Đề tài Dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp bệnh viện 71 Trung Ương quy mô 500 giường điều trị nội trú

Bệnh viện 71 Trung ương được thành lập năm 1951. Tiền thân từ3 đơn vị quân y: Quân y viện 31, Quân y viện 41, An dưỡng đường liên khu III. Theo Nghị định số1155 - LB/NĐngày 15/11/1955 của liên bộQuốc phòng - BộY tế - BộTài chính điều chuyển Bệnh viện 71 sang BộY Tếquản lý. Là một đơn vị sựnghiệp trực thuộc BộY tế, bệnh viện có các chức năng khám, cấp cứu, điều trị, phòng bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân Lao - Bệnh phổi, các bệnh vềnội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa khác, nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo cán bộchuyên ngành Lao - Bệnh phổi, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế. Do tình hình bệnh tật của nhân dân trong tỉnh ngày càng phức tạp, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, sốlượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh ngày càng đông, trong khi các cơsởy tếcông đầu tưmới hầu như không có, vì vậy hiện tượng quá tải tại các bệnh viện thường xuyên xảy ra. Nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện chuyên khoa và một sốbệnh viện đa khoa tuyến huyện. Trước tình hình đó, chủtrương đầu tưxây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện 71 Trung ương là điều cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển sự nghiệp y tếcủa tỉnh ta nói riêng và của ngành y tếnói chung. Ngày 05 tháng 10 năm 2006 BộY tế đã ra quyết định số3929/QĐ- BYT vềviệc phê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển bệnh viện 71 Trung ương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 với mục tiêu xây dựng và phát triển bệnh viện 71 Trung ương là bệnh viện khu vực Bắc miền Trung vềchuyên ngành Lao - Bệnh phổi có cơsởvật chất, trang thiết bịhiện đại, đội ngũcán bộkhoa học kỹthuật tương xứng với bệnh viện hạng I và ngang tầm với các nước trong khu vực; là cơsởthực hành và tham gia đào tạo của các trường Đại học, cao đẳng, trung học y tếtrong nước và quốc tế.

pdf75 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp bệnh viện 71 Trung Ương quy mô 500 giường điều trị nội trú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TTQT&BVMT 1 Mở đầu 1. Xuất xứ của dự án Bệnh viện 71 Trung ương được thành lập năm 1951. Tiền thân từ 3 đơn vị quân y: Quân y viện 31, Quân y viện 41, An dưỡng đường liên khu III. Theo Nghị định số 1155 - LB/NĐ ngày 15/11/1955 của liên bộ Quốc phòng - Bộ Y tế - Bộ Tài chính điều chuyển Bệnh viện 71 sang Bộ Y Tế quản lý. Là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện có các chức năng khám, cấp cứu, điều trị, phòng bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân Lao - Bệnh phổi, các bệnh về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa khác, nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành Lao - Bệnh phổi, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế. Do tình hình bệnh tật của nhân dân trong tỉnh ngày càng phức tạp, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh ngày càng đông, trong khi các cơ sở y tế công đầu tư mới hầu như không có, vì vậy hiện tượng quá tải tại các bệnh viện thường xuyên xảy ra. Nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện chuyên khoa và một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Trước tình hình đó, chủ trương đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện 71 Trung ương là điều cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh ta nói riêng và của ngành y tế nói chung. Ngày 05 tháng 10 năm 2006 Bộ Y tế đã ra quyết định số 3929/QĐ- BYT về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bệnh viện 71 Trung ương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 