Đề tài Đói nghèo tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: Nguyên nhân và giải pháp

Đói nghèo là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết mang tính cấp thiết trên thế giới hiện nay. Một trong những chính hàng đầu của liên hiệp quốc là phải cải thiện mức sống cho hơn một tỉ người nghèo trên thế giới. Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc năm 2000, đã có 189 quốc gia thành viên tham gia đã nhất trí thông qua Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDG và các chiến lược nhằm giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu. Chưa bao giờ các nhà lãnh đạo cao cấp của các quốc gia lại quan tâm đến vấn đề đói nghèo như bây giờ. Tuyên bố thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển tạo ra lộ trình về một thế giới mà ở đó không còn người nghèo đói, ai cũng được học hành, sức khỏe của người dân được cải thiện, được bảo vệ một cách bền vững, mọi người đều được hưởng các quyền tự do, bình đẳng và công bằng. Việt Nam là một nước nông nghiệp. Gần 70% dân số ở nông thôn, chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Trình độ sản xuất chủ yếu còn dựa trên nền sản xuất nhỏ và lạc hậu. Nước ta lại chịu nhiều sự tác động của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh vẫn còn nặng nề. Trong công cuộc đổi mới của đất nước. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nền kinh tế của nước ta đang từng bước được cải thiện. Đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó nghèo đói vẫn là một vấn đề lớn được Đảng và nhà nước quan tâm.

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3004 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đói nghèo tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẨU ( Lý do chọn đề tài: Đói nghèo là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết mang tính cấp thiết trên thế giới hiện nay. Một trong những chính hàng đầu của liên hiệp quốc là phải cải thiện mức sống cho hơn một tỉ người nghèo trên thế giới. Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc năm 2000, đã có 189 quốc gia thành viên tham gia đã nhất trí thông qua Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDG và các chiến lược nhằm giải quyết tình trạng đói nghèo toàn cầu. Chưa bao giờ các nhà lãnh đạo cao cấp của các quốc gia lại quan tâm đến vấn đề đói nghèo như bây giờ. Tuyên bố thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển tạo ra lộ trình về một thế giới mà ở đó không còn người nghèo đói, ai cũng được học hành, sức khỏe của người dân được cải thiện, được bảo vệ một cách bền vững, mọi người đều được hưởng các quyền tự do, bình đẳng và công bằng. Việt Nam là một nước nông nghiệp. Gần 70% dân số ở nông thôn, chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Trình độ sản xuất chủ yếu còn dựa trên nền sản xuất nhỏ và lạc hậu. Nước ta lại chịu nhiều sự tác động của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh vẫn còn nặng nề. Trong công cuộc đổi mới của đất nước. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nền kinh tế của nước ta đang từng bước được cải thiện. Đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó nghèo đói vẫn là một vấn đề lớn được Đảng và nhà nước quan tâm. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên một bộ phận không nhỏ dân cư gặp không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống, đã trở nên nghèo đói. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên một cách rõ rệt với quy mô ngày càng lớn. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tỷ lệ nghèo chung của nước ta năm 2008 là 14,5%. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có Huyện Đồng Văn - Tỉnh Hà Giang. Nói đến Hà Giang là nói đến một tỉnh nghèo ở địa đầu tổ quốc, nơi đây với địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở còn thấp kém, kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh có 6 huyện vùng cao nằm trong số 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất nước (trên 50%) là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Đồng Văn là một huyện vùng cao núi đá nằm trong bốn huyện khó khăn nhất của tỉnh, nên những khó khăn nêu trên của huyện lại tăng thêm gấp bội. Chính vì vậy tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện còn khá cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Trong những năm qua huyện Đồng Văn đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ đói nghèo thoát đói giảm nghèo. Nhằm rút ngăn khoảng cách giàu nghèo, taọ cơ hội cho mọi người dân đều có quyền bình đẳng tối thiểu ngang