Đề tài Giải pháp khai thác thị trường Trung Quốc phục vụ tiến trình hội nhập của Việt Nam

Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, công nghệ thông tin và vì lợi ích của chính mình, các nước phát triển đã phát động toàn cầu hóa. Vì vậy toàn cầu hoá là đòi hỏi khách quan, các nước phát triển dù đang đối mặt với rất nhiều khó khăn cũng buộc mình phải tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và bị phân biệt đối xử. Nhận thức được bản chất của toàn cầu hoá, các quốc gia đã chủ động tham gia vào quá trình này. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế mang tính chủ quan trong nhận thức và hành động của từng quốc gia. Về hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta cũng đã vạch ra đường lối trong các kỳ đại hội. Trước những thay đổi to lớn về kinh tế thế giới, cách mạng khoa học kỹ thuật và sinh học, sự tan rã của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu., từ Đại hội VII Đảng đã chủ trương “Độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.” Theo tinh thần đó, năm 1992 chúng ta đã nối lại được quan hệ với IMF, WB, ADB. Tháng 7 năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác Á- Âu, với tư cách là thành viên sáng lập. Tháng 11 năm 1998 Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của APEC. Tháng 12 năm 1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập WTO và đang nỗ lực đàm phán để có thể tham gia nhập WTO trong năm 2006. Nghị quyết đại hội IX đã đánh giá và dự báo “toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa đấu tranh” và “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. Điều đáng ghi nhận nhất của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là đã đạt được cộng đồng quốc tế biết đến như một đất nước kiên trì thực hiện đường lối đổi mới và đã đạt được nhiều thành thành tựu kinh tế. Những thành tựu đã đạt được cho ta thấy được mặt tích cực của hội nhập, nhưng quá trình này cũng có những thách thức của nó vể mọi mặt cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường. Đặc biệt về mặt kinh tế, thách thức hàng đầu đó là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các hàng rào bảo hộ, cả thuế quan và phi thuế quan, cũng như các chính sách ưu đãi đã đang dần bị loại bỏ. Các ngành công nghiệp như cơ khí, ôtô, xe máy, điện tử. bị o ép quyết liệt từ công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ cao. Do vậy, chúng ta cần phải đa dạng hoá hình thức xúc tiến thương mại và khuyến khích tư nhân tham gia xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ra các nước cá sức tiêu thụ hàng mạnh đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Một trong những thị trường tiềm năng rất lớn của Việt Nam đó là thị trường Trung Quốc.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp khai thác thị trường Trung Quốc phục vụ tiến trình hội nhập của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là những vấn đề được các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp... quan tâm và bàn luận ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đề tài này bàn về việc khai thác thị trường Trung Quốc phục vụ cho tiến trình hội nhập ở Việt Nam. I. YÊU CẦU CỦA TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, công nghệ thông tin và vì lợi ích của chính mình, các nước phát triển đã phát động toàn cầu hóa. Vì vậy toàn cầu hoá là đòi hỏi khách quan, các nước phát triển dù đang đối mặt với rất nhiều khó khăn cũng buộc mình phải tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và bị phân biệt đối xử. Nhận thức được bản chất của toàn cầu hoá, các quốc gia đã chủ động tham gia vào quá trình này. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế mang tính chủ quan trong nhận thức và hành động của từng quốc gia. Về hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta cũng đã vạch ra đường lối trong các kỳ đại hội. Trước những thay đổi to lớn về kinh tế thế giới, cách mạng khoa học kỹ thuật và sinh học, sự tan rã của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu..., từ Đại hội VII Đảng đã chủ trương “Độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.” Theo tinh thần đó, năm 1992 chúng ta đã nối lại được quan hệ với IMF, WB, ADB. Tháng 7 năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác Á- Âu, với tư cách là thành viên sáng lập. Tháng 11 năm 1998 Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của APEC. Tháng 12 năm 1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập WTO và đang nỗ lực đàm phán để có thể tham gia nhập WTO trong năm 2006. Nghị quyết đại hội IX đã đánh giá và dự báo “toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa đấu tranh” và “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. Điều đáng ghi nhận nhất của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là đã đạt được cộng đồng quốc tế biết đến như một đất nước kiên trì thực hiện đường lối đổi mới và đã đạt được nhiều thành thành tựu kinh tế. Những thành tựu đã đạt được cho ta thấy được mặt tích cực của hội nhập, nhưng quá trình này cũng có những thách thức của nó vể mọi mặt cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường. Đặc biệt về mặt kinh tế, thách thức hàng đầu