Đề tài Đánh giá hiệu quả giao thông và an toàn trong trường hợp chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu thành vòng xoay – Trường hợp nghiên cứu Nút giao Tân Phong, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Nút giao vòng đảo là một loại hình nút giao được bắt đầu sử dụng đầu tiên ở Mỹ năm 1905, lúc này nút giao mới chỉ là loại nút giao yêu cầu các xe tham gia giao thông chạy theo vòng xuyến xung quanh đảo. Loại nút giao này sau đó được xây dựng rất nhiều nó tạo điều kiện cho các dòng giao thông vào nút với tốc độ cao. Nhưng sau đó khi lưu lượng giao thông tại các tuyến đường tăng cao thì nút giao thông này lại xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông, khiến cho loại hình nút giao thông này không được sử dụng nữa, thậm trí còn bị cấm sử dụng tại một số nước. Sau đó, năm 1960 người Anh đã phát minh ra loại hình nút giao thông hiện đại với luật nhường đường trong đó quy định các loại xe vào nút phải nhường đường cho các đang lưu thông trong nút. Hiện nay, loại hình nút giao vòng đảo kiểu mới này đã và đang được xây dựng rất nhiều ở các nước phát triển. Tuy nhiên, trong hệ thống mạng lưới giao thông của nước ta hiện nay lại đang tiếp tục xây dựng rất nhiều những nút giao vòng đảo kiểu cũ này, khiến cho hiện tượng ùn tắc liên tục xảy ra tại các nút giao thông này. Thậm trí tại một số nước như Mỹ loại hình nút giao thông vòng đảo kiểu cũ này đã bị cấm sử dụng trong nhiều năm cho tới mãi năm 2001. Hiện nay nước ta đã có khá nhiều nút giao vòng đảo nhưng lại chưa có tài liệu đánh giáo hiệu quả và an toàn giao thong mà nó mang. Để làm sáng tỏ các ưu điểm của loại hình nút giao vòng đảo hiện đại giúp cho chúng ta hiểu rõ lợi ích của nút giao vòng đảo hiện đại, trong đề tài nghiên cứu tác giả đã tổng hợp, phân tích lý thuyết về đánh giá khả năng thông hành, mức phục vụ và mức độ an toàn giao thông của loại hình nút giao thông này. Sau đó, tác giả đã ứng dụng cho một nút giao thực tế là nút giao Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai.

docx92 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả giao thông và an toàn trong trường hợp chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu thành vòng xoay – Trường hợp nghiên cứu Nút giao Tân Phong, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Đánh giá hiệu quả giao thông và an toàn trong trường hợp chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu thành vòng xoay – Trường hợp nghiên cứu Nút giao Tân Phong, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1 Đặc trưng chính của vòng xoay 5 Hình 1. 2 Đặc trưng thiết kế của vòng xoay 6 Hình 1. 3 Phạm vi lưu lượng giao thông trung bình ngày (ADT) 14 Hình 1. 4 Năng lực thông hành của nhánh đường vào một làn xe và nhiều làn xe 15 Hình 1. 5 Đường phương tiện lưu thông nhanh nhất qua vòng xoay một làn xe 19 Hình 1. 6 Đường phương tiện lưu thông nhanh nhất qua vòng xoay nhiều làn xe 20 Hình 1. 7 Ví dụ hướng lưu thông rẽ phải 21 Hình 1. 8 Bán kính các nhánh đường 22 Hình 1. 9 Mối quan hệ giữa tốc độ và bán kính 23 Hình 1. 10 Thiết kế thúc đẩy sự sắp xếp các nhánh đường trong vòng xoay 25 Hình 1. 11 Kỹ thuật thiết kế thúc đẩy sự sắp xếp các nhánh đường trong vòng xoay 26 Hình 1. 