nhau. Các chính sách về xóa đói giảm nghèo được chính quyền địa phương tổ chức triển khai hết sức chặt chẽ, được đông đảo người dân hưởng ứng và đồng tình thưc hiện. Như đã nói ở trên Đồng Văn là huyện vùng cao núi đá của tỉnh, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, địa hình phức tạp chia cắt, phong tục tập quán lạc hậu còn nặng nề. Do vậy, mặc dù các cơ chế chính sách trong công tác xóa đói giảm nghèo đã được thực thi. Xong trong thực tế các cơ chế chính sách về xóa đói giảm nghèo không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Chính vì những lí do của vấn đề đã nêu trên nên trong chuyên đề của mình tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đói nghèo tại huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang: Nguyên nhân và giải pháp” Qua đó tìm hiểu thực trạng đói nghèo, nhu cầu xóa đói giảm nghèo của người dân và hiệu quả của những chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. ( Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo của huyện Đồng Văn. Đồng thời nghiên cứu những chính sách về xóa đói giảm nghèo của nhà nước, cũng như của địa phương. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa bàn, giúp người nghèo tự vươn lên trong cuộc sống. ( Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Nguyên nhân đói nghèo và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi địa bàn huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang. ( Phương pháp nghiên cứu: Thông qua các phương pháp thống kê, khảo sát, phân tích tổng hợp...để nghiên cứu đề tài. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHÈO ĐÓI 1.1. Nghèo khổ về thu nhập 1.1.1. Khái niệm: Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định… Như vậy nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau, việc đo lường một cách nhất quán từng khía cạnh của nghèo khổ là điều rất khó thực hiện,còn gộp tất cả những khía cạnh đó vào một chỉ số nghèo hay thước đo duy nhất về nghèo khổ là không thể. Tại hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo tình trạng phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Định nghĩa này hiện nay đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam. 1.1.2. Phương pháp đánh giá nghèo khổ về thu nhập Theo quan điểm tiếp cận của WB, thì phạm vi của sự nghèo khổ ngày càng mở rộng. Nghèo khổ thường gắn với sự thiếu thốn trong tiêu dùng. Nhưng từ giữa năm 1970 và những năm 1980, nghèo khổ được tiếp cận theo nhu cầu cơ bản gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội và nguồn lực. Từ giữa năm 1980 đến nay tiếp cận theo năng lực và cơ hội, gồm: tiêu dùng,dịch vụ xã hội, nguồn lực và tính dễ bị tổn thương. Từ cách tiếp cận trên, khi đánh giá tình trạng nghèo khổ không chỉ dựa theo tiêu chí không gắn với thu nhập. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, việc phân tích và đáng giá nghèo khổ chủ yếu dựa trên tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu). Phương pháp này cho phép so sánh tình trạng nghèo khổ giữa các nước, các vùng khác nhau theo thời gian nhằm cung cấp thông tin cho các chính sách công và đánh giá mức độ thành công của các chính sách đó. Nhưng làm thế nào để biểu thị “nghèo khổ” bằng một con số có ý nghĩa? Các nhà kinh tế đã được dựa trên khái niệm “nghèo khổ tuyệt đối”. Khái niệm này nhằm biểu thị một mức thu nhập (chỉ tiêu) tối thiểu cần thiết để đảm bảo những “nhu cầu vật chất cơ bản” như lương thực, quần áo, nhà ở để cho mỗi người có thể “tiếp tục tồn tại” tuy nhiên nảy sinh một số vấn đề sau: Thứ nhất, việc xác định mức này là một vấn đề chủ quan gây kho khăn chho việc so sánh giữa các nước. Thứ hai, mức thu nhập tối thiểu cần thiết sẽ thay đổi theo tiêu chuẩn của mức sống xét theo thời gian và theo quốc gia (hay khu vực). Chẳng hạn, một người dân ở nước phát triển hiện nay được phân loại là nghèo thì thực ra họ lại còn có mức sống tốt hơn những người dân ở nước họ vào những năm 60 hoặc một số người dân ở các nước kém phát triển ngày nay mà họ không được coi là nghèo. Do vậy, một phương pháp đã được các nhà khinh tết sử dụng là xác định “giới hạn (ranh giới) nghèo khổ” hay còn gọi là “đường nghèo khổ”. Vậy “giới hạn nghèo khổ” được xác định như thế nào? Về phương pháp luận tiếp cận,chúng ta có thể lựa chọn xác định giới hạn nghèo khổ theo thu nhập hay chi tiêu.tuy nhiên,phương pháp được sử dụng nhiều hơn là tiếp cận theo chi tiêu. Vì chi tiêu của hộ gia đình là chỉ số liên quan chặt chẽ đến phúc lợi hơn là thu nhập. Và số liệu về thu nhập thường là không chính xác, đặc biệt ở các nước đang phát triển (có một bộ phận những người lao động là tự hành nghề). 