Đề tài Đặc trưng truyền thống văn hóa Việt Nam

Cũng giống như các địa vực khác được ghi danh trên bản đồ thế giới. Đông Nam Á là một khu vực có đầy đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội để hình thành, tồn tại và phát triển trong tiến trình chung của lịch sử. Đó cũng là cơ sở để tạo nên nét đặc trưng riêng, trong đó phải kể đến những đặc trưng truyền thống trong văn hoá của khu vực Đông Nam Á.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4692 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc trưng truyền thống văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cũng giống như các địa vực khác được ghi danh trên bản đồ thế giới. Đông Nam Á là một khu vực có đầy đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội để hình thành, tồn tại và phát triển trong tiến trình chung của lịch sử. Đó cũng là cơ sở để tạo nên nét đặc trưng riêng, trong đó phải kể đến những đặc trưng truyền thống trong văn hoá của khu vực Đông Nam Á. Lý do chọn đề tài. Tiểu luận xin đi sâu phân tích những đặc trưng truyền thống Đông Nam Á trong văn hoá Việt Nam.Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi lĩnh vực văn hoá đang chiếm giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của một quốc gia. Đồng thời qua việc tìm hiểu sẽ giúp ích nhiều cho quá trình học tập bộ môn Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á cũng như giúp trang bị thêm kiến thức cho sinh viên, những nhà nghiên cứu hay những người có nhu cầu tìm hiểu đối với vấn đề gìn giữ và phát huy vốn văn hoá truyền thống của dân tộc và khu vực trước bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu được những đặc trưng văn hoá truyền thống của khu vực Đông Nam Á trong văn hoá Việt Nam trên mọi phương diện vừa khẳng định vai trò của Đông Nam Á trong từng quốc gia nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng vừa tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Qua đó nâng cao nhận thức cho con người; sự quan tâm đầu tư hơn nữa từ phía Đảng và Nhà nước cho lĩnh vực văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống. Nhiệm vụ nghiên cứu. Tiến hành phân tích dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn. Đẩy mạnh công tác lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của đất nước theo một hệ thống, phù hợp với bối cảnh của xã hội hiện đại. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp:Phân - Tổng - Hợp; So sánh; Thống kê; Nghiên cứu tài liệu. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG 1. Khái niệm. Văn hoá là một phạm trù rộng lớn đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, văn hoá đang ngày càng khẳng định được vị thế; nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa từ phía Đảng và Nhà nước, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân không chỉ tham gia vào quá trình thưởng thức mà còn sáng tạo văn hoá. Ở tiểu luận này xin được trích dẫn khái niệm văn hoá của GS.Trần Ngọc Thêm : “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” Hiện nay phù hợp với xu thế chung của thời đại, chúng ta đang tích cực xây dựng nền văn hoá vừa mang những giá trị truyền thống vừa mang nét hiện đại. Truyền thống ở đây chính là: những nét đặc trưng của một nền văn hoá, được công nhận và truyền lại qua nhiều thế hệ cho phép ta phân biệt một cộng đồng này với một cộng đồng khác, một dân tộc này với một dân tộc khác, một nền nghệ thuật này với một nền nghệ thuật khác...Tuy nhiên, truyền thống cũng không phải là những yếu tố bất di bất dịch, mà ngược lại nó luôn luôn biến động cùng với những thay đổi của xã hội và con người. Như vậy, truyền thống không phải là di tích của quá khứ, hay là một hình thức biểu hiện nào đó chỉ đơn thuần do ý chí nghĩ ra, mà nó phải là cái đã được chúng ta sàng lọc, đúc kết và “chọn lựa” giữa những cái có liên quan tới cuộc sống và đã được thời gian thử thách. Những đặc trưng văn hoá truyền thống trở thành cơ sở cho việc phân biệt các nền văn hoá, là tấm gương phản chiếu vốn văn hoá truyền thống của dân tộc từ đó đưa đến nhận thức rõ về quá trình tồn tại lâu bền của các đặc trưng đó ra sao và vai trò của nó trước xu thế xã hội mới như thế nào. 2. Khái quát chung về khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía Đông Nam của Châu Á với diện tích 4,523,000 km² bao gồm có 11 quốc gia nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc. Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khi vực lục địa khác có cùng vĩ độ. Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là "cái nôi" của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Văn hóa Hòa Bình đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân văn hóa Hoà Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN. Vì thế, Đông Nam Á đã là một trong những nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất trên thế giới. Đến thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở vùng vùng thung lũng theo chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển. Từ đó, nông nghiệp lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khi vực. Đó là một nền văn minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp... cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng. Có thể nói, Đông Nam Á là khu vục văn hóa lâu đời, có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, bên cạnh những nét chung do mối quan hệ từ lâu đời trên nhiều lĩnh vực. Dù có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ, nền văn hóa Đông Nam Á vẫn mang tính riêng biệt độc đáo. Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng “nước đọng” của lịch sử nhân loại, “nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ hay thậm chí Đông Âu đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích chứ bản thân Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể”. Tuy nhiên qua việc nghiên cứu đã cho thấy những kết quả ngược lại, với những nét văn hoá riêng mang đặc trưng gốc nông nghiệp phương Đông, đã tạo thành không gian văn hoá vùng Đông Nam Á. Đông Nam Á được xác định là một khu vực văn hóa lúa nước với một phức thể gồm 3 yếu tố: Văn hóa Núi, văn hóa Đồng bằng và văn hóa Biển, yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo. Một đặc trưng nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là “Thống nhất trong đa dạng” và quá trình hội tụ bắt nguồn từ nhiều trung tâm khác nhau cho nên chúng không mang tính đơn tuyến trong sự biệt lập mà là đa tuyến trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều, tạo nên những đường đồng quy, những cấu trúc văn hóa - tộc người đa thành phần được vận hành theo những cơ chế linh hoạt mà đồng nhất. * Đất nước Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông dương thuộc khu vực Đông Nam Á. diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² . Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Phía Nam giáp biển Đông. Do có vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải, thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống thông gió" hay "ngã tư đường". Về điều kiện tự nhiên và xã hội, địa hình Việt Nam rất đa dạng theo từng vùng tự nhiên, với ¾ là diện tích đồi núi với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu gió mùa ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông).Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng cao nguyên. Trong số các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số. Nằm trong hệ thống văn hoá Đông Nam Á, Văn hóa Việt Nam là văn hóa 54 tộc người Việt hay nói cách khác là văn hóa của dân tộc Kinh, đại đa số đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam và là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa ngoại lai trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt. CHƯƠNG II ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ ĐÔNG NAM Á TRONG VĂN HOÁ VIỆT NAM Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về văn hoá Đông Nam Á, trong đó có đi sâu tìm hiểu về văn hoá Việt Nam đã đưa ra được các đặc trưng văn hoá truyền thống như sau: 1, Thuần dưỡng cây lúa. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hoá Đông Nam Á lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là cái nôi của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Với các yếu tố địa hình thuận lợi, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều và có gió mùa, hệ thống thuỷ lợi (Tại Việt Nam theo như một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sáng tạo nhất của Việt Nam tìm ra được chính là hệ thống đê điều)… đã tạo cơ sở thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Và cũng chính từ quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của cây lúa đã trở thành yếu tố hạt nhân mang tính lịch sử đầu tiên tạo ra một khu vực văn hoá Đông Nam Ávới nền văn minh lúa nước có từ ngàn đời mang những đặc trưng : Tính bám đất, một yếu tố thiêng liêng sống còn chỉ có ở những cư dân nông nghiệp (truyền thống yêu nước cũng có cơ sở xuất phát từ đây); Yếu tố tự túc, chính là việc tự cung tự cấp, người dân làm ra của cải, lương thực thực thực phẩm để phục vụ cho chính nhu cầu sống, quá trình lao động và sinh hoạt của cá nhân và toàn xã hội; Yếu tố hướng nội, chỉ biết mình, riêng mình là nhất, thể hiện rõ nét trong tâm lý cư dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thêm vào đó là yếu tố đóng cửa khiến cho đời sống nhân dân và các mối quan hệ, thông thương rất dễ rơi vào tình trạng trì trệ, thiếu nhạy bén…Ngoài ra còn tạo ra một giá trị hành động trường cửu “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” giá trị ấy không chỉ đúng trong quá khứ mà còn phù hợp với hiện tại và trong cả tương lai. Không phải ngẫu nhiên biểu tượng của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á luôn là bó lúa – nó “thể hiện cái thống thất nhưng thống nhất trong đa dạng”. Cây lúa tuy nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và mang những giá trị văn hoá tốt đẹp: Tính lựa chọn : Người ta trồng lúa để tạo ra nguồn lương thực, trồng lúa để mưu sinh cuộc sống. Ngoài ra lúa cũng trở thành nguồn cảm hứng mang đầy tính nghệ thuật trong ca dao, dân ca, thơ hoạ… Tính lịch sử, cố kết cộng đồng : Cây lúa đã giúp gắn kết cộng đồng trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc. Những nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở các quốc gia phương Đông đều gắn liền với lịch sử ra đời của cây lúa, Lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu trong từng thời kỳ thăng trần của đất nước. Tính cần cù, ưa lao động: Nhắc đến cây lúa là nhắc đến hình ảnh của người nông dân lam lũ, vất vả chịu khó một nắng hai sương để làm ra hạt ngọc cho đời Tính biểu trưng: Cây lúa trở thành hình ảnh biểu trưng tiêu biểu cho cuộc sống sung túc, no đủ. Mặt khác còn là hình ảnh của người nông dân, hình ảnh của bản làng, quê hương đất nước Ngoài ra giá trị văn hoá của cây lúa còn được thể hiện thông qua tính hợp tác và tiết kiệm. Đối với người Việt, cây lúa không chỉ là một loại lương thực quý mà còn là một biểu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm, hạt gạo”. Trong những năm gần đây, từ nước thiếu lương thực trầm trọng đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Không chỉ có giá trị đối với sự sống, cây lúa và hạt gạo còn đi vào thơ ca dân gian: “em xinh là xinh như cây lúa”…Qua hàng nghìn năm lịch sử, cây lúa cũng gắn bó mật thiết trong đời sống tinh thần của con người qua ngôn ngữ hàng ngày, cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Cây lúa gần gũi với người nông dân như bờ tre, khóm chuối, thấm đẫm tình người và hồn quê hoà quyện thân thương – cây lúa một văn hoá rất Việt Nam. Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt, với hồn Việt là lẽ dĩ nhiên. Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê. Càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương. Có thể nói, từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt nam, và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau.  Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa, chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác. Cây lúa không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước. Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. Như vậy, Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc. 2, Thuần dưỡng trâu, bò, ngựa. Những loài vật trên đều rất phổ biến và thích ứng tốt với địa hình, khí hậu cũng như là đặc điểm của một nền sản xuất nông nghiệp. Ban đầu con người săn bắt lấy thịt, sau được thuần dưỡng vừa để lấy thịt, vừa làm công cụ cày bừa( theo lề lối canh tác “Thuỷ nậu”), vật tế thần. Hình ảnh hội đâm trâu của người việt cổ còn được trạm khắc trên trống đồng và vẫn còn sống động trong lễ hội mùa xuân ở Tây Nguyên. Những con vật gắn bó gần gũi với con người, với người nông dân; đó còn là biểu tượng linh thiêng, vật tế thần. Ví dụ như : biểu tượng trâu vàng của Seagame. Tây Nguyên cũng lấy biểu tượng con trâu làm vật linh thiêng, trâu ở đây được nuôi không phải để giết thịt hay cày cấy mà được sử dụng vào mục đích duy nhất phục vụ trong các dịp tế thần, vật tế thay cho con người, nhằm xua đi những vận nạn, những điều không may. Kể từ thời đại vua Hùng dựng nước, con Trâu trở nên một nhân tố cấu trúc hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam: "Con Trâu là đầu cơ nghiệp". Cảnh sắc thường thấy trong môi trường sinh thái - nhân văn Việt Nam là cảnh: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa! Trâu kéo cày dưới thung đồng. Trâu kéo gỗ trên ngàn, kéo lết không cần xe bánh... Những đoàn xe trâu đi trên đường Trường Sơn, từ Quảng Bình tới Quảng Nam, đã được Lê Quý Đôn (thế kỷ 18) mô tả kỹ lưỡng trong Kiến văn tiểu lục... Và trâu còn được dùng trong chiến trận. Đinh Bộ Lĩnh và bầy trẻ mục đồng trong thung lũng Hoa Lư cưỡi trâu, rước cờ lau tập trận. Lê Đại Hành lùa trâu cùng quân sĩ đứng dày đặc trên hai bờ sông Hoàng Long để đón chào và dọa dẫm sứ thần nhà Tống. Trâu được cho uống rượu say và lùa xô vào húc phá đội hình quân địch. Và trâu còn được buộc mồi lửa sau đuôi, lùa sang trại giặc trong nhiều trận hỏa công... Từ đời sống thực tại ấy, con trâu đã đi vào lĩnh vực tinh thần, tâm linh của người Việt chúng ta : Tượng trâu bằng đất nung hơn 3000 năm trước, vật trang sức bằng đầu trâu nửa đá quý( ở di chỉ Đình Chàng, Hà Nội), hình ảnh con trâu trong tranh dân gian xưa, huyền thoại trâu nước, tục lệ thi chọi trâu ( tổ chức hàng năm nhằm tái vận hành và tiếp sức sinh sôi nguồn xung lực, sinh lực của Trời - Đất - Con người), đi vào năm, tháng, ngày, giờ của lịch 12 con giáp. Như vậy, con trâu có vai trò quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á cổ truyền. Tục ngữ ca dao ta có câu : Con trâu là đầu cơ nghiệp. Để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông: Ruộng sâu, trâu nái. Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn: Vui đùa với trâu, thả diều, phơi áo trên lưng trâu… 3, Ăn Người Việt ta từ xưa đến nay rất quan tâm đến vấn đề ăn uống. phong tục ăn uống của người Việt tuân theo ngũ hành tương sinh tương khắc và dựa vào vốn văn hóa bản địa. Ăn trông nồi ngồi trông hướng. Lời chào cao hơn mâm cỗ. Câu nói ấy là cách ứng sử của người việt khi ngồi vào bàn ăn. Khi ăn người Việt không im lặng như người phương tây mà coi bữa ăn như một dịp để gia đình người thân có điều kiện trao đổi về công việc , hỏi thăm nhau và nói những chuyện vui. Người Việt dùng đũa khi ăn chứ không dùng thìa hay nĩa như người phương Tây. Cây tre khí hàn (khi gắp đồ nóng không bị nóng tay )biểu diẽn cho thuyết lấy âm trị dương, nếu ai chú ý sẽ thấy người việt ăn rầt nhiều gia vị , much đich ban đầu là làm cho món ăn thêm ngon nhưng sâu xa hơn cả là thuyết cân đối âm dương của món ăn và điều hòa âm dương trong cơ thể. Cá tanh có tính hàn (nhiệt) sẽ được nấu với những gia vị có tính âm như riềng, nghệ rau răm, ớt.... Khi ăn trứng vịt lộn (ăn món này hay lạnh bụng), ngưới ta thường ăn với rau răm và gừng tiêu.... Người Việt xưa thường dùng nồi đất (âm) để áp chế thủy (hàn). Những điều này có thể xuất phát từ phong tục thờ mẫu xa xưa của người việt. Trong tục thờ tứ linh của người Việt cũng có tục thờ mẫu (bà chúa thượng ngàn tức công chúa Liễu hạnh). Một chiếc bánh chưng người Viẹt vì thế phải có đủ âm dương, hình vuông của đất (âm ) thịt (dương) được khắc chế bằng hành. đỗ, hạt tiêu (âm).... và nhiều món ăn độc đáo nữa của người việt là sự kết hợp khéo léo của Âm và dương... Ăn uống là văn hoá hay đó là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên. Bởi vậy trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam biểu hiện rất rõ dấu ấn truyền thống văn hoá nông nghiệp lúa nước: Cơ cấu ăn thiên về thực vật. Có người từng gọi xứ chúng ta là văn minh thực vật, t