Đề tài Đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết của Việt Nam với WTO đối với ngành thủy sản

Theo phân loại của WTO, thuỷ sản không phải là mặt hàng nông nghiệp mà là mặt hàng công nghiệp. Việc phân loại này có liên quan đến việc xác định các cam kết Việt Nam phải tuân thủ khi đàm phán và thực hiện các nghĩa vụ của WTO. Chẳng hạn nếu thuộc mặt hàng thuỷ sản thì Việt Nam phải cam kết thực hiện các quy định của Hiệp định nông nghiệp trong khi đây là Hiệp định hết sức phức tạp và có nhiều nghĩa vụ quan trọng. Nếu không phải là mặt hàng nông sản thì các cam kết sẽ nhẹ đi rất nhiều. Nhìn chung, các cam kết chính mà Việt Nam phải thực hiện có liên quan đến ngành thuỷ sản như sau: Giảm dần các biện pháp trợ cấp, thậm chí xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu Như trên đã trình bày, để thúc đẩy sự phát triển của ngành thuỷ sản, Chính phủ đã ban hành nhiều Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản. Các chính sách này trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển ngành thuỷ sản đưa ngành này trở thành một trong những mặt hàng đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, thậm chí có sức cạnh tranh mạnh trên nhiều thị trường lớn và khó tính trên thế giới. Một điều không thể phủ nhận là có được kết quả như vậy có phần quan trọng là sự nỗ lực vận động của các doanh nghiệp thuỷ sản nhưng các chính sách hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng. Khi gia nhập WTO, những chính sách trợ cấp bị WTO cấm sẽ phải bị bãi bỏ và các chính sách trợ cấp xuất khẩu như thưởng xuất khẩu cũng phải bị bãi bỏ ngay lập tức. Trong đàm phán, các thành viên WTO đã gây sức ép rất mạnh đối với vấn đề này xuất phát từ thực tiễn áp dụng của nhiều quốc nước trên thế giới. Ràng buộc thuế quan và cắt giảm thuế theo lộ trình Như trên đã đề cập, mức thuế cuối cùng mà Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO chỉ được công bố sau khi Ban Thư ký WTO đã hoàn tất việc tổng hợp cam kết. Trong đàm phán gia nhập WTO, các thành viên có lợi ích từ việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Việt Nam đều gây sức ép đề nghị Việt Nam cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng thuỷ sản. Đây là quy tắc mà Việt Nam phải chấp nhận. Vấn đề chỉ là đàm phán như thế nào để mức cắt giảm không gây ảnh hưởng quá lớn đối với ngành thuỷ sản.

doc17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của việc thực hiện những cam kết của Việt Nam với WTO đối với ngành thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ SẢN. NHỮNG CƠ HỘI THÁCH THỨC ĐẶT RA. 1. Những cam kết của Việt Nam với ngành thủy sản. Theo phân loại của WTO, thuỷ sản không phải là mặt hàng nông nghiệp mà là mặt hàng công nghiệp. Việc phân loại này có liên quan đến việc xác định các cam kết Việt Nam phải tuân thủ khi đàm phán và thực hiện các nghĩa vụ của WTO. Chẳng hạn nếu thuộc mặt hàng thuỷ sản thì Việt Nam phải cam kết thực hiện các quy định của Hiệp định nông nghiệp trong khi đây là Hiệp định hết sức phức tạp và có nhiều nghĩa vụ quan trọng. Nếu không phải là mặt hàng nông sản thì các cam kết sẽ nhẹ đi rất nhiều. Nhìn chung, các cam kết chính mà Việt Nam phải thực hiện có liên quan đến ngành thuỷ sản như sau: Giảm dần các biện pháp trợ cấp, thậm chí xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu Như trên đã trình bày, để thúc đẩy sự phát triển của ngành thuỷ sản, Chính phủ đã ban hành nhiều Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản. Các chính sách này trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển ngành thuỷ sản đưa ngành này trở thành một trong những mặt hàng đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, thậm chí có sức cạnh tranh mạnh trên nhiều thị trường lớn và khó tính trên thế giới. Một điều không thể phủ nhận là có được kết quả như vậy có phần quan trọng là sự nỗ lực vận động của các doanh nghiệp thuỷ sản nhưng các chính sách hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng. Khi gia nhập WTO, những chính sách trợ cấp bị WTO cấm sẽ phải bị bãi bỏ và các chính sách trợ cấp xuất khẩu như thưởng xuất khẩu