Đề tài Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu – Phường Phan Đình Phùng – Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, cùng với xu thế chung của cả nước, quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư hội nhập kinh tế của tỉnh Thái Nguyên diễn ra mạnh mẽ. Theo Báo cáo số 111/BC-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn tỉnh ước đạt 11%, GDP bình quân đầu người tăng 3 triệu đồng/người, cơ sở hạ tầng có rất nhiều đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu đầu tư mua sắm và mức sinh hoạt tiêu dùng không ngừng tăng và có tính chất lựa chọn những sản phẩm dịch vụ có chất lượng. Trong khí đó các cơ sở đầu tư kinh doanh dịch vụ chủ yếu là tự phát, nhỏ bé, chưa có một đơn vị nào đầu tư kinh doanh theo mô hình Trung tâm thương mại với quy mô lớn và đủ điều kiện để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết cho thị trường như các nhu cầu đầu tư, thuê văn phòng, mua sắm hàng hóa chất lượng cao, các dịch vụ nhà hàng khách sạn đạt tiêu chuẩn đối với các tổ chức, người nước ngoài,. Xuất phát từ các yêu cầu thực tế khách quan trên cùng với các lợi thế sẵn có trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và khu vực phụ cận, công ty TNHH Hoàng Mấm đầu tư xây dựng một Trung tâm thương mại tại khu đất diện tích 1.574m2 trước đây là Chợ Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên tại văn bản số 250/UBNDSXKD ngày 04/3/2008 v/v đầu tư Trung tâm Thương mại Minh Cầu của công ty TNHH Hoàng Mấm, dự án đầu tư mới công trình “Trung tâm Thương mại Minh Cầu” được hình thành.

doc67 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu – Phường Phan Đình Phùng – Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu – phường Phan Đình Phùng – thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên MỞ ĐẦU I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1.1. Tóm tắt xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của dự án Trong những năm qua, cùng với xu thế chung của cả nước, quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư hội nhập kinh tế của tỉnh Thái Nguyên diễn ra mạnh mẽ. Theo  Báo cáo số 111/BC-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn tỉnh ước đạt 11%, GDP bình quân đầu người tăng 3 triệu đồng/người, cơ sở hạ tầng có rất nhiều đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu đầu tư mua sắm và mức sinh hoạt tiêu dùng không ngừng tăng và có tính chất lựa chọn những sản phẩm dịch vụ có chất lượng. Trong khí đó các cơ sở đầu tư kinh doanh dịch vụ chủ yếu là tự phát, nhỏ bé, chưa có một đơn vị nào đầu tư kinh doanh theo mô hình Trung tâm thương mại với quy mô lớn và đủ điều kiện để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết cho thị trường như các nhu cầu đầu tư, thuê văn phòng, mua sắm hàng hóa chất lượng cao, các dịch vụ nhà hàng khách sạn đạt tiêu chuẩn đối với các tổ chức, người nước ngoài,... Xuất phát từ các yêu cầu thực tế khách quan trên cùng với các lợi thế sẵn có trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và khu vực phụ cận, công ty TNHH Hoàng Mấm đầu tư xây dựng một Trung tâm thương mại tại khu đất diện tích 1.574m2 trước đây là Chợ Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên tại văn bản số 250/UBND-SXKD ngày 04/3/2008 v/v đầu tư Trung tâm Thương mại Minh Cầu của công ty TNHH Hoàng Mấm, dự án đầu tư mới công trình “Trung tâm Thương mại Minh Cầu” được hình thành. 1.2. Cơ quan thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư CÔNG TY TNHH HOÀNG MẤM 1.3. Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển Dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu, tỉnh Thái Nguyên là dự án đầu tư mới, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên cũng như của Nhà nước, cụ thể như sau: Luật Đầu tư ngày 29/11/2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 2026/QĐ-UBND của UBND Thành phố Thái Nguyên về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Trung tâm thương mại Minh Cầu. 2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 2.1. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật 2.1.1. Căn cứ pháp luật Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005; Luật Đầu tư ngày 29/11/2005; Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998; Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật quy hoạch đô thị ngày 17/06/2009; Luật Đất đai ngày 26/11/2003; Nghị Quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ v/v quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 29/2011/NĐ- CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/ 02 /2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường; Văn bản số /UBND-TH ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v chấp thuận chủ trương đầu tư dự án …; Quyết định số /QĐ-UBND ngày 04/12/2007 của UBND thành phố thái nguyên phê duyệt quy hoạch chi tiết …; 2.1.2. Căn cứ kỹ thuật Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm thương mại Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên; Thuyết minh dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, tính toán phần kết cấu dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên; Số liệu, tài liệu về kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án; Các số liệu, tài liệu khảo sát, quan trắc và phân tích do Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh phối hợp với Viện kỹ thuật hóa – sinh và tài liệu nghiệp vụ - Bộ Công an thực hiện /2012; 2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Giới hạn cho phép các kim loại nặng trong đất được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 /12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ ban hành kèm theo thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường. QCVN 05/2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm: QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; Thông tư số 25/2009/TT- BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; 2.3. Nguồn cung cấp tài liệu, dữ liệu Số liệu khảo sát về khí tượng thủy văn, điều kiện địa lý tự nhiên do Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cung cấp; Tình hình kinh tế, xã hội của khu vực dự án do UBND phường Gia SàPhan Đình Phùng cung cấp; Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực dự án và các khu vực xung quanh do Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh phối hợp với Phòng thí nghiệm hóa - lý nghiệp vụ và phân tích môi trường thuộc Viện kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ - Bộ Công an thực hiện tháng 3/2012; Nguồn cung cấp tài liệu, dữ liệu do chủ dự án cung cấp: Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu; Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu; Thuyết minh tính toán phần kết cấu dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu; Các bản vẽ quy hoạch giao thông, điện, nước, cảnh quan,...công trình; Các bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐTM Các phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận được sử dụng để lập báo cáo ĐTM dự án mới, Dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý các số liệu về: Khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án. Phương pháp liệt kê: Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng cơ bản, quá trình dự án đi vào hoạt động sản xuất. Phương pháp mạng lưới: Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện dự án. Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, đất tại khu vực dự án bằng phương pháp tiến hành đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường nền. Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí và môi trường nước, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước do các hoạt động của dự án gây ra. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi dự án triển khai. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mới, Dự án đầu Trung tâm thương mại Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, tp. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên do Công ty TNHH Hoàng Mấm chủ trì thực hiện và thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo là Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Mấm Địa chỉ: Số 183, tổ 12, đường Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng – tp. Thái Nguyên Số điện thoại: 0280.3854784 Fax: 0280.855955 Đại diện: Ông Hoàng Gia Huệ Chức vụ: Giám đốc công ty Danh sách cán bộ Công ty tham gia lập báo cáo gồm: STT Họ và tên Chức vụ 1 2 3 4 5 Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh Địa chỉ: Số 444, tổ 22, phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên Điện thoại: 0280.2468.999 Fax: 0280.375.6262 Website: www.hieuanh.com.vn Giám đốc: Kỹ sư môi trường Trần Mạc Hoài Nam Danh sách cán bộ Công ty tham gia lập báo cáo: STT Họ và tên Chuyên ngành đào tạo Chức vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Dự án đầu tư – Trung tâm Thương mại Minh Cầu 1.2. CHỦ DỰ ÁN Công ty TNHH Hoàng Mấm Địa chỉ: Số 183, tổ 12, đường Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng – tp. Thái Nguyên. Số điện thoại: 0280.3854784 Fax: 0280.855955 Đại diện: Ông Hoàng Gia Huệ Chức vụ: Giám đốc công ty 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Địa điểm xây dựng Trung tâm Thương mại tại khu đất trước đây là chợ Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên. Vị trí tiếp giáp như sau: Phía Nam tiếp giáp đường đi khu dân cư Phía Bắc tiếp giáp đường đi khu dân cư Phía Đông tiếp giáp đường Minh Cầu – hoàng Văn Thụ Phía Tây tiếp giáp đường đi khu dân cư… Nhìn chung khu vực thực hiện dự án thuận tiện về giao thông, rất thích hợp khi xây dựng trung tâm mua sắm, khách sạn và làm văn phòng. Mặc dù dự án được xây dựng gần với khu dân cư nhưng xung quanh khu vực Dự án không có công trình văn hóa, di tích lịch sử nào nên những tác động gây ra chủ yếu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực dự án. Hình 1.1. Vị trí địa lý khu vực thực hiện dự án Bảng 1.1. Tọa độ các điểm góc khu vực dự án Tên điểm Tọa độ Tên điểm Tọa độ X Y X Y 1 11 2 12 3 13 4 14 5 15 6 16 7 17 8 18 9 19 10 20 Khu đất đã được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận thỏa thuận địa điểm cho công ty TNHH Hoàng Mấm quy hoạch chi tiết 1/500 thực hiện dự án đầu tư Trung tâm thương mại Minh Cầu theo hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm. Khu đất có diện tích 1.574,7m2, địa hình tương đối bằng phẳng. Hiện trạng trên khu vực dự án có một khu chợ và hai công trình nhà ở hai tầng. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu của dự án Là một trong những công trình có quy mô kiến trúc hiện đại tại trung tâm tỉnh, Trung tâm thương mại bao gồm: Siêu thị (Kinh doanh hàng tiêu dùng, kinh doanh các sản phẩm nội thất, vật liệu xây dựng,…), văn phòng cho thuê, khách sạn, nhà hàng,… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân và các khu đô thị, cơ sở công nghiệp dịch vụ, đem lại hiệu quả cho công ty; tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho trên 100 lao động; đóng góp cho ngân sách Nhà nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình 1.4.2.1. Hạng mục công trình chính Dự án đầu tư Trung tâm thương mại sẽ sử dụng khu đất với diện tích khoảng 1.574m2, theo mô hình kiến trúc bao gồm 1 tháp 21 tầng là Siêu thị, văn phòng cho thuê, khách sạn, nhà hàng và 7 tầng đế với các chức năng như sau: STT TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT 1.574 m2 1 DIỆN TÍCH ĐẤT XÂY DỰNG 924 m2 2 MẬT ĐỘ XÂY DỰNG 58,70% 3 TỔNG DIỆN TÍCH SÀN 19.728 m2 4 HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT 12,5 LẦN BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH STT HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH DIỆN TÍCH (m2) SỐ LƯỢNG I TẦNG BÁN HẦM 928 1 TẦNG DIỆN TÍCH CHỢ TẠM 385 II DIỆN TÍCH – KHÔNG GIAN KINH DOANH 3690 T1 ÷ T4 DIỆN TÍCH GIAO THÔNG – PHỤC VỤ – KT 814 III NHÀ HÀNG + GIẢI TRÍ 2.859 T5 ÷ T7 NHÀ HÀNG 1.088 PHÒNG CHIẾU 186 PHÒNG GAME 197 CAFE + BAR 408 DIỆN TÍCH GIAO THÔNG – PHỤC VỤ – KT 980 IV VĂN PHÒNG CHO THUÊ 5.730 T8 ÷ T13 DIỆN TÍCH VĂN PHÒNG 3.738 DIỆN TÍCH GIAO THÔNG – PHỤC VỤ – KT 1.992 V MASAGE 955 T14 DIỆN TÍCH GIAO THÔNG – PHỤC VU – KT 206 VI KHÁCH SẠN (90 PHÒNG) 5.376 T15 ÷ T20 DIỆN TÍCH GIAO THÔNG – PHỤC VỤ – KT 337 VII KHÁCH SẠN (90 PHÒNG) 906 T21 PHÒNG HỘI THẢO 533 CAFE GIẢI KHÁT 187 DIỆN TÍCH GIAO THÔNG – PHỤC VỤ – KT 186 VIII TỔNG DIỆN TÍCH SÀN 19.728 Tầng hầm là công trình có lối ra vào từ khu dân cư phía đông nam, bãi đỗ xe có thể chứa được 3 xe ôtô và 50 xe máy phục vụ cho nhân viên và khách của trung tâm. Từ tầng 1 đến tầng 4 là hệ thống siêu thị, không gian kinh doanh hiện đại sử dụng thang tự hành, có không gian thông tầng tạo được sự thông thoáng tối ưu. Tầng 5 ÷ 6 là khối nhà hàng. Khu vực nhà hàng có không gian phòng ăn lớn và phòng ăn VIP. Phòng ăn lớn với sức chứa hơn 300 chỗ và các phòng ăn nhỏ thiết kế hiện đại với tiêu chuẩn cao về âm thanh và ánh sang có khả năng phục vụ hội thảo, liên hoan tổng kết, đám cưới,… Tầng 7 là khối giải trí bao gồm rạp chiếu phim 3D, phòng game, café giải khát, được thiết kế không gian thông thoáng, hiện đại, tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật cao. Tầng 8 ÷ 13 là khối văn phòng cho thuê. Tầng 14 là dịch vụ Masage, Spa, thể dục thẩm mỹ. Tầng 15 ÷ 20 là khối khách sạn 90 phòng ngủ bao gồm các phòng tiêu chuẩn, phòng hạng trung, và 12 phòng hạng VIP. Tầng 21 là tầng dành cho hội thảo bao gồm 1 phòng hội thảo lớn, 2 phòng hội thảo nhỏ và không gian cafe giải khát. Công trình gồm 03 thang máy chở người và 01 thang hàng và 02 thang bộ, đảm bảo thoát người trong thời gian ngắn nhất nếu xảy ra sự cố. 1.4.2.2. Các công trình phụ trợ Bảng 1.3. Hạng mục các công trình phụ trợ STT Hạng mục ĐVT Khối lượng 1 Hệ thống điện chiếu sáng Hệ thống 1 2 Hệ thống cấp, thoát nước Hệ thống 1 3 Hệ thống thông tin Hệ thống 1 4 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy Hệ thống 1 5 Hệ thống điều hòa, thông gió Hệ thống 1 1.4.3. Biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án 1.4.3.1. Tòa tháp Trung tâm thương mại Tòa nhà có mặt bằng dạng hình chữ nhật, kích thước (32,7x31,7)m, bước cột điển hình (8,4x8,4)m và (8,4x9,0)m; chiều cao tầng hầm: 3,3m, tầng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 13 và 21: 4,5m, tầng 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 là 3,6m, tầng mái: 3,3m. Là công trình dân dụng cấp I (22 tầng kể cả tầng mái), tổng chiều cao nhà: 88,0m; tổng diện tích sàn: 19.728m2; nền nhà (cos±0.000) cao 1,0m so với mặt sân. Móng công trình là hệ thống kết cấu cọc khoan nhồi, đài móng và giằng móng; cọc khoan nhồi bê tông cốt thép (BTCT) M400, đường kính cọc 1.000mm, khoan sâu khoảng 7,8m; đài móng BTCT M350, chiều dày từ 2,2 – 4,2m; giằng