Đề tài Đồ án Xây dựng Website quản lý kho và tư liệu tham khảo khoa công nghệ thông tin

Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực. Máy tính điện tử không còn là phương tiện quý hiếm mà gần gũi với con người. Và việc sử dụng Internet được sử dụng khắp nơi trong nước cũng như trên thế giới. Điều đó đã giúp mọi người trao đổi thông tin, trò chuyện, liên lạc trực tiếp với nhau. Trước sự bùng nổ thông tin, các tổ chức, doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin của mình nhằm tin học hóa các hoạt động tác vụ của mình. Hiện nay, với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mô hình quản lý trực tuyến đã mang lại nhiều thuận lợi và hiệu quả: tiết kiệm thời gian tra cứu sách của bạn đọc, thời gian quản lý thư viện. Với lợi ích đó chắc chắn nó sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trong xu thế đó việc xây dựng một website quản lý thư viện là cần thiết. Chính vì vậy chúng em thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ KHO ĐỒ ÁN VÀ TƯ LIỆU THAM KHẢO THƯ VIỆN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN”

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đồ án Xây dựng Website quản lý kho và tư liệu tham khảo khoa công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ KHO ĐỒ ÁN VÀ TƯ LIỆU THAM KHẢO Nhóm thực hiện : Đặng Thị Mỹ Vân Võ Thị Phương Võ Đông Nhựt Lê Thị Minh Tuyền Lớp : 10TLT Nhóm : 11A GV hướng dẫn : Th.S Trịnh Công Duy Đà nẵng, tháng 6 năm 2011 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực. Máy tính điện tử không còn là phương tiện quý hiếm mà gần gũi với con người. Và việc sử dụng Internet được sử dụng khắp nơi trong nước cũng như trên thế giới. Điều đó đã giúp mọi người trao đổi thông tin, trò chuyện, liên lạc trực tiếp với nhau. Trước sự bùng nổ thông tin, các tổ chức, doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin của mình nhằm tin học hóa các hoạt động tác vụ của mình. Hiện nay, với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mô hình quản lý trực tuyến đã mang lại nhiều thuận lợi và hiệu quả: tiết kiệm thời gian tra cứu sách của bạn đọc, thời gian quản lý thư viện. Với lợi ích đó chắc chắn nó sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trong xu thế đó việc xây dựng một website quản lý thư viện là cần thiết. Chính vì vậy chúng em thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ KHO ĐỒ ÁN VÀ TƯ LIỆU THAM KHẢO THƯ VIỆN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN” Đây là website quản lý kho đồ án và tư liệu tham khảo cho thư viện khoa Công nghệ thông tin, trường đại học Bách khoa Đà Nẵng.Chương trình giúp cho sinh viên của khoa dễ dàng tìm kiếm đồ án mẫu, và các tư liệu tham khảo đáp ứng được nhu cầu học tập của các bạn đồng thời giúp việc quản lý thư viện của khoa ngày càng tốt đẹp. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1. Bối cảnh chọn đề tài Công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và đã chứng minh được tính tiện ích, tính hiệu quả và tính thực tế của nó. Mọi công việc quản lý bằng giấy tờ rắc rối, kém khoa học, thiếu hiệu quả trước đây giờ đã được thay thế bằng các phần mềm quản lý. Đặc điểm của các phần mềm quản lý là dễ thao tác, nhanh gọn và tiện ích, tính hiệu quả cao,….. Vì thế mà chúng ngày càng được các công ty ưa chuộng sử dụng. Quản lý việc nộp đồ án tốt nghiệp của sinh viên cũng là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có công tác quản lý chặt chẽ. Giáo viên hướng dẫn phải nắm được tình hình sinh viên đăng kí đề tài ra sao, đề tài như thế nào, đã nộp hay chưa,….rất mất thời gian. Vì vậy, cần thiết phải có phần mềm để giáo viên hướng dẫn có thể quản lý việc nộp đồ án tốt nghiệp của sinh viên để việc quản lý trở nên tiện dụng, nhanh gọn hơn. Đó là lý do mà chúng tôi thực hiện đề tài này 2. Ý nghĩa của đề tài Đề tài này xây dựng nhằm đơn giản hóa công việc quản lý, giúp cho việc quản lý nộp đồ án tốt nghiệp của giáo viên hướng dẫn trở nên nhanh chóng, gọn gàng và hiệu quả hơn. Giáo