12 Xung đột lối thoát – đường tuần hoàn do khoảng cách quá lớn giữa hai nhánh đường 27 Hình 1. 13 Sự bố trí lại các nhánh đường để giải quyết vấn đề xung đột giữa lối thoát – đường tuần hoàn 28 Hình 1. 14 Ví dụ kiểm tra đường dẫn phương tiện thiết kế 29 Hình 1. 15 Giải pháp đối với lối đi dành cho người đi bộ 33 Hình 1. 16 Giải pháp bố trí đoạn dốc đường dành cho người đi xe đạp 35 Hình 1. 17 Năng lực thông hành C với lưu lượng đường tuần hoàn Qc theo phương trình năng lực thông hành Brilon – Bondzio 37 Hình 1. 18 Khoảng cách l giữa điểm xung đột lối ra (A) và lối vào (B) 38 Hình 1. 19 Giá trị thông số 𝛂 với khoảng cách l giữa điểm xung đột lối vào và lối ra 39 Hình 2. 1 Hiện trạng mạng lưới đường bộ tỉnh Đồng Nai 42 Hình 2. 2 Thiết lập chức năng đường trong mạng lưới 51 Hình 2. 3 Mạng lưới đường trong khu vực ngã tư Tân Phong 55 Hình 3. 1 Mặt cắt đường Nguyễn Ái Quốc đoạn từ QL1K vào nút giao 57 Hình 3. 2 Ảnh Mặt cắt đường Nguyễn Ái Quốc đoạn từ QL1K vào nút giao 58 Hình 3. 3 Mặt cắt đường Nguyễn Ái Quốc đoạn từ nút giao tới QL1A 59 Hình 3. 4 Mặt cắt đường Nguyễn Ái Quốc đoạn từ nút giao tới QL1A 59 Hình 3. 5 Mặt cắt đường Đồng Khởi đoạn từ DT768 tới nút giao 60 Hình 3. 6 Mặt cắt đường Đồng Khởi đoạn từ nút giao tới QL1A 60 Hình 3. 7 Một số loại biển báo tại nút giao 61 Hình 3. 8 Một số vạch sơn đường tại nút giao 61 Hình 3. 9 Thời gian đèn tín hiệu tại nút giao Tân Phong 62 Hình 3. 10 Đèn tín hiệu tại nút giao Tân Phong 63 Hình 3. 11 Lưu lượng thông qua giờ cao điểm tại nút 65 Hình 3. 12 Các xung đột tại nút giao Tân Phong(đèn tín hiệu pha 1) 67 Hình 3. 13 Các xung đột tại nút giao Tân Phong(đèn tín hiệu pha 2) 68 Hình 3. 14 Xung đột tại nút giao Tân Phong 69 Hình 3. 15 Bản đồ tai nạn tại nút giao trong 2 năm 2015 và 2016. 74 Hình 3. 16 Hiện trạng giao thông qua mô phỏng 77 Hình 3. 17 Mặt cắt đường Nguyễn Ái Quốc đoạn mở rộng 80 Hình 3. 18 Vòng xoay Tân Phong 82 Hình 3. 19 Mặt cắt ngang vòng xoay Tân Phong 82 Hình 3. 20 Kích thước chi tiết đảo phân luồng giao thông 83 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 So sánh phân loại vòng xoay 7 Bảng 1. 2 Phạm vi đường kính phổ biến cho các loại vòng xoay 30 Bảng 1. 3 Phạm vi đường kính phổ biến cho các loại vòng xoay 36 Bảng 1. 4 Các thông số hình học sử dụng trong công thức TRL 41 Bảng 2. 1 Tổng hợp toàn tỉnh theo loại mặt đường 43 Bảng 2. 2 Phân loại chức năng đường 52 Bảng 2. 3 Nút giao liên kết giữa các loại đường 53 Bảng 2. 4 Phân cấp các tuyến chính trong mạng lưới 54 Bảng 3. 1 Lưu lượng giao thông thông qua tại nút giao Tân Phong trong giờ cao điểm 64 Bảng 3. 2 Thống kế số lượng xung đột 66 Bảng 3. 3 Thống kê số vụ tai nạn trong 2 năm 2015-2016 70 Bảng 3. 4 Phân loại tai nạn theo xung đột 72 Bảng 3. 5 Phân loại mức độ tai nạn dựa vào mức độ tổn thương 73 Bảng 3. 6 Tổng hợp các loại tai nạn và đặc trưng 75 Bảng 3. 7 Thời điểm xảy ra tai nạn 76 Bảng 3. 8 Kết quả mô phỏng hiện trạng nút giao Tân Phong 77 Bảng 3. 9 Tiêu chuẩn tra mức phục vụ LOS tại nút giao 78 Bảng 3. 10 Mức phục vụ trên mỗi hướng vào nút 78 Bảng 3. 