Đề tài Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Đông Hải từ năm 2005 đến năm 2009

Đông Hải là một vùng ven biển nằm hướng Tây Nam của Tỉnh Bạc Liêu, là Huyện mới thành lập ngày 01 tháng 03 năm 2002, được chia tách từ Huyện Giá Rai, theo tinh thần nghị định số 98/2001/NĐ – CP, ngày 24/12/2001 của chính phủ. Đông Hải là một trong 06 Huyện Thị của Tỉnh Bạc Liêu, Huyện có 08 Xã và 01 Thị trấn với diện tích tự nhiên 53.926.68 ha. Phía Đông giáp với Huyện Vĩnh Lợi, phía Tây giáp với Huyện Đầm Dơi thuộc Tỉnh Cà Mau, phía Nam giáp với biển đông, phía Bắc giáp với Huyện Giá Rai. Là một Huyện ven biển có địa bàn sông ngòi chằng chịt, có 02 cửa sông lớn là Gành Hào và cống Cái Cùng tiếp giáp với biển đông, với bờ biển dài 23.5km, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, khai thác muối và đánh bắt thủy hải sản trên biển, được xác định là địa bàn trọng yếu về kinh tế cũng như về quốc phòng của Tỉnh Bạc Liêu. Nhưng bên cạnh đó Huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện đi lại. Hiện nay, giao thông nông thôn của Huyện chưa hoàn chỉnh, còn nhiều lộ đất, lộ đá lại thêm địa bàn sông ngòi chằng chịt có rất nhiều cầu cống mà Huyện chưa khắc phục được, chưa xóa được cầu khỉ nên việc đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các em nhỏ, những khi trời mưa gió thì đường xá lại trơn trợt, sìn lầy, nhà lại xa trường nên việc đến trường của trẻ em nơi đây rất khó khăn, vất vã, các bậc phụ huynh thấy các con còn nhỏ lại ngại đường xa nên ít cho con em đến trường, nhiều trẻ em không được đi học dẫn đến tình trạng trẻ em trong độ tuổi đến trường được đến trường của Huyện không đạt yêu cầu .

doc10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Đông Hải từ năm 2005 đến năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở HUYỆN ĐÔNG HẢI TRONG THỜI GIAN QUA : I/ Đặc điểm tình hình chung của Huyện Đông Hải : 1. Vị trí địa lí : Đông Hải là một vùng ven biển nằm hướng Tây Nam của Tỉnh Bạc Liêu, là Huyện mới thành lập ngày 01 tháng 03 năm 2002, được chia tách từ Huyện Giá Rai, theo tinh thần nghị định số 98/2001/NĐ – CP, ngày 24/12/2001 của chính phủ. Đông Hải là một trong 06 Huyện Thị của Tỉnh Bạc Liêu, Huyện có 08 Xã và 01 Thị trấn với diện tích tự nhiên 53.926.68 ha. Phía Đông giáp với Huyện Vĩnh Lợi, phía Tây giáp với Huyện Đầm Dơi thuộc Tỉnh Cà Mau, phía Nam giáp với biển đông, phía Bắc giáp với Huyện Giá Rai. Là một Huyện ven biển có địa bàn sông ngòi chằng chịt, có 02 cửa sông lớn là Gành Hào và cống Cái Cùng tiếp giáp với biển đông, với bờ biển dài 23.5km, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, khai thác muối và đánh bắt thủy hải sản trên biển, được xác định là địa bàn trọng yếu về kinh tế cũng như về quốc phòng của Tỉnh Bạc Liêu. Nhưng bên cạnh đó Huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện đi lại. Hiện nay, giao thông nông thôn của Huyện chưa hoàn chỉnh, còn nhiều lộ đất, lộ đá lại thêm địa bàn sông ngòi chằng chịt có rất nhiều cầu cống mà Huyện chưa khắc phục được, chưa xóa được cầu khỉ nên việc đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các em nhỏ, những khi trời mưa gió thì đường xá lại trơn trợt, sìn lầy, nhà lại xa trường nên việc đến trường của trẻ em nơi đây rất khó khăn, vất vã, các bậc phụ huynh thấy các con còn nhỏ lại ngại đường xa nên ít cho con em đến trường, nhiều trẻ em không được đi học dẫn đến tình trạng trẻ em trong độ tuổi đến trường được đến trường của Huyện không đạt yêu cầu . 