Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn Định huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên

Xã Sơn Định là một địa phương phần lớn người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong nông nghiệp thì trồng trọt có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và địa phương nói chung. Một số loại cây trồng được trồng chủ yếu ở đây là mía, sắn và lúa, trong đó cây mía đóng vai trò quan trọng góp phần cải thiện thu nhập và trụ cột kinh tế của địa phương. Trong những năm qua sản lượng mía không ngừng tăng lên nhưng tốc độ tăng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Từ thực tế đó tôi đã tiến hành điều tra thực hiện đề tài:" Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên". 1. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế và hoạt động trồng mía của các nông hộ. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ trên địa bàn xã Sơn Định. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía tại địa phương. 2. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu - Các kiến thức đã học ở trường và tham khảo các tài liệu sách báo, khóa luận của các năm trước, các tạp chí liên quan. - Các số liệu thứ cấp thu thập từ UBND xã Sơn Định, các Phòng Ban chức năng của huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên. - Các số liệu sơ cấp thu thập được thông qua phỏng vấn hộ. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra chọn mẫu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

pdf74 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn Định huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ SƠN ĐỊNH HUYỆN SƠN HÒA TỈNH PHÚ YÊN LÊ THỊ TUYẾT NGA Khóa học: 2007 - 2011 Đại học Kin h tế Hu ế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT MÍA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ SƠN ĐỊNH HUYỆN SƠN HÒA TỈNH PHÚ YÊN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Tuyết Nga Th.s Nguyễn Thanh Tuấn Lớp R7 – KTNN Niên khóa: 2007 - 2011 Huế, tháng 5/2011 Đại học Kin h tế Hu ế LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế Huế cũng như trong quá trình thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân, các thầy cô giáo trong và ngoài trường kinh tế. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa kinh tế và phát triển, quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành khóa luận và vận dụng tốt trong thực tiễn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.s Nguyễn Thanh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi với tất cả tinh thần, trách nhiệm và sự nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên phòng NN&PTNT, phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Sơn Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp cho tôi những thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên xã Sơn Định đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc điều tra phỏng vấn thực tế và thu thập số liệu phục vụ cho việc hoàn thành nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người thân trong gia đình, bạn bè, những người luôn bên tôi, đóng góp ý kiến, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Tuyết Nga Đại học Kin h tế Hu ế MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ........................................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................iv DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT..............................................................v ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ..........................................................................................................vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................4 1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................................4 1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh vật học của cây mía...................................................4 1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây mía .................................................................................5 1.1.3. Kỹ thuật thâm canh..................................................................................................6 1.1.4. Giá trị kinh tế của cây mía.......................................................................................8 1.1.5. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế ..................................................................9 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất mía ..........................................10 1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mía ...................................................12 1.1.7.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên ................................................................12 1.1.7.2. Nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội .....................................................................13 1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................14 1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất mía ở Việt Nam ........................................................14 1.2.2. Tình hình sản xuất mía ở huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên .........................................17 Đại học Kin h tế Hu ế 1.2.3. Chủ trương, đường lối về phát triển vùng mía nguyên liệu của huyện Sơn Hòa....19 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA XÃ SƠN ĐỊNH .................................................................................................................................20 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...............................................................................20 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................20 2.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................20 2.1.1.2. Địa hình đất đai, thổ nhưỡng ................................................................................20 2.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu ...................................................................................21 2.1.1.4. Điều kiện thủy văn................................................................................................22 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................ 23 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ................................................................................... 