với mục tiêu xây dựng và phát triển bệnh viện 71 Trung ương là bệnh viện khu vực Bắc miền Trung về chuyên ngành Lao - Bệnh phổi có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tương xứng với bệnh viện hạng I và ngang tầm với các nước trong khu vực; là cơ sở thực hành và tham gia đào tạo của các trường Đại học, cao đẳng, trung học y tế trong nước và quốc tế. Ngày12 tháng 10 năm 2006 Bộ Y tế ra Quyết định số 4056/QĐ-BYT về việc cho phép chuẩn bị đầu tư Dự án: “Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú”. WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 2 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1. Các văn bản pháp luật - Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 (Điều 18 quy định các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM); - Nghị định 80/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về "Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường"; - Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Chỉ thị 01/ CT-UB ngày 27/2/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường”; 2.2. Văn bản kỹ thuật - Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ được UB thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25/6/1996; - Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ chi tiết việc thi hành pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ; - Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT-BKHCNMT- BYT ngày 28/12/1999 của Bộ KHCN&MT và Bộ y tế hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế; - Tiêu chuẩn của Bộ Y tế về vệ sinh môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 3733/QĐ - BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế; - Các tài liệu đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức y tế Thế giới thiết lập nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm; - Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 17/8/1999 của Bộ trưởng bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế; - Quyết định số 62/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 21/22/2001 của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành kỹ thuật đối với lò đốt chất thải y tế; WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 3 - Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07/8/2002 về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại; - Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; - Quyết định Số 27/2004/QĐ-BXD của bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 320 : 2004 "Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế "; - TCVN 5660-2005 lò đốt chất thải rắn y tế – Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế - giới hạn cho phép; - TCXDVN 365-2007 Tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế bệnh viện đa khoa; - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; - Quyết định số 3929/QĐ- BYT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ Y Tế về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bệnh viện 71 Trung ưong đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; - Quyết định số 4056/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Bộ Y Tế về việc cho phép chuẩn bị đầu tư Dự án: Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú; - Quyết định số: 294/QĐ- UBND ngày 25 tháng 01 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bệnh viện 71 Trung ương tại xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương; 3. Tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM - Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM: • WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 4 Chương I Mô tả tóm tắt dự án 1.1. Tên dự án: Đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện 71 Trung ương quy mô 500 giường điều trị nội trú. 1.2. Chủ dự án: Bệnh viện 71 Trung ương - Đại diện: Ông Doãn Trọng Tiên Chức vụ: Giám đốc - Địa chỉ: Xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá - Điện thoại: 037. 