2. Dân số : Thống kê sơ bộ dân số của Huyện Đông Hải có tổng số dân là 130.057 khẩu gồm 26.421hộ. Trong đó, người Kinh có 25.678 hộ với 126.000 khẩu, người Hoa có 56 hộ với 369 khẩu, người Khmer có 666 hộ với 3070 khẩu. Phần lớn những người dân nơi đây lao động và sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, làm muối, trồng rừng . Ngoài ra, họ còn tham gia sản xuất kinh doanh, dịch vụ, làm công thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... tổng số dân có nghề nghiệp là 78.334 người, trong đó có 3587 hộ mua bán về thương mại dịch vụ, có 30 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, có vi mô nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất nước đá, xay sát lúa – sản phẩm từ gạo, quá trình sản xuất đạt kết quả tốt.Tuy số người lao động có trình độ cao còn ít, công nhân qua đào tạo tay nghề cũng còn thấp, nhưng người dân nơi đây rất chân tình, cỡi mở, cần cù, sáng tạo, chịu thương, chịu khó khi có điều kiện sẽ tự vươn lên vượt qua khó khăn để làm giàu chính đáng cho bản thân, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa – xã hội, phát triển kinh tế của Huyện nhà. Tuy nhiên, trình độ dân trí của những người dân nơi đây còn thấp nên việc tiếp thu các thông tin về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn chậm, còn hạn chế trong việc chăm sóc và dạy dỗ con em, thiếu sự quan tâm chăm lo đến các em, thường có tư tưởng “trời sinh trời nuôi ”, nên các em không được chăm sóc chu đáo. Gần đây, xu hướng của người Kinh, người Hoa là nữ không nên học nhiều, có tư tưởng “ học cho lắm rồi cũng đi lấy chồng ”. Nên phần lớn các trẻ em nữ ít được đến trường, điều này cũng làm ảnh hưởng phần nào đến việc học tập của trẻ em trong Huyện . 3. Tình Hình Kinh Tế : Đông Hải cũng là Huyện thuộc vùng quy hoạch chuyễn đổi sản xuất từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, toàn Huyện có 23.5 km, bờ biển đông nên thế mạnh của Huyện vẫn là nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy hải sản, một phần diện tích làm muối, trồng rừng, trồng lúa và ngoài ra huyện còn có tiềm năng về du lịch sinh thái ven biển. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để người dân nơi đây sinh sống lao động nâng cao thu nhập và ngày càng phát huy những thế mạnh sẳn có nhằm phát triển kinh tế của vùng đất Đông Hải trong những năm tới. Song do Huyện mới được thành lập còn khó khăn về cơ sở vật chất, cơ sơ hạ tầng cũng như kinh phí để đầu tư phát triển kinh tế còn thiếu, điều kiện kinh tế lại kém phát triển làm cho đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, bất cập, gia đình nghèo khó vẫn còn nhiều nên việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa được tốt, một số trẻ em phải lo toan giúp gia đình, nhiều trẻ em chưa đến tuổi lao động mà đã đi làm thuê để kiếm tiền “Áo cơm không phải trò con trẻ - nguyện đời em chợ với sông ” tuổi của các em là tuổi được học hành, được người lớn chăm lo chu toàn. Vậy mà đằng này các em phải tự mình lo cái ăn, cái mặc , hàng ngày các em phải đi bắt cá, bắt ốc, hái rau, đẩy sệp, buôn bán... các em không có thời gian, không có điều kiện để được đến trường học tập, vui chơi như những đứa trẻ khác. Đây là vấn đề mà hiện nay các cấp, các ngành luôn quan tâm, lo lắng. 4. Về văn hóa - xã hội: Huyện Đông Hải có 08 xã và 01 thị trấn ( thì cò 03 xã nghèo) với 2039 hộ nghèo tuy còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nhưng Huyện vẫn xác định công tác xóa đói giảm nghèo là công tác trọng tâm . Vì vậy trong năm 2002 đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 13,6% xuống còn 11,05%. Năm 2003 còn 8,4% thực hiện tốt các chính sách xã hội cho hộ nghèo như vay vốn , xây cất nhà ở , cấp đất , giải quyết việc làm...Chỉ tính riêng năm 2003 cho 3.384 hộ vay với số vốn 10478 tỷ , xây dựng và sữa chữa 131 căn nhà tình nghĩa và 863 căn nhà tình thương cho người nghèo có nhà ở ổn định cuộc sống. Tuy tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng hiện nay huyện nhà vẫn còn nhiều gia đình nghèo khó nên rất khó khăn trong việc chăm lo cho con em được tốt, họ làm lụng vất vã để kiếm sống, thật ra những gia đình ấy chưa đảm bảo cho gia đình mình đủ cái ăn cái mặc thì làm gì có tiền để cho các con đến trường học hành như những đứa trẻ khác, phần lớn là các em không được đi học . 