móng BTCT M350, tiết diện (400X500)mm và (600x1.700)mm; Hệ kết cấu nhà sử dụng hệ thống khung, sàn, vách bêtông cốt thép toàn khối đổ tại chỗ; bê tông M350 dùng cho các kết cấu sàn hầm, tường tầng hầm, bê tông M400 dùng cho toàn bộ kết cấu dầm, sàn, vách và cột; bêtông M250 sử dụng cho kết cấu thang bộ, lanh tô, giằng tường,…; bêtông chống thấm (có phụ gia chống thấm) dùng cho các loại cấu kiện: sàn tầng hầm, sàn trệt khu vực ngoài nhà, tường bể (bể nước, bể phốt, bể xử lý và bể bơi), tường bien tầng hầm, tiếp xúc âm. Sàn các tầng BTCT, dày 150mm (riêng sàn tầng hầm BTCT, dày 300mm); dầm khung các tầng bằng BTCTcó tiết diện điển hình: (20x60)cm, (40x60)mm, (50x60)cm và (60x45)cm; một phần mái dùng xà gồ thép, lợp tôn. Cột khung bằng BTCT hình vuông, chữ nhật với các tiết diện điển hình: (6000x600)mm, (600x1000)mm, (900x1000)mm và (1000x1000)mm; vách tường bằng BTCT, có chiều dày chủ yếu là 300mm. Hệ thống điện, điện nhẹ (tivi, điện thoại, camera), cấp thoát nước trong và ngoài nhà, phòng cháy, chữa cháy, chống sét,… được thiết kế đồng bộ. 1.4.3.2. Hệ thống cấp nước a. Quy mô dùng nước Nhu cầu nước chữa cháy: Tổng nhu cầu dùng nước chữa cháy: 300m3 Nhu cầu nước sinh hoạt: Tổng lượng nước cho dịch vụ khách sạn: QSH1 Tổng số phòng: NKS = 90 phòng, tiêu chuẩn cấp qKS = 500l/phòng QSH1 = NKS x qKS/1.000 (m3) = 90 x 500/1000 = 45,0 (m3) Tổng lượng nước cho dịch vụ nhà hàng: QSH2 Tổng công suất ăn tối đa có thể phục vụ: NHH = 588, tiêu chuẩn cấp qKS = 12l/suất ăn. QSH2 = NHH x qKS/1.000 (m3) = 588 x 12/1000 = 7,056 (m3), làm tròn 7,0 (m3) Tổng lượng nước cho các dịch vụ khác (QDV) như khu văn phòng cho thuê, dịch vụ giải khát, tưới cây, rửa hầm, lấy bằng 40%( QSH1 + QSH2) QDV = 0,4 x (45,0 + 7,0) = 20,8 (m3) Tổng nhu cầu nước sinh hoạt QSH = QSH1 + QSH2 + QDV = 45,0 + 7,0 + 20,8 = 72,8 (m3) b. Phương án cấp nước Nguồn nước cấp cho công trình được lấy từ hệ thống cấp nước thành phố, qua đồng hồ tổng vào bể nước ngầm. Hệ thống máy bơm tăng áp đặt ở tầng hầm đưa nước từ bể ngầm lên bể nước mái, nước từ bể nước mái cấp xuống các căn hộ. Để đảm bảo lưu lượng và áp lực đồng đều giữa các tầng sử dụng sơ đồ cấp nước phân vùng có lắp các van giảm áp. * Bể nước ngầm: WB WB = WSH + WCC Trong đó : + WSH: Dung tích nước sinh hoạt (WSH = QSH = 72,8m3) + WCC: Dung tích nước chữa cháy, 216m3 WB = 72,8 + 216 = 288,8 m3, làm tròn 300m3 Xây dựng 01 bể chứa nước ngầm dung tích 300m3 Bể nước mái: WBM Dung tích bể nước mái tính theo công thức: WBM = 1,3(WĐH + WCC) Trong đó: + 1,3: Hệ số dung tích lắng cặn + WĐH: Dung tích nước điều hòa = 30% QSH + WCC: Dung tích nước chữa cháy trong 06 phút: 7,2m3 WBM = 1,3(0,3 x 72,8 + 7,2) = 37,75m3, làm tròn 40m3 Xây dựng 01 cụm bể mái bằng inox có tổng dung tích 40m3 Máy bơm sinh hoạt Lưu lượng máy bơm chọn Q = 30m3/h Áp lực máy bơm xác định theo công thức: Hb = Hhh + H0 + 1,3 x i x L + htd Trong đó: Hhh: Chiều cao hình học từ mực nước thấp nhất trong bể chứa nước ngầm đến mực nước cao nhất trong bể mái, 87m H0: Tổng tổn thất áp lực trong nội bộ trạm, sơ bộ chọn 3m. i x L: Tổn thất theo chiều dài đường ống: 1.000i = 33,6; L = 120m htd: Áp lực tự do, 2m Hb = 87 + 3 + 1,3 x (33,6 x 120/1000) + 2 = 97,24m Chọn 02 máy bơm (01 hoạt động, 01 dự phòng) công suất mỗi máy Q = 30m3/h, h = 95 ÷ 100m. 1.4.3.3. Hệ thống thoát nước a. Thoát nước tầng hầm Nước thải ở các tầng hầm gồm nước mưa từ cửa lên xuống, nước vệ sinh sàn hầm, nước do sự cố lũ lụt,… được thu gom vào hệ rãnh có ghi gang, hố ga sau đó tập trung về hố bơm để bơm thoát ra hệ thống bên ngoài. b. Thoát nước mưa trên mái, lôgia Nước mưa từ mái, ban công được thoát theo hệ thống ống đứng xuống hệ thống ga