Đề tài Di chỉ Khảo Cổ Học Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng) – Những mối liên hệ văn hóa

1.1. Lâm Đồng là một trong năm tỉnh của Tây Nguyên, trên vùng đất basalte giàu tiềm năng của Việt Nam. Không chỉ thế, Lâm Đồng còn có vị thế địa - chính trị - văn hóa - xã hội quan trọng của đất nước. Trước kia cũng như hiện nay, nhân dân Lâm Đồng đã sát cánh cùng với nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống trong đạigia đình các dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu khảo cổ học (KCH) Lâm Đồng là trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng ta, cũng là để góp phần bảo lưu và phát huy bản sắc văn hóa thuần phác của các dântộc bản địa trên vùng đất cao nguyên miền Trung Việt Nam. 1.2. Trước ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975), Lâm Đồng vẫn được coi là vùng trắng trên bản đồ KCH Việt Nam. Nơi đây chưa có di chỉ KCH nào được khai quật, ngoài một vài đồ đá do nhân dân thu lượm được khi canh tác nương, rẫy. Trong những năm gần đây, Viện KCH, Trung tâm nghiên cứu KCH thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Trường Đại học Đà Lạt (ĐHĐL) đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng triển khai nhiều đợt điều tra, thám sát, khai quật KCH và đã thu được những kết quả nhất định. Một số di tíchcư trú, công xưởng, mộ táng, đền tháp cũng bắt đầu được biết đến. Nhiều di tích và di vật thời đại đá cũ, đá mới, kim khí và thời kỳ lịchsử đã được phát hiện. Trong đó, di chỉ Phù Mỹ (Cát Tiên) là di chỉ tiền sử đầu tiên được phát hiện tại Lâm Đồng. Tuy nhiên, các phát hiện khảo cổ nằm rải rác ở nhiều nơi, diễn ra trong thời gian dài, lại do nhiều cơ quan, nhiều cá nhân thực hiện, nên việc hệ thống hóa các tư liệu là một yêu cầu cần thiết. Việc phác thảo bức tranh tiền sử của Lâm Đồng chưa được thực hiện. Hơn nữa, nghiên cứu KCH Lâm Đồng không thể chỉ tiến hành riêng rẽ mà phải đặt trong mối quan hệ khu vực, trên một bình tuyến rộng hơn. Mà muốn đạt được cáinhìn toàn diện, một số vấn đề KCH Lâm Đồng đã đến lúc đặt ra và có thể nghiên cứu sâu hơn, ví dụ như các di chỉ KCH Phù Mỹ, Thôn B?n.v.v. 1.3. Từ năm 1989 đến nay, tác giả đề tài đã cùng các đồng nghiệp tham gia hoặc chủ trì một số cuộc điều tra, thám sát hoặc khai quật KCH quan trọng ở Lâm Đồng như: Cát Tiên, Thôn Bốn, Phù Mỹ, Núi Voi và Tuyền Lâm; cũng như tham gia nghiên cứu một số di tích KCH tiêu biểu ở địa bàn các tỉnh: Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai và Long An. Bản thân tôi cũng đã xây dựng luận vănThạc sĩ, luận án Tiến sĩ trên cơ sở tư liệu KCH Lâm Đồng. Để tìm hiểu về quá khứ xa xưa của Lâm Đồng, góp phần nhận thức về KCH Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; cũng như phục vụ công tác giảng dạy bộ môn khảo cổ ở Khoa Sử, Trường Đại học Đà Lạt; chúng tôi đã chọn: Di chỉ KCH Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng) – Những mối liên hệ văn hóalàm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 2. Mục đích nghiên cứu

pdf61 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2779 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Di chỉ Khảo Cổ Học Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng) – Những mối liên hệ văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBAOCAONGHIEMTHU.pdf
  • pdfphuluc.pdf
  • pdfphulucbanve.pdf
Luận văn liên quan