5 . Về y tế và giáo dục : Toàn Huyện có một trung tâm y tế, có 08 trạm y tế ở các xã, thị trấn, có 24 bác sĩ , 47 y sĩ và 11 dược sĩ. Trong năm 2003 với lực lượng cộng tác viên và y tế ấp 151 người, có 49 cán bộ công nhân viên của trạm y tế xã, thị, mỗi xã điều có 01 – 02 bác sĩ . Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 1.57% , tỷ lệ tiêm chủng toàn Huyện đạt 92.5 % , Huyện đã tổ chức khám và mổ mắt cho 133 người mù nghèo có được ánh sáng. Nhưng bên cạnh đó , tình hình sức khỏe cho trẻ em như tiêm ngừa , phòng chống 6 bệnh (lao, Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi ), ở trẻ em của huyện chưa cao còn khoảng 60% , cho các em uống vacxin, chích ngừa cho bà mẹ mang thai còn ít chiếm tỷ lệ 50%. Nguyên nhân là do trình độ hiểu biết về các dịch vụ y tế trong nhân dân còn thấp nên việc đưa con em đến tiêm ngừa đầy đủ đúng định kỳ còn hạn chế . Công tác phổ cập giáo dục chống mù chữ được giữ vững và trên đà phát triển. Toàn huyện có 07 điểm trường mẫu giáo, 27 trường tiểu học và 14 trường trung học cơ sở, 02 trường phổ thông trung học với tổng số là 1.353 cán bộ giáo viên. Trong 2 năm Huyện đã thực hiện đạt hiệu quả cao trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà trẻ mẫu giáo, xây dựng trường học theo cụm dân cư, trung tâm Huyện, thị thì huyện nhà vẫn chưa làm tốt, chưa xây dựng được nên làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục cho trẻ em. II/ Thực trạng của công tác bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em ở huyện Đông Hải trong thời gian qua : 1.Những mặt mạnh và tồn tại yếu kém về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của huyện Đông Hải trong thời gian qua: 1.1 Những mặt mạnh: Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân trong tòan Huyện đều nhận thức được rằng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là hết sức quan trọng và lâu dài làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng là làm tốt công tác chăm lo ,bảo vệ tương lai của đất nước, sự phồn vinh của xã hội và sự phát triển bền vững của Huyện nhà.Vì thế Đảng, chính quyền và tòan thể nhân dân trong Huyện rất coi trọng và cùng thực công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Và sau đây là một số kết quả mà Huyện đã đạt được trong thời gian qua: Trước hết là việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, huyện Đông Hải đã thực hiện khá tốt việc chăm sóc sức khỏe trẻ em và đạt đựơc kết quả như mong muốn. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như tỷ lệ trẻ em được uống vitamin A 6.477 trẻ đạt 100% , tiêm phòng đầy đủ 06 loại bệnh được 2.430 trẻ đạt 95,4%, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em đã triển khai 08/08 Xã , Thị trấn , đã giảm xuống còn 29,13% , nhân tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam UBDS – GĐ & TE Huyện đã kết hợp với trung tâm y tế Huyện và các ban ngành đoàn thể tổ chức đi khám và cấp thuốc miễn phí cho trên 1.100 trẻ em gia đình nghèo khó 06/08 Xã, Thị trấn với tổng trị giá trên 7 triệu đồng. Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì huyện Đông Hải cũng rất quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là những trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng như trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em lang thang, trẻ em nhiễm HIV/AIDS,... những đưa trẻ này rất cần sự chăm sóc, bảo vệ và đặc biệt là tình thương, lòng nhân ái của tất cả mọi người. 