viên hướng dẫn có thể nắm được thông tin những sinh viên mình hướng dẫn, nắm được các thông tin về đề tài mà sinh viên đã đăng kí, quản lý được số đề tài đã nộp,…qua đó theo sát được tình hình nộp đồ án tốt nghiệp của sinh viên. 3. Phạm vi đề tài Đề tài nhằm xây dựng được một hệ thống thông tin quản lý có được đầy đủ các chức năng tiêu biểu như: đăng kí đề tài, cập nhật thông tin đề tài, quản lý nộp đề tài, quản lý thống kê,... CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Phân tích và thiết kế hệ thống Hệ thống tin học là một tập hợp các thành phần liên kết với nhau, thể hiện qua một phạm vi xác định và hoạt động kết hợp với nhau nhằm đạt được những mục đích xác định. Các hệ thống tin học được phân chia thành các thể loại: Hệ thống thông tin quản lý, hệ thống website, hệ thống thương mại điện tử, hệ thống điều khiển,… Việc thiết kế một website là một tiến trình xây dựng một hệ thống tin học hoàn chỉnh, đòi hỏi phải tuân theo một trình tự nhất định. Bao gồm các giai đoạn cơ bản sau: - Nghiên cứu sơ bộ: tìm hiểu thông tin về hệ thống cần thiết kế, quyết định thực hiện hay kết thúc dự án. - Phân tích: đi sâu vào tìm hiểu chi tiết về hệ thống cần xây dựng. - Thiết kế: xác định mặt giao diện, mặt dữ liệu, tìm giải pháp thích ứng với kỹ thuật sẵn có. - Cài đặt: xây dựng ứng dụng với ngôn ngữ lập trình. - Kiểm thử và chuyển giao: bảo đảm hệ thống đáp ứng được yêu cầu đặt ra và thỏa mãn người dùng. Cài đặt chuyển giao cho người sử dụng. - Bảo trì và nâng cấp: sữa chữa các lỗi hệ thống và nâng cấp hệ thống theo nhu cầu của khách hàng. Trong đó, giai đoạn phân tích và thiết kế là hai giai đoạn quan trọng nhất, đem lại sự thành công cho quá trình sản xuất phần mềm. Mô tả lại các hoạt động của hệ thống, xác định tất cả những gì mà người sử dụng yêu cầu để đưa ra cái nhìn khái quát và phạm vi hệ thống sẽ xây dựng. Vạch ra các vấn đề tồn tại trong hệ thống. Lập ra các kế hoạch hoạt động để xây dựng hệ thống. Lựa chọn ngôn ngữ thích hợp để thiết kế ứng dụng. 2. Giới thiệu ngôn ngữ sử dụng PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ script trên server được thiết kế để dễ dàng xây dựng các trang Web động. Mã PHP có thể thực thi trên Webserver để tạo ra mã HTML và xuất ra trình duyệt web theo yêu cầu của người sử dụng. Ngôn ngữ PHP ra đời năm 1994 Rasmus Lerdorf sau đó được phát triển bởi nhiều người trải qua nhiều phiên bản. Phiên bản hiện tại là PHP 5 đã được công bố 7/2004. Có nhiều lý do khiến cho việc sử dụng ngôn ngữ này chiếm ưu thế xin nêu ra đây một số lý do cơ bản : - Mã nguồn mở (open source code) - Miễn phí, download dễ dàng từ Internet. - Ngôn ngữ rất dễ học, dễ viết. - Mã nguồn không phải sửa lại nhiều khi viết chạy cho các hệ điều hành từ Windows, Linux, Unix - Rất đơn giản trong việc kết nối với nhiều nguồn DBMS, ví dụ như : MySQL, Microsoft SQL Server 2000, Oracle, PostgreSQL, Adabas, dBase, Empress, FilePro, Informix, InterBase, mSQL, Solid, Sybase, Velocis và nhiều hệ thống CSDL thuộc Hệ Điều Hành Unix (Unix dbm) cùng bất cứ DBMS nào có sự hổ trợ cơ chế ODBC (Open Database Connectivity) ví dụ như DB2 của IBM. 3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL Mysql là hệ quản trị dữ liệu miễn phí, được tích hợp sử dụng chung với apache, PHP. Chính yếu tố phát triển trong cộng đồng mã nguồn mở nên mysql đã qua rất nhiều sự hỗ trợ của những lập trình viên yêu thích mã nguồn mở. Mysql cũng có cùng một cách truy xuất và mã lệnh tương tự với ngôn ngữ SQL. Nhưng Mysql không bao quát toàn bộ những câu truy vấn cao cấp như SQL. Về bản chất Mysql chỉ đáp ứng việc truy xuất đơn giản trong quá trình vận hành của website nhưng hầu hết có thể giải quyết các bài toán trong PHP. 4. Giới thiệu Joomla Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Open Source Content Management Systems). Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL , cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet. Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao. Joomla có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới. Joomla! là một nền tảng mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người dùng có thể dễ dàng soạn thảo và xuất bản các nội dung (bài viết, tài liệu...) của họ lên Internet hoặc Intranet. Joomla! giúp xây dựng và triển khai các website blog, website tin tức, website bán hàng, website thương mại điện tử... cho tới mạng cộng đồng, mạng xã hội trong một thời gian ngắn và tiết kiệm nhiều công sức. 5. Mô hình MVC trong Joomla: Một Component là một thành phần mở rộng lớn nhất và phức tạp nhất. Các Component có thể xem như một ứng dụng mini. Một trang trong Joomla sẽ gọi đến một component để tải về các nội dung chính của trang đó. Một component có hai phần chính: phần quản trị và phần trên site. Phần trên site là phần được sử dụng để tải về các trang khi được gọi trong quá trình vận hành site thông thường. Phần quản trị cung cấp giao diện để cấu hình, quản lý các khiacs cạnh khấc nhau của component và được truy cập thông qua ứng dụng quản trị của Joomla. Model-View-Controler (MVC) là một mẫu thiết kế phần mềm được dùng để tổ chức các đoạn mã theo cách mà việc xử lý dữ liệu và việc biểu diễn dữ liệu là tách rời nhau. Giao diện và tương tác người dùng bao quanh dữ liệu có thể định dạng và tùy biến lại mà không ảnh hưởng đến việc lập trình lại xử lý dữ liệu. Hình thức và nội dung là tách rời nhau, khi có thay đổi về hình thức thì không ảnh hưởng tới nội dung. Có ba phần chính trong một MVC Component gồm: model, view, và controler. Model là thành phần của Component đóng gói dữ liệu của ứng dụng. Cung cấp các thủ tục để quản lý và thao tác dữ liệu theo một cách nào đó, trong đó có bổ sung theo các thủ tục để lấy dữ liệu từ model. View là một thành phần của Component được sử dụng để trả lại dữ liệu model theo cách phù hợp với tương tác. Đối với các ứng dụng web, view thông thường là các trang HTML để trả dữ liệu. View lấy dữ liệu từ Model và đưa dữ liệu vào trong một templace. View không làm thay đổi dữ liệu, chỉ hiển thị dữ liệu lấy từ Model. Controler chịu trách nhiệm phản hồi các hành động của người dùng. Trong các ứng dụng web, một hành động của người dùng thông thường là một yêu cầu tải trang. Controler sẽ xác định yêu cầu gì được đưa ra bởi người sử dụng và phản hồi thích hợp bằng việc yêu cầu model tính toán dữ liệu phù hợp và chuyển từ model vào view. Controler không thể hiện dữ liệu từ model, kích hoạt các phương thức trong model để hiệu chỉnh dữ liệu và sau đó chuyển từ model sang view để hiển thị dữ liệu. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1. Mô tả đề tài: Hệ thống xây dựng là một phần mềm quản lý việc nộp đồ án tốt nghiệp được sử dụng cho Giáo viên hướng dẫn. Sinh viên khi đăng kí đề tài sẽ đến gặp Giáo viên hướng dẫn (GVHD). GVHD sẽ thực hiện đăng nhập vào hệ thống. Mỗi giáo viên hướng dẫn chỉ có thể hướng dẫn sinh viên thuộc khoa của mình. Sau khi đăng nhập thành công, hệ thống sẽ hiện ra bảng chức năng của GVHD đó. Để đăng kí đề tài, GVHD sẽ nhập các thông tin về đề tài mà sinh viên đăng kí vào, chọn số lượng sinh viên cùng làm 1 đề tài (tối đa là 2 sinh viên), rồi nhập mã sinh viên đăng kí đề tài đó. Nhấn nút "Đăng kí" để lưu các thông tin vào CSDL. Hệ thống sẽ kiểm tra dữ liệu nhập vào và tự động lưu các thông tin về đề tài vào cơ sở dữ liệu, đồng thời lưu lại mã sinh viên đã đăng kí đề tài đó vào 1 bảng khác. Khi muốn cập nhật thông tin hay hủy 1 đề tài, GVHD chỉ cần nhập mã sinh viên đăng kí hủy đề tài (nếu làm nhóm thì GVHD chỉ cần nhập 1 mã sinh viên bất kì trong nhóm 2 người), hệ thống sẽ hiển thị các thông tin liên quan về đề tài. Khi đó, GVHD có thể thay đổi các thông tin về đề tài rồi lưu lại các thay đổi hay chọn hủy đề tài đó. Trường hợp sinh viên đã đăng kí nhóm nhưng sau đó muốn tách để làm đề tài mới thì sinh viên đó phải gặp GVHD. GVHD sẽ mở phần mềm, tìm kiếm các thông tin về đề tài theo mã sinh viên đó rồi cho thực hiện “Hủy đăng kí đề tài ”. Khi một sinh