Đề tài Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất mủ của năm dòng cao su vô tính tại Nông Trường An Bình, Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từnăm 1897, trải qua nhiều thập niên nghiên cứu và phát triển, cây cao su trởthành cây trồng khảlưu trong cơcấu cây công nghiệp dài ngày. Đến năm 2007 phát triển lên đến 549.600 ha trên nhiều vùng khác nhau. Trong 10 năm tới, Việt Nam sẽphát triển đến 1.000.000 ha cao su trong nước và 200.000 ha ởLào và Campuachia từnăm 2015 – 2020 (Trần ThịThúy Hoa, 2008). Đến nay, cây cao su đã đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất nhiều mặt hàng cho các lĩnh vực trong nước và mặt hàng xuất khẩu. Nhờvào sản phẩm đặc biệt là mủmà cây cao su đã được nhân trồng với quy mô lớn trên thếgiới. Từ đó, cây cao su trởthành cây quan trọng, là cây công nghiệp dài ngày, mủcao su là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp chếtạo những sản phẩm phục vụcho ngành giao thông vận tải, y tếvà các ngành khác có giá trịkinh tếcao và ổn định, mủcao su là một trong bốn loại nguyên liệu thiết yếu bao gồm sắt thép, than đá, dầu mỏ, cao su làm ra được nhiều sản phẩm phục vụcho sản xuất và đời sống. Cây cao su đã được xác định là cây trồng có hiệu quảkinh tếcao, ổn dịnh và góp phần cải thiện điều kiện kinh tếxã hội – môi trường (Lê Mậu Túy và cs, 2001). Tuy nhiên, cây cao su cũng phải đối diện với sựcạnh tranh của những cây công nghiệp khác. Đểtiếp tục phát triển, ngành cao su phải có biện pháp nhằm không ngừng nâng cao năng suất và tăng sản lượng qua việc bình tuyển giống mới và mởrộng diện tích trồng cao su. Theo Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn đã đềra dựán phát triển 30.000 ha cao su vùng Tây Bắc (Lai Châu, SơLa, Điện Biên), đưa cao su lên địa bàn năm tỉnh của Tây Nguyên nhưGia Lai (50.000 2 ha), Kon Tum (37.000 ha), Đăk Nông (22.000 ha), Đăk Lắk (27.000 ha) (Hiệp Hội Cao Su Việt Nam, 2007). Nhằm tăng diện tích trồng tăng sản lượng khai thác. Cây cao su là cây đại mộc lâu năm và có chu kỳkinh doanh khá dài (30 năm), cần có 6 – 7 năm kiến thiết cơbản. Vì vậy việc nghiên cứu chọn giống phải tốn nhiều thời gian và diện tích để đánh giá đầy đủcác đặc tính của giống trước khi khuyến cáo đưa vào sản suất. Đểgiảm bới rủi ro cho sản xuất, giống sẽ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơbản. Đểgiảm thiểu chi phí thí nghiệm và đẩy nhanh tốc độcải tiến giống, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã đưa ra qui trình tạo tuyển giống gồm các bước: Tuyển non, Sơtuyển, Chung tuyển và Sản xuất thử. Trong đó, sản xuất thửlà một khâu quan trọng nhằm đánh giá thành tích nông học của các dòng vô tính lần sau cùng trước khi đưa vào trồng đại trà. Hiện nay Viện Nghiên cứu Cao su đặc biệt quan tâm đến việc bình tuyển những dòng vô tính cao su tại Việt Nam cùng với việc sửdụng nguồn giống nhập nội. Những kết quảnghiên cứu gần đây cho thấy các dòng vô tính chọn tạo trong nước biểu hiện nhiều triển vọng hơn so với các giống nhập nội. Thí nghiệm sản xuất thửcác dòng vô tính chọn tạo tại Việt Nam và nhập nội được thiết lập tại tại Nông Trường cao su An Bình, Công Ty CổPhần Cao su Đồng Phú, để đánh giá sinh trưởng, năng suất, hình thái, bệnh hại của 5 dòng vô tính cao su mới từ đó chọn lọc ra những dòng vô tính xuất sắc để đưa vào sản suất. Đềtài “Theo dõi khảnăng sinh trưởng và năng suất mủcủa năm dòng cao suvô tính tại Nông Trường An Bình, Công ty CổPhần Cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước”là một phần nghiên cứu trong quy trình tuyển giống của Viện Cao su.

pdf63 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất mủ của năm dòng cao su vô tính tại Nông Trường An Bình, Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iTHEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT MỦ CỦA NĂM DÒNG CAO SU VÔ TÍNH TẠI NÔNG TRƯỜNG AN BÌNH, CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC Tác giả LÂM THÀNH NHÂN Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học GVHD: ThS. NGUYỄN CHÂU NIÊN CBHD: ThS. VŨ VĂN TRƯỜNG KS. NGUYỄN HOÀNG LUÂN Tháng 8 năm 2009 ii LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm tạ: Ban Giám hiệu và Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy Nguyễn Châu Niên cùng quý thầy cô trong Khoa đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập và đã hướng dẫn tôi thực hiện khóa luân. Ban lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện thí nghiệm. Vô cùng biết