23 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của xã Sơn Định giai đoạn 2008-2010 .......................25 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ........................................................................................28 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ điều tra.......................................29 2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .............................................29 2.2.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất và vay vốn của các hộ điều tra .........................31 2.2.3. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra .........................................................33 2.2.4. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra ........................................................................34 2.2.5 Chi phí đầu tư cho sản xuất mía của các hộ điều tra ................................................36 2.2.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra .............................................41 2.2.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra ...............................................................................................................................44 2.2.7.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ............................................................................44 2.2.7.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian ........................................................................47 2.2.8. Những khó khăn của các hộ điều tra trong hoạt động sản xuất mía........................50 2.2.9. Nhu cầu của các hộ điều tra.....................................................................................52 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA XÃ SƠN ĐỊNH - HUYỆN SƠN HÒA...................................54 Đại học Kin h tế Hu ế 3.1. Định hướng phát triển sản xuất mía của xã Sơn Định................................................54 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía trên địa bàn xã Sơn Định ...................................................................................................................................55 3.2.1. Giải pháp về đất đai .................................................................................................55 3.2.2. Giải pháp về vốn......................................................................................................56 3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ...............................................................................................56 3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật...............................................................................................56 3.2.5. Giải pháp về bảo trợ và bảo hiểm sản xuất .............................................................57 3.2.6. Giải pháp về thị trường............................................................................................58 3.2.7. Một số giải pháp khác..............................................................................................58 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................59 1. Kết luận..........................................................................................................................59 2. Kiến nghị .......................................................................................................................60 2.1. Đối với Nhà nước .......................................................................................................60 2.2. Đối với chính quyền địa phương ................................................................................60 2.3. Đối với hộ trồng mía ..................................................................................................61 Đại học Kin h tế Hu ế DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian VA : Giá trị gia tăng LN : Lợi nhuận GT : Giá trị ĐVT : Đơn vị tính DT : Diện tích SL : Sản lượng TLSX : Tư liệu sản xuất NN : Nông nghiệp LĐ : Lao động LĐNN : Lao động nông nghiệp BQ : Bình quân BQ LĐ : Bình quân lao động BQ LĐNN : Bình quân lao động nông nhiệp BVTV : Bảo vệ thực vật BQC : Bình quân chung ĐB : Đồng bằng TD : Trung du MN : Miền núi BTB : Bắc trung bộ DHMT : Duyên hải miền trung Đại học Kin h tế Hu ế DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình sản xuất mía của Việt Nam và các vùng trong cả nước ......................16 Bảng 2: Tình hình sản xuất mía ở huyện Sơn Hòa............................................................18 Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Sơn Định ...................................................... 24 Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Sơn Định.........................................................26 Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra..........................................30 Bảng 6: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ........................................32 Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ được điều tra ............................................34 Bảng 8: Cơ cấu thu nhập của các hộ được điều tra ...........................................................35 Bảng 9: Chi phí đầu tư cho sản xuất mía của các hộ điều tra ...........................................39 Bảng 10: Kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra .......................................43 Bảng 11: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ điều tra .............................................................................................................46 Bảng 12: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ điều tra .............................................................................................................48 Bảng 13: Những khó khăn của các hộ điều tra ..................................................................50 Bảng 14: Nhu cầu của các hộ điều tra ...............................................................................52 Đại học Kin h tế Hu ế ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 1.000m2 1 ha = 10 sào = 10.000m2 Đại học Kin h tế Hu ế TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Xã Sơn Định là một địa phương phần lớn người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong nông nghiệp thì trồng trọt có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và địa phương nói chung. Một số loại cây trồng được trồng chủ yếu ở đây là mía, sắn và lúa, trong đó cây mía đóng vai trò quan trọng góp phần cải thiện thu nhập và trụ cột kinh tế của địa phương. Trong những năm qua sản lượng mía không ngừng tăng lên nhưng tốc độ tăng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Từ thực tế đó tôi đã tiến hành điều tra thực hiện đề tài:" Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên". 1. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế và hoạt động trồng mía của các nông hộ. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ trên địa bàn xã Sơn Định. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía tại địa phương. 2. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu - Các kiến thức đã học ở trường và tham khảo các tài liệu sách báo, khóa luận của các năm trước, các tạp chí liên quan. - Các số liệu thứ cấp thu thập từ UBND xã Sơn Định, các Phòng Ban chức năng của huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên. - Các số liệu sơ cấp thu thập được thông qua phỏng vấn hộ. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra chọn mẫu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Đại học Kin h tế Hu ế 4. Các kết quả đạt được của đề tài - Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu. Tổng quan được tình hình sản xuất và đầu tư cho mía của các nông hộ. - Đề tài cũng đã nêu bật được những thuận lợi, khó khăn mà điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến hiệu quả sản xuất mía. Từ đó nói lên sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía nhằm giải quyết khó khăn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. - Đã phác họa được phần nào đặc trưng của việc sản xuất mía của các nông hộ trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô diện tích trồng mía tương đối lớn nhưng năng suất và sản lượng đạt được chưa cao. Việc sản xuất mía của các nông hộ còn gặp phải nhiều khó khăn thách thức. - Từ kết quả nghiên cứu đó, tôi cũng đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía của các nông hộ trong thời gian tới. Đại học Kin h tế Hu ế PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời. Trải qua mấy mươi năm đổi mới, nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn. Nền nông nghiệp nước ta đã và đang chuyển mình, chuyển từ nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp theo phương thức truyền thống sang kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp là ngành thường xuyên đối mặt với những khó khăn thử thách như thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh, dịch hại. Thu nhập của sản phẩm nông nghiệp thường có giá trị thấp. Chính vì những lý do đó mà trong những năm gần đây bà con nông dân đã và đang trăn trở là trồng cây gì, nuôi con gì để xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho những người miền quê. Để tận dụng triệt để nguồn tài nguyên đất đai, lao động nhằm nâng cao thu nhập thì việc đưa loại cây trồng mới vào sản xuất đã và đang mang lại những kết quả nhất định cho người nông dân. Mía là cây công nghiệp ngắn ngày, có vị trí ngày càng quan trọng của nhiều nước vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, trong đó có nước ta. Nó là một trong những cây trồng mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao và có khả năng thích ứng rộng rãi, gắn bó với nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam của nước ta mà còn được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm từ cây mía là mặt hàng có nhu cầu ngày càng tăng và có thị trường tiêu thụ khá rộng lớn. Như chúng ta đã biết mía là nguyên liệu của công nghiệp chế biến đường và nhiều ngành công nghiệp khác. Đường mía là một loại thực phẩm cần thiết, là nguồn cung cấp năng lượng không kém phần quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài sản phẩm chính là đường, các phụ phẩm của cây mía còn có thể sử dụng để chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị cao như rượu, cồn, bánh kẹo. Như vậy, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những nhu cầu về tiêu thụ mía đường ngày càng tăng. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây mía. Đại học Kin h tế Hu ế Sơn Định là một xã miền núi thuộc huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên với đơn vị hành chính gồm 5 thôn, hầu hết nông dân sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở thành cây chủ đạo trong công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, người trồng mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí hậu của vùng khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định. Điều đó làm cho người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn đến hiệu quả sản xuất mía thấp. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sản xuất mía của các hộ nông dân nhằm giúp bà con ổn định kinh tế vừa đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững đang là vấn đề cấp thiết ở nơi đây. Xuất phát từ lý do trên, trong thời gian thực tập tại Phòng Nông nghiệp huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên tôi đã chọn đề tài:" Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ ở xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên" làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu cơ sở thực tiễn và lý luận về hiệu quả kinh tế, cụ thể là hiệu quả kinh tế sản xuất mía. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các nông hộ trên địa bàn xã Sơn Định. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía của các hộ điều tra. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất mía phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội xã Sơn Định. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra chọn mẫu Căn cứ vào địa bàn của xã cũng như thực trạng sản xuất mía của các hộ nông dân, tôi chọn 3 thôn của xã Sơn Định trong đó có 20 hộ thuộc thôn Hòa Bình, 20 hộ thuộc thôn Hòa Nghĩa và 20 hộ thuộc thôn Hòa Ngải để tiến hành điều tra.  Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra phục vụ đề tài là 60 mẫu, các mẫu này được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp. Đại học K n h tế Hu ế  Nội dung điều tra: được phán ánh qua phiếu điều tra được xây dựng sẵn. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Dựa vào số liệu điều tra của các phòng chức năng của Ủy ban nhân dân xã Sơn Định và phòng Nông nghiệp huyện Sơn Hòa. Các tạp chí, các loại báo liên quan, các nghiên cứu trên internet - Phương pháp phân tích thống kê: + So sánh sự biến động các chỉ tiêu qua 3 năm 2008-2010 ở huyện Sơn Hòa và xã Sơn Định. + Phân tích sự khác nhau về mức độ đầu tư thâm canh giữa các hộ sản xuất, mối quan hệ giữa các yếu tố riêng biệt để từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số
Luận văn liên quan