Đề tài Đánh giá việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trên địa bàn 4 xã thuộc các tỉnh, thành phố Yên Bái, Hà Nam, Đà Nẵng, Tp Hồ Ch

Luật phòng chống Bạo lực gia đình (PCBLGĐ), được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007, đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, nhất là người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em, những người rất dễ trở thành và thường là nạn nhân của BLGĐ. Luật PCBLGĐ khẳng định rằng cuộc đấu tranh ngăn chặn tệ nạn BLGĐ đang tồn tại dai dẳng trong đời sống gia đình là nhiệm vụ của toàn xã hội, bởi BLGĐ không phải là chuyện riêng của từng gia đình mà là một vấn đề xã hội. Sự ra đời của bộ Luật này cũng thể hiện rõ quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Bộ Luật ra đời là kết quả của những nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan pháp luật, các chuyên gia, các tổ chức quần chúng, các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực Bình đẳng Giới, đồng thời là sự phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng một xã hội tiến bộ, bình đẳng, dân chủ và văn minh. Luật PCBLGĐ là bộ luật thể hiện rõ tính nhạy cảm giới, để thực hiện được, đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ định kiến giới và các chuẩn mực truyền thống về gia đình, vị trí và vai trò của người nam và người nữ trong gia đình. Những điều này vốn đã ăn sâu trong nhận thức của phụ nữ và nam giới, của những người lãnh đạo trong bộ máy chính quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng và chính những người có chức năng thi hành luật. Đây là một thách thức rất lớn đối với việc thực hiện Luật PCBLGĐ, cho dù ngày 4/2/2009, chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCBLGĐ. Luật PCBLGĐ có được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tích cực của bộ máy thực thi và giám sát, của hoạt động thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân. Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện Luật PCBLGĐ là một hoạt động cần thiết và cấp bách nhằm tìm hiểu tình hình triển khai thực hiện luật, những thành công và những hạn chế, nguyên nhân của thành công và hạn chế, để từ đó đề xuất những kiến nghị cho việc hoàn thiện khung pháp lý và các giải pháp đối với các bên liên quan để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật. “Dự án phòng chống Bạo lực gia đình thông qua nghiên cứu, can thiệp và vận động chính sách”, do Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sỹ (SDC) tài trợ cho GENCOMNET, thực hiện trong giai đoạn 2007 – 2011, đã tác động thúc đẩy việc thực thi Luật PCBLGĐ đối với một số địa bàn ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Yên Bái, Hà Nam, Vĩnh Phúc. Việc đánh giá tình hình thực hiện Luật PCBLGĐ ở các địa phương này cũng như ở một số địa phương không thuộc dự án để so sánh là một yêu cầu của dự án. Bên cạnh đó, GENCOMNET cũng cần đến kết quả đánh giá này làm cơ sở cho hoạt động viết Báo cáo Bóng về thực hiện CEDAW ở Việt Nam. Với những lý do trên đây, Mạng Giới và Phát triển cộng đồng (Gencomnet) tập hợp các thành viên của mình, là những nhà nghiên cứu, chuyên gia từ các trung tâm, viện nghiên cứu, để cùng tiến hành nghiên cứu “Đánh giá việc thực hiện Luật PCBLGĐ

