Đề tài Độ độc hại của các chất vô cơ, phương pháp phòng, chữa

Mở đầu Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là ngành hóa học luôn luôn tỉ lệ thuận với những nguy cơ gây ô nhiễm do chất thải, hóa chất độc hại bị xả trực tiếp ra môi trường. Điều này làm cho môi trường không còn khả năng tự cân bằng nữa, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường càng ra tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải hóa học, hóa chất tồn dư không qua xữ lý của con người hiện nay đã lên đến mức độ báo động làm cho nguồn nước ở các khu vực xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, yêu cầu bức thiết được đặt ra là cần phải làm gì để giữ môi trường trong sạch. Để ngăn ngừa sự bùng phát ô nhiễm như hiện nay, người ta đã chú trọng đến việc cải tiến, áp dụng công nghệ sạch, ít chất thải vào trong sản xuất nhằm giảm sự phát thải ra môi trường, bên cạnh đó việc áp dựng một số biện pháp kỹ thuật trong xử lý chất thải(gồm bãi thải rắn, nước thải và khí thải ) là một nhiệm vụ cần thiết trong việc bảo vệ môi trường.

docx28 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 4186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Độ độc hại của các chất vô cơ, phương pháp phòng, chữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HÓA LÝ KỸ THUẬT BỘ MÔM CÔNG NGHỆ HÓA HỌC -----—&œ–----- THẢO LUẬN HÓA VÔ CƠ Chủ đề: Độ độc hại của các chất vô cơ, phương pháp phòng, chữa. MỤC LỤC Mở đầu Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là ngành hóa học luôn luôn tỉ lệ thuận với những nguy cơ gây ô nhiễm do chất thải, hóa chất độc hại bị xả trực tiếp ra môi trường. Điều này làm cho môi trường không còn khả năng tự cân bằng nữa, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường càng ra tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải hóa học, hóa chất tồn dư không qua xữ lý của con người hiện nay đã lên đến mức độ báo động làm cho nguồn nước ở các khu vực xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, yêu cầu bức thiết được đặt ra là cần phải làm gì để giữ môi trường trong sạch. Để ngăn ngừa sự bùng phát ô nhiễm như hiện nay, người ta đã chú trọng đến việc cải tiến, áp dụng công nghệ sạch, ít chất thải vào trong sản xuất nhằm giảm sự phát thải ra môi trường, bên cạnh đó việc áp dựng một số biện pháp kỹ thuật trong xử lý chất thải(gồm bãi thải rắn, nước thải và khí thải) là một nhiệm vụ cần thiết trong việc bảo vệ môi trường. Hiện này có rất nhiều phương pháp được đưa ra như: phương pháp vật lý, phương pháp hóa học mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm nhất định. Với đa số các chất vô cơ tồn dư thì tiêu hủy bằng các chất hóa học được cho là thích hợp nhất. Nội dung 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1 Khái niệm về chất độc và ngộ độc - Chất độc là những chất khi đưa vào cơ thể 1 lượng nhỏ trong những điều kiện nhất định sẽ gây nên ngộ độc thậm chí dẫn đến tử vong . - Ngộ độc là tình trạng chất độc khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý, sinh hóa, phá vỡ cân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường, dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ quan nội tạng, các hệ thống thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn..., hoặc toàn bộ cơ thể. Các tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng mãn tính hoặc cấp tính. -Trong tự nhiên không tồn tại chất độc tuyệt đối: Nghĩa là chất độc có thể gây ngộ độc trong mọi điều kiện, nói một cách khác, một chất chỉ trở thành độc trong những điều kiện nhất định. Các điều kiện đó rất đa dạng như: liều lượng, số lượng tính chất vật lý, tính chất hóa học v.v. 1.2 Chất độc vô cơ Chất độc vô cơ là những chất độc thường của kim loại nặng có độc tính cao và được phân lập bằng phương pháp vô cơ hóa . Ví dụ : chì , thủy ngân ,Asen ... 