1.2. Những mặt tồn tại yếu kém: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở Huyện Đông Hải còn quá thấp tuy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em có giảm nhưng hiện nay tỷ lệ suy dinh dưỡng (cân nặng theo độ tuổi ) ở trẻ em của Huyện vẫn còn ở mức cao khoảng 35 % .Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu còn thấp , các bệnh dịch như : tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, sốt rét trẻ em bị nhiễm còn nhiều và gần đây một số bệnh như : viêm gan B, HIV/ AIDS, tai nạn thương tích trẻ em có xu hướng gia tăng . Bên cạnh đó việc thực hiện chăm sóc sức khỏe trẻ em chưa được rộng khắp ở nhiều nơi trên địa bàn, dẫn đến tình trạng sức khỏe của trẻ em chưa được bảo đảm. Số trẻ em được tiếp cận với truyền thanh và truyền hình còn thấp vẫn còn 30% trẻ em chưa được tiếp cận với truyền thanh và truyền hình, sự tham gia phản hồi ý kiến và nguyện vọng của trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều trung tâm vui chơi, giải trí, nhà thiếu nhi.... đã có, song cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn. Một số nhà văn hóa đã xuống cấp, không đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho trẻ em đến vui chơi hoạt động, sân chơi bổ ích, lành mạnh cho trẻ em còn thiếu, phần lớn trẻ em tự vui chơi theo nhóm, thiếu người tổ chức, hướng dẫn . 2/ Nguyên nhân những mặt mạnh và những mặt tồn tại yếu kém đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em : 2.1 Nguyên nhân những mặt mạnh : Trước hết, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền , các đoàn thể cộng thêm sự nhiệt tình của UBDS – GĐ & TE phối hợp với các ban ngành làm thúc đẩy công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cùng với việc thực hiện một cách hệ thống và đồng bộ các hoạt động về chăm sóc sức khỏe trẻ em, về chăm lo giáo dục trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ....công tác truyền thông giáo dục sức khỏe được coi trọng cả về nội dung và hình thức, đặc biệt là giáo dục từ cộng đồng có hiệu quả đã dẫn đến sự thay đổi về tập quán nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Các chiến dịch cải thiện sức khỏe trẻ em được bộ y tế chỉ đạo liên tục, được các ngành, các cấp và các tổ chức xã hội tham gia, các nhà cung cấp dịch vụ y tế có chuyễn biến cả về nhận thức và phương thức phục vụ góp phần phục vụ tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, từ đó tình trạng sức khỏe ở trẻ em được nâng lên . 2.2 Nguyên nhân những tồn tại yếu kém: Trước hết, do địa hình giao thông đến các xã, các ấp còn rất nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến công tác truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, người dân ít được tiếp xúc với thông tin. Kiến thức và hành vi của cha mẹ về vấn đề dinh dưỡng đúng cho trẻ em, về các thức ăn tốt cho trẻ, về sự phối hợp, chế biến chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ, về chăm sóc sức khỏe ban đầu còn nhiều hạn chế, chưa được hướng dẫn giúp đở kịp thời. Trong giáo dục mầm non và giáo dục phổ cập còn nhiều vấn đề bất cập là do đội ngũ giáo viên phổ thông cơ sở vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn, đặc biệt là giáo viên được đào tạo bằng chương trình cấp tốc, chưa làm cho học sinh hứng thú đến trường. Giáo viên ngành tật học còn rất non trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu, thêm vào đó cơ sở vật chất còn thiếu thốn và xa khu dân cư, do đó trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật càng khó có cơ hội được đến trường. Bên cạnh đó, nhận thức về quyền được học tập của trẻ em ở một số bộ phận nhân dân thuộc dân tộc ít người, ở các xã vùng sâu vùng xa còn thấp với tư tưởng “ có học cũng không đi đâu được ”, “ trọng nam khinh nữ”... hạn chế phần nào đến việc cho con em đến trường. Một số gia đình nghèo khó gia đình lại đông con nên họ không có điều kiện cho con đi học dẫn đến nhiều con em bị thất học, bỏ học đi lao động làm thuê. PHẦN HAI MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆNCÔNG TÁC BẢO VỆ ,CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở HUYỆN ĐÔNG HẢI TỪ 2005 ĐẾN NĂM 2009 : 1/ Chủ động khắc phục khó khăn và phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng yếu trên địa bàn Huyện. 