11 Hệ thống vạch sơn biển báo sử dụng trong nút giao Tân Phong 84 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QL: Quốc lộ ĐT: Đường tỉnh ĐH: Đường huyện UBND: Ủy ban nhân dân TT TP.HCM: Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh Tx : Thị xã TDTT: Thể dục thể thao GTVT: Giao thông vận tải BTN: Bê tông nhựa BTXM: Bê tông xi măng MC: mặt cắt TH: Trường hợp HCM: Highway Capacity Munual LOS: Level Of Service TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng TCN: Tiêu chuẩn ngành MỞ ĐẦU Đặt Vấn Đề Nút giao vòng đảo là một loại hình nút giao được bắt đầu sử dụng đầu tiên ở Mỹ năm 1905, lúc này nút giao mới chỉ là loại nút giao yêu cầu các xe tham gia giao thông chạy theo vòng xuyến xung quanh đảo. Loại nút giao này sau đó được xây dựng rất nhiều nó tạo điều kiện cho các dòng giao thông vào nút với tốc độ cao. Nhưng sau đó khi lưu lượng giao thông tại các tuyến đường tăng cao thì nút giao thông này lại xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông, khiến cho loại hình nút giao thông này không được sử dụng nữa, thậm trí còn bị cấm sử dụng tại một số nước. Sau đó, năm 1960 người Anh đã phát minh ra loại hình nút giao thông hiện đại với luật nhường đường trong đó quy định các loại xe vào nút phải nhường đường cho các đang lưu thông trong nút. Hiện nay, loại hình nút giao vòng đảo kiểu mới này đã và đang được xây dựng rất nhiều ở các nước phát triển. Tuy nhiên, trong hệ thống mạng lưới giao thông của nước ta hiện nay lại đang tiếp tục xây dựng rất nhiều những nút giao vòng đảo kiểu cũ này, khiến cho hiện tượng ùn tắc liên tục xảy ra tại các nút giao thông này. Thậm trí tại một số nước như Mỹ loại hình nút giao thông vòng đảo kiểu cũ này đã bị cấm sử dụng trong nhiều năm cho tới mãi năm 2001. Hiện nay nước ta đã có khá nhiều nút giao vòng đảo nhưng lại chưa có tài liệu đánh giáo hiệu quả và an toàn giao thong mà nó mang. Để làm sáng tỏ các ưu điểm của loại hình nút giao vòng đảo hiện đại giúp cho chúng ta hiểu rõ lợi ích của nút giao vòng đảo hiện đại, trong đề tài nghiên cứu tác giả đã tổng hợp, phân tích lý thuyết về đánh giá khả năng thông hành, mức phục vụ và mức độ an toàn giao thông của loại hình nút giao thông này. Sau đó, tác giả đã ứng dụng cho một nút giao thực tế là nút giao Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai. Lý Do Chọn Đề Tài Nút giao thông vòng đảo là một loại hình nút giao thông quan trọng trong mạng lưới giao thông hiện nay.Loại hình nút giao thông này đã được các nước trên thế giới áp dụng rất nhiều để giải quyết vấn đề tại các nút giao thông, đây cũng là một loại hình nút giao có giá trị thẩm mỹ rất cao cho mạng lưới đường giao thông, cảnh quan đô thị. Hiện nay loại hình nút giao này đang được sự quan tâm của rất nhiều các kỹ sư nước ta trên các diễn đàn về giao thông đưa ra thảo luận. Nhưng ở nước ta hiện nay lại chưa có nhiều tài liệu về đánh giá hiệu quả và an toàn cho loại hình nút giao thông này. Vì vậy, tác giả đã chọn để tài để đưa ra các lý thuyết đánh giá cho các loại hình nút giao thông này và làm sáng tỏ tính ưu việt của loại hình nút giao thông vòng đảo hiện đại đang được áp dụng trên thế giới hiện nay. Từ đó đưa ra cái nhìn đúng đắn cho các kỹ sư về loại hình nút giao thông vòng đảo hiện đại thông qua việc đánh giá chuyển đổi từ ngã tư thành vòng xoay tại nút giao Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai. Phương Pháp Nghiên Cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp lý thuyết kết hợp với thực tiễn.Tác giả đã nghiên cứu lý thuyết đánh giá khả năng thông hành của nút giao vòng đảo với dòng giao thông vào nút là dòng tự do theo công thức của Phòng thí nghiệm đường bộ Anh (The transport and Road Research Laboratory), đánh giá khả năng thông hành của các nút giao vòng đảo sử dụng tín hiệu đèn điều khiển, đánh giá khả năng thông hành nút giao vòng đảo hiện đại theo :” Roundabout An informational Guide” của bộ giao thông Mỹ, cùng với đó tác giả đã sử dụng phương pháp tính toán pha đèn để áp dụng tính toán tín hiệu đèn điều khiển cho nút giao thông. Tác giả đã vận dụng các lý thuyết để đánh giá các phương án đưa ra áp dụng cho nút giao Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai, dựa trên các tài liệu về dự án : “Đầu Tư Xây Dựng Hầm Chui Tại Ngã Tư Tân Phong”: lưu lượng xe, bình đồ nút giao đường Nguyễn Ái Quốc và đường Đồng Khởiđể đánh giá các vấn đề còn tồn tại trong nút giao khi cho dòng xe lưu thông tự do vào nút như: tồn tại các xung đột giao cắt giữa các dòng xe, bán kính quay đầu thay đổi nhiều, chiều dài đoạn trộn dòng Mục Tiêu và Phạm Vi Nghiên Cứu Phân tích điều kiện vận hành hiện hữu (LOS, capacity, delay, queue length). Xác định các vấn đề về giao thông và an toàn tại nút giao đèn tín hiệu kết hợp đảo giao thông; Chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu kết hợp đảo giao thông sang vòng xoay chú trọng đến môi trường giao thông nhiều xe máy. Nghiên cứu này tập trung định lượng điều kiện vận hành tại nút giao đèn tín hiệu, đảo giao thông và vòng xoay, làm cơ sở cho việc chuyển đổi nút giao đèn tín hiệu sang vòng xoay. Nút giao ngã tư Tân Phong được chọn làm khu vực nghiên cứu vận dụng thực tiễn. Tóm Tắt Đề Tài Nghiên Cứu Đề tài nghiên cứu lý thuyết đánh giá một số loại nút giao vòng đảo trên thế giới về đánh giá khả năng thông hành, mức phục vụ và mức độ an toàn giao thông. Các loại nút giao được đưa vào nghiên cứu: nút giao ngã tư được điều khiển bằng đèn tín hiệu, nút giao vòng đảo có sử dụng tín hiệu đèn điều khiển và nút giao vòng đảo hiện đại. Qua đó tác giả chỉ ra được các ưu điểm của loại hình nút giao thông vòng đảo hiện đại so nút giao ngã tư được điều khiển bằng đèn tín hiệu. Từ đó các nghiên cứu lý thuyết tác giả đề tài đã vận dụng để tính toán và đánh giá khả năng thông hành, mức phục vụ cũng như mức độ an toàn giao thông của nút giao Tân Phong giữa đường Nguyễn Ái Quốc và đường Đồng Khởi. Tác giả đã đưa ra kiến nghị phương án thiết kế cho nút giao thông này theo nút giao vòng đảo hiện đại. Qua đề tài nghiên cứu tác giả kiến nghị sử dụng loại hình nút giao vòng đảo hiện đại giải quyết vấn đề ùn tắc và an toàn giao thông. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÒNG XOAY 1.1 Giới thiệu chung Vòng xoay hiện đại là một loại nút giao đặc trưng bởi một hình dạng tròn nói chung, biển báo kiểm soát tại các nhánh đường vào, và các đặc trưng hình học tạo ra một môi trường giao thông tốc độ thấp. Các vòng xoay hiện đại đã chứng minh được một số lợi ích an toàn, vận hành và các lợi ích khác khi so sánh với các loại nút giao thông thường. Đối với các dự án xây dựng nút giao mới hoặc cải tiến, vòng xoay hiện đại cần được xem xét như là một sự thay thế. Đặc trưng của