2 CON ĐƯỜNG XÂM NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐỘC VÔ CƠ 2.1 Nguyên nhân và cơ chế gây ngộ độc 2.1.1 Nguyên nhân gây ngộ độc - Do nghề nghiệp: tùy vào các công việc cụ thể thì tiếp xúc ít nhiều với các hóa chất độc hại khác nhau. - Do ô nhiễm môi trường: với không khí đang bị ô nhiểm hiện này, thì các chất vô cơ( ở dạng khí), là nguồn ngây độc cho cơ thể vật, đặc biệt là con người. Hàng ngày chúng ta khí hàng nghìn m3 không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, da, - Do thức ăn: Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho con người duy trì hoạt động sống, nhưng do bất chấp lợi nhuận mà không ít ngươi đâ tái chế lại các thực phẩm bị hư, hỏng, bằng các chất hóa học được cho là độc đối với cơ thể, các chất độc này khi vào cơ thể thì chúng không được đào thải hết, mà chúng tích tự ở gan, thận, phổi, lâu ngày gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. - Do cố tình tự sát hoặc bị đầu độc: Có một số chất độc không màu, không mùi, rất thuận tiện cho việc tự sát, hoặc đầu độc chỉ với một lượng nhỏ. 2.1.2 Cơ chế gây ngộ độc Cơ chế gây ngộ độc phụ thuộc vào tác nhân gây ngộ độc và phương thức chất độc xâm nhập vào cơ thể ...Nhưng nhìn chung là các chất độc sẽ gây biến đổi về sinh lý , sinh hóa gây phá vỡ cân bằng sinh học trong cơ thể . a. Cơ chế gây tổn thương hóa học Cơ chế gây tổn thương hoá học trực tiếp trên các mô làm thay đổi các chức năng điều khiển sự ổn định nội mô phụ thuộc màng của tế bào. Sự phá hủy này thường xảy ra khi màng tế bào tiếp xúc với những chất ăn mòn mạnh như axit, bazơ, các hợp chất gây đông với protein hoặc có tác dụng phá huỷ lipid màng tế bào. Sự tàn phá do hóa chất thường xảy ra tức thì (có nghĩa là không có giai đoạn tiềm ẩn), tại chỗ và không đặc hiệu. Những vùng nhạy cảm nhất với tổn thương hoá học là da, mắt, đường hô hấp trên và xoang miệng. Các chất hay gây tổn thương hoá học trực tiếp là axit, bazơ, phenol, aldehid, cồn, sản phẩm cất của dầu và một số muối kim loại nặng. b. Cơ chế gây hoại tử tế bào biểu mô Độc tố sinh học có thể gây hoại tử biểu mô trên khắp cơ thể. Hoại tử biểu mô thường xảy ra ở các tế bào có hoạt tính chuyển hoá và khả năng sao chép mạnh, đó là tế bào của ống thận, túi mật, tuỷ xương và biểu mô ruột. Chất độc thường ảnh hưởng đến các enzyme chủ chốt hoặc các quá trình chuyển hoá trung gian trong các tế bào nói trên. Cơ chế gây thiếu hụt năng lượng (giảm hoặc ngừng quá trình sản sinh adnosin triphosphate (ATP)) làm giảm khả năng vận chuyển chủ động và điều chỉnh các chất điện phân và nước của tế bào. Giảm tổng hợp các enzyme hoặc các protein cấu trúc. Các chất độc gây thiếu máu cục bộ (giảm dòng chảy của máu) sẽ gây ra thiếu oxy mô bào, dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng và sự phá huỷ các tế bào. c. Cơ chế tác động thông qua ức chế hoặc cạnh tranh enzyme Thông thường, các enzyme xúc tác các phản ứng của tế bào trong điều kiện nhiệt độ và nồng độ nhất định. Do tương tác hoá học trực tiếp với chất độc, các enzyme có thể bị ức chế hoặc thay đổi hoạt tính. Quá trình ức chế hay cạnh tranh enzyme bao gồm cả sự thay đổi cấu trúc không gian bậc 3, 4 của các enzyme. Sự tương tác enzyme - chất độc mạnh hay yếu ảnh hưởng đến mức độ và thời gian ngộ độc. Ức chế cạnh tranh là khái niệm nói về ảnh hưởng của chất độc đến hoạt tính của enzyme. Ức chế đạt tối đa khi chất