Đề tài Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp

Bản đồ ra đời rất sớm, nó gắn liền với sự đo đạc trên bề mặt đất. Bản đồ là tài liệu rất quan trọng và có giá trị cung cấp cơ sở thông tin địa lí, các chuyên đề cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, việc xây dựng phương án giải tỏa bồi hoàn nhằm giải phóng mặt bằng để thực hiện một số công trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì cần phải có loại bản đồ tỷ lệ lớn và một phương pháp thành lập bản đồ với độ chính xác cao. Đối với bản đồ tỷ lệ lớn thường được lập từ việc đo đạc trực tiếp ngoài thực địa, phương pháp sử dụng các máy kinh vĩ hay toàn đạc để đo (còn gọi là phương pháp toàn đạc). Trong phương pháp toàn đạc (theo công nghệ cũ), thì phần ghi và chuyển vẽ các giá trị đo lên bản vẽ còn mang tính thủ công nên tốn kém thời gian, kinh phí, dễ sai số về diện tích, vị trí. Ngày nay, với việc ứng dụng kỹ thuật điện tử, phương pháp toàn đạc được cải tiến, tự động hóa ở mức cao, và được gọi là phương pháp toàn đạc điện tử. Với những ưu điểm như: sử dụng các máy toàn đạc điện tử và các phần mềm chuyên dụng với khả năng tự động hóa cao, độ chính xác cao. Đã tạo được cơ sở dữ liệu vững chắc để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn. Xuất phát từ những đặc điểm trên, đề tài “Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện, nhằm so sánh đánh giá sự hiệu quả của phương pháp toàn đạc điện tử trong việc đo vẽ bản đồ phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn với các phương pháp cũ. Từ đó, đẩy mạnh việc ứng dụng rộng rãi công nghệ điện tử này vào trong quy trình đo đạc để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn và phục vụ cho các mục đích khác. Đề tài được thực hiện thông qua các phần chính sau: - Nghiên cứu các quy trình đo vẽ bản đồ theo các phương pháp cũ. - Nghiên cứu và thực hiện quy trình đo vẽ bản đồ theo phương pháp toàn đạc điện tử như: đo đạc thu thập số liệu ngoài thực địa, sử dụng các phần mềm chuyên dụng để biên vẽ bản đồ, chồng lắp với bản đồ địa chính khu vực cần đo để xác định vị trí cũng như diện tích cần giải tỏa để phục vụ công trình. - So sánh, đánh giá hiệu quả của phương pháp toàn đạc điện tử với các phương pháp cũ. - Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn ở địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp.

doc62 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bản đồ ra đời rất sớm, nó gắn liền với sự đo đạc trên bề mặt đất. Bản đồ là tài liệu rất quan trọng và có giá trị cung cấp cơ sở thông tin địa lí, các chuyên đề cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, việc xây dựng phương án giải tỏa bồi hoàn nhằm giải phóng mặt bằng để thực hiện một số công trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì cần phải có loại bản đồ tỷ lệ lớn và một phương pháp thành lập bản đồ với độ chính xác cao. Đối với bản đồ tỷ lệ lớn thường được lập từ việc đo đạc trực tiếp ngoài thực địa, phương pháp sử dụng các máy kinh vĩ hay toàn đạc để đo (còn gọi là phương pháp toàn đạc). Trong phương pháp toàn đạc (theo công nghệ cũ), thì phần ghi và chuyển vẽ các giá trị đo lên bản vẽ còn mang tính thủ công nên tốn kém thời gian, kinh phí, dễ sai số về diện tích, vị trí. Ngày nay, với việc ứng dụng kỹ thuật điện tử, phương pháp toàn đạc được cải tiến, tự động hóa ở mức cao, và được gọi là phương pháp toàn đạc điện tử. Với những ưu điểm như: sử dụng các máy toàn đạc điện tử và các phần mềm chuyên dụng với khả năng tự động hóa cao, độ chính xác cao. Đã tạo được cơ sở dữ liệu vững chắc để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn. Xuất phát từ những đặc điểm trên, đề tài “Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn trên địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện, nhằm so sánh đánh giá sự hiệu quả của phương pháp toàn đạc điện tử trong việc đo vẽ bản đồ phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn với các phương pháp cũ. Từ đó, đẩy mạnh việc ứng dụng rộng rãi công nghệ điện tử này vào trong quy trình đo đạc để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn và phục vụ cho các mục đích khác. Đề tài được thực hiện thông qua các phần chính sau: - Nghiên cứu các quy trình đo vẽ bản đồ theo các phương pháp cũ. - Nghiên cứu và thực hiện quy trình đo vẽ bản đồ theo phương pháp toàn đạc điện tử như: đo đạc thu thập số liệu ngoài thực địa, sử dụng các phần mềm chuyên dụng để biên vẽ bản đồ, chồng lắp với bản đồ địa chính khu vực cần đo để xác định vị trí cũng như diện tích cần giải tỏa để phục vụ công trình. - So sánh, đánh giá hiệu quả của phương pháp toàn đạc điện tử với các phương pháp cũ. - Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp toàn đạc điện tử để phục vụ cho công tác giải tỏa bồi hoàn ở địa bàn huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp. Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. Đất đai: 1.1.1. Định nghĩa về đất đai: Đất đai thường được định nghĩa như là: “một thực thể tự nhiên dưới dạng đặc tính không gian và địa hình”, cái này thường được kết hợp với một giá trị kinh tế được diễn tả dưới dạng giá đất/ ha khi chuyển quyền sử dụng. Rộng hơn, quan điểm tổng hợp hay tổng thể cũng bao gồm luôn cả nguồn tài nguyên sinh vật môi trường và kinh tế xã hội của thực thể tự nhiên (Lê Quang Trí (1988), Giáo trình tài nguyên đất đai, Bộ môn khoa học đất và Quản lý đất đai - khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng - Đại học Cần Thơ). Đất đai về mặt địa lý mà nói thì là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất: có những đặc tính mang tính ổn định hay có chu kỳ dự đoán được, trong khu vực sinh - khí quyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước và quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai (Theo định nghĩa về đất đai của Brinkman và Smyth, 1973) Một định nghĩa hoàn chỉnh chung như sau: Đất đai là một diện tích khoanh vẽ của bề mặt đất của trái đất, chứa đựng tất cả các đặc trưng của sinh - khí quyển ngay bên trên và bên dưới của lớp mặt này, bao gồm khí hậu gần mặt đất, đất và dạng địa hình, nước mặt (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm trũng và đầm lầy), lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, mẫu hình định cư của con người và những kết quả về tự nhiên những hoạt động của con người trong thời gian qua và hiện tại (làm ruộng bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ nước và thoát nước, đường xá, nhà cửa) (UN, 1994). 1.1.2. Giá đất: 1.1.2.1. Định nghĩa về giá đất: - Giá đất là phương tiện để thể hiện nội dung chủ yếu của các hệ chuyển quyền sử dụng đất trong chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất (Ngô Thạch Thảo Ly (2009), Bài giảng phân hạng và định giá đất, khoa địa lý - Đại học Đồng Tháp). - Giá đất được hình thành là kết quả của sự tác động qua lại của nhiều yếu tố một cách hợp lý và tuân thủ theo một số luật lệ nhất định (Ngô Thạch Thảo ly (2009), Bài giảng phân hạng và định giá đất, khoa Địa lý – Đại học Đồng Tháp). - Thông thường đất được hình thành ở hai loại giá: giá theo quy định của Nhà nước và giá theo nhu cầu và tâm lý của người mua. + Giá đất do Nhà nước quy định nằm trong khung giá chung của cả nước, loại giá này dựa trên cơ sở phân hạng định giá trị của đất dựa vào các yếu tố đã quy định và tùy thuộc vào từng vùng, khu vực cũng như điều kiện cụ thể của từng địa phương mà hình thành. + Giá dựa vào nhu cầu và tâm lý của người mua bán hay sang nhượng, là loại giá không ổn định, không có cơ sở vững chắc về mặt phân hạng cũng như pháp lý mà chủ yếu dựa vào sự ước đoán, vào thị hiếu hay sở thích và tâm lý của người sử dụng. 1.1.2.2. Đặc điểm của giá đất: - Không giống nhau về phương thức biểu hiện. - Không giống nhau về thời gian hình thành. - Giá đất không phải biểu hiện tiền tệ của giá trị đất đai, giá cả cao hay thấp không phải do giá thành sản xuất quyết định. - Giá chủ yếu do nhu cầu về đất đai quyết định và có xu thế tăng cao rõ ràng, tốc độ tăng giá cao hơn so với tốc độ tăng giá hàng hóa thông thường khác. - Giá đất có tính khu vực và tính cá biệt rõ rệt. 1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất: - Đặc tính tự nhiên: vị trí, kích thước, hình thể, diện tích thửa đất hoặc lô đất, địa hình, đặc điểm trên mặt đất và dưới lòng đất, tình trạng môi trường, các tiện lợi và nguy cơ rủi ro của tự nhiên. - Đặc tính kinh tế: khả năng mang lại thu nhập từ đất. - Đặc tính xã hội: đặc tính nhân khẩu gia đình, tình hình chính trị an ninh xã hội, tình hình đầu cơ nhà đất, tiến trình đô thị hóa. - Các yếu tố pháp lý. 1.2. Bản đồ địa chính và bản trích đo địa chính: 1.2.1. Các khái niệm: Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2008 có nêu các khái niệm về bản đồ địa chính gốc, bản đồ địa chính, và bản trích đo địa chính như sau: - Bản đồ địa chính gốc là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo khu vực trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã). Các nội dung đã được cập nhật trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc. - Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. - Bản trích đo địa chính, mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo (gọi chung là bản trích đo địa chính): là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kề nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã (trường hợp thửa đất