Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, để phát triển bền vững đất nước cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở Việt Nam đã đẩy chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, trong đó chất lượng không khí đang ngày càng suy giảm được coi là vấn đề mang tính thời sự trong thời gian gần đây. Một xu hướng mới đầu tư vào các khu đô thị sinh thái đã được khởi động ở nhiều tỉnh thành trên cả nước mà tiêu biểu là thành phố Đà Nẵng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế. Hiện nay, diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người tại thành phố là 1,2m2/người, còn thấp so với chỉ tiêu cân bằng sinh thái đô thị là 9-10 m2/người. Chính vì lẽ đó việc quy hoạch không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng đang là một yêu cầu cấp thiết, để đảm bảo đến năm 2020, hệ thống không gian xanh thành phố sẽ đạt được chỉ tiêu 9-10 m2/người. Là sinh viên được học chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên môi trường, được sinh sống và học tập ở thành phố Đà Nẵng, tôi thấy mình cần có trách nhiệm trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp "Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng" để có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính thực tiễn cao, góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường tiêu biểu của Việt Nam nói riêng và của khu vực Đông Nam Á nói chung. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục tiêu của đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan cơ sở lí luận về không gian xanh, giá trị kinh tế của không gian xanh, lợi ích và chi phí của việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh.

pdf78 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................3 DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................................4 DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................5 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................6 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài..............................................................................6 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................7 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................10 CHƯƠNG 1: Không gian xanh và giá tri kinh tế của không gian xanh ...........10 1.1 Khái niệm không gian xanh ................................................................................10 1.2 Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong đời sống con người ..............11 1.3 Tổ chức không gian xanh tại các thành phố ........................................................13 1.4 Giá trị kinh tế của không gian xanh.....................................................................15 1.5 Các chi phí và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh ...........................................................................................................................17 1.5.1 Các chi phí .................................................................................................17 1.5.2 Các lợi ích..................................................................................................32 1.5.3 Sử dụng CBA để xem xét hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh.........................................................................................................33 1.6 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................37 CHƯƠNG 2: Thực trạng và định hướng không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng ...................................................................................................................................38 2.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng .............................................................38 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên......................................................................................38 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................39 Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 2 2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường ở thành phố Đà Nẵng .............................................42 2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí thành phố Đà Nẵng..............................42 2.2.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ................................................43 2.3 Hệ thống không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng .............................................44 2.3.1 Hiện trạng hệ thống không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng ...................44 2.3.2 Định hướng phát triển không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng................46 2.4 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................47 CHƯƠNG 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng .....................................................................................48 3.1 Tổng chi phí duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng năm 2011 ...................................................................................................................................48 3.2 Tổng lợi ích duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng năm 2011 ...................................................................................................................................51 3.3 Tổng hợp kết quả dựa trên các chỉ tiêu tính toán ................................................58 3.3.1 Phân tích chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh năm 2011 ...........................................................................................................................58 3.3.2 Phân tích chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh đạt chỉ tiêu 9-10m2/người. ...............................................................................................59 3.4 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng.................................................................................................63 CHƯƠNG 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng .................................................................64 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................70 1. Kết luận..................................................................................................................70 2. Kiến nghị ...............................