vòng xoay Các mẫu nút giao vòng tròn là một phần của hệ thống giao thông ở Hoa Kỳ trong hơn một thế kỷ. Việc sử dụng rộng rãi các loại nút giao đã giảm sau những năm giữa thập kỷ 50, khi các vòng giao thông bắt đầu gặp vấn đề về tắc nghẽn và an toàn. Tuy nhiên, những lợi thế của vòng xoay hiện đại, bao gồm các tính năng thiết kế sửa đổi và cải tiến, đã được công nhận và đưa ra thử nghiệm tại Hoa Kỳ. Hiện nay ước tính có hơn một nghìn vòng xoay tại Hoa Kỳ và hàng chục nghìn trên toàn thế giới, với con số ước tính sẽ tăng lên ở Hoa Kỳ mỗi năm. Hình 1. 1 Đặc trưng chính của vòng xoay Hình 1. 2 Đặc trưng thiết kế của vòng xoay Các vòng xoay được chia thành ba loại cơ bản theo kích thước và số làn xe để thuận lợi cho việc thảo luận về các vấn đề về năng lực thông hành hoặc thiết kế cụ thể: vòng xoay mini, vòng xoay một làn xe và vòng xoay nhiều làn xe. Những điều này được tóm tắt trong Bảng 1.1 Bảng 1. 1 So sánh phân loại vòng xoay Yếu tố thiết kế Vòng xoay Mini Vòng xoay 01 làn xe Vòng xoay nhiều làn xe Tốc độ tối đa mong muốn thiết kế tại các hướng vào 15 – 20 dặm/giờ (25 – 30 km/h) 20 – 25 dặm/giờ (30 – 40 km/h) 25 – 30 dặm/giờ (40 – 50 km/giờ) Số lượng làn xe tối đa trên mỗi hướng vào 1 1 2+ Đường kính đường tròn vòng xoay 45 – 90ft (13 – 27m) 90 – 180ft (27 – 55m) 150 – 300ft (46 – 91m) Cách xử lý đảo trung tâm Có thể đi ngang hoàn toàn Được nâng lên (có thể đi ngang qua phần nâng lên) Được nâng lên (có thể có phần nâng lên) Lưu lượng đặc trưng ở 4 nhánh đường để vận hành mà không phân tích chi tiết năng lực thông hành (xe/ngày). Khoảng 15,000 xe/ngày Khoảng 25,000 xe/ngày Khoảng 45,000 xe/ngày đối với vòng xoay 02 làn xe Vòng xoay đang trở nên phổ biến hơn dựa trên nhiều cơ hội để cải thiện sự an toàn và hiệu quả vận hành và cung cấp các lợi ích khác. Tuy nhiên, vòng xoay không phải lúc nào cũng khả thi và không phải lúc nào cũng cung cấp giải pháp tối ưu cho mọi vấn đề. Lợi ích của vòng xoay và một số yếu tố ràng buộc, được mô tả dưới đây. 1.2 Các yếu tố cần xem xét trong quá trình quy hoạch, thiết kế vòng xoay Mỗi loại hình sử dụng phương tiện lưu thông qua vòng xoay có đặc trưng độc đáo cần được xem xét trong quá trình lập quy hoạch và thiết kế. Một số đặc điểm của bốn nhóm người dùng chính - người lái xe, người đi xe máy, người đi bộ, người đi xe đạp và xe cấp cứu - được đề cập trong báo cáo này. 1.2.1 Đối với người lái xe Nghiên cứu cho thấy rằng vòng xoay giải quyết một số vấn đề về kinh nghiệm điều khiển phương tiện trong khi lưu thông qua nút giao. Một trong những đặc trưng thiết kế chính của vòng xoay là hình dạng hình học của vòng xoay làm cho toàn bộ các phương tiện lưu thông chậm lại khi đi vào vòng xoay. Vòng xoay có thể tăng cường mức độ an toàn cho người lái xe, bao gồm những người lái xe đã lớn tuổi, bằng cách: Cho phép người lái có nhiều thời gian hơn để ra quyết định, hoạt động, và phản ứng; Giảm số hướng mà người lái xe cần theo dõi để quan sát các xung đột giao thông; và Giảm sự cần thiết để đánh giá khoảng trống trong dòng giao thông đang lưu thông một cách chính xác. Cần lưu ý đến cách bố trí các biển báo và bảng hiệu trên vỉa hè được rõ ràng, dễ nhìn và dễ nhận biết đối với tất cả người sử dụng, kể cả những người lái xe đã lớn tuổi. Xe