Đề tài Công nghệ CDW xử lý rác thải sinh hoạt, qui mô vừa và nhỏ 20-30 tấn rác/ngày

Công nghệ nầy sẽ góp phần giải quyết các khó khăn cho các thị trấn, thị tứ, xa nơi bố trí các bãi rác xử lý tập trung, các địa phương có địa bàn phức tạp, khó thu gom và tập trung. rác thải. Hạn chế lưu tồn rác thải lâu 2-3 ngày, làm phát sinh mùi hôi, nước rỉ rác từ sự phân hủy yếm khí, thủy phân các chất thải hữu cơ, hình thành dạng keo dính bết các thành phần rác thải, gây trở ngại cho việc phân loại và xử lý. Công nghệ xử lý rác thải CDW là một giải pháp quản lý chất thải qui mô vừa và nhỏ, gắn liền trách nhiệm của các Tổ, đội vệ sinh môi trường và các chủ nguồn thải. Là phương tiện để thực hiện chủ trương “Xã hội hóa” trong lỉnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công nghệ CDW còn có nhiều tính mới về kỷ thuật, thiết kế và bố trí dây chuyền thiết bị tinh, gọn, chắc chắn. Liên kết nhiều loại thiết bị trong không gian hình tháp kín, ít tốn diện tích, hạn chế phát tán ô nhiễm. Giảm khoảng cách an toàn để có thể bố trí địa bàn xây dựng, lắp đặt gần nguồn phát sinh rác thải, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Tính cơ động cao, có thể di dời, giải quyêt nhanh các tình trạng khẩn cấp về an ninh rác thải tại những thời điểm nóng ở những khu vực nhạy cảm. Vốn đầu tư không quá cao, thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào lỉnh vực quản 1ý và xử lý môi trường.

doc22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ CDW xử lý rác thải sinh hoạt, qui mô vừa và nhỏ 20-30 tấn rác/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI “Công nghệ CDW xử lý rác thải sinh hoạt, qui mô vừa và nhỏ 20-30 tấn rác/ngày” Công nghệ CD-WASTE “Công nghệ CDW xử lý rác thải sinh hoạt, qui mô vừa và nhỏ 20-30 tấn rác/ngày” Công nghệ nầy sẽ góp phần giải quyết các khó khăn cho các thị trấn, thị tứ, … xa nơi bố trí các bãi rác xử lý tập trung, các địa phương có địa bàn phức tạp, khó thu gom và tập trung. rác thải. Hạn chế lưu tồn rác thải lâu 2-3 ngày, làm phát sinh mùi hôi, nước rỉ rác từ sự phân hủy yếm khí, thủy phân các chất thải hữu cơ, hình thành dạng keo dính bết các thành phần rác thải, gây trở ngại cho việc phân loại và xử lý. Công nghệ xử lý rác thải CDW là một giải pháp quản lý chất thải qui mô vừa và nhỏ, gắn liền trách nhiệm của các Tổ, đội vệ sinh môi trường và các chủ nguồn thải. Là phương tiện để thực hiện chủ trương “Xã hội hóa” trong lỉnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công nghệ CDW còn có nhiều tính mới về kỷ thuật, thiết kế và bố trí dây chuyền thiết bị tinh, gọn, chắc chắn. Liên kết nhiều loại thiết bị trong không gian hình tháp kín, ít tốn diện tích, hạn chế phát tán ô nhiễm. Giảm khoảng cách an toàn để có thể bố trí địa bàn xây dựng, lắp đặt gần nguồn phát sinh rác thải, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Tính cơ động cao, có thể di dời, giải quyêt nhanh các tình trạng khẩn cấp về an ninh rác thải tại những thời điểm nóng ở những khu vực nhạy cảm. Vốn đầu tư không quá cao, thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào lỉnh vực quản 1ý và xử lý môi trường. Tóm tắt công nghệ Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt CDW qui mô