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72 PHỤ LỤC .................................................................................................................73Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT BV Bequest Value Giá trị lưu truyền hay để lại CBA Cost Benefit Analysis Phân tích chi phí lợi ích CERs Certified Emission Reductions Tín chỉ giảm phát thải CVM Contingent Valuation Method Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên DUV Direct Use Value Giá trị sử dụng trực tiếp EXV Existence Value Giá trị tồn tại IUV Indirect Use Value Giá trị sử dụng gián tiếp NUV Non Use Value Giá trị phi sử dụng OV Option Value Giá trị tuỳ chọn TEV Total Economics Value Tổng giá trị kinh tế TCCP Tiêu chuẩn cho phép WCED World Commission on Environment and Development Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển WTP Willingness to pay Mức sẵn lòng chi trả NPV Net present value Hiện giá ròng BCR Benefit cost ratio Tỷ số lợi ích chi phí IRR Internal Rate of Return Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Mức độ khó lượng hóa của các giá trị kinh tế ..............................................16 Hình 2: Bản đồ quy hoạch phát triển không gian thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 ...................................................................................................................................47 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Chi phí trồng cỏ mới ....................................................................................17 Bảng 2: Chi phí tưới nước thảm cỏ ...........................................................................18 Bảng 3: Chi phí xén lề cỏ ..........................................................................................18 Bảng 4: Chi phí làm cỏ tạp ........................................................................................19 Bảng 5: Chi phí phun thuốc phòng trừ sâu cỏ ...........................................................19 Bảng 6: Chi phí bón phân thảm cỏ ............................................................................20 Bảng 7: Chi phí duy trì cây cảnh trổ hoa...................................................................21 Bảng 8: Chi phí trồng dặm cây cảnh trổ hoa .............................................................21 Bảng 9: Chi phí duy trì cây cảnh tạo hình .................................................................22 Bảng 10: Chi phí tưới nước cây cảnh ra hoa và cây cảnh tạo hình ...........................23 Bảng 11: Chi phí thay hoa bồn hoa ...........................................................................24 Bảng 12: Chi phí phun thuốc trừ sâu bồn hoa ...........................................................24 Bảng 13: Chí phí trồng mới cây bóng mát ................................................................25 Bảng 14: Chi phí duy trì cây bóng mát mới trồng.....................................................26 Bảng 15: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 1 ...........................................................27 Bảng 16: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 2 ...........................................................28 Bảng 17: Chi phí duy trì cây bóng mát loại 3 ...........................................................29 Bảng 18: Chi phí quét vôi gốc cây ............................................................................29 Bảng 19: Chi phí quét dọn vệ sinh ............................................................................30 Bảng 20: Tổng hợp các chi phí duy trì và phát triển không gian xanh .....................31 Bảng 21: Danh sách các đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng năm 2011 .............41 Bảng 22: Chi phí trồng mới và duy trì thảm cỏ năm 2011 ........................................48 Bảng 23: Chi phí trồng mới và duy trì cây xanh trang trí năm 2011 ........................49 Bảng 24: Chi phí trồng mới và duy trì cây xanh bóng mát năm 2011 ......................50 Bảng 25: Chi phí quét dọn vệ sinh năm 2011 ...........................................................50 Bảng 26: Kết quả định giá giá trị kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng ....................................................................................................52 Bảng 27: Mối quan hệ giữa mức WTP với một số nhân tố kinh tế xã hội................54 Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 5 Bảng 28: Tổng chi phí hàng năm duy trì và phát triển không gian xanh ..................60 Bảng 29: Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng gỗ tạp hàng năm.......................................61 Bảng 30: Lợi ích kinh tế của việc bán CO2 hàng năm ..............................................61 Bảng 31: Lợi ích kinh tế từ giá trị phi thị trường của không gian xanh hàng năm ...62 Biểu đồ 1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá thực tế ...................40 Biểu đồ 2: Mối quan hệ giữa thu nhập và WTP........................................................55 Biểu đồ 3: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và WTP............................................56 Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa giới tính và WTP ........................................................57 Biểu đồ 5: Mỗi quan hệ giữa độ tuổi và WTP...........................................................57 Biểu đồ 6: Mối quan hệ giữa mức độ hiểu biết về chức năng và ý nghĩa của không gian xanh và WTP .............................................................................................................58 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng giá vật liệu tính trong đơn giá duy trì cây xanh tại thành phố Đà Nẵng ...................................................................................................................................73 Phụ lục 2: Diện tích tối thiểu của các loại đất công viên ..........................................73 Phụ lục 3: Cơ cấu sử dụng đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi...........................74 Bảng 3.1: Thành phần sử dụng đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi....................74 Bảng 3.2: Tỷ lệ các loại đất trong công viên văn hoá nghỉ ngơi .............................74 Phụ lục 4: Cơ cấu sử dụng đất trong vườn hoa nhỏ ..................................................74 Phụ lục 5: Kích thước dải cây xanh đường phố ........................................................74 Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 6 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, để phát triển bền vững đất nước cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở Việt