675701 Fax: 037.675701 1.3. Vị trí địa lý của dự án Theo chứng chỉ quy hoạch số 472/SXD-QH, ngày 22/03/2007 của Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa. Vị trí dự án thuộc thửa đất số 570, xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Diện tích khu đất khoảng 75.000m2. - Khu đất có ranh giới như sau: + Phía Bắc giáp với đường dự kiến theo quy hoạch. + Phía Nam giáp với đường dự kiến theo quy hoạch. + Phía Đông giáp với đường dự kiến theo quy hoạch. + Phía Tây giáp với đường dự kiến theo quy hoạch. Khu đất hiện tại thuộc bệnh viện 71 Trung ương đang quản lý và sử dụng, phù hợp với quy hoạch chi tiết dọc hai bên Quốc lộ 47. 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án - Xây dựng và phát triển bệnh viện 71 Trung ương là bệnh viện khu vực Bắc miền Trung về chuyên khoa Lao - Bệnh phổi có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tương xứng với bệnh viện hạng I và ngang tầm với các nước trong khu vực. 1.4.1. Quy mô và khối lượng dự án a. Quy mô dự án Quy mô dự án được chia thành các giai đoạn cụ thể sau: - Từ năm 2006 đến 2010: WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 5 + Thành lập các phòng chức năng, các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. + Đầu tư xây dựng các hạng mục, nâng cấp, mở rộng bệnh viện quy mô 500 giường điều trị nội trú. - Từ năm 2010 đến năm 2020: + Đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống tổ chức bệnh viện theo tiêu chuẩn bệnh viện hạng I, quy mô 700 giường. + Xây dựng hoàn hiện mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, mô hình chăm sóc toàn diện. - Các công trình chính bao gồm: Nhà khám, khu nhà mổ, khoa hồi sức cấp cứu, nhà hành chính, khoa dược, khoa dinh dưỡng, nhà bệnh nhân nội trú, khoa chống nhiễm khuẩn. - Các công trình phụ trợ: Trạm điện, trạm xử lý nước cấp, trạm xử lý nước thải, khu xử lý rác, nhà tang lễ, nhà xe - ga ra, nhà thường trực. - Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của bệnh viện được quy định tại Quyết định số 2712/QĐ-BYT, ngày 23/7/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện 71 TW, cụ thể như sau: Bảng 1: Cơ cấu tổ chức của bệnh viện 71 TW TT Cơ cấu phòng ban Số lượng 1 Các phòng chức năng - Phòng kế hoạch tổng hợp - Phòng tổ chức cán bộ - Phòng tài chính kế toán - Phòng chỉ đạo tuyến - Phòng hành chính quản trị - Phòng y tá-điều dưỡng - Phòng vật tư, thiết bị y tế - Phòng nghiên cứu khoa học và đào tạo 08 2 Các khoa lâm sàng - Khoa khám bệnh lao, bệnh phổi - Khoa khám bệnh đa khoa - Khoa hồi sức cấp cứu - Khoa thận nhân tạo - Khoa ngoại tổng hợp - Khoa điều trị bảo hiểm y tế - Khoa lao – bệnh phổi lực lượng vũ trang - Khoa người cao tuổi 20 WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 6 - Khoa lao phổi - Khoa lao ngoài phổi - Khoa hô hấp - Khoa nhi - Khoa phục hồi chức năng - Khoa xương khớp - Khoa tim mạch - Khoa tiết niệu - Khoa TMH, RHM - Khoa lao/HIV - Khoa Ung bướu 3 Các khoa cận lâm sàng - Khoa vi sinh - Khoa sinh hóa – miễn dịch - Khoa huyết học - Khoa chuẩn đoán hình ảnh - Khoa dược - Khoa dinh dưỡng - Khoa chống nhiễm khuẩn - Khoa giải phẫu tế bào 08 b. Khối lượng dự án Dự án được xây dựng trên cơ sở nâng cấp bệnh viện 71 TW hiện có. Các công trình trong dự án, một số được xây mới, một số được cải tạo và nâng cấp theo từ giai đoạn khác nhau. Bảng 2: Thống kê các công trình theo quy hoạch phát triển tổng thể Bệnh viện 71 Trung ương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 TT Tên công trình Số tầng Diện tích sàn Diện tích