vừa và nhỏ là một sự kết hợp giữa phương pháp quản lý và xử lý chất thải ngay ở gần nguồn thải của từng khu vực dân cư. Với một số đặc điểm như sau: • Xã hội hóa trong giải pháp thu gom, vận chuyển có định hướng. Tạo mối quan hệ hữu cơ giữa chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, xử lý rác thải. • Kết hợp thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trong một tổ chức môi trường (doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước) với qui mô vừa và nhỏ. Rút ngắn cự ly giữa các điểm tập kết đến khu xử lý. Hạn chế phát tán ô nhiễm và chi phí vận chuyển rác thải. • Công nghệ và thiết bị phân loại, xử lý rác thải tinh gọn. Bố trí hợp lý, liên kết nhiều thiết bị trong không gian hình tháp. Hạn chế đến thấp nhất ô nhiễm thứ cấp (mùi hôi, nước rỉ rác, chất thải rắn và khí thải) tại nơi xử lý. Ít tốn diện tích và rút ngắn khoảng cách giới hạn với khu vực dân cư. • Đặt trọng tâm vào các công nghệ xử lý môi trường. Chuẩn hóa ẩm độ rác thải đầu vào. Phân loại các thành phần tái chế, tái sử dụng với độ lẫn tạp chất rất thấp để tạo nguyên liệu cho các cơ sở tái chế ở các địa phương. Tận dụng các tài nguyên từ rác thải sinh hoạt. • Kết hợp các giải pháp cơ khí và sinh học (MBT : Mechanic Bio Treatment) trong toàn bộ công nghệ và thiết bị của dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt CDW. Tạo ra phương pháp xử lý đơn giản, dể quản lý, vận hành. Tính an toàn kỷ thuật của hệ thống thiết bị và lao động, môi trường cao. NGUYÊN LÝ CÔNG NGHỆ Công nghệ CDW bao gồm 3 hợp phần : 1. Quản lý thu gom và tập kết rác thải có định hướng: Giữa chủ nguồn thải và Doanh nghiệp xử lý rác thải (tư nhân hay nhà nước) có mối quan hệ hữu cơ thể hiện qua hợp đồng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Qui  định thời điểm, địa điểm và loại chất thải cần thu gom, xử lý. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xử lý rác thải sẽ bố trí lực lượng lao động, phương tiện thu gom và các điểm tập kết theo dòng rác thải (phân loại sơ bộ có định hướng). Điều động phương tiện vận chuyển và chuyển về Trạm CDW tiếp tục phân loại, xử lý. 2. Nguyên lý công nghệ phân loại rác thải: Phân loại là công đoạn rất phức tạp và có vai trò quyết định trong toàn bộ tiến trình xử lý rác thải hổn tạp nhiều thành phần. Mặc dù, đã thu gom và vận chuyển có định hướng, công nghệ CDW vận dụng nhiều nguyên lý phân loại và bố trí hợp lý dây chuyền thiết bị để đạt mục đích tách loại các thành phần không sử dụng đưa vào đốt tạo nhiệt. Tận thu phế thải dẻo, sơ chế, đóng kiện để bán cho các cơ sở tái chế. Phế thải trơ dùng san lấp mặt bằng hay đóng rắn áp lực tạo sản phẩm gạch các loại. Đặc biệt, tách lọc dòng hữu cơ ít lẫn tạp chất đưa vào hệ thống phân hủy sinh học tiên tiến (các tháp ủ nóng và ủ chín CDW) khử trùng và mùn hóa tạo sản phẩm mùn hữu cơ sạch phục vụ nông nghiệp. Các nguyên lý được vận dụng trong công nghệ phân loại rác thải gồm : Nguyên lý phân loại rác thải sinh hoạt – Công nghệ CDW 3. Nguyên lý xử lý và tái chế các phế liệu thu hồi từ rác thải : Từ nguyên liệu là rác thải sinh hoạt, qua tiến trình phân loại và xử lý, tạo ra các sản phẩm như sau : Nguyên lý xử lý và tài nguyên hóa phế liệu thu hồi từ rác thải Giới thiệu vài nét về Công nghệ MBT-CD.08 Công nghệ MBT- CD.08 là một công nghệ xử lý rác thải thành nhiên liệu, được nghiên cứu và chế tạo trong nước. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam, chưa qua phân loại đầu nguồn, hạn chế chôn lấp. Sản phẩm được sử dụng trong dân dụng và công nghiệp.  Công nghệ MBT-CD.08: • Có tính linh hoạt cao, tạo ra nhiều lựa chọn sản phẩm tái chế từ các nguyên liệu trong rác thải . Có thể dùng sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuất nhiên liệu dân dụng tái tạo từ các chất thải hữu cơ và nhiên liệu công nghiệp từ các chất thải hỗn hợp, nhiều thành phần khác. • Công nghệ thiết bị gọn, phân khu chức năng rõ ràng cho từng công đoạn xử lý, dễ quản lý và vận hành, bảo trì thiết bị. • Đơn giản hóa khâu phân loại • Tận thu các phế thải kim loại và nylon để tái chế riêng( tái chế tại nhà máy có chức năng suất xử lý lớn hay cung cấp cho các cơ sở chuyên nghiệp đối với nhà máy có năng suất nhỏ. • Các sản phẩm hình thành từ việc xử lý rác thải đều có thị trường tiêu thụ ổn định tại các địa phương (đối với các nhà máy sản xuất nhỏ ) hay sử dụng vận hành nhà máy phát điện (nhà máy năng suất lớn) đáp ứng nhu cầu về điện cho các tiểu vùng của địa phương. • Công nghệ và thiết bị được nghiên cứu và chế tạo tại Việt Nam theo dạng module đáp ứng cho các nhu cầu xử lý rác thải từ nhỏ nhất cho các vùng dân cư xa (20->50 tấn/ngày) đến các nhu cầu lớn tại các tỉnh thành phố (500->1000 tấn/ngày). Phù hợp với tính chất, thành phần rác thải hỗn tạp tại Việt Nam. Để nâng cao năng suất xử lý khi cần thiết . • Chi phí đầu tư và vận hành thấp. Sản xuất thu hồi và tái tạo sau xử lý có chất lượng cao và được thị trường chấp nhận. Nhanh thu hồi vốn • Sử dụng công nghệ MBT-CD.08 sẽ giống như một dự án CDM, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính(chủ yếu là khí CH4, dễ dàng thông qua các ngân hàng carbon và có thêm thu nhập bằng việc bán chứng chỉ carbon.  Giấy chứng nhận công nghệ xử lý chất thải của Bộ Xây Dựng  Khánh thành Nhà máy xử lý và tái chế rác thải công nghệ hiện đại tại xã Tân Quang Thị xã Sông Công Tỉnh Thái Nguyên     Ngày 15/4/2011 tại Xã Tân Quang, Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Hội nghị đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn và Lễ khánh thành Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Thị xã Sông Công do Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Thái Nguyên và DANIDA Đan Mạch phối hợp tổ chức. Tham dự hội nghị và Lễ khánh thành có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, Bí thư Tỉnh Uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Xuân Đương và đại diện của Văn phòng quốc hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng phát triển Việt Nam, đại diện các tổ chức quốc tế, UBND Thị xã Sông Công, đại diện lãnh đạo và nhân dân xã Tân Quang.              Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Thị xã Sông Công ứng dụng công nghệ cơ sinh học xử lý rác thành nhiên liệu - công nghệ MBT-CD.08 do Công ty TNHH Thuỷ lực máy là doanh nghiệp trong nước thiết kế và chế tạo, được Bộ Xây Dựng và Hợp phần Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo lựa chọn triển khai trình diễn thí điểm, được đầu tư xây dựng và lắp đặt đầu tiên tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ưu điểm của công nghệ này là xử lý được triệt để 100% rác thải hàng ngày,ầm không cần chôn lấp, rác được thu gom và tự động phân loại để tái chế thành vật liệu xây không nung và viên đốt làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ... Dự án xây dựng Nhà máy xử lý và tái chế rác thải 50 tấn/ngày Thị xã Sông Công được xây dựng trên diện tích 02 ha tại xã Tân Quang, cách Thị xã Sông Công 7 km, cách công trình dân cư gần nhất là 1 km, cuối hướng gió, xung quanh có rừng cây ngăn cách và 15 ha đất dự trữ vành đai xung quanh khu vực, đảm bảo được quy định về khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường của nhà máy xử lý rác. Tổng vốn đầu tư của nhà máy hơn 35 tỷ đồng, trong đó Chính phủ Đan Mạch tài trợ hơn 52%, còn lại là vốn đối ứng của Ngân sách tỉnh, Thị xã Sông Công và Công ty TNHH Thuỷ lực máy. Ngoài ra Chính quyền địa phương và nhân dân còn đóng góp gần 20 tỷ đồng để xây dựng 7 km đường và giải phóng mặt bằng cho khu vực nhà máy. Thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đã biểu dưỡng sự nỗ lực cố gắng của Sở Xây dựng Tỉnh Thái Nguyên với vai trò là chủ đầu tư công trình đã thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả, cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và Thị xã Sông Công, sự tích cực tham gia của UBND xã Tân Quang và cộng đồng dân cư đã góp phần vào sự thành công của dự án. Bộ trưởng cũng khẳng định những thành côcng ban đầu của dự án là bài học kinh nghiệm quan trọng để phát triển và nhân rộng mô hình này trong cả nước, phù hợp với đặc thù và điều kiện mỗi địa phương.           Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Thị xã Sông Công  được đưa vào sử dụng sẽ mang lại lợi ích về kinh tế , xã hội và môi trường, đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay về xử lý ô nhiễm môi trường cho Thị xã Sông Công và các khu vực xung quanh của Thành phố Thái Nguyên, cải thiện môi trường  xanh, sạch đẹp cho đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn Thị xã Sông Công. Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên Hà Nội sắp hết chỗ chôn rác 04/04/2011 Nếu không quyết liệt triển khai kết quả dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn 3R, sớm đưa vào vận hành nhà máy xử lý rác quy mô lớn đầu tiên của Hà Nội ở Sóc Sơn, và áp dụng các công nghệ tiêu thụ rác thành sản phẩm hàng hoá, v.v…, chỉ hai năm nữa Hà Nội sẽ không biết đổ rác đi đâu. Rác thiếu ý thức ngày càng lắm Bất chấp Hà Nội được mở rộng thành thủ đô lớn thứ ba thế giới, quỹ đất dành cho chôn lấp rác Hà Nội được xác định cũng đã hết, hầu như không mở rộng thêm được chỗ nào ngoài các bãi rác hiện hành của Hà Nội cũ và Hà Tây cũ cộng lại. Xe ủi hoạt động trên các núi rác ở Nam Sơn giờ không còn chuyện hiếm Cách duy nhất trong vòng 10-20 năm tới để đối phó với nguy cơ này là thực hiện phân loại rác tại nguồn hay, nói cách khác, nâng cao ý thức của người xả rác. “Nếu tất cả rác ở Hà Nội được phân loại từ nguồn, các bãi rác hiện hành của Hà Nội sẽ kéo dài tuổi thọ thêm ít nhất 30-50 năm, thậm chí nhiều hơn nữa”, một nhà khoa học