1.1/ Tiếp tục xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn. Để tạo tiền đề cho phát triển nền kinh tế và công nghiệp hóa trên địa bàn Huyện Đông Hải, đặc biệt là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại và trẻ em không phải vất vả khi đến trường thì từ nay đến năm 2009 Huyện nhà cần đẩy mạnh thực hiện công tác giao thông nông thôn theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm ”, đồng thời chỉ đạo xây dựng và nâng cấp các tuyến đường nối liền Xã Định Thành -An Trạch -An Phúc-Long Điền Tây- Gành Hào và một số tuyến đường trọng điểm khác, phấn đấu phát triển các tuyến đường làm cho Xã liền Xã, ấp liền ấp. Tranh thủ Tỉnh, TW đầu tư xây dựng cầu cơ bản ,bán cơ bản các tuyến đường nhất là tuyến nối liền 03 Xã : An Phúc, An Trạch, Định Thành. Đồng thời tiến hành xóa cầu khỉ xây dựng mới cầu pêtông cốt sắt các tuyến bức xúc trên toàn Huyện , phấn đấu mỗi Xã đạt từ 6 –7cây /năm . 1.2/ Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân . Để nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Huyện cần chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ trường lớp, trang thiết bị cũng như tranh thủ nguồn vốn xây dựng, nâng cấp lại các điểm trường đã có nhằm vận động đông đảo nhân dân ở các xã , các ấp đến học có kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho nhân dân, tiến hành mở các lớp xóa mù chữ ...phấn đấu đến năm 2009 nhân dân trong Huyện đều biết đọc, biết viết. Bên cạnh đó huyện cần hỗ trợ cho nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống để nhân dân có điều kiện nâng cao hiểu biết .Như vậy, khi nhân dân có trình độ học vấn, hiểu biết rộng thì việc tiếp thu các thông tin cũng như tìm hiểu các chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong nhân dân được thuận lợi và đạt kết quả, từ đó nhân dân sẽ quan tâm chăm lo cho con em được tốt hơn nhất là có quan điểm đúng đắn về vấn đề học tập của trẻ em nữ. 1.3/ Lĩnh vực kinh tế . Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, coi ngư nghiệp, thương mại - dịch vụ du lịch là kinh tế mũi nhọn, ưu tiên thực hiện các biện pháp xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là thủy lợi, thủy nông nội đồng, đường, điện, trường, trạm... đồng thời tiếp tục thực hiện dự án chuyễn đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất ngư – nông nghiệp kết hợp ở những vùng được huy hoạch và vùng sản xuất lúa còn lại của Huyện. Thăm canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với từng vùng quy hoạch, chú trọng công tác khuyến nông, khuyến ngư và áp dụng các tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất. Ổn định diện tích sản xuất muối, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tăng năng suất đảm bảo chất lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, Huyện cần phải quan tâm huy động và đầu tư vốn cho nhân dân, tăng cường tuyên truyền phổ biến kỹ thuật giúp nhân dân sản xuất đạt hiệu quả góp phần nâng cao cuộc sống cho nhân dân để nhân dân có điều kiện chăm lo cho con em được tốt hơn. Đồng thời các cấp các ngành cần quan tâm chăm lo cho trẻ em nghèo, tạo điều kiện cho các em được đến trường học tập, hạn chế thấp nhất trẻ em làm thuê kiếm sống trên toàn Huyện . 