xây dựng Ghi chú 1 Khu phòng ban 2 490 m2 245 m2 2 Hội trường 1 338 m2 338 m2 3 Hành chính khoa dược 1 85 m2 85 m2 4 Nhà sản xuất huyết thanh 1 71,8 m2 71,8 m2 5 Kho Dược 1 649 m2 324,5 m2 6 Hành chính và lưu trữ hồ sơ 2 548 m2 274 m2 7 Gara ôtô 1 110 m2 110 m2 8 Khoa dinh dưỡng 1 671 m2 671 m2 9 Nhà kỹ thuật nghiệp vụ 2 502 m2 251 m2 10 Câu lạc bộ bệnh nhân 2 93 m2 93 m2 11 Khoa Bảo hiểm y tế 1 276 m2 276 m2 Các công trình cũ giữ nguyên WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 7 12 Nhà thuốc 1 62 m2 62 m2 13 Nhà xe 1 202 m2 202 m2 14 Trạm điện, trạm biến áp 1 65 m2 65 m2 15 Nhà cầu 1574 m2 1574 m2 12 Nhà tang lễ 1 67 m2 67 m2 17 Các công trình hạ tầng 150 m2 150 m2 18 Nhà Khám 5 6000 m2 1200 m2 19 Khu nhà mổ 4 6400 m2 1600 m2 Công trình xây dựng giai đoạn 1 20 Nhà bệnh nhân nội trú 5 7750 m2 1750 m2 21 Nhà hành chính 1 825 m2 825 m2 22 Nhà Bảo vệ 1 49,5 m2 49,5 m2 Công trình cải tạo giai đoạn 1 23 Nhà bệnh nhân nội trú 1 255 m2 255 m2 24 Nhà bệnh nhân nội trú 1 260 m2 260 m2 25 Nhà bệnh nhân nội trú 1 277 m2 277 m2 26 Nhà bệnh nhân nội trú 1 277 m2 277 m2 27 Nhà bệnh nhân nội trú 1 277 m2 277 m2 28 Nhà bệnh nhân nội trú 1 295 m2 295 m2 29 Nhà bệnh nhân nội trú 1 332 m2 332 m2 30 Nhà bệnh nhân nội trú 1 277 m2 277 m2 31 Nhà bệnh nhân nội trú 1 280 m2 280 m2 32 Nhà bệnh nhân nội trú 1 280 m2 280 m2 33 Nhà bệnh nhân BHYT 1 345 m2 345 m2 34 Nhà bệnh nhân BHYT 1 350 m2 350 m2 35 Nhà bệnh nhân BHYT 1 305 m2 305 m2 36 Nhà hành chính khoa LLVT 1 136 m2 136 m2 Công trình cũ giữ nguyên 1.4.2. Nhu cầu của dự án a. Nhu cầu cấp nước Theo tiêu chuẩn thiết kế 4513-1998 về cấp nước bên trong. Đối với bệnh viện đa khoa và chuyên khoa có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh, lượng nước lạnh sử dụng 300-400 l/giường bệnh-ngày, nước nóng là trên 60 l/giường bệnh/ngày. Tuy nhiên, theo thực tế hoạt động hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai, lượng nước sử dụng còn lớn hơn nhiều. Ngoài việc sử dụng nước cho nhu WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 8 cầu điều trị, các nhu cầu vệ sinh, giặt giũ, cho cán bộ công nhân viên bệnh viện... các nguyên nhân làm cho nước tiêu thụ tăng lên là: Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân quá đông, người nhà đến chăm sóc bệnh nhân, học sinh, sinh viên thực tập. Nhìn chung đối với bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, nhu cầu cấp nước nằm ở mức 600 - 800 l/giường bệnh-ngày. Đối với các bệnh chuyên khoa, bệnh viện TW lượng nước ước tính sử dụng tương đối cao có thể lên đến 1000 l/giường bệnh-ngày[1]. Như vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển của bệnh viện nhu cầu cấp nước dao động tương đối lớn. Bảng 3: Nhu cầu cấp nước sinh hoạt của bệnh viện 71 TW Nhu cầu cấp nước thực tế (m3/ngày-đêm) TT Giai đoạn Min Trung bình Max 1 Giai đoạn 2006-2010 300 400 500 2 Giai đoạn 2010-2020 420 560 700 Nguồn nước này hiện nay và dự kiến trong tương lai được cung cấp từ Công ty TNHH một thành viên cấp nước Thanh Hóa thông qua trạm cấp nước sạch tại Quảng Châu. b. Nhu cầu sử dụng điện Lượng điện năng tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào mùa trong năm. Theo thống kê của sở Điện lực Thanh Hóa và thực tế sử dụng điện tại bệnh viện 71 TW và một số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa trên địa bàn tỉnh cho thấy, với quy mô 500 giường bệnh thì nhu cầu sử dụng điện dao động từ 50.000 kWh/tháng vào các tháng mùa đông và đến 75.000 kWh/tháng vào các tháng mùa hè. Lượng điện năng được cung cấp từ mạng lưới điện TPTH - Sầm Sơn thông qua trạm biến thế 250 KVA của xã. c. Nhu cầu về lao động Cán bộ công nhân viên của bệnh viện hiện có 270 người. Trong đó đội ngũ y bác sỹ có tay nghề cao chỉ chiếm 21,85%, dược