cạnh tranh có cấu trúc tương tự enzyme. Phức hợp enzyme - chất ức chế có tính thuận nghịch và phân tử chất ức chế không bị thay đổi trong phản ứng. Ví dụ: như axid oxalic (độc tố thực vật) và fluorcacetate (rodenticid - chất diệt loài gậm nhấm) ức chế lần lượt succinic dehydrogenase và aconitase trong chu trình axid tricarboxylic. Thuốc diệt côn trùng organophosphate và carbamate ức chế cholinesterase. d. Cơ chế gây độc do ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hoá hoặc tổng hợp của cơ thể. Các chất độc tác động theo cơ chế này thường ảnh hưởng đến các sản phẩm cần cho năng lượng, cho cấu trúc hoặc quá trình tăng trưởng. Phosphoryl - oxy hoá là quá trình giải phóng năng lượng trong chuỗi vận chuyển electron, phosphoryl hoá adenosine diphosphate (ADP) thành adenosine triphosphate (ATP). Các chất phá ghép, điển hình là các chất diệt nấm 2,4 dinitrophenol (DNP), chlorophenol và arsenate làm tăng sử dụng oxy. Năng lượng bị tiêu hao dưới dạng nhiệt chứ không lưu trữ trong liên kết phosphate giàu năng lượng, do đó nhiệt độ cơ thể tăng. Các chất diệt nấm chứa thiếc có 3 nhóm thế ức chế phosphoryl oxy hoá làm hạn chế sử dụng oxy và giảm quá trình tạo ATP. Kết quả là cơ thể cũng mệt mỏi và yếu dần tương tự như tác dụng của các chất phá ghép (oxidative uncouple) nhưng không bị sốt. Chất độc gây tổn thương DNA hoặc gắn với ribosome trong quá trình vận chuyển hoặc phiên mã dẫn dến ức chế tổng hợp acid nucleic và ức chế tổng hợp protein. Nhiều chất ức chế kết hợp với tiểu phần ribosome lớn hoặc nhỏ. Một số chất độc alki hoá DNA, ức chế sự sao chép hoặc phiên mã. Cơ chế này thường gặp ở giai đoạn trì hoãn hoặc tiềm ẩn của chất độc trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Ví dụ như nhiễm độc aflatoxin, các hợp chất thủy ngân hữu cơ và amantine (độc tố nấm Amanita phalloides). Chất độc tác động đến hệ lưới nội mô thô cản trở quá trình chuyển hoá mỡ. Kết quả của cơ chế này là: (1) Giảm tổng hợp protein nhận (lipid acceptor protein). (2) Giảm kết hợp phospholipide và triglyceride trong quá trình vận chuyển lipoprotein dẫn đến tích luỹ mỡ trong tế bào. e. Cơ chế tác dụng trên hệ thần kinh Các phản xạ bình thường có thể được tăng cường thông qua phong toả sự dẫn truyền thần kinh ức chế của cung phản xạ. Kết quả là cơ thể không điều khiển được các phản xạ và kết thúc bằng các cơn co giật như bệnh uốn ván. Cơ chế tác dụng này thường gặp trong ngộ độc strichnin, do phong toả glycin (chất trung gian hóa học của quá trình ức chế) trong hệ thống phản xạ tuỷ sống. Chất độc có thể làm thay đổi tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với các ion. Các dòng natri và kali bị chất độc như DDT và pyrethrin làm thay đổi, dẫn đến thay đổi ngưỡng tác động trên màng tế bào. Chất độc ức chế các enzym thiết yếu cho chức năng cân bằng, làm thay đổi đặc tính dẫn truyền qua xinap thần kinh (Ví dụ: thuốc trừ sâu loại phospho hữu cơ ức chế men cholinesterase). Cơ chế gây tổn thương hệ thần kinh trung ương (CNS) hoặc hệ thần kinh ngoại vi ảnh hưởng đến chức năng nơron và dẫn truyền trục thần kinh. Những tổn thương thần kinh này thường là mãn tính và có thể là vĩnh viễn. Hoại tử nơron là do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chất độc đến các nơron. (1) Tác động trực tiếp: các hợp chất thủy ngân hữu cơ làm suy yếu sự tổng hợp protein thần kinh thiết yếu. (2) Tác động gián tiếp: thiếu oxy mô do cacbon monooxide hay cyanide gây tổn thương thần kinh thứ phát. Chất độc hủy myelin (demyelination) ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh do thay đổi sự lan truyền của hiệu