1.4 Lĩnh vực văn hóa xã hội . Tiếp tục cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phấn đấu mỗi xã công nhận thêm 02 ấp và 60% gia đình văn hóa. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa văn nghệ, phát triển phong trào thể dục thể thao, quần chúng đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân. Đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí dành cho mọi trẻ em ở các xã, các ấp, xây dựng nhà trẻ, nhà thiếu nhi tạo nhiều sân chơi lành mạnh bổ ích cho trẻ em trong Huyện . Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với người có công gia đình chính sách, đồng bào dân tộc gặp nhiều khó khăn, trong đó chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân nhất là các đối tượng chính sách và người dân tộc Khmer. Tiếp tục vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, thực hiện đạt chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, đầu tư vốn ưu đãi cho hộ nghèo, hướng dẫn cho hộ nghèo biết cách làm ăn để thoát nghèo, cải thiện đời sống , để góp phần tạo điều kiện chăm lo cho con em ngày một được tốt hơn . 1.5 Lĩnh vực y tế giáo dục. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu y tế quốc gia, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và kiễm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Quan tâm đến công tác nước sạch, vệ sinh môi trường, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, định kỳ tiêm ngừa, phòng chống 06 bệnh ở trẻ em và cho trẻ uống vacxin, tiếp tục bổ xung vitaminA liều cao cho trẻ từ 06 tháng – 36 tháng tuổi và bà mẹ sau khi sinh dưới 06 tháng trên phạm vi toàn Huyện. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ hiểu biết về dịch vụ y tế cho nhân dân, truyền tải đầy đủ các thông tin, các dịch vụ y tế cần thiết đến tận người dân để nhân dân có một tầm hiểu biết tương đối, đi khám và điều trị, đưa con em đến tiêm ngừa đầy đủ đúng định kỳ . Chú trọng xây dựng cơ sở trường lớp, nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện tốt công tác phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và công tác xóa mù chữ. Khẩn trương xây dựng mạng lưới trường phổ thông, sữa chữa trường sở đảm bảo đủ trường theo cụm dân cư, tạo điều kiện tốt cho con em trong độ tuổi được đến trường ,nhất là chú trọng xây dựng trường mẫu giáo nhà trẻ đúng tiêu chuẩn. Có chính sách thu hút đội ngũ giáo viên cán bộ khoa học kỹ thuật về phục vụ địa phương. 2/ Xây dựng chương trình, kế hoạch và tiếp tục thực hiện các chính sách đối với trẻ em ; đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời gian tới. 2.1 Sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ em . Xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện tốt chính sách mở rộng và khuyến khích các hình thức cung ứng các dịch vụ tại chổ : điều trị miễn phí cho những đối tượng nghèo, thông qua giúp đở mua bảo hiểm, cho vay vốn ưu đãi hoặc bằng các hình thức khác, trong đó đặc biệt chú ý các Xã khó khăn; tập trung trợ cấp cho các xã nghèo được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thực hiện các mục tiêu vì trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 01 tuổi xuống còn 30%, tỷ lệ tử vong dưới 05 tuổi xuống còn 35%, mở rộng tiêm chủng trẻ em từ 6 – 7 loại vacxin, tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản xuống còn 0,9 %, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 27 %. Thực hiện chương trình khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho trẻ em . 2.2 Nâng cao giáo dục cho trẻ em. Tích cực chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch để thực hiện tốt các chính sách về giáo dục trẻ em như cải tiến chương trình giáo dục phù hợp với cả giáo viên và học sinh .Tăng số giờ thực hành “ Học mà chơi, Chơi mà học” trên lớp, thực hiện chính sách khen thưởng phù hợp đối với các giá
Luận văn liên quan