Đề tài Điều tra, đánh giá và đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Kinh tế của Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của nền kinh thị trường một mặt thúc đẩy sự phát triển của đất nước . Nhưng mặt khác, kinh tế thị trường đi liền với việc mở mang các đô thị mới, các nghành sản xuất kinh doanh và dịch vụ lại làm nảy sinh những vấn đề lớn về môi trường, đặc biệt là nó tạo ra một lượng lớn rác thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ con người. Cùng với sự gia tăng dân số thì nhu cầu của con người về ăn, ở, mặc, giải trí. ngày càng tăng, kéo theo đó lượng rác thải sinh hoạt mà con người thải ra trong quá trình hoạt động sống càng nhiều gây áp lực lớn đến môi trường. Chúng ta đã biết, rác thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, khi phân huỷ tự nhiên bốc lên mùi hôi thối gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các bãi tập trung rác không những là nơi gây ô nhiễm mà còn là nơi ẩn chứa các ổ dịch bệnh. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Thị xã Cửa Lò là một đô thị du lịch biển được thành lập năm 1994, là điểm du lịch hấp dẫn du khách khắp mọi nơi trong các kỳ nghỉ hè. Sau hơn 10 năm thành lập, Thị xã Cửa Lò đã và đang khởi sắc từng ngày. Nhiều công trình khách sạn, nhà nghỉ đã và đang mọc lên, những dự án về khu vui chơi phục vụ khách du lịch cũng đang được triển khai đồng bộ. Đời sống văn hoá, tinh thần trong cộng đồng dân cư nơi đây không ngừng nâng cao. Đảng bộ và nhân dân Thị xã Cửa Lò xác định " Vấn đề vệ sinh môi trường là sự sống còn của Thị xã ". Thị xã Cửa Lò phải đảm bảo " Xanh - Sạch - Đẹp " đó không những là yêu cầu văn minh đô thị mà còn là một trong những nhân tố thu hút khách du lịch đến với Cửa Lò. Hiện nay, Thị xã Cửa Lò đang trên đà phát triển kinh tế. Cửa Lò trở thành một trong những trung tâm đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Dân số Thị Xã Cửa Lò ngày càng tăng, thêm vào đó lượng khách du lịch hàng năm đến đây tham quan và nghỉ dưỡng ngày càng đông, khiến cho vấn đề rác thải sinh hoạt trở thành vấn đề bức xúc. Hầu hết rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò chưa được phân loại và xử lý hết. Vì vậy, Thị Xã Cửa Lò đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường biển và môi trường dân cư sinh hoạt. Từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Điều tra, đánh giá và đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An ".

doc74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá và đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Kinh tế của Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của nền kinh thị trường một mặt thúc đẩy sự phát triển của đất nước . Nhưng mặt khác, kinh tế thị trường đi liền với việc mở mang các đô thị mới, các nghành sản xuất kinh doanh và dịch vụ lại làm nảy sinh những vấn đề lớn về môi trường, đặc biệt là nó tạo ra một lượng lớn rác thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ con người. Cùng với sự gia tăng dân số thì nhu cầu của con người về ăn, ở, mặc, giải trí... ngày càng tăng, kéo theo đó lượng rác thải sinh hoạt mà con người thải ra trong quá trình hoạt động sống càng nhiều gây áp lực lớn đến môi trường. Chúng ta đã biết, rác thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, khi phân huỷ tự nhiên bốc lên mùi hôi thối gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các bãi tập trung rác không những là nơi gây ô nhiễm mà còn là nơi ẩn chứa các ổ dịch bệnh. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Thị xã Cửa Lò là một đô thị du lịch biển được thành lập năm 1994, là điểm du lịch hấp dẫn du khách khắp mọi nơi trong các kỳ nghỉ hè. Sau hơn 10 năm thành lập, Thị xã Cửa Lò đã và đang khởi sắc từng ngày. Nhiều công trình khách sạn, nhà nghỉ đã và đang mọc lên, những dự án về khu vui chơi phục vụ khách du lịch cũng đang được triển khai đồng bộ. Đời sống văn hoá, tinh thần trong cộng đồng dân cư nơi đây không ngừng nâng cao. Đảng bộ và nhân dân Thị xã Cửa Lò xác định " Vấn đề vệ sinh môi trường là sự sống còn của Thị xã ". Thị xã Cửa Lò phải đảm bảo " Xanh - Sạch - Đẹp " đó không những là yêu cầu văn minh đô thị mà còn là một trong những nhân tố thu hút khách du lịch đến với Cửa Lò. Hiện nay, Thị xã Cửa Lò đang trên đà phát triển kinh tế. Cửa Lò trở thành một trong những trung tâm đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Dân số Thị Xã Cửa Lò ngày càng tăng, thêm vào đó lượng khách du lịch hàng năm đến đây tham quan và nghỉ dưỡng ngày càng đông, khiến cho vấn đề rác thải sinh hoạt trở thành vấn đề bức xúc. Hầu hết rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò chưa được phân loại và xử lý hết. Vì vậy, Thị Xã Cửa Lò đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường biển và môi trường dân cư sinh hoạt. Từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Điều tra, đánh giá và đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An ". 1.2 Mục đích yêu cầu 1.2.1 Mục đích * Điều tra, đánh giá lượng rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò. * Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò. 1.2.2 Yêu cầu * Điều tra phỏng vấn hộ gia đình về tình hình thu gom rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò *Tìm hiểu về hình thức quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Thị xã Cửa Lò PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm môi trường Có nhiều khái niệm về MT của nhiều tác giả, tổ chức khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về MT của Luật BVMT: " Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật" (Luật BVMT của Việt Nam năm 2005 tại khoản 1 điều 3). [13] 2.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo tổ chức y tế thế giới(WHO): Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. [9] 2.3 Những vấn đề môi trường toàn cầu Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã đưa ra bức tranh về tình trạng MT toàn cầu như sau: đất, nước, rừng và không khí bị ô nhiễm, đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá huỷ nghiêm trọng quy luật khí hậu khiến chúng ta khó lòng chống đỡ được. Một tỷ hecta đất ở Châu Phi có xu hướng bị huỷ hoại một cách oan nghiệt. Khoảng 47% đất đai ở các nước Mỹ La tinh đã mất hết độ mầu mỡ. [14] Trong 10 năm qua, diện tích rừng toàn thế giới giảm 2%. Những nghiên cứu cho thấy, hiện nay có tới trên 40% rừng bị phá huỷ. Gỗ dự trữ của Châu Á, chỉ còn đủ dự trữ chưa đầy 40 năm. Hằng năm, từ 6-8 tỷ tấn Cacbon được thải vào khí quyển do sử dụng nhiên liệu hoá thạch và nạn phá rừng. 13 trong số 15 khu vực đánh cá chủ yếu trên thế giới đã suy giảm nghiêm trọng. Điều đó chứng tỏ MT biển cũng bị ô nhiễm nặng nề. Văn phòng đánh giá Công nghệ của Mỹ gần đây công bố: Cứ mỗi km2 mặt nước biển trung bình hàng năm phải hứng chịu 17 tấn rác rưởi ...[14] Trong 40 năm qua, con người đã tăng mức tiêu thụ nguồn nước ngọt lên gấp 3 lần. Nhiều quốc gia trên thế giới - đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Á, với khoảng 1/3 dân số thế giới, hiện đang thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Theo dự báo của Viện Cảnh báo thế giới, đến năm 2020 sẽ có khoảng trên 20% nhân loại phải sống ở vùng thiếu nước. Thiếu nước sẽ trở thành hiểm hoạ của nhân loại vào thế kỷ XXI. [14] Tai hoạ sa mạc hoá đang và sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự đói khổ cho hàng tỷ người và làm hàng triệu người chết vì đói ăn. Theo Tổ chức lương nông thế giới FAO, do lượng đất canh tác giảm hẳn vào năm 2020, chỉ riêng ở Châu á khoảng 55% dân số sẽ sống ở các quốc gia nơi 