thế vận động dọc trục thần kinh. f. Cơ chế gây tổn thương hệ mạch (mao quản) và máu Chất độc tác động trực tiếp của đến các tế bào tuỷ xương làm giảm hoặc ngừng sản sinh tế bào máu. Quá trình tổng hợp huyết sắc tố có thể chịu tác động của chất độc theo một số cơ chế sau: (1) Giảm tổng hợp huyết sắc tố hoặc tăng lượng tiền thân huyết sắc tố dẫn đến tình trạng thiếu máu, từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hoá porphyrin. (2) Sắt trong hemoglobin có thể bị oxy hoá từ sắt hoá trị II thành sắt hoá trị III, tạo thành methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy (methemoglobin được tạo ra trong ngộ độc nitrit). (3) Quá trình oxy hoá làm biến chất hemoglobin, tạo ra các thể Heinz làm tăng cả 2 quá trình thực bào hồng cầu và tan máu tự nhiên. Hemoglobin mèo rất mẫn cảm với quá trình tạo các thể Heinz. Cacbon monoxide rất giống hemoglobin, có thể gắn với hemoglobin tạo thành carbonxyhemoglobin không vận chuyển được oxy. Bệnh đông máu do độc tính của vitamin K dẫn đến xuất huyết thứ phát. Các chất diệt loài gạm nhấm như narfarin và brodifacoum ngăn sự tái hoạt hoá của vitamin cần thiết cho quá trình tổng hợp prothrombin và các yếu tố VII, IX và X. g. Các chất có tác dụng tương tự những sản phẩm chuyển hoá và chất dinh dưỡng thông thường. Tác dụng của các hormon estrogen ngoại sinh có thể giống tác động của các hormon nội sinh bình thường. Độc tố nấm estrogen, độc tố thực vật và chất bổ sung thức ăn có thể làm thay đổi chu kỳ sinh sản. Các thành phần dinh dưỡng như vitamin D, selen và iod nếu vượt quá ngưỡng cần thiết có thể gây nhiễm độc các cơ quan bị ảnh hưởng khi thiếu các chất này. h. Cơ chế làm suy giảm đáp ứng miễn dịch (immunosuppression) Đây là phản ứng của cơ thể đối với các chất độc công nghiệp và độc tố tự nhiên. Các chất độc này ảnh hưởng đến cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào gián tiếp, giảm tổng hợp kháng thể, ngăn cản bổ thể và một số quá trình khác. Chức năng trung tính của tế bào lympho thay đổi và giảm sự hình thành tế bào lympho (lymphoblastogenesis). Các chất độc ảnh hưởng đến miễn dịch gồm: kim loại nặng, dioxin và độc tố nấm (mycotoxins). i. Cơ chế tác dụng gây quái thai, chết thai Một trong các nguyên nhân gây quái thai, chết thai là do độc tố ảnh hưởng đến các tế bào mẫn cảm trong quá trình hình thành các cơ quan (organogenesis). Chất độc tác động trong ba tháng đầu tiên mang thai thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đe doạ sự sống của bào thai. Hầu hết các tác dụng làm thay đổi hình thái của bào thai, gây quái thai xảy ra trong ba tháng đầu tiên mang thai. Chất độc tác động trong trimester thứ ba làm giảm sự tăng trưởng, phát triển hình thái của bào thai. k. Cơ chế tác dụng gây ung thư Giai đoạn đầu của ung thư do tác động của chất độc thường kết hợp với sự phá huỷ DNA vượt trội hoặc quá trình khôi phục không hoàn thiện DNA bị phá huỷ. Các chất hoá học gây kích thích mô hoặc gây tổn thương các cao phân tử đã thúc đẩy quá trình ung thư. Dấu hiệu của ung thư do chất độc thường khởi đầu bằng sự phá huỷ DNA. Phơi nhiễm Sơ đồ đường đi của độc chất trong cơ thể Đi vào cơ thể theo 3 con đường: hô hấp, tiêu hóa và qua da. Hấp thụ qua máu và phân phối đến các cơ và các cơ quan Bài tiết Tích lũy Gây độc Đồng hóa 2.2. Tác động của chất độc đối vơi cơ thể 2.2.1 Tác động trên da, niêm mạc Các chất độc gây nên những tác động trực tiếp đến da như : ăn mòn da ,phá vỡ cấu trúc mô .VD : các chất tẩy rửa ,các chất có tính oxy hóa mạnh :HCl ,HNO3 (đặc nóng ) ,..v.v Với tính chất oxi hóa khử của mình, sau khi tiếp xúc với da hoặc niêm mạc thì chúng tác dụng với một số thành phần hóa học có trên da như: H2O, Protein làm cho da có cảm giác móng giác, khó chịu, gây ra tổn thương sâu, để lại sẹo hoặc tổn thương về sau. Để ngăn chặn vết thương sâu hoặc lan rộng, tùy vào từng trường hợp để xử lý cho hiệu quả. Ví dụ: - Sau khi bị dính axit ta có thể cho thuốc muối vào để trung hòa axit sau đó rửa vết thương dưới vòi nước chảy (Cách sơ cứu trong phòng thí nghiệm). 