1.1.2.1. Phương pháp của ngân hàng thế giới Phương pháp mà WB đẫ sử dụng ở nhiều nước đang phát triển là dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng đô la mỗi ngày. Ngưỡng nghèo thường dùng hiện nay là 1 đô la và 2 đô la/ngày (theo sức mua tương đương). Đây là mức tiêu có thể đảm bảo mức cung cấp năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức chuẩn đó là 2100 calo/người/ngày. Ngưỡng nghèo này gọi là ngương nghèo lương thực, thực phẩm (nghèo đói ở mức thấp). Vì mức chỉ tiêu này chỉ dảm bảo mức chuẩn về cung cấp năng lượng mà không đủ chỉ tiêu cho những hàng hóa phi lương thực. Những người có mức chỉ tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được 2100/calo/ngày gọi là “nghèo về lương thực, thực phẩm”. 1.1.2.2. Phương pháp của Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, có phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo đói như sau: + Phương pháp dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người (phương pháp của tổng cục thống kê). Phương pháp này đã xác định 2 ngưỡng nghèo. Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một rổ lương thực hàng ngày được để đảm bảo mức độ dinh dưỡng.như vậy,phương pháp tiếp cận này tương tự cách tiếp cận của WB (đã nói ở trên). Ngưỡng nghèo thứ hai, thường gọi là “ngưỡng nghèo chung” ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực. Ngưỡng nghèo Việt nam được tính toán từ cuộc điều tra mức sống dân cư 1993 và 1998 như sau: Bảng 1.1: Ngưỡng nghèo ở Việt Nam  Chỉ tiêu bình quân đầu người /năm    1993 (tính vào thời điểm 1/1993)  1998 (tính vào thời điểm 1/1998)   Ngưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm  750 nghìn đồng  1.287 nghìn đồng   Ngưỡng nghèo chung  1.116 nghìn đồng  1.788 nghìn đồng   + Phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình (phương pháp của bộ lao động – thương binh – xã hội). Phương pháp này đang được sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia (chuẩn nghèo quốc gia). Người được coi là nghèo về thu nhập là những người mà thu nhập của họ nhằm ở bên dưới các “giới hạn” hay “đường chuẩn nghèo” đã được quy định là 200 nghìn đồng/tháng ở khu vực nông thôn và 260 nghìn đồng/tháng ở khu vực thành thị. Việc nhận diện ai là người nghèo luôn là một vấn đề khó khăn cách thông thường và đã được các nước đang phát triển và WB sử dụng là dựa vào kết quả các cuộc điều tra về thu nhập (chi tiêu) của hộ gia đình (phương pháp thống kê). Những người đang sống trong “nghèo khổ tuyệt đối” là những người mà 4/5 chỉ tiêu của họ là giành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực,và một chút ít thực phẩm (thịt hoăc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng; chỉ 1/3 số người biết chữ; và tuổi thọ của họ vào khoảng 40 năm. Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói là chia dân cư thành các nhóm khác nhau (theo 5 nhóm) nhóm 1/5 nghèo nhất là 20% dân số, những người sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập (chỉ tiêu) thấp nhất. Bên cạnh sự nghèo khổ tuyệt đối,ở nhiều nước còn xét đến sự nghèo khổ tuyệt đối. Nghèo khổ tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc địa điểm cư dân sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến ở nơi đó. Sự nghèo khổ tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. Đây là những người cảm thấy bị tước đoạt những cái mà đại bộ phận những người khác trong xã hội được hưởng. Do đó, chuẩn mực để xem xét nghèo khổ tương đối thường khác nha từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác. Nghèo khổ tương đối cũng là một hình thức biểu hện sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. 1.1.3. Chỉ số đánh giá Dựa trên cách tiếp cận định nghĩa sự nghèo khổ nói trên, thước đo sử dụng phổ biến hiện nay để đánh giá nghèo khổ về thu nhập là điểm số người sống dưới chuẩn nghèo. Gọi là “chỉ số đếm đầu người” (HC – headcount index). Từ đó xác định tỷ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu - HCR). Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số này là cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu “giảm nghèo” của quốc gia và thế giới.tuy nhiên để phản ánh được tính chất gay gắt của nghèo đói và để có chính sách cần thiết hữu hiệu nhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là người nghèo, các nhà kinh tế đã xây dựng chỉ số “khoảng cách nghèo”. Khoảng cách nghèo là phần trênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh các nhóm dân cư trong một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm. Ví dụ theo kết quả tính toán của tổng cục thống kê việt nam khoảng cách nghèo ở nông thôn Việt Nam năm 2002 là 8,7% và nhóm dân tộc thiểu số là 22,1%.với giả thiết, mức tăng thu nhập là 2%/năm (và gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế) thì khoảng sau 4 năm có thể đưa hộ nghèo trung bình ở nông thôn thoát nghèo trong khi đó nhóm dân tộc thiểu số phải mất một thập kỷ. 1.2. Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp) Sự nghèo khổ của con người là khái niệm đã được liên hiệp đưa ra trong bang “báo cáo về phát triển con người” năm 1997. Theo đó,nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của con người – là sự thiệt thòi (khốn cùng) theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người. chẳng hạn, đối với các nước đang phát triển sự thiệt thòi đó là: Thiệt thòi sét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến khopong thọ quá 40 tuổi. Thiệt thòi về tri thức,được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ. Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế,được xác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận được với các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Để đánh giá “nghèo khổ của con người ”, liên hợp quốc đã sử dụng chỉ số nghèo khổ của con người – HPI (Human poor index) hay còn gọi là chỉ số nghèo khổ tổng hợp. Giá trị HPI củ một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số của nước đó so sánh các giá trị HDI và HPI cho thấy sự phân phối thành tựu của tiến bộ của con người các nước có thể có giá trị HDI như nhau những giá trị HPI lại khác nhau. Ví dụ trường hợp của Trung Quốc và Gioocđani (1999) chỉ số phát triển con người của mỗi nước là 0,718 và 0,714 chỉ số nghèo khổ con người của trung quốc là 15,1% trong khi gioocđani chỉ là 8,5. Ở Việt Nam HPI năm 1999 là 29,1% và xếp hạng theo HPI nước ta đứng thứ 45 trên 90 quốc gia được Liên Hợp Quốc nghiên cứu. 1.3. Nghèo đói ở Việt Nam Tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam đã giảm dần theo từng năm, từ mức 37,4% (năm 1998) thì sau mười năm con số này đã giảm đáng kể xuống còn 14,5% (năm 2008). Bảng 1.2: Tỷ lệ nghèo chung phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng (*)    1998  2002  2004  2006  2008   CẢ NƯỚC                  Tỷ lệ nghèo chung  37,4  28,9  19,5  16,0  14,5   Phân theo thành thị, nông thôn                  Thành thị  9,0  6,6  3,6  3,9  3,3   Nông thôn  44,9  35,6  25,0  20,4  18,7   Phân theo vùng                  Đồng bằng sông Hồng  30,7  21,5  11,8  8,9  8,0   Trung du và miền núi phía Bắc  64,5  47,9  38,3  32,3  31,6   Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung  42,5  35,7  25,9  22,3  18,4   Tây Nguyên  52,4  51,8  33,1  28,6  24,1   Đông Nam Bộ  7,6  8,2  3,6  3,8  2,3   Đồng bằng sông Cửu Long  36,9  23,4  15,9  10,3  12,3   (*) Tỷ lệ nghèo chung được tính theo mức chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng với chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới cho các năm như sau: 1998: 149 nghìn đồng; 2002: 160 nghìn đồng; 2004: 173 nghìn đồng; 2006: 213 nghìn đồng; 2008: 280 nghìn đồng. Nguồn: Tổng cục thống kế (xem tại: 1.3.1. Chuẩn nghèo Việt Nam Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới. Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010: Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Theo chuẩn trên, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ sống và do đời sống khó khăn nên rất nhiều người muốn còn được thuộc diện nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗ trợ như như vay vốn ưu đãi, bảo hiểm y tế.... Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không thể duy trì chuẩn nghèo 200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần rà sát và ban hành chuẩn nghèo mới cho năm 2011. 3.1.2. Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau: Nguyên nhân lịch sử, khách quan Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài. Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm. Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất. Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao. Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố. Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước. Nguyên nhân chủ quan Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau: Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên. Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp. Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường
Luận văn liên quan