có liên quan đến hai (02) hay nhiều xã thì trên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để làm căn cứ xác định diện tích thửa đất trên từng xã), được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính sau khi thành lập hoàn chỉnh sẽ được lưu trữ ở hai dạng: - Bản đồ giấy là bản đồ địa chính dưới dạng tương tự, in trên giấy. - Bản đồ số là bản đồ địa chính dạng số, được lưu trữ trong thẻ nhớ hay đĩa CD. 1.2.2. Mục đích: Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 2008 có nêu: bản đồ địa chính các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000, bản trích đo địa chính (sau đây gọi chung là bản đồ địa chính) là tài liệu của Quốc gia, được thành lập nhằm mục đích: - Làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất (hay gọi tắt là đăng ký đất đai), giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật. - Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh). - Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động của từng thửa đất trong từng đơn vị hành chính xã. - Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm. - Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. - Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai. - Làm cơ sở để xây dựng cở sở dữ liệu đất đai các cấp. 1.2.3. Yêu cầu: - Thể hiện hiện trạng thửa đất rõ ràng, chính xác cả về mặt địa lý lẫn pháp lý, không nhầm lẫn về chủ sử dụng đất và loại đất, và không gây hậu quả thắc mắc hoặc tranh chấp đất đai sau này. - Thể hiện vị trí, hình dạng, kích thước, diện tích, loại đất của từng thửa đất với độ chính xác theo yêu cầu quản lý đối với từng loại đất. - Các quy định kỹ thuật đối với bản đồ địa chính (dạng số và dạng giấy) phải thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản, cập nhật và lưu trữ. 1.2.4. Cơ sở toán học: 1.2.4.1. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ: Trước năm 2001, bản đồ địa chính ở nước ta được thành lập theo hệ tọa độ Hà Nội-72, Elipsoid Kraxovxki, phép chiếu Gauss. Từ sau năm 2001, bản đồ địa chính được quy định thành lập trên cơ sở hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000, có những thông số cơ bản như sau: - Elipsoid quy chiếu quốc gia là Elipsoid WGS-84 toàn cầu, được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam, có kích thước như sau: + Bán trục lớn: a = 6.378.137,000m. + Độ dẹt: = 298,257223563. + Tốc độ góc quay quanh trục: = 7.292.115,0 x 10-11 rad/s. - Điểm gốc tọa độ quốc gia là điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện nghiên cứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. - Phép chiếu UTM được sử dụng để tính hệ tọa độ phẳng, trên múi chiếu 30, sai số (hệ số) trên kinh tuyến giữa của mỗi múi là k0 = 0,9999. - Hệ tọa độ vuông góc phẳng có trục X là xích đạo, trục Y là kinh tuyến trục quy định thống nhất cho từng tỉnh (Xem phụ lục 1), lùi về phía tây 500km. - Cơ sở khống chế tọa độ, độ cao của bản đồ địa chính bao gồm lưới tọa độ và độ cao nhà nước, lưới tọa độ địa chính, lưới khống chế đo vẽ và các điểm khống chế ảnh. 1.2.4.2. Tỷ lệ của bản đồ địa chính: Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 2008 có nêu về tỷ lệ cơ bản khi đo vẽ bản đồ địa chính quy định như sau: - Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000. Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ, hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình. - Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng thì: + Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500. + Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá quan trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000. + Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000. - Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000. - Khu vực đất chưa sử dụng: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ. Khu vực đất đồi, núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:10000. - Khu vực đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông, suối, đất có mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp: thường nằm xen kẽ giữa các loại đất trên nên được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính đo vẽ cùng tỷ lệ cho toàn khu vực. Ngoài qui định chung về tỷ lệ cơ bản của bản đồ địa chính nêu trên, trong mỗi đơn vị hành chính cấp xã khi thành lập bản đồ địa chính do có những thửa đất nhỏ, hẹp xen kẽ có thể trích đo riêng từng thửa đất nhỏ hẹp đó hoặc một cụm thửa hay một khu vực ở tỷ lệ lớn hơn. Cở sở để chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản và tỷ lệ trích đo phải nêu chi tiết trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình thành lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính của đơn vị hành chính hay khu vực cần lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính. Trong trường hợp thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn dãy tỷ lệ nêu trên, phải tính cụ thể các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đảm bảo yêu cầu về quản lý đất đai và đảm bảo độ chính xác của các yếu tố nội dung bản đồ ở tỷ lệ lựa chọn trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình của khu vực. 1.2.4.3. Phân mảnh và số hiệu bản đồ địa chính: Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 2008 có nêu về phân mảnh và số hiệu bản đồ địa chính như sau: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000: - Dựa vào lưới kilômet (km) của hệ toạ độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600 ha. - Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (­), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của toạ độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ. Trục toạ độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục toạ độ Y có giá trị Y = 500km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh (xem phụ lục 1). Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000: - Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha. - Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000: - Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha. - Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000: - Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha. - Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500: - Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha. - Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200: - Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha. - Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. 1.2.5. Nội dung bản đồ địa chính: Nội dung bản đồ địa chính bao gồm: - Nhóm nội dung cơ sở địa lý bao gồm: khung bản đồ, điểm khống chế trắc địa, dân cư, dáng đất, đối tượng kinh tế - văn hóa - xã hội, giao thông, thủy hệ, địa giới. - Nhóm nội dung chuyên đề: ranh giới thửa đất, số thứ tự thửa, loại đất, diện tích đất, các công trình xây dựng cố định trên đất, các mốc giới quy hoạch sử dụng đất. 1.2.6. Các phương pháp chủ yếu thành lập bản đồ địa chính: - Phương pháp toàn đạc và toàn đạc điện tử. - Phương pháp ảnh hàng không. - Phương pháp biên vẽ từ tài liệu bản đồ. - Phương pháp GPS cầm tay. 1.3. Lưới khống chế trắc địa: 1.3.1. Khái niệm: Trong đo đạc để tránh tích lũy sai số, thường áp dụng nguyên tắc từ tổng quát đến chi tiết, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Nghĩa là dùng máy và phương pháp có độ chính xác tương đối cao để xác định tọa độ và cao độ của một số điểm. Các điểm đó gọi là các điểm khống chế và liên kết lại thành lưới khống chế. Căn cứ vào các điểm này để đo các điểm khác ở xung quanh, những điểm đó gọi là điểm chi tiết (Nguyễn Hữu Long (2008), Bài giảng trắc địa đại cương, khoa Địa lý - Đại học Đồng Tháp). Có hai loại lưới khống chế trắc địa: - Lưới khống chế mặt bằng nếu chỉ biết (X,Y), dùng làm cơ sở xác định vị trí mặt bằng của các điểm. - Lưới khống chế cao độ nếu chỉ biết (H), sử dụng làm cơ sở để xác định độ cao của các điểm trên mặt đất. 1.3.2. Lưới khống chế mặt bằng (tọa độ): 1.3.2.1. Định nghĩa: Lưới khống chế mặt bằng là tập hợp các điểm được xác định nhờ các phép đo (góc và độ dài) được tiến hành trên mặt đất rồi tính toán các tọa độ X, Y trong một hệ thống nhất (Nguyễn Hữu Long (2008), Bài giảng trắc địa đại cương, khoa Địa lý – Đại học Đồng Tháp). 1.3.2.2. Phân cấp: Về tổng thể lưới khống chế trắc địa phân thành 3 cấp chính: - Lưới khống chế tam giác Nhà nước. - Lưới khống chế trắc địa khu vực. - Lưới cơ sở đo vẽ. Trong mỗi cấp, lại được phân thành các hạng theo nguyên tắc từ tổng quát đến chi tiết với độ chính xác giảm dần, lưới cấp sau phát triển dựa vào lưới cấp trước và được tính toán trong cùng một hệ tọa độ thống nhất. Lưới khống chế tam giác Nhà nước: Lưới khống chế tam giác Nhà nước có bốn hạng: I, II, III, IV Bảng 1.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới khống chế tam giác Nhà nước Chỉ tiêu kỹ thuật Hạng I Hạng II Hạng III Hạng IV Chiều dài cạnh tam giác (km) 20-30 7-20 5-10 2-6 Sai số đo tương đối cạnh đáy 1 400.000 1 300.000 1 200.000 1 200.000 Sai số trung phương đo góc 0”7 1”0 1”8 2”5 Góc nhỏ nhất trong tam giác 400 300 300 300 Lưới khống chế trắc địa khu vực: Có thể xây dựng theo lưới giải tích cấp I, lưới giải tích cấp II hoặc đường chuyền đa giác cấp I, II. Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới giải tích Chỉ tiêu kỹ thuật Cấp I Cấp II Số lượng đa giác giữa các cạnh đáy (km) 10 10 Chiều dài cạnh đa giác (1-5) km (