Đề tài Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học

Trong quá tiến hóa của xã hội loài người, lao động là yếu tố giúp cho con người tạo sự tiến hóa xa so với các loài động vật cao cấp khác. Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Xã hội ngày càng phát triển thì quá trình lao động càng được nâng cao cả về mằt vầt chất và mặt xã hội. Các doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều biện pháp để nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện tình hình sản xuất, nhưng bên cạnh đó vẫn đảm bảo được sức khỏe cho người lao động, và tái sản xuất sức lao động. Một trong những biện pháp đó là việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các định mức lao động trong sản xuất tại từng doanh nghiệp, quan trọng đó là định mức kỹ thuật lao động. Do đó, nghiên cứu về định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Vì vậy, chúng em chọn đề tài: “Định mức kỹ thuật lao động - Cơ sở của tổ chức lao động khoa học”.

doc18 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ LAO ĐỘNG & DÂN SỐ TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC ĐỀ TÀI: ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG LÀ CƠ SỞ CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.NGUYỄN NGỌC QUÂN Nhóm sinh viên Lớp: QTNL 46B TRƯƠNG THỊ HỒNG TRANG NGUYỄN HUY TRUNG LÊ THỊ KIM TUYẾN NGUYỄN VĂN TUYÊN PHẠM THỊ TUYẾT ÔNG THẾ VINH NGUYỄN HOÀNG VŨ LỜI MỞ ĐẦU -----o0o----- Trong quá tiến hóa của xã hội loài người, lao động là yếu tố giúp cho con người tạo sự tiến hóa xa so với các loài động vật cao cấp khác. Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Xã hội ngày càng phát triển thì quá trình lao động càng được nâng cao cả về mằt vầt chất và mặt xã hội. Các doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều biện pháp để nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện tình hình sản xuất, nhưng bên cạnh đó vẫn đảm bảo được sức khỏe cho người lao động, và tái sản xuất sức lao động. Một trong những biện pháp đó là việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các định mức lao động trong sản xuất tại từng doanh nghiệp, quan trọng đó là định mức kỹ thuật lao động. Do đó, nghiên cứu về định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Vì vậy, chúng em chọn đề tài: “Định mức kỹ thuật lao động - Cơ sở của tổ chức lao động khoa học”. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, do còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên bài tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo. NỘI DUNG CHÍNH -----o0o----- I. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC (TCLĐKH) 1. Khái niệm Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng thông qua việc áp dụng váo thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. 2. Nội dung và nhiệm vụ Tổ chức lao động khoa học gồm những nội dung chính sau: Ø Phân công và hiệp tác lao động. Ø Tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Ø Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Ø Định mức lao động. Ø Cải thiện điều kiện làm việc. Ø Tổ chức trả lương phù hợp với số lượng và chất lượng lao động. Ø Tổ chức thi đua tăng cường kỷ luật lao động. Như chúng ta đó biết, muốn TCLĐKH nói riêng cũng như tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung muốn đạt được hiệu quả cao khi vận động đều phải tuân theo các quy luật. Trong kinh tế, quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật quan trọng hàng đầu. Quy luật này có liên quan trực tiếp tới TCLĐKH. Mặt khác, một trong những nhiệm vụ quan trọng của TCLĐKH là tiết kiệm thời gian làm việc. Bởi vậy, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này thì chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các nội dung của TCLĐKH. Một trong các biện pháp đó là làm tốt công tác định mức lao động. II. ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG Định mức lao động, mức lao động và định mức kỹ thuật lao động Định mức lao động là quá trình xem xét, cải tiến, điều chỉnh mức cho phù hợp với thực tế. Trong đó, mức lao động được hiểu là đại lượng quy định hao phí lao động cần thiết để hoàn thành một công việc. Mức lao động có nhiều dạng và mỗi dạng mang một nội dung, điều kiện tổ chức kỹ thuật sản xuất nhất định. Trong thực tế, sản xuất thường được sử dụng các dạng mức lao động sau đây: Ø Mức thời gian: Đại lượng quy định để hoàn thành một công việc cho một công nhân (nhóm công nhân) của một nghề nào đó, có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công việc phải thực hiện trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật sản xuất nhất định. Ø Mức sản lượng: Sản lượng sản phẩm được quy định để một công nhân (hay nhóm công nhân) có trình độ thành thạo phù hợp với trình độ phức tạp của công việc phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian (ngày, giờ,) với những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định. Ø Mức phục vụ: Số lượng đối tượng (máy móc, thiết bị, nơi làm việc...) được quy định để một công nhân (nhóm công nhân có trình độ thành thạo tương ứng với trình độ phức tạp của công việc phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian trong những điều kiện tổ chức nhất định. Ø Mức biên chế: Là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong một bộ máy quản lý nhất định. Các mức nói trên được xây dựng trên cơ sở phân tích khoa học, tính đầy đủ những điều kiện tổ chức, kỹ thuật hợp lý để thực hiện công viêc, những kinh nghiệm và phương pháp thao tác làm việc tiên tiến, những điều kiện tâm lý xã hội và thẩm mỹ sản xuất, được gọi là những mức kỹ thuật lao động (mức có căn cứ khoa học kỹ thuật). Ngược lại, những mức được xây dựng chỉ dựa trên những số liệu thống kê của thời kỳ đó qua hoặc dựa trên kinh nghiệm chủ quan của cán bộ định mức, của người lãnh đạo sản xuất, được gọi là mức thống kê kinh nghiệm (mức không có căn cứ khoa học). Định mức kỹ thuật lao động là một bộ phận của định mức lao động được hiểu theo nghĩa hẹp. Định mức kỹ thuật lao động dựa trên cở sở nghiên cứu một cách khoa học quá trình sản xuất của doanh nghiệp để quy định những điều kiện hoàn thành sản phẩm trên cơ sở những điều kiện tính chất kỹ thuật (thiết bị, dụng cụ sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ, sức khỏe người công nhân, tổ chức và phục vụ nơi làm việc). 2. Nhiệm vụ và nội dung của định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp. Định mức kỹ thuật lao động nghiên cứu hao phí lao động với định mức xác định trên cơ sở khoa học và các mức lao động cho các công viêc trong quá trình sản xuất, đồng thời tìm ra những biện pháp nhằm sử dụng hợp lý lao động sống đảm bảo nâng cao năng suất lao động. Thời gian hao phí để hoàn thành một công việc (một sản phẩm) phụ thuộc vào nhiều yếu tố: người lao động, nguyên vật liệu, công cụ lao động và tổ chức lao động. Nghiên cứu đầy đủ các yểu tố trên, nhằm xác định mức tiêu hao thời gian cần thiết để hoàn thành công việc, là nhiệm vụ của định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, nội dung cơ bản của định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp bao gồm: + Phân tích quá trình sản xuất các bộ phận hợp thành, xác định kết cấu và trình tự hợp lý thực hiện các bộ phận của bước công việc, phát hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện, hoàn thiện chúng trên cơ sở phân công hiệp tác lao động hợp lý. + Cải thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc trên cơ sở trang bị và bố trí hợp lý nơi làm việc áp dụng hình thức và chế độ phục vụ cho các nơi làm việc hoạt động có nhiều hiệu quả hơn. + Tiến hành khảo sát, xác định các loại thời gian hao phí và nguyên nhân những lãng phí, nhằm xây dựng các mức và tiêu chuẩn lao động. Đưa các mức, tiêu chuẩn được xây dựng vào thực hiện trong sản xuất thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức, điều chỉnh những mức sai, mức lạc hậu. 3. Các phương pháp định mức lao động Công tác định mức lao động muốn thực hiện tốt thì cần phải có các mức lao động, do đó phải tiến hành xây dựng các mức lao động. Thực tế của công tác định mức lao động thường áp dụng nhiều phương pháp để xây dựng các mức lao động, có thể chia thành hai nhóm: Phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. 