoài là những bước tiến mới, là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề tạo cơ sở pháp lý cho việc công nhận và cho thi hành, những quy định trong BL TTDS đã góp phần khắc phục những hạn chế trong pháp lệnh công nhận và các văn bản hướng dẫn trước đây, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Bên cạnh những văn bản PL trg nước, nhà nước ta còn quan tâm đến việc ký kết các ĐƯQT và trực tiếp nhất là các hiệp định tương trợ tư pháp đó có quy định về vấn đề công nhận, thi hành bản án của hai nước mà VN ký với các quốc gia như: Tiệp Khắc (ngày 12/10/1982) ngày nay cả Czeck và Slovak đều thừa kế Hiệp định này; với Cu ba ngày 30/11/1984); với Hungary ngày 18/1/1985; với Bulgaria ngày 3/10/1986 với Balan ngày 23/3/1993; với Nga ngày 25/8/1998; với lào ngày 6/7/1998, với Tquoc ngày 19/10/1998; với pháp (24/2/1998); Ukraine 6/4/2000; Mông cổ 7/4/2000; Belarus 14/9/2000…và mới đây là việc tham gia đàm phán cong ước quốc tế đa phương The Hague về công nhận bản án nước ngoài… II. Thực trạng của việc công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. 1. Thực trạng pháp luật: Thứ nhất, Các quy định về công nhận và thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được ghi nhận trong cả các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước nước ngoài tại việt Nam. Cụ thể: Trước hết, Việt Nam đã tham gia Công ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày 10/6.1958 (Công ước NewYork năm 1958) – Các quy định về Việc công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài nước ngoài theo công ước này hiện nay được hầu hết các nước áp dụng. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta ký thời gian gần đây (Hiệp định với Nga, Trung Quốc, Pháp) cũng quy định đối với việc công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài thực hiện theo các quy định của Công ước này. Nội dung Công ước New York quy định các nước thành viên phải công nhận các phán quyết Trọng tài được đưa ra ngoài lãnh thổ của họ và các phán quyết không được coi là phán quyết trong nước của các nước thành viên. Các phán quyết Trọng tài nước ngoài sẽ được thi hành như những quyết định của Toà án địa phương và hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành phán quyết. Tiếp theo là việc tham gia Các Hiệp định song phương về  tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước về lính vực công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết với 14 nước Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp, bao gồm: Liên bang Nga, Séc, Xlôvakia, Ba Lan, Hungari, Bungari, CuBa, CHDCND Lào, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Ucraina, Belarut, Pháp, Mông Cổ. Tất cả các Hiệp định song phương này đều có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. Ngoài ra các ĐƯQT song phương khác như lãnh sự, thương mại con nuôi cũng đóng vai trò quan trọng trg giải quyết quan hệ tố tụng nói chung và vấn đền công nhận, cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nói riêng. Ví dụ như trog HĐ hợp tác về nuôi con nuôi giữa VN và CH pháp được ký ngày 15/12/1999 cũng đã quy định về việc công nhận các quyết định cụ thể, như theo điều 15 của HĐ này quy định “ quyết định về nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước có hiệu lực trên lãnh thổ nước ký kết kia…Việc công nhận quyết định về nuôi con nôi bao gồm cả sự công nhận đầy đủ các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật của nước ký kết ra quyết định” Tiếp theo nữa phải kể đến là việc ghi nhận việc cong nhận và cho thì hành ại VN bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài theo Pháp luật trong nước. Vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự  của Toà án nước ngoài hiện đã được điều chỉnh trong Bộ Luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004. Bộ luật đã luật hoá hai Pháp lệnh trước đây điều chỉnh về vấn đề này là Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17/4/1993 và Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14/9/1995. Bên cạnh đó Phần thứ sáu của Bộ luật tố tụng dân sự “Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài” với 31 điều (từ Điều 342 đến Điều 373) quy định một cách chi tiết không chỉ về thủ tục, trình tự xét công nhận và cho thi hành mà cả các quy định mang tính nguyên tắc cơ bản của việc công nhận và cho thi hành. Thứ hai, Nhìn chung các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước với nhau đều có nội dung tương tự và không khác nhiều so với các ĐƯQT đa phương trên thế giới về vđề này. Tuy nhiên, về thể thức công nhận, trình tự thủ tục, nguyên tắc điều kiện công nhận và từ chối công nhận ở các ĐƯQT song phương được quy định một cách đầy đủ, chi tiết hơn và có tính đến mối quan hệ thân thiện giữa các nước và thông lệ quốc tế. Những nội dung cơ bản trong các hiệp định tương trợ rư pháp về vấn đề này bao gồm những ý sau: a/ Phạm vi công nhận và thi hành: các bản án, quyết định của nước ngoài được công nhận và cho thi hành bao gồm: bản án, quyết định dân sự; phần dân sự trong bản án hình sự; các quyết định của Trọng tài thương mại. Đặc biệt trong một số các Hiệp định tương trợ tư pháp ký với các nước còn phân biệt các bản án, quyết định dân sự có tính chất tài sản và bản án, quyết định không mang tính chất tài sản trong việc công nhận và cho thi hành. Điều 51 Hiệp định với Nga quy định đối với các bản án, quyết định dân sự không mang tính tài sản của Bên ký kết này được công nhận trên lãnh thổ của Bên ký kết kia mà không phải qua một thủ tục đặc biệt nào. Như vậy, ở đây có thể hiểu việc Toà án xem xét công nhận và cho thi hành chủ yếu đặt ra đối với các bản án, quyết định có tính chất tài sản và trong tương lai sẽ phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành nếu người phải thi hành án không tự nguyệnthi hành. b/ Điều kiện công nhận và thi hành: các Hiệp định đều quy định rất cụ thể các điều kiện đặt ra đối với một bản án, quyết định để có thể được công nhận và cho thi hành. Tựu chung lại có 3 điều kiện chính: Thứ nhất, bản án, quyết định phải có hiệu lực pháp luật trên lãnh thổ nước tuyên bản án, quyết định đó. Thứ hai, bản án, quyết định được cơ quan có thẩm quyền tuyên. Thứ ba, các thủ tục tố tụng (liên quan đến luật hình thức) phải được đảm bảo. c/ Đơn yêu cầu: việc công nhận và cho thi hành chỉ đặt ra khi có yêu cầu. Các nước sẽ chỉ đặt ra việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài tại nước mình nếu có yêu cầu của đương sự có liên quan hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đã ra bản án, quyết định đó. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp, đơn yêu cầu có thể gửi qua hai kênh: - Qua kênh ngoại giao hoặc qua cơ quan tư pháp có thẩm quyền: theo đó, các cơ quan tư pháp đã tuyên bản án, quyết định có thể trực tiếp hoặc thông qua cơ quan trung ương chuyển đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành cho cơ quan  có thẩm quyền của Bên ký kết kia. (Hiệp định tương trợ tư pháp với Hungary, Bunggary…). - Các đương sự trực tiếp gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành. d/ Thủ tục xem xét đơn công nhận và thi hành: tất cả các Hiệp địn