tải và các loại xe lớn khác có thể được điều chỉnh cho phù hợp để lưu thông qua vòng xoay với sự lưu ý đúng mức với thiết kế. 1.2.2 Đối với người đi xe máy và đi xe đạp Người đi xe máy và xe đạp có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, và vòng xoay được thiết kế để phù hợp với phạm vi rộng. Người đi xe máy và xe đạp nên được cung cấp các lựa chọn tương tự để lưu thông qua vòng xoay như ở các nút giao thông thông thường, nơi họ điều hướng hoặc là xe cơ giới hoặc người đi bộ tùy thuộc vào kích thước của nút giao, lưu lượng giao thông, mức độ kinh nghiệm và các yếu tố khác. Người đi xe máy và xe đạp thường cảm thấy thoải mái khi đi qua những vòng xoay một làn xe trong môi trường có lưu lượng giao thông thấp trong làn đường dành cho xe cơ giới, vì tốc độ có thể so sánh được và ít các xung đột tiềm ẩn. Tại các vòng xoay lớn hơn, nhiều người đi xe máy và xe đạp có thể thoải mái và an toàn hơn bằng cách sử dụng các đoạn đường nối với lối đi bộ trên vỉa hè hoặc lối đi đa năng xung quanh chu vi của vòng xoay như người đi bộ. 1.2.3 Đối với người đi bộ Người đi bộ được bố trí đi qua đường tại vị trí vạch kẻ dành cho người đi bộ qua đường và đi vòng quanh chu vi vòng xoay. Bằng cách cung cấp không gian để để người đi bộ dừng trên đảo phân luồng, người đi bộ có thể quan sát một hướng xung đột giao thông tại một thời điểm, đơn giản hóa việc đi qua đường tại vòng xoay. Các phương tiện lưu thông qua vòng xoay với tốc độ thấp cho phép có nhiều thời gian hơn cho người lái xe và người đi bộ để ra quyết định và phản ứng và để giảm hậu quả khi có va chạm xảy ra. Kết quả là có ít sự cố liên quan đến người đi bộ xảy ra trong phạm vi vòng xoay. Những người đi bộ khiếm thị có thể gặp khó khăn khi đi qua vòng xoay do các yếu tố chính sau: Những người đi bộ khiếm thị có thể gặp khó khăn khi đi qua đường vì băng qua đường nằm bên ngoài vách gần vỉa hè, và tính chất cong của vòng xoay làm thay đổi các dấu hiệu nhận biết thông thường có thể nghe thấy và xúc giác mà họ sử dụng để đi qua đường. Vòng xoay không bao gồm các dấu hiệu nhận biết bình thường có thể nghe thấy và xúc giác được sử dụng bởi những người đi bộ có khiếm khuyết về thị lực để tự đi vào vị trí vạch kẻ dành cho người đi bộ để tránh các phương tiện đang lưu thông tại vòng xoay. Âm thanh của dòng giao thông lưu thông tuần hoàn trong vòng xoay che giấu dấu hiệu âm thanh mà người đi bộ khiếm thị sử dụng để xác định thời điểm thích hợp để vào vạch kẻ đi qua đường (cả hai đều phát hiện ra khoảng cách và phát hiện ra phương tiện đang đến). 1.2.4 Xe cấp cứu Vòng xoay đảm bảo xe cấp cứu khi lưu thông qua với tốc độ thấp hơn nhưng vẫn duy trì việc di chuyển khẩn cấp, điều này có thể làm cho vòng xoay an toàn hơn để vượt qua khỏi khu vực giao cắt điều khiển bằng đèn tín hiệu. Không giống như nút giao điều khiển bằng đen tín hiệu, các tài xế điều khiển xe cấp cứu sẽ không gặp phải các phương tiện bất ngờ chạy qua nút giao và va chạm với tốc độ cao. Nhân viên dịch vụ cấp cứu có thể có một số lo ngại về trách nhiệm của họ để điều khiển phương tiện đi qua vòng xoay trong lúc khẩn cấp, mặc dù điều này có thể được dễ dàng giải quyết trong thiết kế. Trên các tuyến đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của