doc99 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Nghiên cứu trên địa bàn 4 xã thuộc các tỉnh, thành phố Yên Bái, Hà Nam, Đà Nẵng, Tp Hồ Ch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hà Nội, tháng 10 - 2010 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Nghiên cứu trên địa bàn 4 xã thuộc các tỉnh, thành phố: Yên Bái, Hà Nam, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) Nhóm tác giả-thành viên mạng Gencomnet: Viết báo cáo: GS. TS.Lê Ngọc Hùng, Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Các trưởng nhóm nghiên cứu và viết báo cáo định tính: PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh, Đại học KHXH&NV (Báo cáo nghiên cứu Tp Hồ Chí Minh) Ths. Lê Thị Mộng Phượng (Báo cáo nghiên cứu Đà Nẵng và Hà Nội) Ths. Phạm Kim Ngọc, CGFED (Báo cáo nghiên cứu Yên Bái) Vũ Thị Thanh Nhàn, ISDS (Báo cáo nghiên cứu Hà Nam) Mục lục Lời cảm ơn Phần 1: Giới thiệu Phần 2: Phương pháp nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Chọn mẫu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Khung lý thuyết Khái niệm công cụ Phần 3: Thực trạng bạo lực gia đình Hiểu biết về luật phòng chống bạo lực gia đình II. Đánh giá tình hình bạo lực gia đình và cách xử lí Phần 4: Nguyên nhân của bạo lực gia đình Nguyên nhân Đánh giá Các lý giải đặc biệt Phần 5: Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình Tuyên truyền Luật phòng chống bạo lực gia đình Đánh giá sự tham gia hiệu quả thực tế của các tổ chức Các thuận lợi trong phòng chống bạo lực gia đình Các khó khăn trong phòng chống bạo lực gia đình Các giải pháp để thực hiện hiệu quả luật phòng chống bạo lực gia đình Phần 6: Kết luận và khuyến nghị Kết luận Khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Chữ viết tắt BCH Ban chấp hành BĐG Bình đẳng giới BLGĐ Bạo lực gia đình BL Bạo lực CEDAW Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CLB Câu lạc bộ Gencomnet Mạng Giới và phát triển cộng đồng HĐND Hội đồng Nhân dân HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ HPN Hội phụ nữ PN Phụ nữ PCBLGĐ Phòng chống bạo lực gia đình UBND Uỷ ban Nhân dân Biểu bảng Các sơ đồ Sơ đồ 1. Khung lý thuyết nghiên cứu đánh giá việc triển khai thực hiện luật PCBLGĐ Sơ đồ 2 : Tổ hoà giải cấp Phường và cấp cơ sở Sơ đồ 3: Mạng lưới truyền thông ở địa phương Các biểu đồ Biểu đồ 1. Cơ cấu tuổi của người trả lời chia theo nam, nữ Biểu đồ 2.. Cơ cấu tình trạng hôn nhân của người trả lời Biểu đồ 3 Cơ cấu mẫu thành thị - nông thôn chia theo giới tính nam, nữ Biểu đồ 4. Tỉ lệ nam và nữ "có nghe nói đến" Luật phòng, chống bạo lực gia đình Biểu đồ 5. Tỉ lệ nam và nữ nhận biết "đúng" về hành vi bạo lực gia đình Biểu đồ 6. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ ý kiến đồng ý đối với lý do ”Chồng có thể ngược đãi, hành hạ vợ” Biểu đồ 8. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nam và nữ cho biết tình hình bạo lực gia đình ở thôn trong một năm qua: một số hành vi bạo lực gia đình Biểu đồ 9. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ ý kiến cho biết ở thôn có các hình thức tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Biểu đồ 10. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình về mức độ tham gia và hiệu quả thực tế của phòng, chống BLGĐ đối với từng tổ chức ở địa phương Biểu đồ 11. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình đánh giá trách nhiệm của từng loại cán bộ cấp thôn phân chung cho cả nam và nữ. Thang điểm: 1 điểm là trách nhiệm thấp nhất và 3 điểm là trách nhiệm cao nhất Biểu đồ 12. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình đánh giá trách nhiệm của từng loại cán bộ cấp xã phân chia theo nam nữ và chung nam nữ. Thang điểm: 1 điểm là trách nhiệm thấp nhất và 3 điểm là trách nhiệm cao nhất Biểu đồ 13. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nam nữ cho biết loại biện pháp xử lý phổ biến nhất đã áp dụng khi xảy ra bạo lực gia đình Các bảng Bảng 1. Cơ cấu Dân tộc phân chia theo giới tính nam và nữ Bảng 2. Cơ cấu tôn giáo của người trả lời chia theo nam, nữ Bảng 3. Cơ cấu thành thị và nông thôn phân theo tỉnh, thành phố Bảng 4. Cơ cấu trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật Bảng 5. Cơ cấu nghề nghiệp của người trả lời chia theo nam nữ Bảng 6. Tỉ lệ tự đánh giá mức sống nghèo, trung bình, khá, giàu phân chia theo nam và nữ Bảng 