3.1. Nhóm các phương pháp tổng hợp Ø Phương pháp tổng hợp là phương pháp xây dựng mức lao động không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó, thời gian hao phí được quy định tổng hợp cho toàn bộ bước công việc. Nhóm phương pháp tổng hợp bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp dân chủ bình nghị, Ø Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào tài liệu thống kê về thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc hay năng suất lao động ở thời kỳ trước. Ø Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào kinh nghiệm được tích luỹ của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật. Ø Phương pháp dân chủ bình nghị là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào mức dự kiến của cán bộ định mức bằng thống kê hay kinh nghiệm và sự thảo luận, bình nghị của công nhân mà quyết định. Trong thực tế, người ta thường kết hợp hai phương pháp thống kê và kinh nghiệm gọi là phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm. Định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm là phương pháp định mức cho một bước công việc nào đó dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về năng suất lao động của công nhân làm vước công việc ấy kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật. Trình tự xây dựng bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm: 1- Thống kê năng suất lao động của các công nhân làm công việc cần định mức. 2- Tính năng suất lao động trung bình. 3- Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến. 4- Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm sản xuất của bản thân cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật để quyết định. Định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm là phương pháp định mức tương đối đơn giản, tốn ít công sức có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn. Hiện nay, trong các doanh nghiệp công nghiệp, phương pháp này chiếm tỉ trọng khá lớn. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn bộc lộ khá nhiều nhược điểm: không phân tích được tỉ mỉ năng lực sản xuất các điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và sử dụng được tốt như phương pháp sản xuất tiên tiến của công nhân, không xác định các hình thức của công nhân ra sức phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để đạt và vượt mức. Định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm không những không khai thác được các kỹ năng trong sản xuất, không khắc phục được những tồn tại trong công tác quản lý doanh nghiệp mà ngược lại, nó còn hợp pháp hóa những thiếu sót đó, kìm hãm việc nâng cao năng suất lao động khiến mức đặt ra thường thấp hơn nhiều so với khả năng thực hiện của công nhân. Vì vậy, cán bộ định mức cần tìm các biện pháp để hạn chế bớt nhược điểm này để định mức lao động có hiệu quả. 3.2. Nhóm các phương pháp phân tích Đây là nhóm các phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học kỹ thuật gọi tắt là các phương pháp định mức kỹ thuật lao động. Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật là phương pháp dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học và tổ chức lao động hợp lý và sử dụng triệt để những khả năng sản xuất ở nơi làm việc. Phương pháp này thúc đẩy công nhân sử dụng đầy đủ và hợp lý thời gian làm việc, thường xuyên cải tiến phương pháp lao động và áp dụng kỹ thuật mới để không ngừng nâng cao năng xuất lao động làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật khai thác được kỹ năng tiềm tàng trong sản xuất và khắc phục được các nhược điểm của định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm thúc đẩy tăng năng suất lao động và cải tiến quản lý. Tuy nhiên, định mức lao động có căn cứ kỹ thuật đòi hỏi cán bộ định mức phải biết nghiệp vụ và am hiểu kỹ thuật; điều kiện sản xuất phải tương đối ổn định. Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật bao gồm các phương pháp: 1- Phương pháp phân tích tính toán: Là phương pháp định mức kỹ thuật lao động trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho bước công việc. Phương pháp này xây dựng mức được nhanh và chính xác, song cần phải có đầy đủ tài liệu tiêu chuẩn các loại thời gian và cán bộ định mức lao động phải nắm vững nghiệp vụ thành thạo về kỹ thuật. Phương pháp này được áp dụng cho những công việc thuộc loại sản xuất hàng loạt lớn và vừa. 2- Phương pháp phân tích khảo sát: Là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc dử dụng thời gian của công nhân ở ngay tại nơi làm việc để tính lao động cho bước công việc. Mức kỹ thuật lao động được tiến hành bằng các công thức sau: Mtg = Ttn.Tca/Ttnca Msl = Ttnca/Ttn = Tca/Mtg Phương pháp này nhờ nghiên cứu trực tiếp hoạt động công nhân ở nơi làm việc nên chẳng những mức lao động được xây dựng chính xác mà nó còn tổng kết được những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công ty cung cấp được tài liệu để cải tiến tổ chức lao động và xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động đúng đắn. Nhưng phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, cán bộ định mức lại phải thành thạo nghiệp vụ, am hiểu kỹ thuật, nên chỉ áp dụng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối. Trong sản suất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, phương pháp khảo sát dùng để xây dựng mức cho các bước công việc điển hình. Trong sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, sản xuẩt không ổn định quy trình công nghệ không được chi tiết nên không có đủ tài liệu để định mức kỹ thuật lao động bằng phương pháp phân tích tính toán. Mặt khác, sản xuất luôn thay đổi, sự lặp lại của công việc không nhiều khiến không đủ thời gian để định mức kỹ thuật lao động bằng phương pháp phân tích khảo sát. Do vậy, muốn có mức lao động để kịp thời đưa vào sản xuất ngay người ta sử dụng phương pháp so sánh điển hình. Định mức bằng phương pháp này rất nhanh chóng, tuy nhiên trong thực tế mọi so sánh đều chỉ là tương đối nên mức xây dựng bằng phương pháp này không thật chính xác bằng phương pháp tính toán và mức phân tích khảo sát, có khi còn sai lệch nhiều. Bởi vậy, cần thực hiện cỏc biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng cuả mức so sánh điển hình. Do đó, hiểu được bản chất của từng phương pháp cụ thể sẽ cho chúng ta một phương pháp chung nhất để xác định mức cho từng công việc cụ thể. III. TÁC DỤNG CỦA ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG Thật vậy, mỗi một nội dung của TCLĐKH đều giữ một vai trò quan trọng. Điều này thể hiện ở mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng. Trước hết, định mức lao động có mối quan hệ mật thiết và tác động trực tiếp lên phân công và hiệp tác lao động (PC&HTLĐ). PC&HTLĐ là quá trình búc tỏch những hoạt động chung của doanh nghiệp thành những hoạt động riêng rẽ được tách biệt tương đối độc lập nhằm mục đích sao cho phù hợp với mỗi người hay nhóm người lao động đồng thời phối hợp những hoạt động riêng rẽ song song nhằm đảm bảo thống nhất toàn hệ thống doanh nghiệp hướng vào mục tiêu chung được đặt ra. Như vậy, thông qua định mức lao động chúng ta tính được hao phí lao động cần thiết để hoàn thành được bước công việc. Nhờ mức lao động cho bước công việc mà tính được lượng lao động với các trình độ, kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc từ đó phân công lao động theo chức năng hợp lý hơn. Ngoài ta định mức lao động cũn là cơ sở để xác định mức lương hợp lý cho người lao động bởi vì có định mức lao động mới xác định chính xác được đơn giá lương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công việc đo lường được như sản xuẩt sản phẩm hàng hoá. Mức lao động càng chính xác thì trả lương mới đúng và tạo động lực lao động cho người lao động. Đào tạo và phát triển, nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động luôn luôn là một chiến lược quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời buổi nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay. Để đào tạo và phát triển có hiệu quả trước hểt phải xác định rừ ràng nhu cầu và mục đích của đào tạo và phát triển. Định mức lao động dựa trên cơ sở xác định chính xác lượng lao động để hoàn thành công việc trong những điều kiện hiện tại sẽ cung cấp cho các nhà quản lý thông tin về chất lượng lao động hiện nay, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề nhằm tăng năng suất lao động cho cá nhân lao động nói riêng và cho doanh nghiệp nói chung. Mặt khác, muốn xác định được chính xác hao phí lao động để thực hiện bước công việc thì cần phải nghiên cứu môi trường lao động từ đó có kế hoạch tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý: các nhân tố về tâm sinh lý, các điều kiện an toàn, máy móc thiết bị, điều