Đề tài Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh

ĐTBD, CBCC nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Công tác ĐTBD, xây dựng đội ngũ CBCC, trong đó có đội ngũ CBCC hành chính các cấp lần đầu tiên được đề cập đến một cách toàn diện trong Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa VII. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước cũng đã chỉ rõ cần “đổi mới phương thức và nội dung các chương trình ĐTBD CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính”. Nhằm đẩy mạnh ĐTBD, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của CBCC, Luật CBCC được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua nhấn mạnh “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch ĐTBD để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức”. Nhằm hướng dẫn, triển khai thi hành Luật, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về ĐTBD công chức. Nghị định quy định cả ĐTBD trong nước và ngoài nước. Nội dung ĐTBD công chức trong nước gồm có: lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng QLNN, quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Nội dung ĐTBD công chức ở nước ngoài gồm có: kiến thức, kỹ năng quản lý HCNN và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế. Theo Điều 7 của Nghị định, chương trình ĐTBD công chức trong nước được chia làm 3 loại: chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình ĐTBD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Thời gian qua, công tác ĐTBD CBCC nói chung, công chức hành chính các cấp nói riêng của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể, giúp cho trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC ngày càng được nâng cao, bộ máy các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, ngày càng thích ứng với xu thế phát triển mới của tỉnh với tư cách là trung tâm kinh tế vùng và cả nước. Sự đóng góp quan trọng của đội ngũ công chức hanh chính các cấp góp phần xây dựng môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho đầu tư sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người dân, đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh phát triển kinh tế năng động, xã hội ổn định, một cực quan trọng của vùng tam giác phát triển phía Bắc. Tuy nhiên, trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, công tác ĐTBD CBCC ở Quảng Ninh vẫn còn những hạn chế, ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ của tỉnh, nhất là trong điều kiện và tình hình mới.

doc124 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6800 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Từ, cụm từ Viết tắt 1 Cải cách hành chính CCHC 2 Cán bộ, công chức CBCC 3 Đào tạo, bồi dưỡng ĐTBD 4 Hành chính nhà nước HCNN 5 Hội đồng nhân dân HĐND 6 Ủy ban nhân dân UBND MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 10 1.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 10 1.1.1. Khái niệm chung về CBCC chính quyền địa phương 10 1.1.2 Khái niệm chung về ĐTBD CBCC chính quyền địa phương 14 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 23 1.2.1. Sự quan tâm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị 23 1.2.2. Tính khoa học của quy hoạch, kế hoạch ĐTBD 24 1.2.3. Tính khoa học, hợp lý trong việc lựa chọn chương trình, cơ sở đào tạo bồi dưỡng để cử công chức tham gia ĐTBD 25 1.2.4. Thực hiện chế độ, chính sách ĐTBD 28 1.3. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 30 1.3.1. Chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước 30 1.3.2. Nội dung công tác ĐTBD CBCC 32 1.4. Kinh nghiệm của một số nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức 34 1.4.1. Hệ thống đào tạo công chức của Trung Quốc 34 1.4.2. Đào tạo và sử dụng công chức ở Ốt-xtrây-li-a 39 1.4.3. Về công tác ĐTBD công chức ở một số nước khác 41 Tiểu kết Chương 1 44 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH QUẢNG NINH 46 2.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức và những yếu tố đặc thù tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh 46 2.1.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức và những yếu tố đặc thù tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ninh 46 2.1.2. Những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 51 2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Quảng Ninh thời gian qua 53 2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo 53 2.2.2. Xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 56 2.2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên 61 2.2.4. Quy hoạch và cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng 62 2.3. Một số nhận xét, đánh giá chung 66 2.3.1. Những kết quả tích cực của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 66 2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 68 Tiểu kết Chương 2 75 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH QUẢNG NINH 78 3.1. Những vấn đề đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh Quảng Ninh 78 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 78 3.1.2. Mục tiêu ĐTBD CBCC Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 83 3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn Quảng Ninh 85 3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặc thù của tỉnh Quảng Ninh 85 3.2.2. ĐTBD tạo ra được sự thay đổi về chất trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn 88 3.2.3. Đổi mới nhận thức về trách nhiệm của Nhà nước trong ĐTBD; kết hợp ĐTBD với huấn luyện công chức 89 3.3. Một số giải pháp 91 3.3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với công tác ĐTBD 91 3.3.2. Tăng cường quản lý ĐTBD CBCC 92 3.3.3 Hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập 93 3.3.4. Đổi mới về nội dung chương trình, giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy 94 3.3.5. Hoàn thiện chế độ, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 97 3.4. Một số kiến nghị 98 KẾT LUẬN CHUNG 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài ĐTBD, CBCC nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Công tác ĐTBD, xây dựng đội ngũ CBCC, trong đó có đội ngũ CBCC hành chính các cấp lần đầu tiên được đề cập đến một cách toàn diện trong Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa VII. Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước cũng đã chỉ rõ cần “đổi mới phương thức và nội dung các chương trình ĐTBD CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính”. Nhằm đẩy mạnh ĐTBD, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của CBCC, Luật CBCC được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua nhấn mạnh “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch ĐTBD để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức”. Nhằm hướng dẫn, triển khai thi hành Luật, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về ĐTBD công chức. Nghị định quy định cả ĐTBD trong nước và ngoài nước. Nội dung ĐTBD công chức trong nước gồm có: lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng QLNN, quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Nội dung ĐTBD công chức ở nước ngoài gồm có: kiến thức, kỹ năng quản lý HCNN và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế. Theo Điều 7 của Nghị định, chương trình ĐTBD công chức trong nước được chia làm 3 loại: chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình ĐTBD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Thời gian qua, công tác ĐTBD CBCC nói chung, công chức hành chính các cấp nói riêng của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể, giúp cho trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC ngày càng được nâng cao, bộ máy các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, ngày càng thích ứng với xu thế phát triển mới của tỉnh với tư cách là trung tâm kinh tế vùng và cả nước. Sự đóng góp quan trọng của đội ngũ công chức hanh chính các cấp góp phần xây dựng môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho đầu tư sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người dân, đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh phát triển kinh tế năng động, xã hội ổn định, một cực quan trọng của vùng tam giác phát triển phía Bắc. Tuy nhiên, trong thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, công tác ĐTBD CBCC ở Quảng Ninh vẫn còn những hạn chế, ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ của tỉnh, nhất là trong điều kiện và tình hình mới. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác ĐTBD CBCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, vì vậy là một yêu cầu bức thiết. Điều này đã được khẳng định trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh và cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tiến trình cải cách hành chính. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình ĐTBD CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thông qua ĐTBD chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành chính, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính…”. Để góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD, khắc phục những hạn chế, tìm ra những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD đội ngũ công chức hành chính các cấp của tỉnh Quảng Ninh, tác giả lựa chon đề tài “ĐTBD CBCC chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh” Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC hành chính các cấp của tỉnh Quảng Ninh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về công tác ĐTBD CBCC; chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác ĐTBD CBCC. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác ĐTBD CBCC tỉnh Quảng Ninh thời gian qua (2006-2010). - Đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng công tác ĐTBD CBCC tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 3. Tình hình nghiên cứu Có thể nói công tác ĐTBD CBCC là nội dung nghiên cứu của khá nhiều đề tài của các cơ quan trung ương như Ban Tổ chức trung ương, Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính,… từ nhiều năm nay. Ban Tổ chức trung ương thực hiện đề tài nghiên cứu “ĐTBD cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trong hệ thống chính trị”, trong đó xác định rõ những yêu cầu, nguyên tắc, những khó khăn và đưa ra những biện pháp khắc phục cho công tác ĐTBD cán bộ lãnh đạo ở các tỉnh, thành phố. Nghiên cứu này là một tổng quan tốt, đánh giá được hiện trạng vấn đề và nêu những giải pháp cần thiết. Các nghiên cứu của Bộ Nội vụ tập trung nhiều vào hoàn thiện thể chế ĐTBD, nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả ĐTBD CBCC, tăng cường công tác quản lý nhà nước về ĐTBD trên bình diện chung. Các đề tài nghiên cứu của Học viện Hành chính nghiên cứu nhu cầu đào tạo được xác định qua những yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ, qua đòi hỏi của công việc, của sự nghiệp đổi mới đất nước, của công cuộc cải cách hành chính Nhà nước. Đây là việc xác định nhu cầu ĐTBD ở tầm vĩ mô để xây dựng chính sách ĐTBD vĩ mô cho phù hợp với những đòi hỏi của thực tế. Những nghiên cứu của Học viện hành chính cũng tập trung vào giải quyết các vấn đề về chương trình và nội dung ĐTBD công chức hành chính, đưa ra những giải pháp về đổi mới phương pháp. Tóm lại, các nghiên cứu nói trên về ĐTBD CBCC đã tạo nên một nền tảng về lý luận và thực tiễn, cho chúng ta một bức tranh tương đối rõ nét về ĐTBD theo các hướng khác nhau như định hướng, chủ trương, chính sách, hệ thống ĐTBD. Đây là những nền tảng lý luận trong quá trình nghiên cứu về công tác ĐTBD CBCC chính quyền các cấp ở tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước đối với công tác ĐTBD CBCC chính quyền địa phương, bao gồm từ việc xác định chủ trương, đường lối, thể chế, chính sách quản lý đến việc tổ chức thực hiện. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác ĐTBD CBCC chính quyền địa phương trên địa bàn Quảng Ninh, bao gồm các yếu tố tác động đến việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của học viên (chủ trương, chính sách, thể chế trong công tác ĐTBD, ý thức, năng lực, trình độ, công tác quản lý ĐTBD, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ĐTBD, chính sách đối với cán bộ sau ĐTBD,…). Phân tích, đánh giá thực trạng công tác ĐTBD CBCC tỉnh Quảng Ninh thời gian qua để làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới. - Phạm vi đối tượng được xác định là đội ngũ CBCC các cấp ở tỉnh Quảng Ninh (bao gồm cả đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã). - Về thời gian, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác ĐTBD CBCC của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006-2011. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý hoạt động ĐTBD CBCC nói chung và quản lý hoạt động ĐTBD CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước là nền tảng phương pháp luận của Luận văn. - Luận văn còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh - Các phương pháp dự báo, tổng hợp, phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận văn. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ĐTBD CBCC chính quyền địa phương. - Chương 2: Thực trạng công tác ĐTBD cán bộ, công chức ở tỉnh Quảng Ninh. - Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác ĐTBD cán bộ, công chức ở tỉnh Quảng Ninh. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 1.1. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1.1. Khái niệm chung về CBCC chính quyền địa phương Khái niệm công chức Ở nước ta, lần đầu tiên thuật ngữ “công chức” được ghi nhận trong Quy chế công chức Việt Nam ban hành theo Sắc lệnh số 76/SL ngày 20-5-1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Quy chế này, phạm vi công chức rất hẹp chỉ bao gồm những người làm việc thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, tức là những người làm việc trong hệ thống hành chính nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện cả nước phải tập trung vào cuộc kháng chiến dành độc lập dân tộc, nên Quy chế công chức không được thực hiện đầy đủ. Trong những năm 1960-1980, hoạt động của CBCC được điều chỉnh bằng những quy định của pháp luật lao động nói chung. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, thuật ngữ công chức được sử dụng lại trong các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước. Ngày 25-5-1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 169/HĐBT xác định khái niệm công chức: “ Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong công sở Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được thu xếp vào một ngạch hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức”. Khái niệm này nêu khá đầy đủ các dấu hiệu cơ bản của công chức trong nền hành chính hiện đại. Ngày 26-2-1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh CBCC. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý và xây dựng đội ngũ CBCC. Do yêu cầu thực tiễn, ngày 29-4-2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh CBCC, trong đó làm rõ đối tượng điều chỉnh CBCC hành chính, sự nghiệp, bổ sung cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn vào phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh, đồng thời, xây dựng chế độ công chức dự bị trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội. Ngày 13-11-2008, Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật CBCC, pháp luật hóa ở mức cao nhất chế định CBCC ở nước ta. Điều 4 Luật CBCC xác định: “1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” Công chức được phân loại theo trình độ đào tạo và theo vị trí công tác. Theo trình độ đào tạo gồm có công chức loại A, B, C, D. Công chức được phân loại theo vị trí công tác gồm có: Công chức lãnh đạo (chỉ huy và điều hành), và công chức chuyên môn nghiệp vụ. Công chức có ba đặc điểm cơ bản: Sự tuyển dụng và bổ nhiệm, giữ một công vụ thường xuyên (ổn định và liên tục) trong một công sở nhà nước; Được xếp vào một ngạch, thể hiện tính ổn định của công chức; Lĩnh lương từ ngân sách nhà nước. Như vậy, công chức là những người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên, làm việc liên tục trong cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân), được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [16]. CBCC chính quyền địa phương. Khi đề cập đến đội ngũ CBCC chính quyền địa phương là trong sự phân biệt đối với đội ngũ CBCC các cơ quan trung ương. Trong Luật Cán bộ, công chức không phân chia CBCC trung ương và CBCC địa phương và cũng không có sự phân biệt về chế độ, chính sách đối với 2 nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, trên thực tế, 2 nhóm đối tượng này có sự phân định tương đối. Sự phân biệt này thể hiện trên các khía cạnh: - Cơ quan quản lý CBCC: CBCC chính quyền địa phương do địa phương quản lý (bao gồm từ việc tuyển dụng, quy hoạch, ĐTBD, đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật). Đương nhiên, những nội dung nêu trên trong quản lý CBCC, Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách chung để điều chỉnh. Tuy nhiên, mỗi địa phương, căn cứ tình hình thực tiễn, có thể có những điều chỉnh nhất định trong thực hiện. Ví dụ, việc tuyển dụng CBCC theo quy định pháp luật được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trong đó thi tuyển là chủ yếu, nhất là đối với đội ngũ công chức. Đối với những địa phương vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng cán bộ còn nhiều thiếu hụt thì hình thức thi tuyển tỏ ra không hợp lý, rất hình thức và gây tốn kém không cần thiết. Còn đối với những địa phương vùng thành phố, đồng bằng thì vấn đề cạnh tranh trong tuyển dụng lại rất cần thiết và đáp ứng được mục tiêu đề ra. - Chức năng, nhiệm vụ: CBCC trung ương chủ yếu thực hiện chức năng tham mưu, hoạch định và ban hành cơ chế, chính sách tầm vĩ mô, trong phạm vi quốc gia; thực hiện công tác điều phối hoạt động; thanh tra, kiểm tra, giám sát còn CBCC chính quyền địa phương nghiêng nhiều về chức năng thực hiện, điều hành trong phạm vi địa phương. Điều này đặt ra những yêu cầu khác nhau về trình độ, năng lực đối với đội ngũ CBCC mỗi cấp chính quyền. - Nguồn chi trả lương: CBCC trung ương do ngân sách nhà nước đảm bảo tiền lương còn CBCC chính quyền địa phương do ngân sách địa phương chi trả. Đương nhiên, chính sách tiền lương cho đội ngũ CBCC nói chung do Nhà nước ban hành thống nhất, tuy nhiên trong bối cảnh đẩy mạnh phân cấp ngân sách cũng như việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhà nước như hiện nay thì thu nhập của CBCC ở các địa phương khác nhau đã có những sự phân biệt đáng kể. Đề cập đến khái niệm CBCC chính quyền địa phương còn để phân biệt với CBCC của địa phương nói chung. CBCC chính quyền địa phương là những người thực thi công vụ, nhân danh quyền lực nhà nước. Cán bộ của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở địa phương hay viên chức các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở địa phương không bao hàm trong khái niệm CBCC chính quyền địa phương. Một bộ phận rất quan trọng của đội ngũ CBCC chính quyền địa phương là CBCC chính quyền cấp xã (khoản 3 Điều 4 Luật CBCC), mới được pháp luật điều chỉnh vào nhóm đối tượng công chức. Đội ngũ cán bộ này trực tiếp triển khai mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân nên có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quyền lực nhà nước cũng như trong hệ thống chính trị ở nước ta. Như vậy, nói đến cán bộ, công chức chính quyền địa phương là những người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên, làm việc liên tục trong cơ quan nhà nước địa phương (hoặc cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân), được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách địa phương. 1.1.2 Khái niệm chung về ĐTBD CBCC chính quyền địa phương Khái niệm ĐTBD CBCC ĐTBD là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm mục tiêu xây d
Luận văn liên quan