7. Tỉ lệ tự đánh giá mức sống nghèo, trung bình, khá, giàu phân chia theo địa phương Bảng 8. Tỉ lệ người có nghe nói đến luật Phòng, chống bạo lực gia đình phân theo tỉnh thành Bảng 9. Tỉ lệ nhận biết đúng các biểu hiện hành vi bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Bảng 10. Tỉ lệ ý kiến cho biết nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Bảng 11. Mức độ quan trọng của từng nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. (1 điểm là quan trọng nhiều nhất, 3 điểm là quan trọng ít nhất) Bảng 12: Tỉ lệ ý kiến “đồng ý” với từng lý do chồng có thể ngược đãi, hành hạ phân chia theo địa phương. Bảng 13. Tỉ lệ số ”đồng ý”, ”không đồng ý” với từng ý kiến về quyền của cha mẹ trong việc sử dụng bạo lực trong giáo dục con cái Bảng 14. Tỉ lệ số ”đồng ý”, ”không đồng ý” với từng ý kiến về quyền của cha mẹ trong việc sử dụng bạo lực trong giáo dục con cái Bảng 15. Điểm trung bình đánh giá mức độ đồng ý đối với từng nhận định, phân chia theo nam và nữ. 1 là đồng ý và 3 là không đồng ý Bảng 16. Tỉ lệ nam và nữ cho biết lý do gia đình có hiện tượng con cái đánh đập, chửi mắng cha mẹ Bảng 17. Tỉ lệ các ý kiến cho biết ở thôn đã xảy ra bạo lực ra đình trong một năm quan phân theo địa phương Bảng 18. Tỉ lệ ý kiến cho biết ai là người can ngăn trong vụ BLGĐ xảy ra trong thời gian gần đây nhất ở nơi cư trú Bảng 19. Tỉ lệ nam nữ cho biết lí do vì sao không có ai can ngăn vụ bạo lực gia đình Bảng 20. Tỉ lệ ý kiến cho biết ở thôn "có" hay "chưa có" tuyên truyền về nội dung phòng chống bạo lực gia đình trong 6 tháng qua phân chia nam nữ Bảng 21. Tỉ lệ ý kiến cho biết ở thôn "có" hay "chưa có" tuyên truyền về nội dung phòng chống bạo lực gia đình trong 6 tháng qua phân chia theo địa phương Bảng 22. Tỉ lệ nam và nữ cho biết có các hình thức tuyên truyền luật Phòng chống bạo lực gia đình Bảng 23. Tỉ lệ nam nữ cho biết các biên pháp đã áp dụng ở địa phương để phòng, chống bạo lực gia đình Bảng 24. Điểm trung bình về mức độ quan trọng của từng yếu tố thuận lợi trong phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương Bảng 25. Tỉ lệ các ý kiến cho biết yếu tố thuận lợi nhất trong phòng chống bạo lực gia đình phân theo địa phương Bảng 26. Điểm trung bình về mức độ quan trọng của từng yếu tố khó khăn trong phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương Bảng 27. Tỉ lệ ý kiến cho biết yếu tố khó khăn nhất trong phòng, chống bạo lực gia đình phân theo địa phương Bảng 28. Tỉ lệ nam và nữ cho biết chủ thể chịu trách nhiệm phòng, chống bạo lực gia đình Bảng 29. Điếm trung bình về mức độ ưu tiên của từng biện pháp phân chia theo nam nữ và chung nam nữ. Thang điểm: 1 là ưu tiêu hàng đầu và 3 là ưu tiên hạng ba. Bảng 30. Tỉ lệ nam nữ cho biết các hoạt động bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ ở địa phương Bảng 31. Tỉ lệ ý kiến cho biết ở địa phương có các hoạt động bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Bảng 32. Tỉ lệ nam và nữ cho biết ở địa phương “có” hay “không có” cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình Bảng 33. Tỉ lệ các ý kiến cho biết địa phương có hay không các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Bảng 34. Tỉ lệ nam và nữ cho biết ở địa phương có các loại cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ Bảng 35. Tỉ lệ các ý kiến cho biết có các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Bảng 36. Tỉ lệ nam và nữ cho biết hàng tháng cán bộ ở thôn “có” hoặc “không” kiểm tra, giám sát việc phòng chống bạo lực gia đình Bảng 37. Tỉ lệ ý kiến cho biết cán bộ ở thôn có hoặc không kiểm tra, giám sát việc phòng chống bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Bảng 38. Tỉ lệ ý kiến cho biết sự có mặt của cán bộ cơ sở khi xảy ra bạo lực gia đình để can thiệp, xử lý Bảng 39. Tỉ lệ ý kiến cho biết cán bộ cơ sở có mặt để can thiệp, xử lý vụ bạo lực gia đình phân chia theo địa phương Bảng 40. Tỉ lệ ý kiến cho biết ở địa phương có trường hợp người chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài vào can thiệp Bảng 41. Tỉ lệ ý kiến cho biết tình trạng xảy ra trường hợp chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài can thiệp phân chia theo địa phương Bảng 42. Tỷ lệ ý kiến cho biết cán bộ cơ sở “có” và “không” áp dụng biện pháp can thiệp trong trường hợp “chồng đánh vợ nhưng không cho người ngoài vào can thiệp” Các hộp Hộp 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Minh Bảo, tỉnh Yên Bái Hộp 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Hộp 3. Đăc điểm kinh tế xã hội của Phường Hòa Thọ Tây, thành phố Đà Nẵng Hộp 4. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, tp Hồ Chí Minh. LỜI CẢM ƠN Để có thể thực hiện thành công cuộc nghiên cứu này, chúng tôi đã làm việc với nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức, cơ quan ở thành phố Hà Nội; xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái; xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; phường Hòa Thọ Tây, thành phố Đà Nẵng; xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Ở bất cứ địa bàn nào, chúng tôi đều nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, và chia sẻ quý báu từ tất cả những người mà chúng tôi đã có dịp tiếp xúc và trao đổi tình hình thực tiễn cũng như đánh giá về việc thực hiện luật Phòng, chống Bạo lực gia đình. Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, cơ quan mà chúng tôi khó có thể ghi ra đây đầy đủ chi tiết quý danh về sự giúp đỡ quý báu đã giành cho các đoàn nghiên cứu chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Chúng tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, Ban điều hành và các thành viên GENCOMNET đã nhiệt tình đóng góp các ý kiến nhận xét hữu ích cho báo cáo nghiên cứu được hoàn thiện. Cuối cùng, chúng tôi xin dành lời cảm ơn tới tất cả các cán bộ nghiên cứu từ CGFED, ISDS, RDSC, RAFH và một số thành viên cá nhân của GENCOMNET đã tham gia và làm việc hết sức nghiêm túc, có trách nhiệm trong các chuyến nghiên cứu thực địa. Hà Nội, tháng 12 năm 2010 Nhóm viết báo cáo TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu việc thực hiện luật PCBLGĐ ở Việt Nam do GENCOMNET thực hiện là nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan thực hiện pháp luật, cơ quan tài trợ, các nhà tư vấn, nghiên cứu, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và BLGĐ nói riêng, thông tin khách quan về những thuận lợi, khó khăn-thách thức của việc thực thi Luật PCBLGĐ, nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả thực hiện và hiệu quả tài trợ cho việc thực hiện Luật PCBLGĐ. Nghiên cứu đã được GENCOMNET triển khai tại Hà Nội và bốn tỉnh, thành phố khảo sát là Yên Bái, Hà Nam, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bản báo cáo có thể tóm tắt như sau: Sau gần hai năm thực hiện luật PCBLGĐ (có hiệu lực từ ngày 1/7/2008), đại đa số người dân đã nghe nói đến luật với mức độ hiểu biết khác nhau. Các địa phương đều đã triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về luật dưới nhiều hình thức nhưng nhiều cán bộ và người dân vẫn chưa có nhận thức chính xác về các loại BLGĐ. Các ý kiến của cán bộ và người dân cho biết tình trạng bạo lưc vẫn đang xảy ra với nhiều các hình thức phức tạp, trong số đó hành vi “chồng mắng chửi vợ” và thậm chí là “chồng đánh vợ” được nhiều người cho rằng đã xảy ra trong vòng một năm qua. Khi xảy ra bạo lực gia đình, đa số người được hỏi cho rằng “hàng xóm” là người đã can ngăn trong vụ BLGĐ, tiếp đến là “thành viên tổ hòa giải”, “cán bộ thôn xã” và “công an” và những người khác. Rất có thể là BLGD là việc của nội