ơn: ThS. Vũ Văn Trường và KS. Nguyễn Hoàng Luân đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài. ThS. Lê Mậu Túy, trưởng Bộ Môn Giống, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Các anh chị Kỹ sư và Kỹ thuật viên Bộ môn Giống đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập. Ban lãnh đạo, Phòng Nông nghiệp Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú và Nông trường Cao su An Bình. Anh Dũng và tập thể công nhân lô 106 – Nông trường Cao su An Bình. Các bạn sinh viên lớp TC04NHBP và DH05NHB đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành chương trình thực tập. Lòng biết ơn vô vàng con xin kính dâng cha mẹ, người đã suốt đời tận tụy nuôi dưỡng, hy sinh cho con đạt được thành quả ngày hôm nay. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2009. Sinh viên Lâm Thành Nhân iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Theo dõi khả năng sinh trưởng và năng suất mủ của năm dòng vô tính cao su tại Nông trường An Bình, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước ” được tiến hành tại lô 106, Nông trường Cao su An Bình, Phước Vĩnh – Phú Giáo – Bình Dương, thời gian theo dõi từ tháng 2/2009 đến tháng 7/2009. Thí nghiệm được bố trí theo khối ô đơn giống (mỗi ô một giống không có lần lập lại). Kết quả đạt được: Các dòng vô tính mới lai tạo có tiềm năng sản lượng cao, các dòng dẫn đầu có sản lượng vượt hẳn so với PB 235. Trong 4 dòng vô tính, LH 83/290 có sản lượng vượt trội nhất với sản lượng cá thể hơn 40,49 g/c/c, đạt 135,27 % so PB 235, đạt năng suất ước tính trung bình qua năm đầu khai thác là 1.640 kg/ha/năm. Các dòng vô tính thuộc nhóm cao sản LH 83/85, LH 88/241 và LK 104 có sản lượng cá thể tương đương nhau đạt từ 38,58 g/c/c đến 39,03 g/c/c (năng suất ước lượng 1.563 – 1.592 kg/ha/năm). Qua 5 tháng theo dõi, kết quả đạt được cho thấy sản lượng cá thể của dòng vô tính LH 83/290 dẫn đầu với 51,19 g/c/c năng suất 767,85 kg/ha/3 tháng đạt 217,27 % so với đối chứng PB 235. Các dòng vô tính còn lại tỏ ra vượt hẳn so với đối chứng PB 235, với sản lượng cá thể đạt từ 31,26 – 40,47 g/c/c và năng suất đạt từ 468,90 – 607,05 kg/ha/3 tháng. Về sinh trưởng và tăng trưởng trong khi cạo của các dòng vô tính cao su có sự khác biệt đáng kể. Dòng vô tính LH 83/290 tuy sinh trưởng lúc mở cạo thấp hơn đối chứng PB 235 nhưng tăng trưởng trong khi cạo sau năm đầu khai thác sinh trưởng tương đương so với đối chứng PB 235. Ba dòng vô tính còn lại LH 83/85, LH 88/241 và LK 104 có sinh trưởng tương đương với PB 235. Xét về các đặc tính phụ, dòng vô tính LH 83/85 và LH 83/290 ngoài sinh trưởng và sản lượng cao, các dòng vô tính này có thể đáp ứng nghiên cứu chọn tạo giống cao su có năng suất 3 – 3,5 tấn/ha/năm. iv MỤC LỤC TRANG TỰA ...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ..................................................................... vii DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu – Yêu cầu .............................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu ................................................................................................................................. 2 1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................................................. 2 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4 2.1 Cây Cao su, nguồn gốc và phân bố ...................................................................... 4 2.2 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái cây cao su ....................................... 5 2.2.1 Đặc điểm thực vật học ......................................................................................................... 5 2.2.2 Nhu cầu sinh thái của cây Cao su ....................................................................................... 7 2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất Cao su trên thế giới và tại Việt Nam ............. 8 2.3.1 Trên thế giới .......................................................................................................................... 8 2.3.2 Tại Việt Nam ....................................................................................................................... 11 2.4 Các bước tuyển chọn giống cao su .................................................................... 