Đề tài Giá trị văn hóa của sách kinh thánh trong đời sống người giáo dân giáo phận vinh

Nhân loại chúng ta đang sống trong một giai đoạn mới của lịch sử. Giai đoạn chất chứa những đổi thay sâu xa và nhanh chóng. Sự tân tiến của khoa học kỹ thuật đã làm cho con người đặt trọn niềm hy vọng của mình nơi thế giới vật chất này. Nhưng đồng thời và hơn lúc nào, con người cảm thấy luôn bị đe dọa do những khám phá của chính mình. Tự trong thâm sâu, con người vẫn mang trong mình những nỗi ưu tư, khắc khoải. Nhiều người trong số họ đã tìm về Tôn Giáo. Bởi Tôn Giáo là một vấn đề xã hội khách quan, luôn gắn liền với đời sống văn hóa, xã hội, vấn đề con người. Tôn Giáo lay động tới những cảm xúc mãnh liệt nằm sâu trong đáy lòng. Các Tôn Giáo lớn trên thế giới, Tôn Giáo nào cũng có những Kinh sách trình bày Giáo thuyết về vấn đề con người, về những thực tại siêu việt và chỉ vẽ cho con người biết những cách thức sống, suy tư và hành động, để thực hiện chức vụ làm người, sống trọn đạo làm người, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và đạt tới cùng đích của chức vụ đó. “Con người là ai?”, “Từ đâu mà đến?”, “Sinh ra để làm gì?”, “Chết rồi đi đâu?”, “Tại sao có đau khổ?”, “Tại sao có bất công?”, “Tại sao có tội lỗi và chết chóc?”. Đó là một số trong muôn ngàn câu hỏi liên quan đến con người và vận mệnh của con người. Để trả lời cho các vấn đề liên quan đến con người, liên quan đến nguồn gốc và cứu cánh của đời người, Ấn Độ Giáo có kinh: Ve-da.Sa-tapha-tha Bra-ha-ma-na, Bra-ha-da-ra-ny-aka Upa-nis-had, Bha-ga-vad Gi-ta; Phật Giáo có các bộ kinh: A-hàm, Pháp Hoa, Pháp cú, Viên giác, Kim cương, Bát Nhã, Tăng Gia, Kinh Đại bát Niết bàn v.v.; Khổng Giáo có Tứ thư: Ngũ Kinh; Lão Giáo có Tam tự kinh; Do Thái Giáo có Kinh thánh Cựu ước; Ki-tô Giáo có Kinh thánh Cựu ước và Kinh thánh Tân ước; Hồi Giáo có Kinh sách Co-ran.

pdf10 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giá trị văn hóa của sách kinh thánh trong đời sống người giáo dân giáo phận vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Huyền – Quản lý Văn hóa 8 A Page 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT ************* KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý V¨n hãa  §Ò tµi:  GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA SÁCH KINH THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI GIÁO DÂN GIÁO PHẬN VINH Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Văn Tú Sinh viên thực hiện : Trần Thị Huyền HÀ NỘI – 2011 Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Huyền – Quản lý Văn hóa 8 A Page 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO PHẬN VINH - NGHỆ AN, HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH ...................................................................... 7 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO .......................... 7 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của đạo Công giáo ................................ 7 1.1.2. Phẩm trật của Giáo hội Công giáo và vai trò của Đức Giáo hoàng 11 1.1.3. Đạo Công giáo ở Việt Nam ............................................................ 19 1.2. TỔNG QUAN VỀ GIÁO PHẬN VINH ..................................... 24 1.2.1. Lược sử Giáo phận Vinh ................................................................ 24 1.2.2. Đặc điểm, tình hình Giáo phận Vinh .............................................. 25 Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA SÁCH KINH THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI GIÁO DÂN GIÁO PHẬN VINH ....................... 32 2.1. SÁCH KINH THÁNH ....................................................................... 32 2.1.1. Nguồn gốc và nội dung sách Kinh thánh ........................................ 32 2.1.2. Giá trị Văn hoá của sách Kinh thánh .............................................. 46 2.2. Ý NGHĨA VĂN HOÁ CỦA SÁCH KINH THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI GIÁO DÂN GIÁO PHẬN VINH ............................... 46 2.2.1. Người Giáo dân Giáo phận Vinh với Kinh thánh ........................... 46 2.2.2. Giá trị Văn hoá của sách Kinh thánh trong đời sống người Giáo dân Giáo phận Vinh ........................................................................ 