Đề tài Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ

Màu sắc luôn hiện hữu trong đời sống. Mắt ta cảm nhận được màu sắc và rung động khi được ngắm những hòa sắc đẹp trong thiên nhiên. Sảng khoái thích thú khi được sở hữu, nhìn ngắm các đồ vật có sắc màu đẹp Chúng ta thường biết đến phần lớn màu sắc trong đời sống hiện nay được tạo ra bằng kĩ thuật công nghiệp hiện đại, với những gam màu sắc đa dạng vô cùng phong phú. Song ít ai biết đến dân gian xa xưa đã biết tạo ra màu sắc từ những nguyên liệu tự nhiên có sẵn như đất, than cỏ cây,.Những nguyên liệu thật đỗi thân quen gần gũi có ngay trong cuộc sống đời thường. Vì vậy màu sắc trong tranh rất mộc mạc giản dị và gẫn gũi với cuộc sống thường ngày. Đây là nguồn cảm hứng cho các đề tài sáng tác và nghiên cứu cho đề tài về tranh dân gian Việt Nam.

doc58 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 7126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGHỆ THUẬT --∆-- TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành MĨ THUẬT Đề tài: GIÁ TRỊ CỦA MÀU SẮC TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ Giảng viên hướng dẫn : ThS.Ngô Văn Sắc Sinh viên : Nguyễn Văn Lượng Lớp : K59B MĨ THUẬT HÀ NỘI, 5 - 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói chung và các thầy cô trong khoa Nghệ thuật nói riêng, những người đã tận tình hướng dẫn, kiểm tra và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Ngô Văn Sắc, giảng viên khoa Nghệ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn ở bên quan tâm, động viên và giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Cuối cùng kính chúc quý Thầy, Cô một sức khỏe tràn đầy và thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Lượng MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT THCS : Trung học cơ sở NXB : Nhà xuất bản ĐHSP : Đại học sư phạm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Màu sắc luôn hiện hữu trong đời sống. Mắt ta cảm nhận được màu sắc và rung động khi được ngắm những hòa sắc đẹp trong thiên nhiên. Sảng khoái thích thú khi được sở hữu, nhìn ngắm các đồ vật có sắc màu đẹp Chúng ta thường biết đến phần lớn màu sắc trong đời sống hiện nay được tạo ra bằng kĩ thuật công nghiệp hiện đại, với những gam màu sắc đa dạng vô cùng phong phú. Song ít ai biết đến dân gian xa xưa đã biết tạo ra màu sắc từ những nguyên liệu tự nhiên có sẵn như đất, than cỏ cây,..Những nguyên liệu thật đỗi thân quen gần gũi có ngay trong cuộc sống đời thường. Vì vậy màu sắc trong tranh rất mộc mạc giản dị và gẫn gũi với cuộc sống thường ngày. Đây là nguồn cảm hứng cho các đề tài sáng tác và nghiên cứu cho đề tài về tranh dân gian Việt Nam. Tranh dân gian Đông hồ nằm trong quẩn thể văn hóa tranh dân gian Việt Nam, vốn đã được gìn giữ và lưu truyền bao đời nay. Tìm hiểu về giá trị màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ, cũng là phương pháp giúp tôi tiếp cận được vốn nghệ thuật nước nhà. Là một sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thuộc ngành sư phạm Mĩ thuật, tôi luôn hướng tới “nghệ thuật từ đời sống hiện thực”. Nên khi chọn đề tài nghiên cứu “Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ”, tôi muốn định hướng cho chương trình giảng dạy sau khi ra trường cũng như sự nghiệp sáng tác, áp dụng những kiến thức về giá trị của màu sắc mà xưa kia các nghệ nhân Đông hồ để lại, áp dụng vào chương trình dạy học phổ thông; hay như có thể phát triển thể loại tranh khắc gỗ – bản sắc dân tộc; gìn giữ với những giá trị độc đáo của màu sắc tự nhiên cha ông đã để lại; trau dồi kiến thức cho bản thân. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Giúp cho bản thân hiểu sâu hơn về những giá trị nguyên bản của màu sắc tự nhiên trong tranh dân gian Đông Hồ. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Người viết trình bày hiểu biết của mình về dòng tranh Đông hồ. Phân tích giá trị của màu sắc qua một số tác phẩm tiêu biểu. Từ đó tìm ra những giá trị nguyên bản của màu sắc được sử dụng trong tranh dân gian Đông Hồ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Màu sắc và những ứng dụng của màu sắc chính được sử dụng trong tranh dân gian Đông hồ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Làng nghề nơi sinh ra dòng tranh Đông Hồ 4. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận được thực hiện qua khảo sát ký sự thực tế quá trình sản xuất tranh, trong đó tập chung đánh giá nhận xét việc sử dụng màu sắc truyền thống của làng tranh Đông Hồ. Phân tích giá trị nghệ thuật, nội dung ý nghĩa của màu sắc sử dụng trong các bức tranh dân gian. Qua đó nói lên giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông hồ. So sánh, tổng hợp các tài liệu liên quan về đề tài dòng tranh Đông Hồ cũng như các dòng tranh khác. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài Đề tài nhằm tìm hiểu sâu giá trị nguyên bản của màu sắc truyền thống mà dân gian ngày xưa đã biết sử dụng từ tự nhiên. Ngày nay với công nghệ hóa màu công nghiệp, người ta có thể chế phẩm ra rất nhiều màu sắc khác nhau. Song các giá trị màu sắc truyền thống dân gian cần được lưu truyền. Vận dụng sự hiểu biết về giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông hồ vào thực tiễn trong chương trình dạy ở trường phổ thông. 6. Bố cục của tiểu luận Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm hai chương lớn: Chương I: Vài nét khái quát về dòng tranh dân gian Đông Hồ Nguồn gốc và lịch sử phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ Kĩ thuật sử dụng màu sắc trong tranh Đông Hồ Nét riêng biệt giữa tranh Đông Hồ với các dòng tranh Việt Nam Sự độc đáo về màu sắc trong tranh Đông Hồ với các thể loại chất liệu tranh khác. Chương II: Giá trị của màu sắc trong tranh dân gian Đông Hồ 2.1. Giá trị nghệ thuật của màu sắc trong tranh Đông Hồ 2.2. Giá trị nhân văn sâu sắc thể hiện trong tranh Đông Hồ 2.3. Giá trị màu sắc trong tranh Đông Hồ với chương trình giáo dục mĩ thuật tại các trường phổ thông. NỘI DUNG Chương I: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DÒNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển tranh Đông Hồ 1.1.1. Lịch sử hình thành Tranh dân gian nói chung và dòng tranh dân gian Đông Hồ nói riêng có vốn văn hóa lâu đời. Trong quá khứ, ngôn ngữ tạo hình điêu khắc độc đáo và lâu đời đã tạo nên những phường thợ chuyên khắc tranh mang tính chuyên môn hóa cao ở các nông thôn Việt Nam. Tiêu biểu phải kể đến làng La Xuyên(Ý Yên - Nam Định), ĐôngGiao(Cảm Giang – Hải Dương), Hương Mạc, Phù Khê( Từ Sơn – Bắc Ninh),..Một trong số đó phải kể đến làng Song Hồ(Thuận thành - Bắc Ninh). Vậy tranh dân gian Đông Hồ có