13 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 18 3.1 Thời gian - Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 18 3.2 Vật liệu ............................................................................................................... 18 3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 18 3.3.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................................. 18 3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................................... 20 3.4 Phương pháp theo dõi ........................................................................................ 23 3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 23 vChương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 24 4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của các dòng vô tính Cao su .................................. 24 4.1.2 Vanh thân trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ....................................................................... 24 4.1.3 Tăng trưởng vanh thân trong khi cạo ............................................................................... 25 4.2 Năng suất và sản lượng của các giống cao su trong năm 2008 ......................... 26 4.2.1 Năng suất và sản lượng của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 qua năm đầu khai thác 26 4.1.2 Năng suất và sản lượng cá thể của các DVT trong 3 tháng cạo ở năm cạo thứ 2 (Năm 2009) .......................................................................................................... 29 4.2 Hàm lượng cao su khô (% DRC) ....................................................................... 30 4.2.1 Hàm lượng cao su (% DRC) của các DVT qua 3 tháng theo dõi ở năm cạo thứ 2 .. 31 4.3 Dày vỏ nguyên sinh ........................................................................................... 32 4.4 Bệnh hại ............................................................................................................. 33 4.4.1 Bệnh phấn trắng .................................................................................................................. 33 4.4.2 Bệnh nấm hồng ................................................................................................................... 34 4.4.3 Bệnh khô miệng cạo .......................................................................................................... 36 4.5 Các đặc tính phụ khác ........................................................................................ 37 4.5.1 Rụng lá qua đông ................................................................................................................ 37 4.5.2 Mô tả hình thái cao su ........................................................................................................ 37 4.6 Tổng hợp một số thành tích đạt được của các dòng vô tính qua các tháng theo dõi trên thí nghiệm XTĐP 01 ........................................................................................ 39 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 46 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 46 5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 48 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 50 vi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ ĐC Đối chứng. DRC Hàm lượng cao su khô (Dry rubber content). DVT Dòng vô tính. G/c/c Gam/ cây / lần cạo IRRBD International Rubber Research Development Board, Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển cây Cao su Thiên nhiên Thế Giới KTCB Kiến thiết cơ bản. LH Dòng vô tính cao su lai hoa của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam lai tạo. NS Năng suất. PB Trạm Nghiên cứu Cao su, đồn điền Golden Hope, Malaysia (Prang Besar). RRIC Rubber Research institute of Ceylon, Viện Nghiên cứu Cao su Srilanka. RRIM Rubber Research institute of Malaysia, Viện Nghiên cứu Cao su Malaysia. RRIV Rubber Research institute of Vietnam, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. SL Sản lượng. TV (cm) Chu vi thân tính bằng cm. TLB Tỷ lệ bệnh V (cm) Tăng vanh thân tính bằng cm. XTĐP 01 Vườn sản xuất thử tại Đồng Phú, năm trồng 2001. vii DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1: Cải tiến giống cao su Việt Nam ................................................................... 14 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm sản xuất thử của 5 dòng vô tính ............................. 19 Đồ thị 4.1 Biểu diễn khả năng tăng vanh của 5 dòng vô tính thời kỳ kiến thiết cơ bản trên thí nghiệm XTĐP 01. ............................................................................................. 