cũng phải bị bãi bỏ ngay lập tức. Trong đàm phán, các thành viên WTO đã gây sức ép rất mạnh đối với vấn đề này xuất phát từ thực tiễn áp dụng của nhiều quốc nước trên thế giới. Ràng buộc thuế quan và cắt giảm thuế theo lộ trình Như trên đã đề cập, mức thuế cuối cùng mà Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO chỉ được công bố sau khi Ban Thư ký WTO đã hoàn tất việc tổng hợp cam kết. Trong đàm phán gia nhập WTO, các thành viên có lợi ích từ việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Việt Nam đều gây sức ép đề nghị Việt Nam cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng thuỷ sản. Đây là quy tắc mà Việt Nam phải chấp nhận. Vấn đề chỉ là đàm phán như thế nào để mức cắt giảm không gây ảnh hưởng quá lớn đối với ngành thuỷ sản. Dưới đây là biểu cam kết về mặt hàng thủy sản mà Việt Nam đã cam kết với WTO: Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại. Một nghĩa vụ quan trọng mà Việt Nam phải cam kết để gia nhập WTO là tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại được quy định cụ thể trong các Hiệp định SPS và TBT của WTO. Theo đó, Việt Nam phải đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ theo đúng các quy định mà Hiệp định SPS đưa ra. Điều này có nghĩa là trong tương lai Việt Nam không được phép tuỳ tiện cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu một mặt hàng nào đó với lý do an toàn vệ sinh mà không đưa ra chứng cứ khoa học xác đáng. Tương tự như vậy, Việt Nam cũng không được đưa ra các hàng rào kỹ thuật trá hình nhằm hạn chế thương mại. Việc cam kết như vậy sẽ khiến Chính phủ Việt Nam không thể tuỳ ý racác quyết định nhằm bảo hộ các mặt hàng trong nước như trước 2. Những thuận lợi và thách thức của ngành thuỷ sản khi Việt Nam hội nhập WTO Khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành thuỷ sản sẽ có nhiều thuận lợi, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục khai thác tốt các tiềm năng, đầu tư phát triển có hiệu quả, bền vững và tiếp tục hội nhập nhanh với thủy sản khu vực và quốc tế Thuận lợi Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản. Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành viên, Bộ Thủy sản đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp. Vào WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư vào phát triển thủy sản tại Việt Nam. Ngành Thuỷ sản Việt Nam đã đứng vị trí thứ 7 trong topten có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất, với 2,65 tỷ USD đạt được trong năm 2005, và đã có mặt ở 105 thị trường nước ngoài… Tuy nhiên, sự bùng nổ mạnh mẽ này là một phần khiến cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh cũng như các vụ kiện chống bán phá giá (điển hình như vụ kiện cá tra, basa và vụ kiện tôm). Khó khăn Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khắt khe. Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu, cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập. Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO. Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường sống của các loài thủy sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh tranh không lành mạnh sẽ diễn ra đối với thủy sản Việt Nam. Do Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản (hệ thống thủy lợi, các chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa có hoặc còn yếu, cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn trong việc giữ được thị trường trong nước. Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ “cá basa” thành “cá mú” ở thị trường Mỹ vừa qua. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam đang là mối lo ngại nhất là khi sắp bước qua ngưỡng cửa WTO. Nếu không nâng cao được sức cạnh tranh, thì ngành thủy sản Việt Nam không những sẽ đuối sức trong cuộc đua xuất khẩu với những đối thủ mạnh của châu á và châu Mỹ, mà còn bị “hạ nốc ao” ngay chính trên “sân nhà”. Mục tiêu phát triển nghề cá bền vững chỉ có thể đạt được trên nền tảng sản xuất hiệu quả và sức cạnh tranh cao. II.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU HỘI NHẬP.  