kiện nghỉ ngơi, đồng thời định mức lao động là cơ sở để phục vụ nơi làm việc như: nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ và liên tục. Ngoài ra, thông qua định mức lao động tổ chức muốn tăng năng suất lao động thỡ phải xem xột để cải tiến điều kiện làm và nâng cao hơn nữa công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Định mức lao động còn có mối quan hệ chặt chẽ tới khen thưởng và tăng cường kỷ luật lao động. Định mức lao động đó xác định từ kết quả công việc mà người lao động cần phải đạt tới trong điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định. Do đó, đây vừa là nhiệm vụ, trách nhiệm mà người lao động thấy rõ và có nghĩa vụ thực hiện. Tuy nhiên, định mức lao động còn là một công cụ quản lý lao động hiệu quả, đặc biệt trong việc tăng cường kỷ luật lao động. Định mức lao động còn là cơ sở để tiến hành các hoạt động khen thưởng nhằm tăng động lực cho người lao động. Định mức lao động hợp lý chỉ có thể được xây dựng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý, làm việc trong điều kiện đó bắt buộc người lao động phải nêu cao tinh thần trách nhiệm về ý thức, tổ chức kỷ luật để trước hết đảm bảo tiền lương của bản thân và sau đó là lợi ích của doanh nghiệp. Tóm lại, định mức kỹ thuật lao động đó thể hiện được vị trí, vai trò của nó trong mối liên hệ với các nội dung khác từ đó làm rõ được nội dung của tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp. IV. CÁC BIỆN PHÁP LÀM TỐT ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG Định mức lao động giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác TCLĐKH của xí nghiệp. Bởi vậy, làm tốt định mức kỹ thuật lao động luôn là vấn đề mà các tổ chức quan tâm. Định mức lao động có hiệu quả trước hết tổ chức cần phải tuân theo các nguyên tắc trong xây dựng định mức lao động ở các tổ chức nói riêng và TCLĐKH thực tế nói chung. Trước hết, trong xây dựng định mức lao động tại doanh nghiệp nhà nước: 1- Các sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp Nhà nước phải có định mức lao động. Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh thì phải điều chỉnh định mức lao động. 2- Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm qui đổi), định mức biên chế lao động tổng hợp của doanh nghiệp phải hình thành từ định mức nguyên công, từ định mức biên chế của bộ phận cơ sở và lao động quản lý. 3- Khi xây dựng định mức lao động tổng hợp, doanh nghiệp đồng thời phải các định độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc bình quân theo phương pháp gia quyền. 4- Trong quá trình tính toán xây dựng định mức lao động phải căn cứ vào các thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế độ làm việc của thiết bị, kết hợp với những kinh nghiệm tiên tiến có điều kiện áp dụng rộng rãi và các yêu cầu về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý. Không được tính những lao động làm sản phẩm phụ, sửa chữa lớn và hiện đại hoá thiết bị, sửa chữa nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản, chế tạo, lắp đặt thiết bị và các việc khác vào định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. 5- Doanh nghiệp phải tổ chức xây dựng định mức lao động để áp dụng và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định chung. Song song với các nguyên tắc này là các nguyên tắc chung như: Để tiến hành định mức lao động cần ổn định rổ chức sản xuất hợp lý hoá tổ chức lao động tại nơi làm việc thực hiện phương pháp lao động tiên tiến, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc và trong phân xưởng. Tiếp đến, tổ chức cần phải xác định được đối tượng của định mức lao động. Thật vậy, sự phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc là cơ sở để phân phối hợp lý công việc giữa những người thực hiện để tổ chức và kế hoạch hoá lao động đúng đắn, để tính kết quả hoạt động lao động của công nhân. Nhờ có sự phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc, trên mỗi bước công việc xác định được hao phí lao động do đó có thể tính được lượng lao động hao phí của toàn bộ quá trình sản xuất. Bước công việc chính là đối tượng để định mức lao động. Xác định phương pháp tiến hành định mức lao động là một trong những yếu tố quan trọng để cho ra đời những m
Luận văn liên quan