ở Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam nhận định. Đáng tiếc, hành vi xả rác ở Hà Nội hầu như không thay đổi và các vi phạm về xả rác hầu như không được xử lý nghiêm bất chấp các quy định xử phạt có đầy đủ. Có thể đến bất cứ nơi nào ở Hà Nội, dù nội hay ngoại thành, cũng sẽ không khó để chiêm ngưỡng các túi rác, đống rác, bãi rác, ngổn ngang. Các nơi được liệt vào điểm nóng ngày càng dài. Đã thế, “Tỷ lệ các thành phần nilon, cao su, kim loại, thuỷ tinh trong chất thải rắn ở Hà Nội ngày càng tăng; tỷ lệ thu gom đối với chất thải rắn nguy hại vẫn không được cải thiện”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị&Công nghiệp Hà Nội, nói. Một trong những điểm đổ rác nhức nhối nhất có lẽ là trên tuyến đường Hào Nam, nơi có các cơ sở đào tạo âm nhạc. Từ mấy năm nay, bất chấp tuyến đường được nâng cấp dù chưa hoàn chỉnh, rác, nhát là rác xây dựng, gần như lúc nào cũng lấp đầy hai bên đường vào học viện âm nhạc quốc gia, nơi lẽ ra phải là điển hình về một môi trường thanh khiết. Tại Nam Sơn, nước rác đen ngòm quá nhiều đến mức không xử lý xuể (Ảnh: Quốc Dũng) Năm năm trước, Sở Tài nguyên&Môi trường Hà Nội cảnh báo lượng thải của thành phố đang ngày càng tăng cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm dù, hồi ấy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh của Hà Nội mới chỉ 1.500 – 1.600 tấn/ngày và chất thải công nghiệp nguy hại khoảng 24.000 – 25.000 tấn/năm. Vậy mà năm năm sau, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của Hà Nội lên đến 5.000 tấn/ngày đêm, trong đó 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị. Ông Lê Trung Dũng, Trưởng phòng Tổ chức Lao động, Công ty TNHH Nhà nước Một Thành viên Môi trường Đô thị (URENCO), cho hay mỗi ngày URENCO xử lý 3.200 – 3.400 tấn rác thải, của chín quận nội thành và năm huyện ngoại thành, tại bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) mà vẫn không xuể. “Với lượng rác gia tăng chóng mặt như thế này, đến hết năm 2012, hơn 10 ô chôn lấp trên quỹ đất 83,3 hectare ở khu xử lý rác Nam Sơn sẽ đầy ứ”, ông Dũng lo ngại mặc dù cho biết thêm, “UBND TP Hà Nội đang làm tiếp công tác đền bù giải phóng mặt bằng để mở rộng bãi Nam Sơn giai đoạn 2.” Nam Sơn, khu xử lý rác hiện đại nhất của Hà Nội, thiếu chỗ chôn rác đến mức phải xây tường gạch kiên cố để đựng rác nổi Ảnh: PV. Rờ rẫm 3R “Phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng tiếp tục bất cập, xã hội hoá quản lý chất thải rắn vẫn ở tình trạng manh mún, khiến tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn ở Hà Nội quá lớn”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị&Công nghiệp Hà Nội, nói. Hà Nội từng tuyên truyền rất nhiều dự án phân loại rác tại nguồn (3R) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Dự án bốn triệu USD được triển khai thí điểm trên tại bốn phường của nội thành Hà Nội gồm Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, Thành Công và Láng Hạ. Từ năm 2006 đến hết năm 2009 ,18.000 gia đình được huấn luyện cách phân loại rác tại nguồn. Từ năm 2008, cùng với dự án 3R, URENCO phát cho mỗi gia đình hai thùng rác và hướng dẫn họ phân loại rác tại nguồn. Lợi ích của 3R được nói rất lắm tại rất nhiều hội thảo. Tại hội