25 Đồ thị 4.2: Biểu diễn hàm lượng cao su khô (%DRC) năm 2008 trên thí nghiệm XTĐP 01 ... 30 Hình 4.1 Dòng vô tính LH 83/85 trên thí nghiệm XTĐP 01......................................... 41 Hình 4.2 Dòng vô tính LH 83/290 trên thí nghiệm XTĐP 01....................................... 42 Hình 4.3 Dòng vô tính LH 88/241 trên thí nghiệm XTĐP 01....................................... 43 Hình 4.4 Dòng vô tính LK 104 trên thí nghiệm XTĐP 01 ............................................ 44 Hình 4.5 Dòng vô tính PB 235 trên thí nghiêm XTĐP 01 ............................................ 45 viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Danh sách và phổ hệ của các dvt trên thí nghiệm XT ĐP 01 ....................... 18 Bảng 3.2: Bảng quy ước phân cấp bệnh phấn trắng ...................................................... 21 Bảng 3.3: Phân hạng tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh nấm hồng của các dòng vô tính ....... 22 Bảng 3.4: Qui ước phân cấp bệnh nấm hồng ................................................................ 22 Bảng 4.1: Sinh trưởng và tăng trưởng của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 ........... 26 Bảng 4.2: Sản lượng cá thể (g/c/c) 9 tháng năm 2008 của 5 dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 ........................................................................................................... 28 Bảng 4.3: Sản lượng cá thể (g/c/c) năng suất ước lượng các dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 qua 3 tháng ở năm cạo thứ 2 (2009) ................................................ 29 Bảng 4.4: Hàm lượng cao su khô (DRC, %) của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 . 31 Bảng 4.5: Biến động (% DRC) của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 ...................... 32 Bảng 4.6: Dày vỏ nguyên sinh của các dòng vô tính trên thí nghiệm XTĐP 01 .......... 33 Bảng 4.7: Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 .... 34 Bảng 4.8 : Tỷ lệ bệnh nấm hồng của các DVT trên thí nghiệm XTĐP 01 ................... 35 Bảng 4.9: Tỷ lệ phần trăm khô miệng cạo trên thí nghiệm XTĐP 01 .......................... 36 Bảng 4.10: Kết quả điều tra rụng lá qua đông trên thí nghiệm XTĐP 01 ..................... 37 Bảng 4.11: Mô tả hình thái cao su trên thí nghiệm XTĐP 01 ....................................... 38 Bảng 4.12: Tóm tắt các đặc điểm của 5 dòng vô tính ................................................... 39 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897, trải qua nhiều thập niên nghiên cứu và phát triển, cây cao su trở thành cây trồng khả lưu trong cơ cấu cây công nghiệp dài ngày. Đến năm 2007 phát triển lên đến 549.600 ha trên nhiều vùng khác nhau. Trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ phát triển đến 1.000.000 ha cao su trong nước và 200.000 ha ở Lào và Campuachia từ năm 2015 – 2020 (Trần Thị Thúy Hoa, 2008). Đến nay, cây cao su đã đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất nhiều mặt hàng cho các lĩnh vực trong nước và mặt hàng xuất khẩu. Nhờ vào sản phẩm đặc biệt là mủ mà cây cao su đã được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới. Từ đó, cây cao su trở thành cây quan trọng, là cây công nghiệp dài ngày, mủ cao su là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo những sản phẩm phục vụ cho ngành giao thông vận tải, y tế và các ngành khác có giá trị kinh tế cao và ổn định, mủ cao su là một trong bốn loại nguyên liệu thiết yếu bao gồm sắt thép, than đá, dầu mỏ, cao su làm ra được nhiều sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống. Cây cao su đã được xác định là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, ổn dịnh và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội – môi trường (Lê Mậu Túy và cs, 2001). Tuy nhiên, cây cao su cũng phải đối diện với sự cạnh tranh của những cây công nghiệp khác. Để tiếp tục phát triển, ngành cao su phải có biện pháp nhằm không ngừng nâng cao năng suất và tăng sản lượng qua việc bình tuyển giống mới và mở rộng diện tích trồng cao su. Theo Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn đã đề ra dự án phát triển 30.000 ha cao su vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơ La, Điện Biên), đưa cao su lên địa bàn năm tỉnh của Tây Nguyên như Gia Lai (50.000 2ha), Kon Tum (37.000 ha), Đăk Nông (22.000 ha), Đăk Lắk (27.000 ha) (Hiệp Hội Cao Su Việt Nam, 2007). Nhằm tăng diện tích trồng tăng sản lượng khai thác. Cây cao su là cây đại mộc lâu năm và có chu kỳ kinh doanh khá dài (30 năm), cần có 6 – 7 năm kiến thiết cơ bản. Vì vậy việc nghiên cứu chọn giống phải tốn nhiều thời gian và diện tích để đánh giá đầy đủ các đặc tính của giống trước khi khuyến cáo đưa vào sản suất. Để giảm bới rủi ro cho sản xuất, giống sẽ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản. Để giảm thiểu chi phí thí nghiệm và đẩy nhanh tốc độ cải tiến giống, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã đưa ra qui trình tạo tuyển giống gồm các bước: Tuyển non, Sơ tuyển, Chung tuyển và Sản xuất thử. Trong đó, sản xuất thử là một khâu quan trọng nhằm đánh giá thành tích nông học của các dòng vô tính lần sau cùng trước khi đưa vào trồng đại trà. Hiện nay Viện Nghiên cứu Cao su đặc biệt quan tâm đến việc bình tuyển những dòng vô tính cao su tại Việt Nam cùng với việc sử dụng nguồn giống nhập nội. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy các dòng vô tính chọn tạo trong nước biểu hiện nhiều triển vọng hơn so với các giống nhập nội. Thí nghiệm sản xuất thử các dòng vô tính chọn tạo tại Việt Nam và nhập nội được thiết lập tại tại Nông Trường cao su An Bình, Công Ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú, để đánh giá sinh trưởng, năng suất, hình thái, bệnh hại của 5 dòng vô tính cao su mới từ đó chọn lọc ra những dòng vô tính xuất sắc để đưa vào sản suất. Đề tài “Theo dõi khả năng sinh trưởng và năng suất mủ của năm dòng cao su vô tính tại Nông Trường An Bình, Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú, tỉnh Bình Phước” là một phần nghiên cứu trong quy trình tuyển giống của Viện Cao su. 1.2 Mục tiêu – Yêu cầu 1.2.1 Mục tiêu So sánh và đánh giá khả năng sinh trưởng, sản lượng mủ và khả năng kháng bệnh hại của 5 dòng vô tính cao su đã được bố trí trên thí nghiệm XTĐP 01. Từ đó chọn lọc ra những dòng vô tính thích hợp để đưa vào sản xuất. 1.2.2 Yêu cầu Theo dõi các chỉ tiêu nông học như: khả năng sinh trưởng, sản lượng mủ và khả năng kháng bệnh hại của 5 dòng vô tính cao su trên thí nghiệm sản xuất thử tại Đồng Phú. 3Dựa trên cơ sở số liệu đã có trước đó đồng thời kết hợp với các kết quả theo dõi trong thời gian thí nghiệm để đánh giá tiềm năng của các dòng vô tính nhằm chọn ra dòng ưu tú phù hợp với từng cùng sinh thái để đưa vào sản xuất. 4 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cây Cao su, nguồn gốc và phân bố Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg) thuộc chi Hevea, họ thầu dầu Euphorbiaceae. Trong chi Hevea còn có 9 loài khác gồm: Hevea benthamiana, Hevea camargoana, Hevea camporum, Hevea guianensis, Hevea nitida, Hevea microphylla, Hevea pauciflora, Hevea rigidi folia và Hevea spruceana. Mặc dù tất cả các loài Hevea đều cho mủ cao su nhưng chỉ có loài Hevea brasiliensis là có ý nghĩa về kinh tế và được trồng nhiều nhất. Cây cao su có nguồn gốc trong rừng rậm nhiệt đới Nam Mỹ. Vào cuối thế kỷ 19, với sự gia tăng nhu cầu cao su thiên nhiên trong công nghiệp và cùng với việc suy sụp của các đồn điền cà phê thuộc địa, người Anh bắt đầu nghĩ đến cây cao su như là một cây trồng đồn điền thay thế (Vũ Văn Trường, 2004). Năm 1876, Henry Wickham đã đưa thàng công hạt cao su từ Brazil sang các nước Châu Á, mở đầu cho công cuộc phát triển trồng cao su. Sau khi được thuần hóa, cây cao su đã được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và một phần nhỏ ở Châu Mỹ Latinh (Võ Thị Thu Hà, 1996). Tất cả các loài Hevea là loài đặc hữu bản địa của cùng Amazone Nam Mỹ, phân bố trong tự nhiên trên một vùng rộng lớn nằm giữa vĩ độ 6o Bắc và 15o Nam, giữa kinh độ 46o Tây và 77o Đông, bao trùm các nước Bolivia, Brazil, Columbia, Peru, Venezulea, Ecuador, French Guiana, Surinam và Guyana (Webster et., 1989). Ngoài vùng xuất xứ trên, người ta không tìm thấy cây cao su trong tự nhiên ở các nơi khác trên thế giới (P.Campagnon, 1986). Mặc dù nguyên quán cây cao su nằm trong giới hạn vĩ tuyến 15o Nam đến vĩ độ tuyến 6o Bắc, nhưng nó đã được trồng thành công với mục đích kinh doanh trên địa bàn rất rộng lớn ở Đông Nam Á có cùng vĩ tuyến và điều kiện khí hậu có cùng 5nguyên quán. Sau đó diện tích cây cao su mở rộng từ vĩ tuyến 23o Nam ở Sảo Paulo, Brazil đến vĩ tuyến 26o Bắc ở Ấn Độ, Myanma và Trung Quốc từ cao trình thấp lên đến 1000 m (Watson, 1989). 2.2 Đặc điểm thực vật
Luận văn liên quan