2.2.2 Tác động trên máu - Huyết tương : Chlorofoc ,ether - Hồng cầu : Clo , phosgen, cloropicrin - Bạch cầu : Benzen - Tiểu cầu : 2.2.3 Tác động trên bộ máy tiêu hóa - Gây nôn : thủy ngân , asen , thuốc phiện... - Kích ứng : Acid , kiềm 2.2.4 Gan - Bia , rượu gây xơ hóa gan 2.2.5 Tim mạch - Tăng nhịp tim : Adrenalin ,cafein , amphetamin... - Giảm nhịp tim : Digitalin ,phospho hữu cơ 2.2.6 Thận Các kim loại nặng gây tổn thương thận : thủy ngân , chì , cadimi .... 2.2.7 Hệ thần kinh - Gây rối loạn chức năng hệ vận động và cảm giác , gây mất phản xạ như : các thuốc gây mê ,gây tê , thuốc phiện , rượu ... - Gây giãn đồng tử như : Adrenalin ,atropin .. - Gây co đồng tử : Eserin , acetylcholin ,prostigmin... 2.2.8 Tác động trên bộ máy hô hấp Ví Dụ : Các khí độc , hơi độc , hơi ngạt tác dụng kích ứng đường hô hấp và toàn thân . Các chất độc gây tím tái như CO ,sắn , lá trúc đào .... Một số chất độc gây phù phổi như hydrosunfua ... 2.3 Tác động của chất độc tới môi trường 2.3.1 Chất gây ô nhiễm không khí Chất gây ô nhiễm không khí là chất tồn tại trong không khí có khả năng gây hại đối với con người và môi trường . Các chất gây ô nhiễm không khí ở dạng rắn , dạng lỏng hoặc dạng khí .Phần lớn các hợp gây ô nhiễm không khí à do hoạt động của con người : - Khí thải SOx là khí thải sinh ra từ hoạt động của núi lửa và các quá trình công nghiệp , khí này gây ra hiện tượng mưa axit - Khí thải NOx được sinh ra từ quá trình đốt cháy ở nhiệt độ cao , khí này gây ô nhiễm không khí là chủ yếu - Khí thải CO là chất khí không màu không mùi , không cháy nhưng rất độc .Nó là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu như khí tự nhiên : than hoặc gỗ 2.3.2 Chất gây ô nhiễm môi trường nước - Chất thải dinh dưỡng từ thực vật : chủ yếu là cacbon , photpho , nitrogen .Hàm lượng các chất này gia tăng tại những vùng tiếp nhận nước thải sinh hoạt , công nghiệp và nông nghiệp khi có quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ tạo ra hiện tượng phú dưỡng làm cho thực vật thủy sinh phát triển nhanh , khi chúng chết thì gây ra sự ô nhiễm hữu cơ cho nguồn nước - Các hóa chất tổng hợp bền vững : Những chất này có nguồn gốc từ những chất tẩy rửa , thuốc trừ sâu , thuốc kích thích sinh trưởng , thuốc diệt cỏ , hóa chất công nghiệp ... Các chất này có độc tính cao với sinh vật . Sự tích lũy của các chất độc này trong chuỗi thức ăn , mặc dù ở nồng độ thấp nhưng quá trình tích lũy lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng gây độc trong hệ sinh thái . - Các chất phóng xạ : ô nhiễm phóng xạ bắt nguồn từ việc khai thác mỏ quặng phóng xạ , hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân . Các chất này làm chết hoặc thay đổi cấu trúc vật liệu dịch truyền , hoạt động trao đổi chất , quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật 2.4 Sự phân bố và chuyển hóa của chất độc 2.4.1 Sự phân bố Chất độc khi xâm nhập vào cơ thể được máu đưa đi khắp các bộ phận . Tùy tính chất và đặc điểm của từng chất độc và chắc năng của từng bộ phận mà các chất độc phân bố không đồng đều ở từng bộ phận . Hiểu biết về đặc tính phân bố các chất độc rất quan trọng sẽ giúp ta lấy mẫu thử để phân tích giám định Ví Dụ : asen tập trung nhiều ở xương , lông , tóc , móng 2.4.2 Quá trình chuyển hóa Sau khi chất độc đi vào cơ thể sẽ gây nhiễm độc tại các bộ phận . Ngược lại , cơ thể phản ứng lại làm thay đổi các chất độc bằng một loạt các cơ chế phức tạp , các phản ứng hóa học biến đổi các chất phần lớn trở thành những chất độc ít đọc hoặc không độc . Dựa vào đặc điểm này người ta có thể chia thành nhiều quá trình chuyển hóa chất độc trong cơ thể . 