Nam đã đẩy chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, trong đó chất lượng không khí đang ngày càng suy giảm được coi là vấn đề mang tính thời sự trong thời gian gần đây. Một xu hướng mới đầu tư vào các khu đô thị sinh thái đã được khởi động ở nhiều tỉnh thành trên cả nước mà tiêu biểu là thành phố Đà Nẵng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế. Hiện nay, diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người tại thành phố là 1,2m2/người, còn thấp so với chỉ tiêu cân bằng sinh thái đô thị là 9-10 m2/người. Chính vì lẽ đó việc quy hoạch không gian xanh tại thành phố Đà Nẵng đang là một yêu cầu cấp thiết, để đảm bảo đến năm 2020, hệ thống không gian xanh thành phố sẽ đạt được chỉ tiêu 9-10 m2/người. Là sinh viên được học chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên môi trường, được sinh sống và học tập ở thành phố Đà Nẵng, tôi thấy mình cần có trách nhiệm trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp "Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh ở thành phố Đà Nẵng" để có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính thực tiễn cao, góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường tiêu biểu của Việt Nam nói riêng và của khu vực Đông Nam Á nói chung. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục tiêu của đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan cơ sở lí luận về không gian xanh, giá trị kinh tế của không gian xanh, lợi ích và chi phí của việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 7 - Tìm hiểu hiện trạng chất lượng không khí; Hiện trạng và định hướng phát triển hệ thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến WTP để phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng. - Ứng dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để tính toán lợi ích ròng của việc thực hiện quy hoách duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp, phương hướng chiến lược để phát triển không gian xanh hiệu quả. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1 Về không gian lãnh thổ Địa bàn nghiên cứu là khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng (gồm 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và Liên Chiểu) 3.2 Về thời gian nghiên cứu - Các số liệu dữ liệu tổng hợp của năm 2011 và quí I năm 2012. - Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 01/02/2012 đến 01/05/2012. 3.3 Về phạm vi khoa học Trên cơ sở nguyên lý của CBA, tính toán chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng. Trong đó tính toán các lợi ích chính bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ đề cập đến giá trị sử dụng của việc duy trì và phát triển không gian xanh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Tổng hợp số liệu: - Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ Phòng kế hoạch và Tài chính Công ty Công viên cây xanh Đà Nẵng, Viện nghiên cứu kinh tế và xã hội, Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng, từ Tạp chí, báo điện tử, - Nguồn số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra tổng số 100 phiếu gồm 6 quận nội thành thành phố Đà Nẵng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 8 4.2 Phương pháp thực địa và điều tra xã hội học - Khảo sát hiện trạng không gian xanh thành phố Đà Nẵng - Điều tra về thu nhập, giới tính, trình độ, mức độ hiểu biết làm cơ sở cho việc định giá lợi ích của không gian xanh. 4.3 Phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của không gian xanh 4.3.1 Phương pháp lượng giá các giá trị có giá trên thị trường Phương pháp này được sử dụng để định giá các sản phẩm có giá trên thị trường của không gian xanh như gỗ, củi. Giá trị này được xác định trên cơ sở khối lượng gỗ củi thu gom được và giá của sản phẩm đó trên thị trường. Như vậy có 2 yếu tố cần phải được xác định là sản lượng Q và mức giá P mỗi đơn vị sản phẩm đó được bán trên thị trường. Vậy giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi) được xác định như sau: Giá trị sử dụng trực tiếp =  (PiQi - Ci) Trong đó: Pi là giá của sản phẩm i Qi là khối lượng sản phẩm i khai thác được Ci là chi phí liên quan đến việc khai thác sản phẩm Giá trị hấp thụ hay lưu trữ cacbon của cây xanh được xác định thông qua giá bán tín chỉ cácbon CER trên thị trường thế giới áp dụng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto. Công thức tổng quát để xác định là: VC = MC * PC Trong đó: Vc: Giá trị hấp thụ hoặc lưu giữ Cacbon của không gian xanh (đồng). Mc: Trữ lượng cacbon do không gian xanh hấp thụ hoặc lưu giữ 1 tấn Cacbon/ha Pc: Giá bán tín chỉ Cacbon CER trên thị trường (đồng). 4.3.2 Phương pháp lượng giá các giá trị phi thị trường Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng để định giá giá trị sử dụng gián tiếp – giá trị phi thị trường của không gian xanh (Cải thiện chất lượng không khí, tăng vẻ đẹp cảnh quan, giảm stress...). Bản chất của phương pháp này là xây dựng thị trường giả định cho hàng hóa/ dịch vụ môi trường dựa vào mức sẵn lòng chi trả (WTP – Willingness to Pay) về cải Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 9 thiện môi trường hoặc mức sẵn lòng chấp nhận (WTA – Willingness to Accept) để phòng ngừa suy thoái môi trường. 4.4 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA – Cost Benefit Analysis) Phương pháp này được sử dụng để tính toán các chi phí, lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian thành phố Đà Nẵng. Từ đó xem xét, cân nhắc có nên thực hiện việc quy hoạch này hay không thông qua lợi ích ròng tính toán được. 4.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sử dụng phần mềm EXCEL, EVIEWS và SPSS để phân tích và xử lý số liệu. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Tôn Nữ Hải Âu SVTH: Lê Thị Thanh Hà – K42 Kinh tế tài nguyên môi trường 10 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 KHÔNG GIAN XANH VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA KHÔNG GIAN XANH 1.1 Khái niệm không gian xanh 1.1.1 Không gian xanh và mạng lưới không gian xanh Không gian xanh bao gồm tất cả các loại công viên, vườn hoa, hệ thống cây xanh trên đường phố...có ý nghĩa cấp quốc gia, thành phố đến cấp quận, phường và đơn vị...;là những bộ phận hợp thành của môi trường vật chất thành phố. Mạng lưới không gian xanh là tổ chức các không gian xanh có sự phân cấp, kết nối với nhau từ khu vực trung tâm của vùng dân cư đô thị, tới những khu vực không gian tự nhiên rộng lớn ở vành đai để có thể đảm nhận các chức năng giải trí, sinh học và thẩm mỹ vốn rất cần cho môi trường sống của con người ở trong vùng. Không gian xanh trong đô thị thường gắn liền với mặt nước; là một trong các thành tố của thiên nhiên đóng vai trò