lịch sử bắt nguồn từ đâu? Vào thời nhà Lý(1010-1225), đạo Phật được du nhập phát triển thịnh hành cùng với nghề in ấn và phát hành tiền giấy. Song song với việc duy trì đến thời nhà Hồ(1400-1414), và phát triển mạnh đến thời hậu Lê(1533-1788). Kĩ thuật in ấn ngày càng được trau dồi phong phú và đa dạng hơn. Năm 1396, vào cuối thời Trần, Hồ Qúy Ly cho phát hành tiền giấy. Các đồng bạc đều in hình vẽ khác nhau tùy theo mệnh giá trị của chúng. Các nghệ nhân cho ra nhưng khuôn in khắc tiền rất tinh tế, từng tờ in đều hết sức chuẩn xác. Nghệ thuật vẽ in tiền đạt đến đỉnh cao. Vào mấy thập kỉ sau, một người tên Lương Nhĩ Hộc(Hải Dương) đỗ danh Thám Hoa thời Lê Thái Tông(1434-1442) được vua đắc cử đi sứ nhà Minh. Tại đây ông có tìm hiểu nghề in ván gỗ lâu đời của lịch sử Trung Quốc. Về nước ông cho cải tiến chế bản ván khắc và in cổ truyền của ta rồi dạy cho dân làng Hồng Lục và Liễu Tràng quê mình. Lương Nhĩ Hộc trở thành ông tổ nghề in khắc ván từ đấy. Xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVI, tranh Đông Hồ đặt nền móng cho mình một dòng tranh “uy tín” được bán chủ yếu phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán. Người dân nông thôn mua tranh về dán tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Tranh Đông Hồ cũng xuất hiện ở nhiều nơi một số tỉnh lẻ Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An nhưng truy về gốc do người Đông Hồ di cư mang nghề đến nơi mới. Làng Sình – Đông Hồ thuộc xã Song Hồ - Thuận Thành – Bắc Ninh chính là nơi trung tâm sản xuất tranh dân gian Đông Hồ. Nơi có dòng họ Nguyễn Đăng, một dòng họ lớn làm tranh ở làng tranh Đông Hồ đến nay đã có hơn 20 đời làm nghề tranh, tức là đã trải qua trên dưới 500 năm. Đây là một ngôi làng nhỏ nằm bên sông Đuống và nằm trên đương giao thông nôi xứ kinh Bắc(Bắc Ninh) với xứ Đông(Hải Dương), chỉ cách Hà Nội 40km về hướng Đông Bắc. Vùng đất đầy phú trú, nông nghiệp phát triển, có nhiều nghề thủ công, đời sống văn hóa cao(cái nôi của văn hóa quan họ), lễ hội nhiều và đặc sắctất cả đã tạo lên “thương hiệu” dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Dòng tranh Đông Hồ phát triển mạnh vào khoảng thế kỉ XVIII đến năm 1944(thống kê có 17 dòng họ tất cả đều làm tranh). Đến hẹn lại lên, cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng lại tất bật chuẩn bị cho mùa tranh Tết mới. Khắp làng rực rỡ của sắc màu giấy điệp, không mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng phơi giấy: từ sân nhà sân đình, ven đến các ngõ xóm, đường làng, ven các sườn đê, trên các nóc nhà, nóc bếp, không khí trong làng rộn rã suốt từ sáng đến tối ngày đến ngày. Mỗi năm chợ tranh chỉ nhộn nhịp vào mấy tháng chạp, họp 5 phiên vào các ngày mùng 6, 11, 16, 21 và 26. Bà con khách thập phương muôn nơi đổ về mua tranh vui tấp nập. Hàng nghìn bức tranh được mang ra xếp gọn lại bán cho các lái buôn hoặc bán lẻ cho các gia đình mang về nhà treo Tết. Sau phiên chợ cuối cùng(26/12 âm lịch), những gia đình nào còn lại tranh bọc kín lại đem cất đi chờ mùa tranh năm sau lại đem ra chợ bán. 1.1.2. Sự phát triển qua các thời kỳ Trải qua thời gian thăng trầm, tranh Đông Hồ ngày dần mai một, làng tranh cũng đổi thay. Đến thời Pháp thuộc, một phần do ảnh hưởng của thời cuộc, chiến tranh loạn lạc, giấy dó khan hiếm, giấy báo