Đề tài Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất keo ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Trồng rừng sản xuất ở nước ta hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người đặc biệt từ khi thực hiện các Nghị định 01/CP của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Các giá trị về xã hội, môi trường và kinh tế mà lâm sản mang lại là vô cùng to lớn. Theo thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2009, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 2,27 tỷ USD còn trong cơ cấu giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 thì gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 3. Kết quả này cho thấy lâm sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thì Việt Nam cũng đang đứng trước tình trạng nhập gỗ nguyên liệu từ các nước khác tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng và sản lượng gỗ rừng tự nhiên giảm, rừng trồng năng suất thấp. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010 cả nước có 13.388,1 nghìn ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 10.304,8 nghìn ha và rừng trồng là 3.083,3 nghìn ha tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 39,5% . Tại Nghệ An, tổng diện tích rừng là 874,5 nghìn ha chiếm 6,5% so với diện tích rừng cả nước, trong đó rừng sản xuất là 141,2 nghìn ha chiếm 16,2% , diện tích rừng trồng mới là 11,3 nghìn ha chiếm 8% diện tích. Cũng như nhiều tỉnh khác, diện tích rừng trồng tại Nghệ An tăng nhanh trong những năm qua 118,3 nghìn ha (2008), 136,3 nghìn ha (2009), 141,2 nghìn ha (2010). Trong đó huyện Thanh Chương là một trong những huyện có diện tích rừng khá lớn và vốn là huyện nổi tiếng về trồng cây chè công nghiệp, sắn nguyên liệu và keo. điển hình là xã Thanh Thủy.

doc41 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất keo ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN      –&—      BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở Xà THANH THỦY, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN NHÓM 8: K43A KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ Huế, 09/2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN      –&—      BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở Xà THANH THỦY, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN GVHD: Nhóm SV: GV Hồ Trọng Phúc Nguyễn Thị Vân Anh GV Đào Duy Minh Nguyễn Đình Đức GV Nguyễn Hải Yến Phan Thị Hiếu Nguyễn Thị Lan Hương Lê Thị Loan Nguyễn Thị Nhung Lê Thị Minh Tâm Hoàng Thị Lệ Thiết Đặng Thị Thúy Hồ Văn Tình Hồ Thị Tuyết Nguyễn Tài Tuyết Huế, 09/2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành học phần thực tập giáo trình này, bên cạnh sự cố gắng của nhóm chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức, với tình cảm chân thành cho phép chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: Toàn thể thầy cô giáo trong đoàn thực tập giáo trình của hai lớp K43A,B KHĐT những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực tế, nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo này. Toàn thể cán bộ và người dân xã Thanh Thủy – Thanh Chương – Nghệ An đã tạo điều kiện để chúng tôi tiếp xúc phỏng vấn thu thập số liệu. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 9 năm 2012 Nhóm sinh viên thực hiện Nhóm 8 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ Trồng rừng sản xuất ở nước ta hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người đặc biệt từ khi thực hiện các Nghị định 01/CP của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Các giá trị về xã hội, môi trường và kinh tế mà lâm sản mang lại là vô cùng to lớn. Theo thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2009, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 2,27 tỷ USD còn trong cơ cấu giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 thì gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 3. Kết quả này cho thấy lâm sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thì Việt Nam cũng đang đứng trước tình trạng nhập gỗ nguyên liệu từ các nước khác tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng và sản lượng gỗ rừng tự nhiên giảm, rừng trồng năng suất thấp. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010 cả nước có 13.388,1 nghìn ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 10.304,8 nghìn ha và rừng trồng là 3.083,3 nghìn ha tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 39,5% . Tại Nghệ An, tổng diện tích rừng là 874,5 nghìn ha chiếm 6,5% so với diện tích rừng cả nước, trong đó rừng sản xuất là 141,2 nghìn ha chiếm 16,2% , diện tích rừng trồng mới là 11,3 nghìn ha chiếm 8% diện tích. Cũng như nhiều tỉnh khác, diện tích rừng trồng tại Nghệ An tăng nhanh trong những năm qua 118,3 nghìn ha (2008), 136,3 nghìn ha (2009), 141,2 nghìn ha (2010). Trong đó huyện Thanh Chương là một trong những huyện có diện tích rừng khá lớn và vốn là huyện nổi tiếng về trồng cây chè công nghiệp, sắn nguyên liệu và keo... điển hình là xã Thanh Thủy. Thanh Thủy là một xã miền núi thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An có tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp để phát triển rừng trồng nói riêng và sản xuất lâm nghiệp nói chung (chiếm 43,49% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện - Nguồn niên giám thống kê huyện Thanh Chương năm 2010). Vì vậy, các xã nói chung trên địa bàn huyện cũng có tiềm năng để phát triển rừng trồng trong đó có xã Thanh Thủy - là một xã trồng các loại cây để phát triển rừng sản xuất trên. Cây cho hiệu quả kinh tế khá cao đó là cây keo nó đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã và góp phần xoá đói giảm nghèo. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả đầu tư cây keo trên địa bàn xã Thanh Thủy - Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế - Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ keo ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển keo. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu: Các hộ dân trồng rừng keo trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu: -Về mặt không gian: Thôn 6, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. -Về mặt thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng keo đối với người dân trong năm 2011. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp thu thập số liệu + Tài liệu thứ cấp: thu thập qua UBND xã Thanh Thủy, các báo cáo, tài liệu, thông tin thu thập trên các web có liên quan. + Tài liệu sơ cấp: Khảo sát và phỏng vấn thực tế 60 hộ ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An. - Phương pháp phân tích và xử lí số liệu + Các số liệu định tính được phân tích và đánh giá, các số liệu định lượng được mã hoá và xử lý thông qua phần mềm SPSS. + Phân tổ, phân nhóm thống kê. - Phương pháp phân tích định lượng + Phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR... - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp thu nhập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý cán bộ khuyến nông của xã, từ đó đề xuất giải pháp có tính khả thi cao phù hợp với thực tế địa phương. 5. Hạn chế của đề tài. Do thời gian ngiên cứu và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên nội dung nghiên cứu chắc chắn sẽ còn gặp nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô và bạn đọc đóng góp ý kiến tham khảo để nội dung nghiên cứu của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lý luận chung về hiệu quả kinh tế Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế Trong bối cảnh mọi nguồn lực của thế giới bị hạn chế đòi hỏi người sản xuất phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra một lượng hàng hóa có giá trị sử dụng cao, với hao phí lao động xã hội thấp nhất. Bàn về khái niệm hiệu quả kinh tế các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có các quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành ba quan điểm sau: - Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó: H= K/C Trong đó: H: hiệu quả kinh doanh K: kết quả kinh doanh C: hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó Với quan điểm này thì phạm trù hiệu quả có thể thống nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ sản xuất và cách tổ chức quản lý. - Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất = kết quả sản xuất - chi phí sản xuất. - Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. H= ∆K/∆C ∆K: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất ∆C: là phần tăng them của chi phí sản xuất H: hiệu quả kinh doanh Như vậy có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau: + Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. + Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ, thể hiện tính hiệu quả của sản xuất. + Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. + Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức làm giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra. + Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản phẩm và phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội… 1.1.2. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp - Biết được mức hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. - Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt được hiệu quả kinh tế cao thì tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất keo 1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất + Giá trị sản xuất (GO): cho biết trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất đơn vị sản xuất tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu. GO = Qi * Pi ( i = 1…n) Trong đó: Qi: khối lượng sản phẩm thứ i Pi: giá của sản phẩm thứ i - Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Bao gồm: cây giống, phân bón, lao động… Nói cách khác, IC là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thuê ngoài của các hộ trong hoạt động sản xuất. - Tổng chi phí(TC) : là toàn bộ các khoản chi để tạo ra khối lượng hàng hóa cuối cùng. - Giá trị tăng thêm (VA): chính giá trị sản xuất vật chất dịch vụ mà các ngành sản xuất tạo ra trong một chu kỳ. VA = GO – IC - Thu nhập hỗn hợp (MI) : là khoản thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động tham gia sản xuất MI = VA – ( A + T) Trong đó: T: thuế A: khấu hao tài sản cố định được phân bổ trong chu kỳ sản xuất. 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất - Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian( GO/IC): Là chỉ tiêu phản ánh về số lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn vị chi phí trung gian đầu tư cho cây keo. - Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian(VA/IC): Là chỉ tiêu phản ánh về số lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu tư cho keo thì thì được bao nhiêu đơn vị gia tăng. - Thu nhập hỗn hợp tính cho một đơn vị chi phí (MI/IC): Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng trong việc sản xuất keo. Cho biết cứ mỗi đồng đầu tư một đồng chi phí trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Các chỉ tiêu : NPV, IRR, BCR - Giá trị hiện tại ròng (NPV) Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của hoạt động sản xuất trồng keo, sau khi đã chiết khấu quy về hiện tại. NPV= Hoặc NPV= Trong đó NPV:giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng) Bt: giá trị thu nhập tại năm t ( đồng ) Ct: giá trị chi phí tại năm t (đồng ) r: tỷ lệ lãi suất t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất ( năm ) tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0-1 NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình trồng keo có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình trồng keo nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn.Nếu NPV>0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR) BCR = Trong đó : BCR :là tỷ suất lợi nhuận và chi phí BPV: giá trị hiện tại của thu nhập CPV: giá trị hiện tại của chi phí Nếu BCR>1 thì mô hình có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn càng có hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) IRR=r1+( r2-r1 ) Trong đó IRR: hệ số hoàn vốn nội bộ r 1:Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1>0 r2;Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2<0 NPV: Giá trị hiện thực IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 5% 1.3. Rừng trồng và vai trò của nó trong kinh tế - xã hội. 1.3.1. Khái niệm sản xuất lâm nghiệp Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận chuyển,… và cung cấp các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng. 1.3.2. Khái niệm về tài nguyên rừng và các loại rừng Theo từ điển lâm nghiệp thì rừng là một quần xã sinh vật, trong đó cây rừng ( gỗ hoặc tre nứa ) chiếm ưu thế. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn và có mạt độ cây nhất định để giữa quần xã sinh vật với môi trường, giữa các thành phần của quần xã sinh vật có mối quan hệ hữu cơ hình thành nên một hệ sinh thái. Thông thường, người ta có thể căn cứ vào nhiều hình thức khác nhau để phân loại rừng, cụ thể: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành rừng: Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và rừng trồng. Căn cứ vào tổ thành rừng: Rừng thuần loài và rừng hỗn loài Căn cứ vào đặc tính sử dụng rừng: Rừng đặc dụng, rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Tài nguyên rừng, là tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được, tích tụ lâu ngày trong rừng, bao gồm tài nguyên bề mặt của rừng. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con người, và các sinh vật. 1.3.3. Khái niệm rừng kinh doanh Rừng kinh doanh: Là loại rừng do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất chưa có rừng trồng hoặc trồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng, được trồng nhằm mục đích chính là cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhu cầu gia dụng với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Trồng thâm canh rừng kinh tế phải căn cứ vào vùng sinh thái, điều kiện đất đai, khí hậu tại nơi trồng rừng để chọn loại cây trồng đáp ứng từng mục tiêu kinh doanh cụ thể. Rừng kinh tế có chu kỳ tối đa là 15 năm. 1.3.4. Mô hình trồng keo. Trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp, keo được coi là một trong những cây trồng chính trong phát triển rừng ở nước ta. Giống keo hầu hết có năng suất cao, đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận. Cây keo gieo trồng phù hợp trên nhiều loại đất ( đất đồi, đất bồi tụ, đất phù sa,…) kỹ thuật trồng tương đối đơn giản, cây dễ sinh trưởng và phát triển nhanh. Thời vụ trồng thường vào khoảng tháng 9-12, thời tiết mưa nhỏ, độ ẩm khá thích hợp cho việc trồng cây. Bảng 1.1 : Cơ sở chọn đất trồng Loại đất Độ dày tầng đất. Độ dốc Thành phần cơ giới và đá mẹ. Thực bì 1. Rất thuận lợi >50 cm <15o Thịt nhẹ, thị trung bình. Đá mẹ: Rhiolit, gralit. Tràng cỏ cây bụi dày, sinh trưởng từ trung bình tới tốt. Cây bụi hoặc nửa tép sinh trưởng trung bình đến tốt. Độ che phủ của cây bụi cỏ cao >70% 2. Thuận lợi 30-50 cm 15-25o Thịt nhẹ đến rất nhẹ . Thịt pha cát xốp ẩm hay sét pha cát hơi chặt. Đá mẹ: phấn sa. Cỏ may, sim, mua sinh trưởng xấu đến trung bình. Tế guột dày đặc, sinh trưởn trung bình. Lau, chít, chè và mọc xen cây bụi, nứa tép mọc thành bụi rải rác, sinh trưởng xấu đến trung bình. Độ che phủ của cây bụi cỏ cao ttừ 50-70% 3. Ít thuận lợi <30 cm 26-35o Thịt nặng hơi chặt. Sét pha thịt chặt khô. Cát pha Đá mẹ: sa phiến thạch Cỏ may, cỏ lông lợn, tế guột mọc rải rác sinh trưởng xấu. Đất trống hoặc có rất ít thực vật sinh trưởng xấu. Độ che phủ của cây bụi cỏ cao từ 30-50 cm. 4. không thuận lợi Các độ dày khác nhau >35o Sét nặng Sét pha thịt chặt khô. Cát di động Trơ sỏi đá Đá mẹ: phiến thạch sét, sa thạch, cuội kết. Cỏ tranh, lau lách, dây gai mọc rải rác. Có rất ít thực vật sinh trưởng xấu. Độ che phủ của cây bụi cỏ cao dưới 30 cm Bảng 1.2. Tóm tắt các biện pháp kỹ thuật áp dụng xây dựng mô hình trồng keo. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Kỹ thuật Lập địa trồng rừng Địa hình Địa chất Thực bì Xử lý thực bì phương thức phương pháp thời gian Làm đất Phương thức Phương pháp Kích thước hố Lấp hố Thời gian Bón phân lót Trồng rừng: Giống cây trồng Phương thức Phương pháp Mật độ trồng Thời vụ trồng Chăm sóc Số lần Số năm Sơ đồ kỹ thuật trồng rừng K: cây keo Cây cách cây 2m Hàng cách hàng 3m Chu kỳ kinh doanh Mô hình trồng keo. Độ cao bình quân từ 150-250 mm, độ dốc trung bình 10-20o Đất feralit phát triển trên phiến thạch sét, biến chất; thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình. Cỏ tranh, lau lách, cây bụi các loại. Phát dọn toàn diện. Dùng dao phát sát gốc và dọn sạch thực bì <10 cm. Trước khi trồng một tháng. Đào hố cục bộ Thủ công, cuốc hố theo đường đồng mức. ( 40 X 40 X 40 ) cm Dùng đất mặt tơi xốp sạch cỏ lấp 2/3 hố. Lấp hố trước khi trồng 20 ngày, kết hợp bón phân. Bón phân NPK Cây hom Thuần loài Cây con có bầu 1600-2000 cây/ha Tháng 9,10,11,12 Phát dọn, xăm xới, vun gốc, kết hợp bón phân 2 lần/ năm 3 năm đầu K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K 5-7 năm Rừng trồng theo kiến thiết cơ bản phải được chăm sóc 3 năm đầu, sau đó cây bắt đầu giao tán, đủ sức cạnh tranh với các loài cây bụi mọc nhanh khác để sinh trưởng, chúng ta chỉ thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng cho đến khi khai thác. Nếu công tác chăm sóc rừng 3 năm đầu tốt thì tỉ lệ thành rừng và năng suất sẽ cao. 1.4. Khái quát tình hình tài nguyên rừng, kinh doanh rừng trồng ở Việt Nam và Nghệ An. 1.4.1. Thực trạng phát triển kinh tế lâm nghiệp của Việt Nam Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng trên 20 triệu ha đất lâm nghiệp, phần có rừng tự nhiên chiếm hơn 10 triệu ha, còn lại là đất trống và đồi trọc. Ở nước ta từ năm 2000 có 196,4 nghìn ha rừng trồng, chiếm 0,06% diện tích đất đai cả nước. Còn năm 2005 chỉ còn 177,3 nghìn ha, chiếm khoảng 0,05 % diện tích đất đai cả nước. Năm 2006, độ che phủ của rừng trồng tăng lên 0,06% và năm 2008 diện tích rừng trồng tăng lên 0,061%, năm 2010 diện tích rừng trồng tập trung ước tính trên cả nước đạt 252,5 nghìn ha. Trong thời gian qua diện tích trồng rừng trong cả nước tăng giảm thất thường, trong khi đó nhu cầu thị trường trong và ngoài nước không ngừng tăng cao, gây sức ép khai thác lên rừng tự nhiên. Trong chiến lược phát triển lâm ngiệp giai đoạn 2010-2020 của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, định hướng xây dựng và phát triển ba loại rừng cho đến năm 2020, nước ta có khoảng 15,57 triệu ha đất rừng, trong đó rừng sản xuất đạt 8,4 triệu ha. 1.4.2. Thực trạng trồng rừng tại Nghệ An Bảng 1.3: Thực trạng trồng rừng tại Nghệ An Chỉ tiêu ĐVT TH 2009 TH 2010 TH 2011 KH 2015 QH 2020 Trồng rừng tập trung Ha 9.288 12.500 15.000 15.000 Trong đó: trồng rừng nguyên liệu Ha 8.000 9.000 10.000 12.000 Khai thác gỗ rừng trồng m3 102.496 257.000 910.000 800.000 Tỷ lệ che phủ rừng % 50,0 53,0 55,0 60,0 Nguồn: Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An 2011 Niên Giám thống kê tỉnh Nghệ An 2011 Qua bảng 1.3 ta thấy trong những năm gần đây kinh tế lâm nghiệp đặc biệt là nghề trồng rừng có nhiều biến động.Diện tích đất trồng rừng trong cả nước tăng và chiếm diện tích cao so với tổng diện tích lãnh thổ. Phần đất trồng rừng tăng nhẹ, song nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh lại tăng cao về mặt số lượng cũng như chất lượng.Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cũng như giảm sức ép lên rừng tự nhiên tỉnh và nhà nước đã, đang đẩy mạnh việc phát triển trồng rừng sản xuất thông qua việc hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, lâm trường, hộ nông dân làm kinh tế lâm nghiệp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KEO TRÊN ĐỊA BÀN Xà THANH THỦY. 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trên địa bàn xã 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1. Vị trí địa lý của xã Thanh Thủy. Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Thanh Chương Thanh Thủy là xã biên tiếp giáp với Lào về phía Tây- Bắc. Xã nằm ở phía tây huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cách thị trấn Dùng khoảng 18km dọc theo đường Hồ Chí Minh, đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã Thanh Thủy với chiều dài 8km. Nhờ có đường Hồ Chí Minh và đường cửa khẩu Việt – Lào đi qua nên thuận lợi cho giao thông vận chuyển và dịch vụ thương mại. Ranh giới hành chính của xã: + Phía Đông giáp xã Thanh An- huyện Thanh Chương-
Luận văn liên quan