bộ nên các “thành viên gia đình” đã can ngăn nhưng không được và BLGĐ bung ra đến mức người ngoài gia đình đã biết và can ngăn. Hơn một nửa số người được hỏi đã giải thích rằng “không có ai can ngăn trong vụ BLGĐ vì “người ta coi đấy là việc riêng của gia đình”. Trong số 15 các nguyên nhân gây ra BLGĐ, nhiều người nói đến nhất là những nguyên nhân như “Nghèo đói, thất nghiệp”, “nghiện rượu, bia”, “Cha mẹ ít quan tâm đến con cái”, “Học vấn thấp, ít hiểu biết”, “Do nam giới nóng tính”, “Vợ hoặc chồng ngoại tình”, “Ham mê cờ bạc, số đề”. Trong số chín lý do biện hộ cho việc chồng có thể ngược đãi, hành hạ vợ, nhiều người nhấn mạnh đến lý do ”Chồng phát hiện vợ không chung thuỷ”. Về hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con cái, Ở Việt Nam tình trạng cha mẹ đánh hoặc mắng con không phải là hiếm, thậm chí còn phổ biến, nhất là khi không ít người giáo dục con theo kiểu ”yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Gần một nửa số người được hỏi tỏ ra đồng ý với việc ”Cha mẹ có quyền dùng roi vọt dạy con”. Hơn một phần ba số người được hỏi đồng ý với việc ”Cha mẹ có quyền chửi mắng con cái”. Nhưng gần một nửa những người được hỏi đã không đồng ý với nhận định ”Cha mẹ có quyền đánh đập con”. Hơn một nửa số người được hỏi cho biết lý do BLGD giữa con cái với cha, mẹ là do con cái “hư” vướng vào “tệ nạn xã hội” như ”nghiện hút ma túy”, ”nghiện bia, nghiện rượu”, ”chơi cờ bạc, số đề”. Đồng thời là do ”cha mẹ giáo dục con không tốt”, ”cha mẹ không làm gương cho con cái”, ”cha mẹ không quan tâm đến con cái” và một lý do liên quan đến lợi ích vật chất là ”do tranh chấp tài sản, phân chia tài sản”. Trong sáu tháng trước thời điểm khảo sát tại các địa phương chỉ có khoảng ba phần tư số người trả lời cho biết có nghe tuyên truyền về nội dung phòng chống bạo BLGĐ, cho thấy việc tuyên truyền về BLGĐ cần được thường xuyên tổ chức để đảm bảo người dân biết, hiểu đúng và thực thi pháp luật. Về các hình thức tuyên truyền phòng chống BLGĐ gồm có: Tuyên truyền qua họp tổ dân phố/họp thôn/ấp, Tuyên truyền qua sinh hoạt đoàn thể, Tuyên truyền qua loa truyền thanh, Qua chương trình văn hoá văn nghệ, Tuyên truyền qua panô/áp phích, Cộng tác viên DS-GĐ-TE đến từng gia đình, Tuyên truyền qua bảng tin. Trong đó họp tổ dân phố, thôn ấp là hình thức phổ biến nhất để tuyên truyền nội dung phòng chống BLGĐ ở các thôn, bản, ấp là ”họp dân”. Đối tượng của các buổi tuyên truyền này là phụ nữ chứ không phải cả nam và nữ như vậy chưa đủ, chưa hiệu quả. Trong số 12 tổ chức ở địa phương nhiều người được hỏi đã đánh giá cao vai trò của Hội phụ nữ, tổ dân phố, tổ hòa giải cơ sở trong PCBLGĐ. Việc kết hợp giữa các tổ chức đặc biệt là chính quyền địa phương chưa được đánh giá cao và việc giải quyết các vụ BLGĐ vẫn chủ yếu là qua hòa giải. Hoạt động của tổ hào giải còn gặp rất nhiều khó khăn về cả các điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý tại địa phương. Hoạt động hòa giải cùng với tư vấn tuy chưa có điểm tư vấn chính thức, nhưng bước đầu có hiệu quả. Trong số 10 biện pháp phòng, chống BLGĐ thì biện pháp “tuyên truyền Luật phòng chống BLGĐ trên loa đài được nhiều người cho biết là phổ biến nhất và nhìn chung các biện pháp tuyên truyền về luật là chưa phát huy được tác dụng, hiệu quả mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh phí, nguồn lực và năng lực cần thiết. Đối với phòng, chống BLGĐ, chỉ tuyên tuyền, giáo dục thì chưa đủ; nhưng biện pháp xử phạt hành chính cũng chưa có hiệu lực ngăn chặn do mang tính chất đối phó và trên thực tế cũng rất khó thực hiện có hiệu quả. Việc thực hiện luật PCBLGĐ cũng có các yếu tố thuận lợi nhất định như mọi người ít nhiều “được trang bị kiến thức về luật PCBLGĐ”, “có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền và các