2.4.2.1 Oxy hóa khử: Trong cơ thể một số chất độc bị oxi hóa khử. Ví dụ: - Hợp chất nitrit bị oxy hóa thành nitrat -Rượu etylic và metylic bị oxy hóa thành CO2 và nước 2.4.2.2 Thủy phân: Trong cơ thể thì nhiều hợp chất sẽ bị thủy phân dưới tác dụng của các men esterase. Ví dụ: Acetyl cholin bị men cholinnesterase thủy phân chuyển hóa thành axit acetic và choline. 2.4.2.3 Các phản ứng liên hợp Quá trình liên hợp tạo ra các hợp chất ít độc hơn có nhiều phản ứng liên hợp khác nhau VD : Liên hợp của acid sufunric Liên hợp với acid glucuronic Liên hợp với nhóm glycocol Liên hợp với nhóm thiol 2.5. Sự đào thải của các chất độc Chất độc có thể đào thải qua nhiều đường khác nhau dưới dạng chất độc nguyên chất hoặc kết hợp , hoặc biến đổi 1 phần hoặc hoàn toàn Ví dụ: - Bộ phận hô hấp đào thải các chất khí như CO2 , H2S, HCN, thuốc mê, alcol... - Bộ máy tiêu hóa là cơ quan chủ yếu đào thải chất độc: qua gan, mật → ruột → phân, qua thận → nước tiểu. Phân tích nước tiểu chúng ta có thể biết được cơ chế tác dụng của chất độc và phương pháp khử hóa các chất độc của cơ thể vì vậy nước tiểu là mẫu rất quan trọng dùng để phân tích và phát hiện chất độc. - Ngoài ra: Mồ hôi, tuyến sữa, nước bọt cũng là nơi đào thải một phần chất độc. 3. Phương pháp chữa chung. Khi bị ngộ độc cấp tính: Phải nhanh chóng tổ chức chống độc Các phương pháp điều trị nhằm mục đích: - Loại trừ chất độc ra khỏ cơ thể. - Phá hủy hoặc trung hòa chất độc. - Điều trị các rối loạn triệu chứng và các chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Có thể nói việc điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể là quan trọng nhất và bao giờ cũng được áp dụng trước tiên. 3.1 Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể. 3.1.1 Dựa vào tính chất vật lý của chất độc - Gây nôn: Một cách sơ cứu hiệu quả, để làm giảm lượng chất độc đi vào cơ thể bằng hệ thống tiêu hóa trong cơ thể. - Rửa dạ dày: Việc rửa dạ dày là việc quan trọng, để ngăn chặn các chất độc tiếp tục vào cơ thể bằng con hệ thống tiêu hóa 3.1.2 Dựa vào tính chất hóa học của chất độc - Bằng đường hô hấp: Thở máy - Đường thận: uống thuốc lợi tiểu - Bằng đường chích máu 3.2 Phá hủy hoặc trung hòa chất độc 3.2.1 Chống độc do tính chất vật lý Dùng than hoạt tính để hấp phụ chất độc, có thể dùng sữa hoặc lòng trắng trứng gà,... 3.2.2 Chống độc do tính hóa học Có thể dùng cùng với chất gây nôn hoặc sau khi gây nôn thêm vào dung dịch rửa đường tiêu hóa. Các chất chống độc nói chung: là những chất có tác dụng với nhiều chất độc, tạo nên những hợp chất không tan hoặc ít tan. Ví dụ: - Nước lòng trắng trứng (06 lòng trắng trứng/ 1 lít nước): Tạo với các kim loại nặng anbuminat không tan. - Dung dịch tanin rất công hiệu để kết tủa kim loại nặng. - Các alcaloid tạo với tanin hợp chất tanat kết tủa. - Sau khi uống thuốc giải độc phải gây nôn. Một số chất chống độc đặc hiệu: - Dung dịch đường vôi để chóng tác dụng của acid oxalic hay phenol. - Dung dịch Natri sulfat hay magie sulfat để chóng độc chì và bari. - Dung dịch boric, nước chanh, acid tatric hay acid sulfuric để chống độc kiềm. - Tiêm dung dịch natrithiosulfat 3%