Đề tài Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Việt Nam ta đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc; mỗi giai đoạn tình hình kinh tế, chính trị đất nước có những đặc diểm khác nhau. Bởi vậy, công tác quản lý đất đai cũng theo đó mà có những biến đổi qua các thời kỳ. Qua mỗi thời kỳ dù ở mức độ khác nhau nhưng ta đều nhận thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác quản lý đất đai, đặc biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất. Đã có rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công tác này ra đời và phát huy hiệu lực, tuy nhiên chưa có những đánh giá cụ thể để giúp Nhà nước thực hiện tốt hơn công tác quản lý đất đai. Hiện nay, công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất, lập hồ sơ địa chính được thực hiện theo luật đất đai 2003, nghị định 181/NĐ-CP, thông tư 29/TT-BTNMT, quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT, nghị định 84/2007/NĐ-CP, Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế nước nhà phát triển nhanh chóng. Thành phố Vinh cũng không nằm ngoài vòng phát triển chung của đất nước. Có vị trí quan trọng, là cửa ngõ miền Trung, nhiều năm nay, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ và nhân dân nơi đây, thành phố Vinh đã có những bước tiến đáng kể. 2008 đánh dấu bước ngoặt lớn khi Vinh chính thức trở thành đô thi lọai I. Kinh tế phát triển nhanh, đời sống vật chất được nâng lên rất đáng kể, theo đó nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng lớn làm cho đất đai trở nên khan hiếm và có giá trị lớn. Vai trò của đất đai hết sức to lớn vì vậy đòi hỏi chúng ta càng quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý quỹ đất, đặc biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất. Thành phố Vinh, thời gian gần đây, số lượng đơn thư về đất đai tăng lên đột biến, số lượt người tham gia tiếp dân có xu hướng ngày càng tăng, số người dân trực tiếp đến Phòng TNMT, Văn phòng đăng ký QSD đất ngày càng nhiều. Điều này nói lên công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất ở thành phố Vinh còn nhiều vướng mắc và hạn chế.

doc86 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 15612 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam ta đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc; mỗi giai đoạn tình hình kinh tế, chính trị đất nước có những đặc diểm khác nhau. Bởi vậy, công tác quản lý đất đai cũng theo đó mà có những biến đổi qua các thời kỳ. Qua mỗi thời kỳ dù ở mức độ khác nhau nhưng ta đều nhận thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác quản lý đất đai, đặc biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất. Đã có rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công tác này ra đời và phát huy hiệu lực, tuy nhiên chưa có những đánh giá cụ thể để giúp Nhà nước thực hiện tốt hơn công tác quản lý đất đai. Hiện nay, công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất, lập hồ sơ địa chính được thực hiện theo luật đất đai 2003, nghị định 181/NĐ-CP, thông tư 29/TT-BTNMT, quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT, nghị định 84/2007/NĐ-CP,…Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế nước nhà phát triển nhanh chóng. Thành phố Vinh cũng không nằm ngoài vòng phát triển chung của đất nước. Có vị trí quan trọng, là cửa ngõ miền Trung, nhiều năm nay, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ và nhân dân nơi đây, thành phố Vinh đã có những bước tiến đáng kể. 2008 đánh dấu bước ngoặt lớn khi Vinh chính thức trở thành đô thi lọai I. Kinh tế phát triển nhanh, đời sống vật chất được nâng lên rất đáng kể, theo đó nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng lớn làm cho đất đai trở nên khan hiếm và có giá trị lớn. Vai trò của đất đai hết sức to lớn vì vậy đòi hỏi chúng ta càng quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý quỹ đất, đặc biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất. Thành phố Vinh, thời gian gần đây, số lượng đơn thư về đất đai tăng lên đột biến, số lượt người tham gia tiếp dân có xu hướng ngày càng tăng, số người dân trực tiếp đến Phòng TNMT, Văn phòng đăng ký QSD đất ngày càng nhiều. Điều này nói lên công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất ở thành phố Vinh còn nhiều vướng mắc và hạn chế. Nhận thức được vai trò của công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất, cũng như sự cần thiết hoàn thiện hơn công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất trên cả nước nói chung và thành phố Vinh nói riêng, em nghiên cứu đề tài : "Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An" 2. Mục đích nghiên cứu Khái quát cơ sở lý luận về đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Vinh Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD, hoàn thiện hồ sơ địa chính trên toàn thành phố. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tình hình đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An những năm gần đây (năm 2002 cho đến nay). 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu xuyên suốt và bao trùm cả đề tài. Ngoài ra đề tài còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp điều tra chia làm hai giai đoạn nội nghiệp và ngọai nghiệp nhằm thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. Phương pháp thống kê nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố. Phương pháp so sánh dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực để đưa ra những nhận xét phục vụ cho việc nghiên cứu. Phương pháp phân tích: Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá để có những kết luận là những đánh giá có độ tin cậy. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chương 2: Tình hình công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố vinh Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Vinh. Em xin chân thành cám ơn Ths. Ngô Phương Thảo và cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Vinh, tỉnh Ngh ệ An đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Vai trò của đất đai và sự cần thiết phải đăng ký đất đai 1.1.1. Vai trò của đất đai Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Trải qua nhiều thế hệ, con người đã tốn bao công sức mới tạo lập và bảo vệ được vốn đất như ngày nay. Đất đai có vị trí không gian cố định, là tài nguyên có hạn về số lượng, không thay thế và di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Như C. Mác nói: “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp.” Trong tiến trình lịch sử xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành xản xuất nào, không một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là địa điểm, là cơ sở cảu các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi khac, các cánh đồng để con người trồng trọt, chăn nuôi, … Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiẻm cho cuộc sống, bảo hiểm tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. Con người khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, tạo nên sản phẩm nuôi sống cả xã hội loài người. Khai thác bề mặt đất đai và cải tiến chất lượng đất đai để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều hơn, thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực thẩm ngày càng tăng và đa dạng. Trình độ khai thác đất đai gắn liền với sự tiến hóa xã hội. Quá trình ấy làm cho con người ngày càng gắn chặt với đất đai hơn. Quan hệ giữa con người và đăng ký đất đai ngày càng phát triển và gắn liền chặt chẽ với nhau. Mặt khác khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ vượt bậc trong mọi lĩnh vực cũng như trong khám phá và khai thác kho báu trong lòng đất phục vụ cho mục đích con người. Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng như từng vùng, miền lãnh thổ. Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái đất, khí hậu cũng trải qua nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên hoặc do tác động của con người. Trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, con người ngày càng can thiệp vào quá trình biến đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu có tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất liền, nhất là đối với cây trồng. Trong phát triển kinh tế, đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối tượng lao động vừa là công cụ lao động. Đối với từng ngành cụ thể đất đai có những vị trí vai trò khác nhau nhưng cái chung ở đây là đất đai là địa bàn diễn ra các hoạt động. Nhu cầu này ngày càng tăng lên khi xã hội phát triển ở các vùng tập trung sự tăng trưởng, phát triển, có khi người ta không cần quan tâm đến chất lượng đất đai mà chỉ quan tâm đến yếu tố không gian bề mặt. Trong ngành nông nghiệp, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu. Đất đai không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Đất đai sưửdụng trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất. Như vậy, có thể thấy vai trò của đất đai rất to lớn. Đặc biệt là trong tiến trình hội nhập phát triển kinh tế như hiện nay, sự khan hiếm của quỹ đất khiến cho giá trị của đất đai tăng cao, thể hiện vai trò không thể thiếu của đất đai. 1.1.2. Sự cần thiết phải đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất Vai trò của đất đai như đã nói ở trên là hết sức to lớn, đây chính là nguyên nhân sâu xa của sự cần thiết phải đăng ký QSD đất. Đăng ký đất đai bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên liên quan; khi đăng ký rồi thì cơ quan, tổ chức xác nhận nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân hay tổ chức đi đăng ký cũng như bản thân cá nhân, tổ chức đứng ra thực hiện việc đăng ký. Đăng ký đất là một thủ tục hành chính để xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Sở dĩ đây là một thủ tục bắt buộc vì đất đai là sở hữu toàn dân mà Nhà nước đại diện quản lý. Đăng ký giúp Nhà nước thu thập toàn bộ thông tin, qua đó mới quản lý được. Đăng ký giúp Nhà nước quản lý được quyền sử dụng cho các đối tượng khác nhau hạn chế tranh chấp, kiện tụng. Bên cạnh đó đất đai của Bất động sản như ta biết là tài sản có giá trị rất lớn, vì vậy ai cũng muốn sở hữu, sử dụng, cho nên cần phải đăng ký để có sự chặt chẽ hài hòa 1.2. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đăng ký đất đai Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy CNQSD đất 1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác đăng ký đất đai và cấp giấy CNQSD đ ất 1.2.1.1. Công tác đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợihợp pháp của người sử dụng đất. Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký đất trong từng thời kỳ, đăng ký đất được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn một là đăng ký đất ban đầu và giai đoạn hai là đăng ký biến động đất đai. Đăng ký ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp GCNQSD cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện.Còn đăng ký biến động thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký đất ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng, công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý lợi ích chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở hữu Nhà nước, Nhà nước chia cho dân sử dụng trên bề mặt, không được khai thác trong lòng đất và trên không, nếu được phải có sự cho phép của Nhà nước.Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân nghĩa là bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định pháp luật để đảm bảo lợi ích chung toàn xã hội. Vì vậy đăng ký đất đai với vai trò thiết lập hệ thống tin về đất đai sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý. Đăng ký đất đai là điều kiện để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất. Biết mục đích dử dụng, từ đó có điều chỉnh hợp lý. Các thông tin hồ sơ địa chính, hồ sơ địa chính cung cấp gồm tên chủ sử dụng, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh, hạng đất, thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và cơ sở pháp lý của những thay đổi này. 1.2.1.2. Công tác cấp GCNQSD đất a) Khái niệm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất đối với việc sử dụng mảnh đất của mình vào các mục đích cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. . GCNQSD đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. Mọi người sử dụng đất đều được cấp GCNQSD đất trừ các trường hợp Nhà nước quy định. . Nhà nước không cấp GCNQSD đất cho những trường hợp sau: Đất do Nhà nước giao để quản lý như các công trình công cộng, tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao, tổ chức được giao quản lý đất mặt nước của các sông lớn và đất có mặtnước chuyên dùng, tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý sử dụng; Người sử dụng đất do thuê, thuê lại của người khác mà không phải là đất thuê, thuê lại trong khu công nghiệp. Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp GCNQSD đất.; Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường. . Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất gồm hai (02) bản, trong đó một bản cấp cho người sử dụng đất và một bản được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhà chung cư thì thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 46 của Nghị định 181/CP ngày 29/10/2004. . Trong quá trình sử dụng đất, những biến động sau đây phải được ghi nhận trên GCNQSD đất: Khi người sử dụng đất thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới đối với cả thửa đất; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất (trừ trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp) hoặc thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không hình thành pháp nhân mới đối với cả thửa đất hoặc một phần thửa đất; Những biến động đối với cả thửa đất khi thực hiện kết quả hoà giải thành về tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thực hiện quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; thực hiện văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; thực hiện việc xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, thực hiện bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; thực hiện văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với cả thửa đất; thực hiện việc chia tách QSD đất theo văn bản phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung; Người sử dụng đất được phép đổi tên; Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; Tăng hoặc giảm diện tích thửa đất do sai số khi đo đạc; Có thay đổi thông tin về số hiệu, tên đơn vị hành chính nơi có thửa đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Có thay đổi thời hạn sử dụng đất; Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất; Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện. . Trong quá trình sử dụng đất, những trường hợp sau đây phải được cấp mới GCNQSD đất: Tạo thửa đất mới do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; Tạo thửa đất mới do hợp nhiều thửa đất thành một thửa; Tạo thửa đất mới trong trường hợp chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất, chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất, người sử dụng đất đề nghị tách thửa đất thành nhiều thửa mà pháp luật cho phép; Khi người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại QSD đất trong khu công nghiệp; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hoặc để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu phi thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế (gọi là cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp). Ranh giới thửa đất bị thay đổi khi thực hiện kết quả hoà giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thực hiện quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; thực hiện văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; thực hiện việc xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, thực hiện bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; thực hiện văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp pháp luật; thực hiện việc chia tách quyền sử dụng đất theo văn bản phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung; GCNQSD đất của người sử dụng đất bị ố, nhòe, rách, hư hại hoặc bị mất. . GCNQSD đất đã cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị có giá trị pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai và được gọi chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi có biến động về sử dụng đất quy định như trên thì cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền GCNQSD đất có trách nhiệm thu hồi GCNQSD đất đã cấp và làm thủ tục cấp GCNQSD đất mới cho người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. . Các trường hợp có giấy chứng nhận liên quan đến QSD đất đã được cấp trước ngày Nghị định 181/CP ngày 29/10/2004 có hiệu lực thi hành mà không thuộc trường hợp quy định ở trên thì người sử dụng đất phải làm thủ tục xin cấp GCNQSD đất. Trường hợp khi cấp GCNQSD đất mà người sử dụng đất được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì phải ghi phần nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trong hồ sơ địa chính. b) Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đất đai là tài sản quý giá thuộc quyền sở hữu toàn dân; Nhà nước đại diện quản lý, cho người khác sử dụng. Việc cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất thể hiện vai trò quản lý đất đai của Nhà nước, qua đó Nhà nước bảo vệ quyền lợi của mình đó là quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền chiếm đoạt. Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tài nguyuên không tái tạo về số lượng mà chỉ tái tạo sức sản xuất, vì vậy GCNQSD đất giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn quỹ đất sao cho vừa hợp lý vừa tiết kiệm. Cũng chính vì đất đai có giá trị lớn mà mỗi công dân, ai cũng muốn có và GCNQSD đất là bằng chứng hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng, từ đó hạn chế tranh chấp, khiếu kiện. GCNQSD đất là loại giấy có thời hạn rõ ràng, điều này tạo tinh thần cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sử dụng đất. Và thực tế cho thấy rằng kinh tế xã hội ngày càng phát triển, giá trị của sức sản xuất từ đất đai ngày càng tăng cao. Thông qua GCNQSD đất giúp Nhà nước quản lý được các hoạt động trao đổi mua bán đất đai, tránh hiện tượng thị trường ngầm, làm trong sạch hơn thị trường Bất động sản. 1.2.2.2. Nội dung của công tác đăng ký đất đai a). Đối tượng được phép đăng ký Việc đăng ký đất đai được thực hiện tại văn phòng đăng ký QSD đất trong các trường hợp sau: 1. Người đang sử dụng đất chưa được cấp GCNQSD đất 2. Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại QSD đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSD đất theo quy định của Luật đất đ