Việt Nam có bờ biển dài 3260km với 112 cửa sông và 4000 đảo lớn nhỏ, có nhiều eo biển, đầm lầy và phá với nhiều sản phẩm thủy sản. Vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên một triệu km2 . Nguồn lực thủy sản giữ một vai trò kinh tế quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính phủ đã nhận ra điều này và đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản như một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế của đất nước. Và ngành thủy sản Việt Nam đang có những thay đổi lớn trong nền kinh tế quốc dân, sau khi có sự gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Do đó cũng có sự khác biệt khá lớn trong ngành thủy sản Việt Nam trước khi hội nhập và sau khi hội nhập. 1.Trước hội nhập Những đặc điểm dễ dàng nhận thấy của ngành thủy sản Việt Nam trước khi hội nhập vẫn thường là dựa vào những khả năng tiềm tàng sẵn có của biển Việt Nam mà chưa có nhiều  sự xuất hiện của việc hoạt động thúc đẩy kinh tế theo nền kinh tế thị trường.  a .Thủy sản Việt Nam phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng tới chế biến :   Về sản lượng Tổng sản lượng thủy sản đã tăng từ 0,81 triệu tấn trong năm 1985 lên 2,54 triệu tấn trong năm 2003. Hiện nay sản lượng hải sản đánh bắt chiếm 56% tổng sản lượng, trong khi đó tỷ lệ nuôi trồng thủy sản đang ngày càng gia tăng. Trong giai đoạn 1985 - 2003, tổng giá trị sản lượng thủy sản của Việt Nam tăng 2,6 lần, trong số đó tổng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng hơn 4,8 lần. Về đầu tư Có sự gia tăng đáng kể về đầu tư cho ngành này trong giai đoạn 1986 - 2003. Mức đầu tư trung bình hàng năm tăng từ 170,6 tỷ đồng và giai đoạn năm 2003, mức đầu tư của toàn ngành thủy sản đạt mức kỷ lục là 6 316 tỷ đồng. Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 86% trong tổng vốn đầu tư, trong đó nguồn vốn huy động từ dân chiếm khoảng 18,6%. Xét dưới góc độ phân bổ nguồn vốn cho các lĩnh vực, bắt đầu từ năm 2001, đầu tư cho các nhà máy chế biến sản phẩm thủy sản chiếm khoảng 30,5% quỹ đầu tư. Các khoản đầu tư lớn khác là đầu tư cho khai thác hải sản chiếm 27,9%, và nuôi trồng thủy sản chiếm 25,5%. Hơn nũa, 16,2% tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực thủy sản là dành cho lĩnh vực dịch vụ, có sự đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Đầu tư cho lĩnh vực thủy sản là rất có hiệu quả. Từ năm 1996 - 2000, đầu tư cho ngành đã góp phần làm tăng tỷ trọng của ngành thủy sản trong GDP của Việt Nam từ 3% lên 3,2%, mặc dù tỷ lệ đầu tư cho ngành trong tổng vốn đầu tư phát triển lại rất thấp, chỉ chiếm 1,8%. Tuy nhiên, nhu cầu về đầu tư phát triển cho ngành này vẫn còn rất lớn. Thực tế cho thấy rằng ở nhiều tỉnh, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ là không đủ mạnh để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành thủy sản. Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển của Việt Nam. Những năm gần đây NTTS của nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt đựơc nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần xoá đói giảm nghèo, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao thu nhập cho nhân dân, và từng bước nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Đến năm 2003, NTTS và các hoạt động thuỷ sản chiếm tới 5,1% tổng số lao động trên toàn quốc; đến cuối năm 2006, sản lượng nuôi trồng đạt 1.526.000 tấn, tăng khoảng 14% so với năm 2005 (Đồ thị 1và Đồ thị 2). Nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu ở đồng bằng Nam bộ, và sau đó là đồng bằng sông Hồng (Đồ thị 3)  Đồ thị 1: Tổng sản lượng NTTS cả nước và giá trị xuất khẩu của Việt Nam 1990 - 2005  Đồ thị 2: Sản lượng NTTS phân theo các khu vực trong cả nước từ năm 1995 – 2005  Đồ thị 3: Diện tích mặt nước NTTS phân theo các khu vực trong cả nước từ năm 1995 – 2005 Nuôi trồng thủy sản đã thực sự phát triển mạnh cả về diện tích nuôi trồng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Những sản phẩm có thể xuất khẩu như tôm sú, tôm hùm, tôm càng xanh và cá da trơn là các sản phẩm chủ đạo, trong đó tôm sú đen và cá da trơn là hai mặt hàng xuất khẩu chính. Những sản phẩm khác vẫn còn bị hạn chế về sản lượng, hoặc khả năng cạnh tranh còn yếu trên thị trường thế giới. Trong năm 2001 số hộ gia đình và tỷ trọng các hộ gia đình tham gia vào nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ven biển tăng rõ rệt. Tính đến thời điểm ngày 1 tháng 10 năm 2001, toàn quốc có 509.000 hộ, chiếm 3,7% số hộ gia đình được phỏng vấn có thu nhập chính từ nông – ngư nghiệp. Năm 2001, số hộ gia đình nông - ngư nghiệp đã tăng 2,2 lần so với năm 1994. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có tất cả là 2 triệu hộ gia đình với 3 triệu lao động đang tham gia cả việc nuôi trồng hoặc đánh bắt thủy sản. Các hộ gia đình đã có xu hướng tập trung và mở rộng thành các trang trại. Số lượng các trang trại nuôi trồng thủy sản đã tăng một cách rõ rệt trong hơn một thập kỷ qua. Nghề kinh doanh chính của các trang trại này là nuôi tôm và cá. Nông - ngư nghiệp trước đây chỉ là việc làm thêm của nhiều hộ gia đình ở nông thôn, hiện nay đã trở thành nghề chính mang lại thu nhập cao và sản lượng cao cho toàn ngành. Đánh bắt hải sản Đánh bắt hải sản đã phát triển nhanh chóng vào cuối năm 1980 và đầu năm 1990. Tuy nhiên, do hầu hết các tàu thuyền đánh bắt với kích cỡ nhỏ, nên phạm vi hoạt động đánh bắt hải sản tập trung chủ yếu ở ven bờ. Gần đây, các hoạt động đánh bắt ven bờ đã suy giảm rõ rệt. Ngành thủy sản chỉ có thể tăng sản lượng đánh bắt chủ yếu bằng cách mở rộng các hoạt động đánh bắt xa bờ. Sự chuyển dịch từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ cũng đồng nghĩa với sự chuyển dịch từ đánh bắt với giá trị thấp sang đánh bắt với giá trị cao. Tỷ lệ xuất khẩu trong tổng sản lượng đánh bắt hải sản tăng từ 20% năm 1998 lên 25% năm 2002. Tuy nhiên các chuyên gia thủy sản đều cho rằng Việt Nam đang tiến gần đến ngưỡng giới hạn của sự tăng trưởng nguồn lợi hải sản. Gần đây nhiều gia đình đang làm nghề đánh bắt hải sản, đã đầu tư tới hàng tỷ đồng để trang bị tàu, thuyền máy, những thiết bị định vị cá, các thiết bị liên lạc để kéo dài thời gian xa bờ của họ và tăng sản lượng. Tính đến cuối năm 2003, cả nước có 83.122 tàu và thuyền máy với tổng công suất 4.100.000CV, nhiều hơn 11.079 chiếc so với năm 1991. Có 6.258 tàu khai thác xa bờ với công suất tổng cộng trên 1 triệu CV, trong đó có 161 tàu công suất trên 90CV được đóng mới trong năm 2003. Sản phẩm hải sản do tàu khai thác xa bờ đóng góp 18,67% tổng sản phẩm thủy sản xuất khẩu năm 2003.         Ngoài ra còn phát triển ngành chế biến thủy sản         Ngành chế biến thủy sản đã phát triển mạnh mẽ cả về công suất lẫn công nghệ chế biến. Đến năm 2003, ngành đã có trên 300 nhà máy chế biến thủy sản, trong đó có 60% nhà máy đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm của EU và của Mỹ. Những điều kiện thuận lợi này đã tác động tích cực tới việc thâm nhập thị trường và mở rộng qui mô xuất khẩu. Từ tháng 11 năm 1999, các sản phẩm thủy sản của 18 công ty được cấp EU code. Năm 2002 có 62 doanh nghiệp được cấp EU code, trong thời gian này, 126 doanh nghiệp đã nhận được chứng chỉ phân tích mối nguy hiểm kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để xuất khẩu vào Mỹ. Doanh thu của các doanh nghiệp này chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu. Những doanh nghiệp khác  đang tiến hành nâng cấp doanh nghiệp mình để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh của ngành. Các nhà chế biến thủy sản đang tập trung ở khu vực phía nam Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. b. Thị trường xuất nhập khẩu thủy hải sản tập trung là Nhật, Mĩ, và EU Đến nay sản phẩm thủy sản Việt Nam đa có mặt tại 80 nước và vùng lanh thổ. Trong đó Mỹ, Nhật Bản,EU là thị trường lớn Thị trường Mỹ: các năm 2001- 2003 thủy sản xuất khẩu vào Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng năm 2004 do tác động tiêu cực của vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ nên giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Mỹ đa lùi xuống vị trí thứ hai (24,1%). Khối lượng và giá trị kim ngạch thủy sản xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2003, khối lượng đạt 79.265 tấn (giảm 30%), giá trị đạt 