các phương tiện cấp cứu, sự chậm trễ do các chuyển động liên quan tại một vòng xoay dự kiến sẽ được so sánh với các loại nút giao thay thế và kiểm soát. Giống như các nút giao thông thông thường, người lái xe nên được giáo dục không được vào vòng xoay khi có phương tiện cấp cứu đang tiến đến từ hướng khác. Một khi đã vào vòng xoay, họ sẽ rẽ ra khỏi đường tuần hoàn trong vòng xoay nếu có thể, tạo thuận lợi cho việc xếp hàng trước xe cấp cứu. 1.3 Sự xem xét về vị trí thiết lập vòng xoay Trong quá trình lập quy hoạch cho một nút giao mới hoặc cải tiến tín hiệu giao thông hoặc kiểm soát dừng được xem xét, thì một vòng xoay hiện đại cũng nên được xem xét như là một sự thay thế. Điều này bắt đầu với việc nắm bắt rõ ràng được các đặc điểm của khu đất và xác định một sự sắp xếp sơ bộ. Có một số vị trí nơi vòng xoay thường được xem xét là thuận lợi và một số tình huống có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tính khả thi của vòng xoay. Như với bất kỳ quyết định nào về việc sử dụng các phương pháp xử lý các nút giao, cần lưu ý để hiểu được lợi ích cụ thể và sự đánh đổi đối với từng khu vực dự án. Phần này phác thảo một số vấn đề về vị trí để giúp xác định xem một vòng xoay là một sự thay thế cho nút giao khả thi. 1.3.1 Ứng dụng vào các vị trí phổ biến Các ứng dụng sau đây đặc trưng cho một số tình huống mà vòng xoay thường được thấy là khả thi và mang lại lợi ích: Các đơn vị nhà ở mới – Phương tiện lưu thông qua vòng xoay có tốc độ thấp, giảm được tiếng ồn so với các loại nút giao thông thường, chi phí bão dưỡng thấp. Trường học – Lợi ích chủ yếu là giảm tốc độ phương ở trong và xung quanh vòng xoay. Vòng xoay cải thiện cơ hội cho người đi bộ đi qua đường, cung cấp nơi dừng chân và khả năng tập trung vào một dòng giao thông tại cùng một thời điểm trong khi đi qua đường. Vòng xoay một làn xe thường thích hợp với các vòng xoay nhiều làn xe gần các trường học vì đơn giản hóa được việc đi qua đường cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu lưu lượng giao thông lớn thì một vòng xoay nhiều làn xe vẫn có thể thích hợp với một nút giao điều khiển bằng đèn tín hiệu. Hành lang – Vòng xoay cung cấp cơ hội để định hình mặt cắt ngang của hành lang theo những cách có thể khác với những nút giao được điều khiển bằng đèn tín hiệu. Các nút giao được điều khiển bằng đèn tín hiệu hoạt động hiệu quả nhất khi có sự quản lý đối với từng nhóm phương tiện lưu thông. Điều này đòi hỏi phải thông qua các làn đường giữa các đèn tín hiệu để duy trì sự toàn vẹn của các nhóm này. Mặt khác, vòng xoay mang lại hiệu quả thông qua quá trình chấp nhận khoảng hở và do đó không có nhu cầu tương tự cho sự di chuyển vượt lên của các phương tiện trong nhóm. Kết quả là vòng xoay có thể được làm lớn như cần thiết đối với năng lực thông hành của nút, giữ liên kết giữa các nút giao hẹp hơn. Khái niệm này đôi khi được gọi là khái niệm "nút rộng, đường hẹp". Giảm số lượng làn đường đi lại giữa các nút giao thông có thể làm giảm tác động của phần đường bên phải (phần đất được phép xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông) để cung cấp không gian đậu xe, lối đi bộ rộng rãi hơn, dải trồng hoa cây cảnh, và làn đường dành cho xe đạp. Các giải pháp xử lý tại các nhánh v