thảo mới đây nhất ngày 30-3 ở Hà Nội về đề tài này, một lần nữa, người ta lại khẳng định chi phí cho vận chuyển rác tương đương với việc áp dụng 3R nhưng việc phân loại tốt tiết kiệm được diện tích chôn lấp, đảm bảo vệ sinh môi trường. Một lần nữa, đại diện nhà tài trợ, ông Tadashi Suzuki, Văn phòng JICA, nói triển khai 3R là lối thoát khả thi cho Hà Nội trước nguy cơ hết chỗ chôn lấp với hàng loạt lợi thế như giảm khối lượng rác thải tạo ra  tại nguồn, tiết kiệm không gian chôn lấp, tái chế rác như một nguồn nguyên liệu, ngăn chặn suy thoái môi trường. Dự án còn tạo cảm hứng cho việc thành lập Câu Lạc bộ 3R Hà Nội, với các tình nguyện viên đa số còn rất trẻ. Họ, học sinh, sinh viên, chia làm nhiều nhóm kết hợp với các công nhân thu gom đi hướng dẫn người dân đổ rác đúng nơi quy định. Hoàng Thị Lan Chi, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ 3R Hà Nội, chia sẻ sự chuyển đổi nhận thức của mình:  “Phân loại rác tại nguồn sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác thải mang đi chôn lấp ở các bãi rác và một lượng rác thải hữu cơ còn được chế biến thành phân hữu cơ”.… Thế nhưng tại sao khi dự án chấm dứt, các chuyển biến về nhận thức và hành vi ấy gần như cũng đi theo luôn dự án, thay vì được cộng hưởng sang các khu dân cư khác? Chỉ biết Câu Lạc bộ 3R Hà Nội vẫn duy trì các hoạt động hướng dẫn nhân dân phân loai rác tại nguồn. “Thời gian qua, việc đổ rác ra đường đã giảm, đường phố đã sạch hơn” như đại diện URENCO nói, v.v… Nhưng một con nhạn như thế không thể làm nổi mùa xuân. 15.400 gia đình tại bảy phường khác tại TP Hà Nội đang bắt đầu được hướng dẫn thực hiện áp dụng 3R mà rất chật vật, trong khi cả Hà Nội có hơn triệu gia đình. Nhà máy xử lý rác lớn nhất VN, vẫn ì ạch Phó Tổng Giám đốc Công ty  Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), ông Nguyễn Hồng Sơn, cho Tiền Phong hay, dự án xử lý rác Hà Nội triệt để nhất từ trước đến nay, giúp đối phó với nguy cơ hết chỗ chôn lấp rác, vẫn ì ạch. Theo dự án trị giá 39 triệu USD, rác sau khi xử lý có thể xuất khẩu một phần đáng kể. Với công suất tiêu thụ rác 2000 tấn/ngày đêm, dự án lẽ ra chính thức khởi công dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Do rác thải được chế biến thành một lượng lớn các sản phẩm khác nhau, đảm bảo tái chế, sử dụng trên 85%, lượng rác phải đem chôn lấp còn rất ít. Riêng việc này sẽ giúp cứu các bãi chôn lấp rác lớn nhất của Hà Nội đang có nguy cơ đầy ứ chỉ vài ba năm nữa. Đấy là chưa kể lượng rác còn lại cuối cùng ấy sẽ được đóng bao gọn gàng, không gây ô nhiễm cho đất, không toả mùi, có thể tái sử dụng sau vài chục năm chôn. Không chỉ bao tiêu và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm tái chế, họ còn xử lý triệt để các ô nhiễm thứ cấp (nước thải, khí thải, tiếng ổn), đảm bảo thực hiện các quy định về đầu tư và bảo vệ môi trường của địa phương, đồng thời chuyển giao công nghệ và nhà máy cho đối tác Việt Nam một năm trước khi dự án BOT chấm dứt. “Các vị lãnh đạo TP Hà Nội tạo điều kiện gần như tốt nhất để chúng tôi triển khai dự án đúng dự kiến.  