sỹ mới chiếm tỷ lệ khiêm tốn 1,1%. Với lực lượng y bác sỹ mỏng như hiện nay thì chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện. Ngay từ bây giờ, ban giám đốc bệnh viện đã có chủ WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 9 trương tuyển dụng cán bộ mới, cán bộ trẻ, đặc biệt là các y bác sỹ, dược sỹ được đào tạo chính quy nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển trong tương lai. WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 10 Bảng 4: Số lượng cán bộ công nhân viên hiện có của bệnh viện TT Đối tượng lao động Số lượng (người) 1 Bác sỹ 59 2 Dược sỹ đại học 03 3 Dược sỹ trung học 05 4 Cử nhân kinh tế+kỹ sư 13 5 Y tá điều dưỡng 95 6 Cán bộ khác (Hộ lý, lái xe, cấp dưỡng) 90 7 Trung học kết toán 12 Tổng cộng 270 d. Nhu cầu vật tư, hóa chất tiêu hao Khi dự án đi vào hoạt động, hàng năm nhu cầu hóa chất, vật tư tiêu hao phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh là tương đối lớn với nhiều chủng loại mặt hành khác nhau. Trong đó vật liệu, hoá chất tiêu hao chủ yếu được chia theo các nhóm cơ bản sau: + Băng, bông, gạc y tế + Bơm tiêm và bơm hút các loại + Huyết áp kế, ống nghe + Chỉ khâu, vật liệu cầm máu + Dao, panh, kìm, kéo và các dụng cụ phẫu thuật + Dây truyền dịch, dây dẫn lu, các loại sond, các loại dây nối + Đèn, bóng đèn và các phụ kiện của đèn + Găng tay phẫu thuật, khám, xét nghiệm đã tiệt trùng, chưa tiệt trùng, găng tăy chống tia + Hoá chất xét nghiệm tế bào, sinh hoá, test nhanh thử HIV, viêm gan, heroin, môi trường nuôi cấy lao, thử lao, nhóm máu và các loại hoá chất xét nghiệm khác + Giấy in các loại máy và gen tiếp xúc + Phim X-quang và các vật tư, hoá chất sử dụng cho máy X-quang + Vật tư ngành xương WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 11 + Các loại vật tư y tế khác WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 12 Nguồn vật tư, hoá chất tiêu hao kể trên dự kiến được thu mua từ các nhà sản xuất và cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Với nhu cầu ngày một tăng, đây sẽ là một tác nhân thúc đẩy các ngành sản xuất, các nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thiết bị, vật tư y tế trong tỉnh phát triển. Tạo sân chơi lành mạnh cho các hộ kinh doanh trong lĩnh vực trên, tránh tình trạng độc quyền như hiện nay. e. Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất khác - Xăng, dầu: Chủ yếu phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa, bệnh nhân, vận hành máy phát điện, vận hành lò đốt chất thải. - Hóa chất phục vụ quá trình xử lý môi trường như: PACN-95, DW97, BIOWC96, Chế phẩm vi sinh Enchoi, EM, dung dịch Clo, Soda... Nhu cầu về nhiên liệu, hóa chất này nhìn chung không lớn, phụ thuộc nhiều vào quy mô hoạt động, tình trạng máy móc hiện có, khả năng và trình độ của người công nhân vận hành. WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 13 Chương II điều kiện tự nhiên - môi trường và kinh tế-xã hội 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường xã Quảng Tâm 2.1.1. Điều kiện về địa lý Xã Quảng Tâm có diện tích tự nhiên là 367,68 ha; nằm ở phía Đông Bắc huyện Quảng Xương, dọc theo đường quốc lộ 47A có chiều dài 2,5 km. Có ranh giới hành chính như sau: - Phía Nam giáp xã Quảng Cát. - Phía Bắc và Tây giáp xã Quảng Phú. - Phía Đông giáp xã Quảng Thọ. Xã Quảng Tâm là trung tâm giao lưu hàng hóa và lưu thông giữa thị xã Sầm Sơn và Thành phố Thanh Hoá, có thị trấn Chợ Môi và nhiều cơ quan đóng trên địa bàn như Bệnh viện 71 Trung ương, trường Sư phạm 12+2 Thanh Hoá, Trường Thương mại du lịch.... 2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn Theo tài liệu của Đài khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá giai đoạn (1996 - 2006), Bệnh viện 71 Trung ương đóng trên địa bàn xã Quảng Tâm nằm ở tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, cụ thể như sau: a. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá và phát tán chất ô nhiễm. Nhiệt độ trung bình tháng: 23,60C Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 40,70C Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 5,60C Biên độ ngày đêm: 6-70C Tổng nhiệt độ năm: 8.500 - 8.6000C. Trong năm 4 tháng có nhiệt độ trung bình ≤ 200C từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, 5 tháng có nhiệt độ trung bình ≥ 250C từ tháng 5 đến tháng 11. WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 14 b. Mưa Mưa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát tán và biến đổi của các chất thải từ khu vực bệnh viện ra môi trường. Mưa trung bình năm đạt 1.746mm. Mưa kéo dài: 6 tháng kể từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa ≥ 100mm/tháng: 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10). Lượng mưa ≥ 200mm/tháng: 3 tháng (tháng 7, 8, 9). Lượng mưa ≥ 300mm/tháng: 2 tháng (tháng 8, tháng 9). Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và 9. Các tháng 12, 1, 2, 3 là các tháng có lượng mưa thấp nhất. Lượng mưa ngày lớn nhất là 239,7mm. Lượng mưa tháng lớn nhất là 586mm, trung bình 306,4mm, bé nhất 23,1mm. c. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm. Độ ẩm trung bình năm: 85- 86% Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa không lớn. Mùa khô: Vào mùa khô độ ẩm tương đối giảm nhưng không đáng kể. Mùa mưa độ ẩm tương đối trung bình không cao lắm. Độ ẩm tương đối nhỏ nhất đạt: 34,3% trong đó tháng có độ ẩm nhỏ nhất: 29,8 %. d. Chế độ gió Gió là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát tán chất ô nhiễm ra môi trường không khí và độ thông thoáng khí trong khu vực làm việc. Tốc độ gió trung bình năm: 1,5 - 1,8 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất trong bão: 30-40m/s. WWW.MTX.VN TTQT&BVMT 15 Tốc độ gió mạnh nhất trong gió mùa Đông Bắc không quá 25m/s. Xã Quảng Tâm có hai chế độ gió thịnh hành hàng năm, vào mùa hè hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam và Đông; vào mùa Đông hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc. e. Bão và áp thấp nhiệt đới Bình quân hàng năm có 0,63 cơn bão/năm đổ bộ vào Thanh Hoá, áp thấp nhiệt đới có khoảng 2,49 cơn/năm. f. Nắng và bức xạ Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và độ bền vững khí quyển, đây cũng là yếu tố khí hậu quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát tán, biến đổi các chất gây ô nhiễm trong không khí. Thanh Hoá nằm sâu trong nội chí tuyến nên thời gian chiếu nắng thay đổi từ 11giờ - 13 giờ. Đây là điều kiện quan trọng tạo ra sự đồng đều giữa các tháng về năng lượng bức xạ mặt trời đến mặt đất. - Tổng thời gian chiếu sáng trung bình năm đạt: 1.686 giờ. - Số giờ nắng cực đại: 1.839 giờ. - Số giờ nắng cực tiểu: 1346 giờ. - Số ngày không nắng: 81,9 ngày. Các yếu tố thời tiết, khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, chế độ gió, mưa, cường độ bức xạ của mặt trời... tạo nên loại độ bền vững khí quyển, ảnh hưởng tới sự phát tán của các chất ô nhiễm trong không gian. Bảng 5: Diễn biến thời tiết hàng năm tại trạm TP. Thanh Hóa [2] Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Độ ẩm tương đối trung bình (%) 88,0 87,0 85,0 86,0 84,0 84,0 Lượng mưa hàng năm (mm) 1.845,6 1.367,2 1.334,3 1.309,7 1.592,4 1.762,6 Số giờ nắng (giờ) 1.421,9 1.414,0 1.807,0 1.559,0 1.417,0 1.603,0 Nhiệt độ trung bình (0C) 23,6 23,9 24,4 23,6 23,7 24,2 2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên Bệnh viện 71 Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thanh Hóa (đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác
Luận văn liên quan