viên đến nộp một đề tài, GVHD sẽ nhập mã sinh viên của sinh viên đó vào, hệ thống sẽ hiển thị các thông tin về đề tài mà sinh viên đó đăng kí và trạng thái nộp (đã nộp hay chưa). Nếu thỏa mãn điều kiện, GVHD sẽ nhập ngày nộp, sau đó chọn “Nộp” để lưu vào cơ sở dữ liệu. GVHD có thể chọn Hủy để hủy bỏ một đề tài đã nộp, trả về lại trạng thái chưa nộp. Giáo viên hướng dẫn có thể quản lý thông tin về các đề tài tốt nghiệp bằng cách thống kê số lượng sinh viên đã nộp đề tài, sinh viên chưa nộp đề tài, thống kê các đề tài do mình hướng dẫn,.. Mọi công việc tìm kiếm đều được thực hiện thông qua mã sinh viên. 2. Sơ đồ Usecase: Sơ đồ chức năng: QUẢN LÝ NỘP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thống kê Tìm kiếm Cập nhật Đề tài Thông tin Đề tài Thông tin Đề tài Sinh viên đăng kí Đề Tài Sinh viên đã nộp Đề tài Đăng kí Đề tài Sinh viên chưa nộp Đề tài Đề tài đã nộp Cơ sở dữ liệu: - Bảng Nganh: - Bảng SinhVien: lưu các thông tin về Sinh viên. - Bảng GVHD: lưu các thông tin về Giảng viên hướng dẫn làm đồ án. - Bảng DeTai: lưu các thông tin về đề tài. - Bảng SinhVien_DeTai: lưu mã đề tài và mã sinh viên đăng kí đề tài đó. Bảng DeTai_Nop: lưu lại các mã đề tài đã nộp, ngày nộp. Sơ đồ quan hệ Relationships: CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN - Form chính: - Form của GVHD sau khi đăng nhập: - Form Đăng kí đề tài: - Form Cập nhật thông tin về đề tài: - Form Quản lý nộp đồ án: - Form Thống kê báo cáo: Danh sách đề tài: Danh sách đã nộp đề tài: Danh sách chưa nộp đề tài: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Những kết quả đạt được: Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý việc kho đồ án tốt nghiệp và tư liệu tham khảo khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng” bao gồm các phần: phân tích thiết kế hệ thống, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập trình ứng dụng chương trình. Đề tài này được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng quản lý việc nộp đồ án. Ưu điểm: * Về mặt lý thuyết: Đã nghiên cứu và tìm hiểu được qui trình phân tích, thiết kế hệ thống, tìm hiểu về ngôn ngữ PHP MySQL, áp dụng thành công vào một bài toán thực tế, xây dựng được một hệ thống thông tin quản lý. * Về thực hành: Đã xây dựng được một mô hình hệ thống phần mềm quản lý việc nộp đồ án tốt nghiệp, thực hiện được các chức năng: đăng kí đề tài, hủy đề tài đã đăng kí, chỉnh sửa các thông tin trong đề tài, nộp đồ án, tìm kiếm thông tin về 1 đề tài, thống kê đề tài, thống kê các sinh viên đã nộp đề tài,… Nhược điểm: * Đề tài xây dựng chỉ là một phần nhỏ trong một hệ thống tin học quản lý, chưa đáp ứng đầy đủ tất cả mọi yêu cầu của bài toán thực tế. * Hệ thống được xây dựng theo phương pháp hướng chức năng nên việc bảo trì và phát triển phần mềm sau này tương đối khó khăn. 2. Hướng phát triển đề tài: - Phát triển hệ thống thông tin quản lý đã xây dựng thành hệ thống website, cho phép sinh viên có thể đăng kí đề tài, cập nhật thông tin về đề tài trực tuyến trên mạng. Giáo viên hướng dẫn có thể thao tác quản lý mọi lúc mọi nơi giúp việc quản lý trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn. - Bổ sung và hoàn thiện thêm các chức năng của phần mềm để việc quản lý được chặt chẽ hơn. 3. Những bài học rút ra từ quá trình thực hiện đề tài: - Nghiên cứu, phân tích, và thiết kế là các giai đoạn quan trọng nhất việc xây dựng một hệ thống tin học, nó giúp ta có thể xác định chính xác về các yêu cầu, chức năng của hệ thống cần xây dựng. - Để công việc bảo trì và phát triển hệ thống được dễ dàng và thuận lợi thì cần thiết phải phân tích và lập trình theo phương pháp hướng đối tượng. Trên đây là phần trình bày của nhóm chúng tôi về đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý việc nộp đồ án tốt nghiêp”. Đề tài này là sự đánh giá quá trình thực tập nhận thức về ngành Công nghệ thông tin mà chúng tôi đang theo học. Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Đà Nẵng, tháng 6 năm 2011 -----------@-----------