UBND TP Hà Nội thông qua chủ trương dự án chỉ một năm kể từ khi chúng tôi đặt vấn đề”, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tổng Giám đốc AIC, xác nhận. Vì đâu? Lại câu hỏi nữa chưa được giải mã khi dại diện AIC trả lời Tiền Phong “Thực tình chúng tôi cũng không rõ”. Không hiểu, hai năm nữa, khoảng thời gian sống còn lại của các bãi rác lớn nhất Hà Nội, chúng ta sẽ xoay chuyển sao đây? Tài nguyên rác, chưa quan tâm “Rác đúng là tài nguyên”, ông Lê Trung Dũng, Trưởng phòng Tổ chức Lao động, URENCO, nói, “Hiện mỗi đêm có hàng nghìn người vào thu nhặt phế liệu ở bãi rác Nam Sơn, tạo ra nguồn thu nhập trên 50.000 đồng mỗi người”. URENCO là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển, xử lý phần lớn lượng chất thải rắn sinh hoạt nội thành. Các doanh nghiệp khác chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển tại khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội. Bản thân URENCO mỗi ngày cũng thu được từ 60 – 70 tấn rác hữu cơ (đã được phân loại) chuyển về nhà máy xử lý rác Cầu Diễn để xử lý thành phân hữu cơ và bán thành hàng hoá. Từ rác thải, Trung tâm Nghiên cứu&Chuyển giao Công nghệ Môi trường đã nghiên cứu thành công công nghệ biến chúng thành gạch và bê tông với giá rẻ hơn nhưng chất lượng tương đương gạch và bê tông thương phẩm.  Trung tâm còn dùng rác làm bê tông và đã được thử nghiệm chịu tải đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam. TS. Nguyễn Quang Thái, Cục Hạ Tầng Cơ sở, Bộ Xây dựng, nhận định: “Sáng chế này có giá trị cao về kinh tế và có tính thực tiễn cao”. Tuy nhiên, công nghệ làm gạch và bê tông từ rác, đến nay, vẫn dừng ở quy mô rất khiêm tốn. Rộng hơn, các hoạt động tiêu thụ rác ấy, từ tự phát của những lao động chân lấm tay bùn đến hoạt động quy mô của doanh nghiệp và sáng kiến của nhà khoa học, không hiểu sao vẫn chỉ dừng ở quy mô rất nhỏ so với lượng rác thải hằng ngày. Trong khi chưa có bất cứ cơ chế tài chính đủ mạnh nào để khuyến khích tái chế, quay vòng rác, chưa tìm thêm chỗ chon lấp rác mới, lượng rác không xử lý và lượng rác thải thêm ngày càng nhiều, gia tăng chóng mặt sau mỗi tháng, thậm chí, mỗi tuần, đại diện URENCO – đơn vị vận chuyển rác lớn nhất thủ đô, nhận định. XỬ LÝ RÁC THẢI Ở HÀ NỘI: MÃI KHÔNG LỰA CHỌN ĐƯỢC CÔNG NGHỆ Bản in   Gửi cho bạn bè   Quay lại Xử lý rác thải ở Hà Nội: Mãi không lựa chọn được công nghệ (16/07/2010) Xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách và bức xúc đối với các địa phương, đặc biệt là Hà Nội. Hiện tại, hầu hết rác của thành phố đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải. Tuy nhiên, có tới 85-90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Khó khăn chậm trễ trong quá trình xử lý rác thải ở Hà Nội có rất nhiều nguyên nhân; nhưng nguyên nhân vô lý nhất là: chậm...  vì phải chờ các cơ quan chức năng lựa chọn công nghệ. Vẫn chưa chọn được công nghệ xử lý rác thải   Giải pháp tình thế Ngán ngẩm về chuyện nhà nằm cạnh hố chôn lấp rác thải, chị Đỗ Thị Hồng ở Đồng Giăng, Chương Mỹ bức xúc nói: thành phố có cơ chế mới về việc xử lý rác thải chất đống trên đường, bằng cách tìm cho mỗi xã một nơi chôn lấp rác, nhưng theo tôi chôn lấp vẫn chỉ là giải pháp tình thế. Nếu rác đó là chất hữu cơ thì có thể phân huỷ theo thời gian. Nhưng với những túi nilong thì dù được chôn lấp đến vài trăm năm thì
Luận văn liên quan