48 Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Huyền – Quản lý Văn hóa 8 A Page 5 Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA SÁCH KINH THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI GIÁO DÂN GIÁO PHẬN VINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .......................................................................................................... 65 3.1. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA ĐỐI VỚI TÔN GIÁO NÓI CHUNG VÀ CÔNG GIÁO NÓI RIÊNG ............................................................................................. 65 3.1.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với Tôn giáo .................................................................................................... 65 3.1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với Công giáo ................................................................................................. 74 3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA SÁCH KINH THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI GIÁO DÂN GIÁO PHẬN VINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................. 76 KẾT LUẬN .............................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 83 BẢN CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ ............................................................ 86 PHỤ LỤC ................................................................................................ 90 Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Huyền – Quản lý Văn hóa 8 A Page 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nhân loại chúng ta đang sống trong một giai đoạn mới của lịch sử. Giai đoạn chất chứa những đổi thay sâu xa và nhanh chóng. Sự tân tiến của khoa học kỹ thuật đã làm cho con người đặt trọn niềm hy vọng của mình nơi thế giới vật chất này. Nhưng đồng thời và hơn lúc nào, con người cảm thấy luôn bị đe dọa do những khám phá của chính mình. Tự trong thâm sâu, con người vẫn mang trong mình những nỗi ưu tư, khắc khoải. Nhiều người trong số họ đã tìm về Tôn Giáo. Bởi Tôn Giáo là một vấn đề xã hội khách quan, luôn gắn liền với đời sống văn hóa, xã hội, vấn đề con người. Tôn Giáo lay động tới những cảm xúc mãnh liệt nằm sâu trong đáy lòng. Các Tôn Giáo lớn trên thế giới, Tôn Giáo nào cũng có những Kinh sách trình bày Giáo thuyết về vấn đề con người, về những thực tại siêu việt và chỉ vẽ cho con người biết những cách thức sống, suy tư và hành động, để thực hiện chức vụ làm người, sống trọn đạo làm người, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và đạt tới cùng đích của chức vụ đó. “Con người là ai?”, “Từ đâu mà đến?”, “Sinh ra để làm gì?”, “Chết rồi đi đâu?”, “Tại sao có đau khổ?”, “Tại sao có bất công?”, “Tại sao có tội lỗi và chết chóc?”. Đó là một số trong muôn ngàn câu hỏi liên quan đến con người và vận mệnh của con người. Để trả lời cho các vấn đề liên quan đến con người, liên quan đến nguồn gốc và cứu cánh của đời người, Ấn Độ Giáo có kinh: Ve-da.Sa-ta- pha-tha Bra-ha-ma-na, Bra-ha-da-ra-ny-aka Upa-nis-had, Bha-ga-vad Gi-ta; Phật Giáo có các bộ kinh: A-hàm, Pháp Hoa, Pháp cú, Viên giác, Kim cương, Bát Nhã, Tăng Gia, Kinh Đại bát Niết bàn v.v..; Khổng Giáo có Tứ thư: Ngũ Kinh; Lão Giáo có Tam tự kinh; Do Thái Giáo có Kinh thánh Cựu ước; Ki-tô Giáo có Kinh thánh Cựu ước và Kinh thánh Tân ước; Hồi Giáo có Kinh sách Co-ran. Nhưng trong số các Kinh sách kể trên, cuốn Kinh thánh Cựu ước và Tân ước của Ki-tô Giáo là cuốn sách kỳ diệu hơn cả. Đó là cuốn sách bán chạy nhất thế giới từ cổ chí kim. Nó được dịch ra hàng ngàn thứ tiếng trên khắp năm châu. Là cuốn sách gối đầu giường của hàng tỷ người trên thế giới. Trong cuốn sách đặc biệt này, chúng ta tìm thấy câu trả lời và giải pháp cho mọi vấn nạn liên quan đến nguồn gốc, ý nghĩa và cứu cánh đời người, đặc biệt là tìm thấy cách thức, lời chỉ dạy phải sống thế nào để thực hiện chức vụ làm người và đạt mục đích tối hậu của con người. Nói tóm lại là Kinh thánh chứa đựng một giá trị Văn hóa vô cùng to lớn. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Huyền – Quản lý Văn hóa 8 A Page 7 Sống trong ngôi làng toàn cầu hiện nay, Việt Nam chúng ta đã sớm mở cửa đón nhận những giá trị Văn hóa đó. Là một quốc gia đa Tôn giáo, với 6 Tôn Giáo lớn, có gần 1/3 dân số nước ta sinh hoạt Tôn Giáo thường xuyên. Tôn Giáo trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân ta. Vai trò của Tôn Giáo cũng như Công Giáo đã tác động vào đời sống văn hóa – xã hội của nhân dân, đặc biệt là các tín đồ Công Giáo Việt Nam nói chung và Giáo phận Vinh nói riêng. Giáo phận Vinh gồm ba tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình. Mảnh đất đã sản sinh ra những anh hùng dân tộc, những nhà lãnh đạo tài ba, những doanh nhân tài đức. Tất cả đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Về phía Giáo dân Công giáo, đây là Giáo phận có số Giáo dân đông thứ ba trong số 26 Giáo phận ở Việt Nam. Người Giáo dân Giáo phận Vinh cũng mang những bản sắc và phầm chất cao quý: Chân thành, trung kiên, chịu khó, cương quyết và luôn lấy chữ tín làm đầu. Kính thờ Thiên Chúa và phục vụ Tổ Quốc luôn được người Công Giáo Vinh đặt lên trên hết. Sinh ra và lớn lên trong gia đình Công Giáo trên mảnh đất của Giáo phận Vinh, tôi đã cảm nghiệm và nhận ra được những giá trị của Công giáo, đặc biệt là giá trị Văn hóa của sách Kinh thánh trong đời sống người Giáo dân Giáo phận Vinh. Cuốn sách mà người Công Giáo cho rằng: đó là “Bức thư tình của Thiên Chúa viết cho con người”, cũng là cuốn sách gối đầu giường của người Giáo dân Giáo phận Vinh. Vì những lý do trên, được sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Văn Tú, tôi quyết định chọn “Giá trị Văn hóa của sách Kinh thánh trong đời sống người Giáo dân Giáo phận Vinh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật. Đây là một đề tài khá mới mẻ và thú vị, hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc khẳng định vai trò của Công Giáo trong lòng dân tộc, chỉ ra ý nghĩa to lớn của sách Kinh thánh trong đời sống người Giáo dân nói chung và người Công Giáo Vinh nói riêng. Việc phân định ấy có ý nghĩa thực tiễn to lớn là giúp cho các cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là các nhà quản lý Văn hóa có một cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn, đề có chủ trương, chính sách phù hợp đối với Công Giáo hiện nay. Bởi “vòng nguyệt quế” chỉ thuộc về những tổ chức, các nhân nào hiểu rõ nội dung dàn xếp trong vấn đề quản lý, đặc biệt là trong lĩnh vực Văn hóa. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Sách Kinh thánh của Ki-tô giáo. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Huyền – Quản lý Văn hóa 8 A Page 8 Phạm vi nghiên cứu: Giá trị Văn hóa của sách Kinh thánh trong đời sống người Giáo dân Giáo phận Vinh. 3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu. Mục tiêu: - Khẳng định vai trò của Kinh thánh trong đời sống người Giáo dân. - Khẳng định vai trò của Công Giáo trong đời sống xã hội. - Đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm phát huy giá trị Văn hóa của sách Kinh thánh trong đời sống người Giáo dân Giáo phận Vinh nói riêng và người Giáo dân nói chung. Góp phần xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên tiên tiến: đậm đà bản sắc Văn hóa dân tộc. Mục đích: Giúp nhà quản lý Văn hóa có một cái nhìn đúng đắn, toàn diện, đề có chủ trương, chính sách phù hợp đối với Công Giáo hiện nay. Tất cả nhằm góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc Văn hóa dân tộc. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điền dã. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phân tích, so sánh, tổng hợp. - Kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành. 5. Đóng góp của đề tài. - Khám phá và củng cố những giá trị Văn hóa Công giáo. - Nêu lên những giá trị Văn hóa của Kinh thánh nói chung và trong đời sống người Giáo dân nói riêng. - Đưa ra nhưng đề xuất giải pháp ý nghĩa, thiết thực đối với Công Giáo trong công tác quản lý Văn hóa. 6. Bố cục của đề tài. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Huyền – Quản lý Văn hóa 8 A Page 9 Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Giáo phận Vinh – Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Chương 2: Giá trị Văn hóa của sách Kinh thánh trong đời sống người Giáo dân Giáo phận Vinh. Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm phát huy giá trị Văn hóa của sách Kinh thánh trong đời sống người Giáo dân Giáo phận Vinh. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Huyền – Quản lý Văn hóa 8 A Page 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A. Wikenhauser (1960), New Testament Intronduction, 3rd impression, Herder and Herder, New York. 2. Alexandre de Rhodes (1994) , “Hành trình và truyền giáo”, Tủ sách Đại Kết, TP.HCM. 3. Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số (2010), Tổng Điều tra Dân số năm 2009, NXB Thống Kê, Hà Nội, 8-2010, tr. 281). 4. Ban tôn Giáo Chính phủ (1995), Một số Tôn Giáo ở Việt Nam, phòng Thông tin tư liệu, Hà Nội. 5. Ban tư tưởng văn hóa TW (2002), Vấn đề Tôn Giáo và cuộc sống Tôn Giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Bikku, (1990) Tìm hiểu đạo Phật Chân Thiện dịch, Viện nghiên cứu Phật học, Hà Nội. 7. Cẩm Nang Chung về Giáo Lý, số 95. 8. Cardiere Leopold (1997), Về văn hóa tín ngưỡng truyền thống người Việt, Đỗ Trịnh Huệ dịch, Nxb VHTt, Hà Nội. 9. Catechesi Tradendae, số 27. 10. Conshu Shije (2000), Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Đại Nam thực lục chính biên (1974), Nxb KHXH, tr.262-263. 12. Di sản Hán Nôm Việt Nam (1993), thư mục đề yếu, Nxb KHXH, Hà Nội. 13. Dominique Morin (1989), Pour dire Dieu, Nxb Cerf. (Gọi tên Thượng Đế, Lm Phê-rô Đặng Xuân Thành và Lm Lu-y Nguyễn Anh Tuấn dịch). 14. Hồ Đức Hân (1989), “Lược sử Giáo phận Vinh”, Nhóm thân hữu Nghệ Tĩnh Bình phát hành, Hoa kỳ. 15. Học viện Chính trị Hồ Chí Minh (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn Giáo lớn ở Việt Nam, Trung tâm chuyên đề Hà Nội. 16. Hội đồng Giám mục Việt Nam (1980), Thư Chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Huyền – Quản lý Văn hóa 8 A Page 85 17. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2004), Giáo hội Công Giáo Việt Nam Niên giám 2004, Hà Nội, Nxb Tôn giáo. 18. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2007), Ủy ban Giáo lý Đức tin, Bản toát yếu sách Giáo lý của Hội thánhCông giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 19. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2010), Bảng tổng kết của 26 Giáo phận, tháng 10-2010. 20. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2010), Thư Chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 của Hội đồng Giám mục Việt Nam. 21. I.N.Iablokov (2001), Tôn Giáo học, Nhà sách Tổng hợp, Mátxcơva. 22. John L.Allen.Jr (2008), Đức Giáo hoàng Benedict XVI, Nxb Tôn giáo. 23. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (1960), Nxb văn sử địa Hà Nội. 24. Linh mục Đa-minh Nguyễn Phúc Thuần SSS, Dẫn vào Kinh thánh, Tủ sách Eymard. 25. Linh mục Giu-se Nguyễn Công Lý OP, Tìm hiểu Kinh thánh. 26. Linh mục Giu-se Trịnh Hưng Kỷ, Dẫn vào Tân ước, Đại chủng viện Thánh Giu-se Hà Nội. 27. Linh Tiến Khải, Chúa Ki-tô đã sống lại. 28. Lm Bùi Đức Sinh (1975), Lịch sử Giáo hội Công Giáo 2 tập, Nxb Chân lý, Hà Nội. 29. Lm Cao Văn Luận (1975), Giáo phận Vinh, Nghệ Tĩnh Bình - Khai nguồn lịch sử, Sài Gòn. 30. Lm Phan Phát Nguồn, Việt Nam Giáo Sử, quyển I, trang 356. 31. Lm Trương Bá Cần (1988), Nguyễn Trường Tộ, Con Người và Di Thảo , Tp. Hồ Chí Minh. 32. Nghị định số 26/NĐ – CP ngày 19/4/1999. 33. Nghị định số 79/CP ngày 06/11/1993. Khóa luận tốt nghiệp Trần Thị Huyền – Quản lý Văn hóa 8 A Page 86 34. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo, Nxb KHXH, Hà Nội. 35. Nguyễn Phú Trọng (2002), Vì một nền văn hóa Việt Nam dân tộc thời đại, Nxb VHTT, Hà Nội. 36. Nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ (1997), Kinh thánh Tân ước, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 37. Nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ (2003), Kinh thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 38. Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử I, tr. 501. 39. Phê-rô Đa-vít Nguyễn Văn Lĩnh, Giáo họ Trung Hậu, Giáo xứ Chính tòa Xã Đoài, Giáo phận Vinh, Thư góp ý gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam. 40. Tòa Giám mục Xã Đoài (1992), Kỷ yếu năm toàn xá Giáo phận Vinh. 41. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 42. Trương Bá Cần (1999), Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo, Nxb T.p Hồ Chí Minh. 43. Từ điển Tôn Giáo (2002), Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội. 44. Website, 1. danchua.usa.net 2. dongcong.net 3. dongten.net 4. giaophanvinh.net 5. giaophanxuanloc.com 6. google.com 7. kinhthanhvn.org 8. thirddaygames.com/gospelChampions. 9. toquoc.com 10. uybankinhthanh.com 11. vietcatholic.org
Luận văn liên quan