522.542.000 USD (giảm 27,7%). Thị trường Nhật Bản: có tỷ trọng cao nhất, chiếm 31,4% giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn Ngành, khối lượng đạt 106.610 tấn (tăng 21,6%), giá trị đạt 680.064.000 USD (tăng 31,2%). Khi có khó khăn do vụ kiện tôm, nhiều nước bị kiện khác (Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ...) đa chuyển hướng sang thị trường Nhật nhưng thủy sản Việt Nam vẫn tăng được khối lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu tại Nhật Bản. Đây là hiện tượng đáng mừng về năng lực tiếp thị của các doanh nghiệp chế biển xuất khẩu thủy sản và tín nhiệm về chất lượng hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường này. Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2004 Thị trường  Khối lượng (tấn)  Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)   Nhật Bản  106610  680064000  31,4   Mỹ  79265  522542000  24,1   EU  67251  214978000  9,9   Trung Quốc  42999  116974000      ASEAN  38322  152953000      Hàn Quốc  63386  125671000      Thị trường EU: đây là thị trường phản ánh yêu cầu cao của chất lượng sản phẩm, khối lượng thủy sản xuất khẩu đạt 67.251 tấn (tăng 84,6%), giá trị đạt 214.978.000 USD (tăng 88,1%), đưa tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này đạt khoảng 9,9% năm 2004. Thị trường Trung Quốc, Hong Kong: trong các tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản vào thị trường này giảm mạnh, nhưng các tháng cuối năm t´nh h´nh có thay đổi, khối lượng thủy sản xuất khẩu tăng nhưng giá trị lại giảm. Tổng khối lượng thủy sản xuất vào thị trường này năm 2004 đạt 42.999 tấn (tăng 11%), giá trị đạt 116.974.000 USD (giảm 14,6%). Thị trường Trung Quốc, Hong Kong lớn, có tiềm năng song cạnh tranh ngày càng phức tạp, giá sản phẩm có xu hướng giảm và khả năng tăng hiệu quả là khó khăn. Thị trường ASEAN: tổng khối lượng thủy sản xuất vào thị trường này năm 2004 đạt 38.322 tấn (tăng 47,3%), giá trị đạt 152.953.000 USD (tăng 28,3%). Thị trường Hàn Quốc: tổng khối lượng thủy sản xuất vào thị trường này năm 2004 đạt 63.386.000 tấn (tăng 47,3%), giá trị đạt 125.671.000 USD (tăng 29,3%). Từ thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta thấy xuất khẩu thủy sản đa có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn c. Sức cạnh trạnh về hàng hóa còn yếu Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn lợi thủy, hải sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh, tuy nhiên chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít. Bên cạnh đó cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: tôm, cá tra, cá bấ, mực, cá ngừ. Mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng thủy sản chưa cao nên trước những đòi hỏi khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm , Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.         Về phía các doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản Việt Nam đều có quy mô nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định.         Ngoài ra, hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào phía đối tác, chưa thiết lập được hệ thống phân phố thủy sản trên các thị trường xuất khẩu.         Và công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam dù đã được đầu tư, nâng cấp, song vẫn lạc hậu, ảnh hưởng lớn tới cạnh tranh, mở rộng thị trường  d. Chỉ tập trung xuất khẩu, sản xuất manh mún         Tính đến hết năm 2006, diện tích chuyển đổi đạt gần 326 nghìn ha, nâng diện tích nuôi thủy sản của toàn vùng lên hơn 747,3 nghìn ha, trong đó có hơn 152,5 nghìn ha nuôi các loài thủy sản nước ngọt. Hầu hết diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản là đất trồng lúa kém hiệu quả và đất hoang hóa. Ở các vùng chuyển đổi, nghề nuôi phát triển mạnh ở cả ba loại hình nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt với các loài: tôm sú được nuôi ở ven biển, cá tra ở nội đồng.         Việc chuyển đổi đã mang lại hiệu quả rõ ràng, giá trị thu nhập tăng từ 4 đến 10 lần trồng lúa. Năm 2006, toàn vùng đạt tổng sản lượng thủy sản gần 1,3 triệu tấn. Mặc dù tôm sú có diện tíc
Luận văn liên quan