đoàn thể”, “công tác phòng, chống BLGĐ được lồng ghép vào kế hoạch phát triển của địa phương”. Luật PCLBLGĐ đã được triển khai với nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn: trong bảy khó khăn đã nêu ra, nhiều người nhấn mạnh khó khăn do “Thiếu kinh phí cho hoạt động Phòng chống BLGĐ” và “Nạn nhân BLGĐ không tự nguyện khai báo”. Trong số các chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện luật PCBLGĐ thì chủ thể gia đình được nhiều người nhấn mạnh nhất. Trong số các biện pháp thực hiện luật PCBLGĐ thì nhiều người nhấn mạnh biện pháp hàng đầu là “Tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới trong gia đình”, “Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ” và “Tạo dư luận cộng đồng lên án mạnh mẽ các hành vi BLGĐ”. Tóm lại, nghiên cứu về việc thực hiện luật PCBLGĐ đã thực hiện được mục đích đề ra là cung cấp thông tin khách quan, khoa học về những thuận lợi, khó khăn - thách thức của việc thực thi Luật PCBLGĐ để các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan thực hiện pháp luật, cơ quan tài trợ, các nhà tư vấn, nghiên cứu, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và BLGĐ nói riêng tham khảo trong việc góp phần hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả thực hiện và hiệu quả tài trợ cho việc thực hiện Luật PCBLGĐ ở Việt Nam trong thời gian tới. Đối với một thiết chế xã hội lâu đời như gia đình thì luật PCBLGĐ cần phải có nhiều thời gian hơn nữa để đi vào cuộc sống. Luật và chính sách liên quan cần liên tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao vai trò của Hội phụ nữ, thu hút sự tham gia của nam giới, tăng cường trách nhiệm phối hợp liên ngành của các cơ quan tổ chức các cấp, tổ chức xã hội dân sự, đổi mới các hình thức giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi trong thực hiện luật PCBLGĐ và bình đẳng giới. PHẦN 1 GIỚI THIỆU Luật phòng chống Bạo lực gia đình (PCBLGĐ), được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007, đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, nhất là người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em, những người rất dễ trở thành và thường là nạn nhân của BLGĐ. Luật PCBLGĐ khẳng định rằng cuộc đấu tranh ngăn chặn tệ nạn BLGĐ đang tồn tại dai dẳng trong đời sống gia đình là nhiệm vụ của toàn xã hội, bởi BLGĐ không phải là chuyện riêng của từng gia đình mà là một vấn đề xã hội. Sự ra đời của bộ Luật này cũng thể hiện rõ quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Bộ Luật ra đời là kết quả của những nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan pháp luật, các chuyên gia, các tổ chức quần chúng, các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực Bình đẳng Giới, đồng thời là sự phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng một xã hội tiến bộ, bình đẳng, dân chủ và văn minh. Luật PCBLGĐ là bộ luật thể hiện rõ tính nhạy cảm giới, để thực hiện được, đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ định kiến giới và các chuẩn mực truyền thống về gia đình, vị trí và vai trò của người nam và người nữ trong gia đình. Những điều này vốn đã ăn sâu trong nhận thức của phụ nữ và nam giới, của những người lãnh đạo trong bộ máy chính quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng và chính những người có chức năng thi hành luật. Đây là một thách thức rất lớn đối với việc thực hiện Luật PCBLGĐ, cho dù ngày 4/2/2009, chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCBLGĐ. Luật PCBLGĐ có được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tích cực của bộ máy thực thi và giám sát, của hoạt động thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân. Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện Luật PCBLGĐ là một hoạt động cần thiết và cấp bá
Luận văn liên quan