không có, tranh dân gian phải in trên giấy vở học sinh với số lượng ít và xấu. Chiến tranh tàn phá ngôi làng làm tranh ven sông Đuống tan tác, người dân trong lang lo chạy khắp nơi. Nghề tranh từ đó mà gián đoạn. Trong những năm đầu thập niên 60 đến 70 tranh Đông Hồ có được khôi phục song còn gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn những bản khắc giá trị cổ đều bị hư hỏng, thất lạc rất nhiều. Năm 1967, Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hà Bắc(cũ) cho thành lập đội sản xuất tranh Đông Hồ theo tổ hợp tác xã vừa và nhỏ. Từ 1970 đến 1985, tranh được xuất sang 12 nước xã hội chủ nghĩa. Thời kì này, việc xuất khẩu tranh được đạt hiệu quả cao nhất. Từ năm 1985 đến 1990, Nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, nền kinh tế đất nước bước vào thời kỉ mở cửa. Nhu cầu thẩm mĩ của người dân cũng đổi thay. Mọi người được biến đến nhiều cái mới cái đẹp như một luồng gió lạ so với cái truyền thống quen thuộc. Người dân làng tranh chuyển dần sang làm hàng mã. Tranh dân gian chỉ còn tồn tại lay lắt yếu ớt tại một vài hộ gia đình bám trụ lấy nghề tranh như gia đình ông Nguyến Đăng Chế, gia đình ông Nguyễn Hữu Sam,Đến nay cũng nhờ sự bảo tồn gìn giữ nghề truyền thống của hai nghệ nhân trên mà tranh dân gian không bị thất truyền. Du khách thập phương có dịp chiêm ngưỡng một di sản văn hóa dân gian đặc sắc. Tuy vậy, tranh Đông Hồ bây giờ không còn mang tính “thuần Việt” như xưa nữa. Ảnh hưởng của xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới, dùng bột màu thay cho chất liệu tự nhiêntrở lên phổ biến làm cho dòng tranh mất đi những nét đặc trưng vốn có. Theo đánh giá của một số họa sĩ tranh Đông Hồ in thời điểm hiện tại không còn được thắm tươi như tranh cổ, độ óng ánh của giấy điệp trở lên thường, các bản khắc mới không còn được tinh tế như bản cổ(một phần bản khắc chữ Hán-Nôm cũng bị đục bỏ). Tranh Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một. Cách đây gần 10 năm, câu lạc bộ làng tranh được thành lập với mục đích dạy nghề, quản lí và bán tranh tại đình làng. Tuy nhiên trong suốt mấy năm qua câu lạc bộ gần như chỉ hoạt động trên danh nghĩa. Cuối tháng 9-2004, được sự hỗ trợ của tổng cục du lịch, Sơ du lịch tỉnh Bắc Ninh đã khai chương “phòng tranh Đông Hồ”, nhưng cũng chỉ dựa trên phòng tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Tuy có nhiều sự cố gắng của không ít cá nhân, tổ chức, nhưng việc khôi phục của làng tranh Đông Hổ vẫn chỉ đang tồn tại với mức độ “phảng phất”. Hi vọng trong tương lai gần, cùng với các làng nghề truyền thống trên cả nước, làng tranh Đông Hồ sẽ tìm lại được vị trí vốn có của mình và ngày càng phát triển, làm giàu thêm cho văn hóa đậm đà bẳn sắc dân tộc Việt. 1.2. Kĩ thuật sử dụng màu sắc trong tranh Đông Hồ Tranh dân gian phục vụ chủ yếu cho đối tượng là người dân lao động, thỏa mãn nhu cầu chơi tranh ngày Tết và tục thờ cúng. Để đảm bảo các yếu tố đó, các nghệ nhân làm tranh đã chọn cách làm tranh theo lối khắc ván để rồi từ đó in thành nhiều bản. Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, đặc trưng tranh dân gian Đông Hồ tiêu biểu còn nằm trong chất liệu làm tranh. Giấy in tranh Đông Hồ được làm từ giấy dó, giấy dó được làm từ vỏ cây dó trên rừng. Sự thú vị và đọc đáo của giấy dó ở chỗ rất bền dai và có độ xốp nhẹ, không nhòe khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc giòn gẫy và ẩm nát. Với đặc tính chống ẩm, giấy do giúp các tác phẩm tranh không bị ẩm ướt và có tuổi thọ tương đối cao. Theo nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cho hay thì cây dó này chỉ có ở 3 tỉnh Quảng Ninh, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Giấy dó mang về với bản lớn nguyên sẽ được cắt thành nhiều cỡ, nhỏ nhất là 11´02cm, lớn nhất là 22´31cm. Sau đó, người ta nghiền nát vỏ con điệp (một loại sò vỏ mỏng ở biển) đem trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét điệp lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những đường rãnh li ti chạy theo đường quét khiến cho mặt giấy có những đường gân lồi lõm nên khi sờ lên có cảm giác thô ráp như sờ trên mặt vải thổ cẩm. Hiệu ứng thứ đến là do cấu tạo thô ráp, tranh Đông Hồ gần gũi với nét dân dã hơn do đó lột tả được chủ đề mà dòng tranh này thường khai thác. Vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng. Khi làm giấy, có thể pha thêm màu khác vào hồ để tạo thành màu nền. Giấy dó có quết điệp nên người ta thường gọi là “giấy điệp”. Người dân làng nghề Đông Hồ xưa đã có sự giao lưu buôn bán qua lại với các làng nghề khác. Họ đến với các làng nghề vùng cửa sông Thái Bình, làng ven biển Quảng Ninh để mua lượm các vỏ trai, vỏ sò về nghiền vụn thành chất tạo độ óng ánh sắc điệp nền tranh; đến với làng Đông Cảo, làng Phong Khê(Bắc Ninh) để có được thứ giấy dó seo với kĩ thuật đặc biệt; và làng Bưởi, làng Yên Thái (Hà Nội) để lấy loại giấy dó có khổ dài dùng in các bộ tranh tứ bình. Những rơm nếp, giành giành, lá chè, hoa hoèNgoài ra làng còn mua chuyên các làng lân cận các nguyên liệu chế màu. Nét tự nhiên của màu sắc làm tăng thêm giá trị vẻ đẹp cho bức tranh đó là sự mộc mạc dân dã từ những nguyên liệu tạo ra màu sắc. Vậy màu sắc được tạo ra như thế nào: màu trắng lấy từ điệp từ những vỏ con trai ven sông hay vỏ sò ven biển được phơi nắng đến độ khô giòn, đem giã mịn thành hạt trong cối đá; màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu đỏ có hai loại là đỏ vang và đỏ son, đỏ vang lấy từ cây gỗ vang được chẻ nhỏ đem đun lấy nước cho tới khi màu gỗ “thục” ra nước và sau đó đem cô đặc thành màu đỏ sẫm, màu đỏ son lấy từ sỏi son trên núi Thiên Thai, đem về giã nhỏ tán mịn, ngâm rồi lọc lấy nước màu mượt và mịn nhất, màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hạt giành giành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt, tất cả cho vào rang lên sau đó cho vào cối giã. Sau đó cho vào nấu cho tới khi bã lắng xuống rồi lọc lấy nước. Lúc dùng pha với hồ nếp. Làm màu là một công đoạn khó, phải trải qua các khâu chế màu, đồ màu, hãm màu rất công phu, đòi hỏi phải có tay nghề cao mới có thể làm ra loại màu tươi tắn, tự nhiên. Bởi vậy, ngày xưa, có bao nhiêu dòng họ thì có bấy nhiêu cách pha chế màu, nó đã trở thành bí kíp của riêng từng người, bởi vậy không hề truyền ra ngoài mà chỉ truyền cho con cháu. Vậy nên nếu ai “sành” chơi tranh, nhìn tranh sẽ đoán biết được tranh của nhà nào. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Trên giấy điệp, khi hớn hở, khi thanh thản, những màu nguyên đó rung lên theo ánh sáng. Màu vàng hòe tượng trưng cho sự no đủ, màu vàng rộm lên như cánh đồng lúa chín, màu xanh như lũy tre, màu đỏ gấc như yếm thắm, màu nhiễu tím như thắt lưng, màu đen như váy lĩnh giữa mùa quan họ. Tất cả đều là vật liệu có sẵn trong thiên nhiên mà cuộc đời chúng ăn sâu vào tâm thức người Việt từ thuở xa nào. Bởi vậy, mỗi khi được cầm một bức tranh Đông Hồ trên tay, bao kỉ niệm ấu thơ, tình yêu làng xóm, quê hương, nỗi khát khao quay trở lại cội nguồn dân tộc lại sống dậy trong lòng biết bao người con Việt xa xứ. 1.3. Nét riêng biệt giữa tranh Đông Hồ với các dòng tranh Việt Nam 1.3.1. Tranh Đông hồ và tranh Hàng Trống Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm và bày bán tại chủ yếu tại các phố trong Hàng Trống, Hàng Nón, Hàng Hòm và Hàng Quạt thuộc tổng Tiêu Túc(sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương(nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhưng chủ yếu là Hàng Trống(xưa là thôn Tự Tháp). Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng mĩ thuật. Đề tài rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như Hương chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba Tứ bình có thể là tố nữ hay tứ dân(ngư, tiều, canh, mục) hoặc tứ quý(Bốn mùa), truyện cổ tích hay dân quê. Màu sắc chủ đạo là màu lam, hồng, đôi khi là thêm lục - đỏ - cam - vàng Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn. Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc đậm đà trau truốt hơn so với sự mộc mạc khỏe khoắn của tranh Đông Hồ. Dùng kĩ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật “vờn” màu. Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ màu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh. Tranh được in trên giấy dó bồi dày hay giấy báo khổ rộng. Có những tranh bộ khổ to và dài, thường bồi dày, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị. Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị. Mực in truyền thống dùng bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác. Tranh Đông Hồ mang đậm chất dân dã mộc mạc vốn bình dị của người dân quê không như sự tỉ mỉ lượt là như tranh xứ kinh thành. Vì vậy tranh Đông hồ được ưa chuộng phổ biến với mọi người dân quê sứ xa gần. 1.3.2. Tranh Đông hồ với tranh Kim Hoàng Bên cạnh hai dòng tranh được biết đến như tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống còn có tranh Kim Hoàng. Tranh Kim Hoàng là dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh vào khoảng thế kỉ VIII – IX của làng Kim Hoàng thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Tương truyền dòng họ đầu tiên lập lên dòng tranh Kim Hoàng là dòng họ Nguyễn Sĩ thuộc Thanh Hóa di cư ra thành Thăng Long rồi lập nghiệp ở Kim Hoàng. Thế kỉ IX, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu giấy ngập trắng, nhiều ván in khắc gỗ bị lũ cuốn trôi; Đến năm 1045, tranh hoàn toàn không thể sản xuất được nữa. Đến nay chỉ còn một vài ván in tranh này được lưu giữ trong bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam. Tranh Kim Hoàng tuy có những nét riêng biệt so với tranh Đông Hồ nhưng về đề tài cũng tương tự. Đó là những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của người dân làng quê như trâu, bò, lợn, gà, sinh hoạt ngày thường hay cảnh ngày tết. Có một điểm tuy giống nhưng khác với tranh Đông Hồ là dòng tranh Kim Hoàng này cũng đề thơ trên tranh.