1/5 nhu cầu ngũ cốc phải nhập từ nước ngoài. [14] Trong khi đó, nhiệt độ bầu khí quyển, do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đã tăng lên 0,21oC so với nhiệt độ bình quân từ năm 1901 đến 1990. Dự kiến đến năm 2020, nhiệt độ bề mặt trái đất sẽ tăng thêm ít nhất 0,5 oC và điều này đã và sẽ gây ra sự bất ổn định về khí. [14] Vì vậy, ngay từ bây giờ tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải có trách nhiệm chung và giúp đỡ nhau trong việc BVMT sống. 2.4 Rác thải sinh hoạt 2.4.1 Khái niệm Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. [6] 2.4.2 Đặc điểm rác thải sinh hoạt Trong các loại phế thải thì RTSH là chất thải phức tạp không những ở thành phần của chúng mà còn ở sự quản lý và biện pháp xử lý, sao cho phù hợp với mức sống và tập tục của cộng đồng. RTSH thường không kiểm soát được các nguồn nguyên liệu ban đầu, do đó không đồng nhất về thành phần. Chúng phụ thuộc vào mức sống của con người ở các khu dân cư, du lịch, dịch vụ, vui chơi Các đặc trưng điển hình của RTSH: hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (56% - 65%). Thành phần của chúng chủ yếu là các hợp chất hữu cơ cao phân tử, mà trước hết là xenluloza và lignin, thường là 40 - 50%, có nhiều trường hợp chiếm 70 - 80%; Độ ẩm cao; Có lẫn đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ, mảnh sành sứ... [6] 2.4.3 Thành phần của rác thải sinh hoạt RTSH rất phức rạp, sự phức tạp này được thể hiện ở thành phần của nó: * Thành phần cơ học: Một trong những đặc điểm rõ nhất thấy ở RTSH ở Việt Nam là thành phần các chất hữu cơ chiếm rất cao, khoảng 56%-65%. Còn các cấu tử phi hữu cơ( kim loại, thuỷ tinh, mảnh sành, sứ, ....) chiếm khoảng 12 - 15%. Phần còn lại là những cấu tử khác ( Bảng 1). Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao cho nên tỷ lệ thành phần hữu cơ trong RTSH thường chỉ chiếm 35 - 40% (Bảng 2). [5] Bảng 1: Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh, thành phố Thành nphần (%) Hà Nội Hải Phòng TP. Hồ Chí Minh Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật 50,27 50,07 62,24 Giấy 2,72 2,82 0,59 Giẻ rách, củi, gỗ 6,27 2,72 4,25 Nhựa nilon, cao su,da 0,71 2,02 0,46 Vỏ ốc, xương 1,06 3,69 0,50 Thuỷ tinh 0,31 0,72 0,02 Rác xây dựng 7,42 0,45 10,04 Kim loại 1,02 0,14 0,27 Tạp chất khó phân huỷ 30,21 23,9 15,27 Nguồn: Đặng Kim Cơ, Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật 2004 Bảng 2: Thành phần rác thải ở một số nước trên thế giới Thành phần(%) Nhật Bản Pháp Singapo Mỹ Các chất dễ cháy 28,2 0 0 0 Giấy 12,1 30 20 - 25 30 -40 Thực phẩm 8,1 34 26 - 45 9,4 Vải 5,1 2 0 2,0 Gỗ 1,9 4 23 - 26 0,5 Chất dẻo 19,8 0 0 7,0 Cao su 1,4 10 1 - 2 0,5 Da 0,8 7 2 - 4 0,5 Kim loại 20 0 3 - 7 0,5 Thuỷ tinh 22,7 13 5 - 9 7,9 Đất cát 3,9 0 0 0 Vật liệu khác 3,2 0 5 - 10 3,2 Nguồn: PGS. TS Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường. NXB Nông nghiệp 2004 * Thành phần hoá học: Trong các cấu tử hữu cơ của của RTSH thành phần hoá học của chúng chủ yếu là C, H,O, N, S và các chất tro. Hàm lượng các nguyên tố trên dao động trong một khoảng rộng. Kết luận này có thể được minh hoạ qua số liệu ở bảng 3. Qua bảng 3 ta thấy, nếu rác thải đô thị phân huỷ một cách vô tổ chức thì môi trường sẽ bị ô nhiễm một cách ghê gớm. Nhưng nếu chúng được xử lý để tạo ra nguồn phân hữu cơ thì đây chính là nguồn dinh dưỡng khổng lồ sẽ được trả về cho đất, tạo ra được sự cân bằng về mặt sinh thái. [ 5] Bảng 3: Thành phần hoá học trong rác thải sinh hoạt. Các chất Thành phần ( % ) Cacbon Hydro Oxy Nito Lưu huỳnh Tro Thực phẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0 Giấy 43,5 6,0 44,6 0,3 0,2 6,0 Cattông 41,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0 Chất dẻo 60,0 7,2 22,8 - - 10,0 Vải 55,0 6,6 31,2 1,6 0,15 - Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0 Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0 Rác làm vườn 49,5 6,0 38,0 3,40 0,3 4,5 Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5 Nguồn: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình vi sinh vật học nông nghiệp NXB Sư phạm, 2004 2.5 Thực trạng về rác thải sinh hoạt 2.5.1 Thực trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới RTSH trong xã hội hiện đại là một tai họa lớn của nhân loại. Rác thải đã tràn ngập khắp lục địa và các đại dương, đang được thế giới liệt vào một trong mười vấn đề lớn nhất về môi trường. RTSH đã trở thành vấn đề thời sự ở nhiều nước trên thế giới. Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới nên nước thải RTSH nhiều nhất. Theo cơ quan BVMT Mỹ, hiện nay người Mỹ sản sinh ra khối lượng RTSH đô thị kỷ lục là 2 kg/người/ngày. Hàng năm, các thành phố Mỹ tạo ra 229 triệu tấn rác một năm, trong đó Chicago mỗi người sản sinh ra 3.000 tấn, thành phố New York là 12.000 tấn rác. [20] Còn ở Pháp mỗi người thải ra khoảng 1000 kg/người/năm. Hiện nay Pháp chỉ ủ RTSH thành phân bón là 4,2 triệu tấn chất thải hữu cơ trong khi các bãi RTSH này ước tính lên tới 400 triệu tấn. [22] Theo hãng tin AFP, nhiều bãi rác trong khu vực miền Nam Italia đã quá tải hoặc "đóng cửa", khiến cho chỉ trong vòng hai tuần đã có khoảng 2.000 tấn rác dồn đống ngay trong thành phố Naples( Italia). Khiến cho người dân nơi đây không thể chịu đựng được mùi hôi thối từ đống rác toả ra. Vấn đề RTSH ngày càng gay gắt hơn và đạt "đỉnh" vào năm 2007 khi các bãi rác trở nên quá tải. [21] Các quốc gia Châu Á, cùng với xu hướng phát triển nhanh và khả năng tiêu thụ hàng hoá nhiều, đang thải ra một lượng rác thải sinh hoạt lớn chưa từng có Nền kinh tế Ấn Độ phát triển nhanh chóng và vấn đề ONMT cũng ngày càng nặng nề hơn. Vì vậy , mà nhiều con sông ở Ấn Độ đang bị chết dần. Những con sông Ấn Độ là một bè rác khổng lồ, 57% rác thải của thành phố này đã đổ xuống sông Yamuna. Rác trôi lững lờ ven sông, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Lượng rác đổ xuống sông từ năm 1993 đến năm 2005 đã tăng gấp đôi, vì thế dòng sông ở ấn Độ vốn đã ô nhiễm lại càng ô nhiễm hơn. Tại ấn Độ khoảng 80% RTSH của thành phố đều được tống xuống sông. [17] Hình ảnh 1: Bè rác trên sông Yamuna Sau nhiều năm tuyên chiến với ô nhiễm, tắc nghẽn với giao thông và tội phạm, hiện Thủ đô Bangkok của Thái Lan đang bị nhấn chìm bởi RTSH. Theo ngân hàng thế giới (WB), Bangkok có tỷ lệ rác thải trên đầu người cao nhất tại Đông Nam Á, ngoại trừ Singapo, với 1,3 kg rác thải mỗi người/ngày. Tuy nhiên, chỉ có 3,5% RTSH tại Bangkok được tái chế. Báo cáo giám sát MT Thái Lan của WB năm 2003 của Thái Lan: "Nếu xu hướng này tiếp tục và tỷ lệ tái chế rác vẫn ở mức thấp, lượng rác thải sinh hoạt đô thị sẽ tăng 25%”. RTSH tại Bangkok chiếm 25% tổng lượng rác toàn quốc, đã tăng gấp ba kể từ năm 1985 lên 9.500 tấn mỗi ngày trong năm 2007. Theo dự đoán của Cục kiểm soát ô nhiễm Thái Lan (PDC), con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015. [19] Hình ảnh 2: Tôi đổ cho sạch nhà cái đã! Tại Jakata, Indonesia ước tính có tới 70% ( khoảng 1.200 m3) RTSH hàng ngày của thành phố được quăng xuống ngay các kênh rạch trong thành phố, phần lớn đều chảy vào cửa sông Angke, phía bắc Jakata . Lớp rác thải trên sông này dày tới nỗi ở nhiều đoạn sông, người dân có thể đi qua được. Tình trạng con sông Angke này có thể được coi là một điển hình về ô nhiễm tại Châu Á. [18] Những thống kê về RTSH của Trung Quốc cũng rất đáng lo ngại. Quốc gia đông dân nhất thế giới này thải ra khoảng 150 triệu tấn rác mỗi năm, với tỷ lệ rác từ các thành phố là 9% từ năm 1979 giờ đây đã lên tới gần 20%. Hiện đã có 65% số thành phố của Trung Quốc đang bị những bãi rác bao bọc. [18] Nhịp độ tăng nhanh về kinh tế tại các quốc gia trên thế giới vô hình chung lại càng làm tăng thêm "cơn thuỷ triều RTSH ", cùng với nó là sự thiếu ý thức của con người trong việc xả RTSH ra ngoài thiên nhiên là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu. 2.6.2 Thực trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành Công nghiệp hoá đất nước với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm qua. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đó thì chất lượng cuộc sống và nhu cầu tiêu thụ của người dân càng ngày càng tăng cao, dẫn đến lượng RTSH phát sinh ngày càng nhiều. Theo sở TN&MT Hà Nội thì hiện nay tổng lượng RTSH phát sinh trên cả nước, ước tính 12,8 triệu tấn/năm và mức sống càng cao thì lượng rác thải cũng càng nhiều. Số liệu thống kê năm 2002 cho thấy, lượng RTSH bình quân khoảng từ 0,6 - 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,4 - 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2004, tỷ lệ đó đã tăng tới 0,9 - 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn và 0,5 - 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. [10] Ở Việt Nam, nhìn từ gần 500 đô thị trong cả nước từ thị trấn nhỏ đến các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vấn đề RTSH phát sinh đáng lo ngại Hà Nội cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, đang phải đương đầu với những thách thức thực sự về môi trường: tổng lượng RTSH trong nội thành Hà Nội ước tính khoảng 500.000 tấn/năm, trong đó có khoảng 38% là chất thải nguy hại. Theo tin từ Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng RTSH bình quân tính theo đầu người tại Hà Nội hiện tăng từ 0,44 kg/người/ngày lên 0,8 - 1 kg/người/ngày. Lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều, trong khi đó lượng thu gom còn ở mức rất thấp( khoảng 40 -60%). Nếu trong thời gian tới Hà Nội không có một giải pháp nào khắc phục xu hướng trên thì vài năm nữa Hà Nội sẽ không có nơi để mà đổ rác. [23] Theo số liệu thống kê, các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương đã thải ra khoảng 1.500 tấn rác thải đô thị mỗi ngày, trong đó chủ yếu là RTSH. Nhìn chung tỷ lệ thu gom RTSH ở các tỉnh này rất thấp, trung bình là khoảng 40 - 45%. Hầu hết các tỉnh này có rất ít bãi chôn lấp hợp vệ sinh. [11] Một số tỉnh: Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình cũng đang phải đối mặt với thực trạng này. Chúng ta có thể thấy được lượng RTSH phát sinh qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Lượng rác thu gom và chưa thu gom Nguồn: Cục bảo vệ môi trường năm 2004 Qua biểu đồ 1 ta thấy: Ninh Bình là tỉnh có số lượng RTSH phát sinh lớn nhất, gần bằng 180 tấn/ ngày và đã thu gom được trên 150 tấn/ ngày. Sau tỉnh Ninh Bình, Nam Định là tỉnh có lượng RTSH phát sinh tương đối lớn, trên 170 tấn/ngày và cũng đã thu gom được trên 150 tấn/ngày. Hoà Bình là tỉnh có lượng RTSH phát sinh thấp nhất xấp xỉ 60 tấn/ngày. Lượng rác phát sinh ở Hà Tây khoảng 120 tấn/ ngày, trong khi đó mức thu gom chỉ đạt 80 tấn/ngày Hiện nay, những con sông cũng đang bị đe dọa bởi RTSH. Những con sông ở Ninh Bình là một điển hình cho tình trạng đó: huyện Kim Sơn có hệ thống kênh mương dài hơn 140 km, là nguồn nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. Tuy nhiên, hệ thống kênh mương và gần 20 con sông lớn nhỏ trên địa bàn huyện đã bị biến thành nơi tập kết RTSH của hơn 40 nghìn hộ dân nơi đây. Hàng ngày có khoảng gần 30 RTSH của người dân địa phương được đem "lấp" kín hai bền bờ sông ấn, sông Vạc, sông Cà Mau.v.v.... và hàng chục km kênh mương nhỏ khác. [24] Hình ảnh 3: Rác thải sinh hoạt hai bên bờ sông ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh lượng RTSH hàng năm là 1,2 triệu tấn, trong số đó rác thải nguy hại chiếm khoảng 20%( 57.000 tấn/năm); ước tính mỗi người dân, thải ra trung bình tới 1 kg RTSH mỗi ngày, 10% trong số này được quăng xuống các kêng rạch trên địa bàn. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tổng lượng chất thải rắn vào khoảng 132.000 tấn/năm, trong đó RTSH chiếm đa số (90 - 94%). [16] Lưu vực sông Đồng Nai có thể được coi là "điểm nóng" về RTSH: Biểu đồ 2: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên lưu vực sông Đồng Nai năm 2005 Nguồn: Cục bảo vệ môi trường năm 2004 Chú thích: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tỉnh Lâm Đồng Ninh Thuận Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bình Thuận Vũng Tàu Long An Biểu đồ 2 cho ta thấy: Tỉnh Đồng Nai có số lượng RTSH lớn nhất, khoảng 800 tấn/ngày; trong khi đó tỉnh Long An, Bình Phước, Tây Ninh có lượng RTSH phát sinh thấp nhất, khoảng 100 tấn/ngày, nhưng trong ba tỉnh này thì Long An có mức thu gom nhỏ nhất. Nhìn chung, so với các tỉnh trong lưu vực thỉ Đồng Nai là tỉnh có mức thu gom thấp nhất, tỷ lệ thu gom chỉ đạt 60%. Trên đây là một bức tranh về RTSH ở một số tỉnh thành trong cả nước. Đây mới chỉ là con số thống kê, còn trên thực tế thì con số này lớn hơn rất nhiều. 2.6.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm rác thải sinh hoạt Tình trạng phổ biến hiện nay là khả năng phát sinh RTSH đã và đang vượt quá năng lực thu gom, xử lý và tiêu huỷ tại các địa phương. Điều này là nguyên nhân chủ yếu gây nên các tác động xấu tới môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ cộng đồng: Đối với MT không khí: mùi hôi từ các điểm trung chuyển RTSH trong khu vực dân cư đã gây ô nhiễm môi trường không khí và gây mùi khó chịu. [10] Đối với MT nước: RTSH đã biến đổi màu của nước mặt thành màu đen, từ không mùi sang có mùi khó chịu. Tải lượng của chất bẩn hữu cơ đã làm cho thuỷ sinh học trong nguồn nước mặt bị xáo trộn. Vấn đề nhiễm bẩn Nitơ trong nước ngầm tầng nông cũng là hậu quả của nước rỉ rác và việc xả bừa bãi RTSH trên đất lộ thiên không có biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt. [10] Đối với MT đất: các loại RTSH khó bị phân huỷ hay hoàn toàn không bị phân huỷ sinh học tồn tại lâu dần dẫn đến chúng sẽ trộn lẫn vào trong đất làm cho chất lượng đất giảm. [10] Đối với sức khoẻ cộng đồng: những nơi vứt RTSH bừa bãi sinh ra muỗi, ruồi nhặng là những sinh vật truyền nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng (sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm não...). Quan trọng hơn là việc các hộ gia đình vứt rác sinh hoạt xuống các dòng sông gây ô nhiễm nguồn nước, gây ra các bệnh như: dịch tả, mắt đỏ, viêm ruột, viêm mũi... 2.5.4 Những vấn đề tồn tại liên quan đến rác thải sinh hoạt ở Việt Nam Hiện nay, RTSH đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Lượng RTSH phát sinh ngày càng nhiều, trong khi đó vấn đề quản lý và xử lý vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Công nghệ xử lý RTSH chưa được chú trọng nghiên cứu và hoàn thiện. Các công trình xử lý RTSH còn manh mún, phân tán, khép kín theo địa giới hành chính nên việc đầu tư, quản lý kém hiệu quả, lãng phí đất đai. Công tác quản lý nhà nước về RTSH ở các cấp còn thiếu và yếu. Mặt khác, công tác quản lý MT của UBND các cấp chưa chặt chẽ, hiệu quả (quy định chưa rõ ràng, thiếu cán bộ quản lý và thanh tra chuyên nghành BVMT, kinh nghiệm chưa nhiều nên không hướng dẫn kịp thời, đầy đủ những nội dung về BVMT để mọi người nắm và tự giác chấp hành. [10] Phần lớn các đô thị chưa có bãi chôn lấp RTSH hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình nên đã ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân. Việc lựa chọn điểm chôn lấp hoặc khu xử lý RTSH tại các đô thị còn gặp nhiều khó khăn do không được sự ủng hộ của người dân địa phương. Việc xử lý rác thải cho đến nay c