đó là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các hàng rào bảo hộ, cả thuế quan và phi thuế quan, cũng như các chính sách ưu đãi đã đang dần bị loại bỏ. Các ngành công nghiệp như cơ khí, ôtô, xe máy, điện tử... bị o ép quyết liệt từ công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ cao. Do vậy, chúng ta cần phải đa dạng hoá hình thức xúc tiến thương mại và khuyến khích tư nhân tham gia xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ra các nước cá sức tiêu thụ hàng mạnh đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Một trong những thị trường tiềm năng rất lớn của Việt Nam đó là thị trường Trung Quốc. II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM. Trung Quốc với 1,2 tỷ dân là một thị trường quan trọng của Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam có những lợi thế về vị trí, truyền thống quan hệ sự tương đồng về văn hoá... Trước hết ta thấy Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường Trung Quốc, đặc biệt là thị trường các tỉnh Tây Nam. Cơ cấu hàng hoá Việt Nam – Trung Quốc tuy một mặt có tính cạnh tranh, mặt khác có sự bổ sung cho nhau. Hiện nay Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu nguyên liệu thô sang thị trường Trung Quốc. Chỉ riêng ba mặt hàng: dầu thô, than đá và cao su đã chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Một số mặt hàng tiêu dùng Việt Nam đã thâm nhập thị trường Trung Quốc như: giầy dép bitis, nông sản nhiệt đới, thủy sản... do đó chúng ta có thể tiến tới đa dạng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc gồm cả xuất khẩu thành phẩm chứ không phải tập trung vào nguyên nhiên liệu thô như hiện nay. Khu vực miền Trung và miền Tây Trung Quốc là nơi có thể tiêu thụ hàng hoá của Việt Nam tốt nhất, thuận lợi nhất vì gần Việt Nam. Trình độ tiêu dùng của dân cư ở đây phù hợp với trình độ sản xuất của Việt Nam. Đây là thị trường rộng lớn gồm 10 tỉnh của Trung Quốc. Các khu vực này được Nhà nước Trung Quốc khuyến khích phát triển kinh tế, nên cơ hội cạnh tranh chiếm thị trường của hàngViệt Nam đang rất thuận lợi. So với khu vực duyên hải miền Đông Trung Quốc thì sức mua và tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật ở khu vực này thấp hơn, hoàn toàn phù hợp với hàng hoá của Việt Nam. Sau khi là thành viên của WTO Trung Quốc đã sửa đổi bổ sung và ban hành nhiều chính sách, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu mới cho phù hợp với quy định của WTO, đồng thời Trung Quốc cũng dành cho các nước ASEAN trong đó có Việt Nam được hưởng ngay lập tức và đầy đủ MFN (ưu đãi tối huệ quốc), về thuế quan và chuẩn mực WTO mà Trung Quốc đã cam kết bao gồm: thương mại hàng hoá (thuế quan và phi thuế quan), dịch vụ... Hiện có 6 nhóm mặt hàng của Việt Nam được xuất khẩu sang TQ với số lượng và giá trị cao (từ 30 triệu USD trở lên và được tiêu thụ thường xuyên) là: dầu thô, cao su, thuỷ hải sản, hạt điều, than đá. Thông qua chương trình hợp tác xúc tiến thương mại, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tăng hạn ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam lên 120.000 – 150.000 tấn; đồng thời đề nghị nước bạn tăng mức nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng: than đá, dầu thực vật, thuỷ hải sản, rau quả nhiệt đới. III. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC. 3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN CƯ, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. 3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, đường biên giới giáp 6 tỉnh phía Bắc nước ta, thông thương qua 2 cửa khẩu chính ở Lạng Sơn và Móng Cái. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước làng giềng hữu nghị, nhân dân hai nước vốn có mốt tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Hơn nửa thế kỷ qua, trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài và sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nhân dân hai nước đã ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. 3.1.2. Đặc điểm về dân cư. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, Trung Quốc là thị trường mơ ước của nhiều doanh nghiệp nhiều quốc gia. Cơ cấu dân cư có nhiều tầng lớp khác nhau với mức thu nhập chênh lệch khá rõ. Mỗi tộc người Trung Hoa có địa bàn phân bố, phong tục, tập quán riêng. Nhưng nhìn chung, có nhiều nét tương đồng về văn hoá với Việt Nam, đều mang đậm phong cách Á Đông. 3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ. 3.2.1. Đặc điểm về chính trị Ngày 1/10/1949, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân các dân tộc Trung Hoa đã làm nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ vĩ đại, lập nên Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đưa đất nước tiến lên theo con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. 3.2.2. Đặc điểm về kinh tế Ngày 11/11/2001 Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO sau 15 năm đàm phán gian khổ. Việc Trung Quốc gia nhập WTO tác động đến nền kinh tế nhiều nước trong đó có Việt Nam. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc khó khăn hơn do không được hưởng ứng các ưu đãi thuế quan. Việc gia nhập WTO làm cơ cấu kinh tế Trung Quốc có sự chuyển dịch mạnh mẽ, với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp giảm dần với tốc độ vừa phải. Các hàng hóa có giá trị cao như ôtô, máy móc, hàng điện tử... được chú trọng phát triển. Theo các chuyên gia kinh tế, đây sẽ là thị trường trọng yếu nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới. Nền kinh tế Trung Quốc một vài năm trở lại đây đang trỗi dậy sức phát triển mạnh mẽ. Hơn 20 năm thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng ở mức 7 - 9%, thu nhập GDP đạt hơn 100 tỷ mỗi năm, tổng giá trị sản lượng kinh tế của Trung Quốc đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 1 trong các nước đang phát triển. 3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG. Nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị truờng dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư có mức chênh lệch thu nhập khác nhau vì Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch rất rõ. Thị trường Trung Quốc có đặc trưng là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa với nhiều quy cách, chất lượng và mức giá có thể cách nhau hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Miền duyên hải rất phát triển như Thẩm Quyến với thu nhập bình quân đầu người trên 20000USD/người/năm, trong khi miền Tây chỉ khoảng 30USD/ người/năm. Người Trung Quốc rất nhạy cảm với giá cả và thường chọn sản phẩm rẻ tuy nhiên khi bị tác động bởi dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay chất lượng cao hơn, họ sẵn sàng mua giá đắt hơn. Người Trung Quốc rất ưa chuộng sản phẩm công nghệ cao nhập ngoại còn những sản phẩm tiêu dùng như máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, lò vi sóng... họ thường chọn sản phẩm nội địa. 3.4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG QUỐC. Trong những năm tới, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhằm giữ vững đà phát triển kinh tế và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Xã hội Chủ nghĩa, Trung Quốc chú trọng đến những vấn đề sau: Kiên trì phương châm mở rộng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tiếp tục thực thi chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ ổn định Đẩy nhanh điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh hơn nữa cải cách mở cửa, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước trong đó nhấn mạnh phải đi sâu cải cách xí nghiệp quốc doanh và thể chế quản lý tài sản Nhà nước, đi sâu cải cách thể chế kinh tế nông thôn, vững bước thực hiện cải cách thể chế tiền tệ. Đi sâu cải cách thể chế quản lý hành chính Tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. IV. THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VN – TQ 4.1. VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO Trong những năm qua, hai nước đã trao đổi nhiều chuyến thăm quan hữu nghị của các lãnh đạo cao cấp nhằm tăng cường thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước trên các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hoá... Hai chính phủ đã ký Hiệp định chung về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi trị giá 40.5 triệu USD cho dự án mỏ đồng Sinh Quyền, Hiệp định Hợp tác kinh tế kỹ thuật về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 30 triệu nhân dân tệ... 4.2. VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI Theo Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại, Trung Quốc là thị trường trọng điểm của Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa hai nước được thực hiện thông qua hai hình thức: Thương mại chính ngạch và thương mại tiểu ngạch trong đó thương mại tiểu ngạch chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Năm 2004, Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam, tổng kim ngạch hai chiều đạt 7,19 tỷ USD. Tuy nhiên, nguyên nhân làm tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chủ yếu là nhờ vào sự gia tăng nhu cầu nguyên vật liệu của nền kinh tế Trung Quốc khi giá cả nguyên vật liệu thời gian qua tăng mạnh như giá dầu, cao su... Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được Trung Quốc nhập khẩu nhiều và tiêu thụ mạnh chủ yếu tập trung vào một số nhóm hàng như nguyên vật liệu, hàng công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, thủy hải sản, rau quả tươi, bánh kẹo, hàng nông hải sản chế biến... Đối với nhóm hàng như: dầu thô, cao su thiên nhiên, than đá, dầu thành phẩm có khả năng thấp. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng cũng được ưa chuộng ở Trung Quốc do tính độc đáo, khác lạ. Một số thế mạnh Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc là dầu thô với trị giá gần 1,5tỷ USD năm 2004 chiếm 53,73% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Trong giai đoạn 2000-2003, mặt hàng này chiếm tỷ trọng từ 40-50% trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Tiếp đến là than đá, mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu đạt 134 triệu USD năm 2004. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang Trung Quốc đang giảm mạnh từ chỗ 240 triệu USD năm 2001 chỉ còn 48 triệu USD năm 2004. Mặt hàng rau quả cũng có giá trị xuất khẩu tương đối lớn khoảng hơn 120 triệu USD năm 2000-2002. Tuy nhiên, năm 2004 giá trị xuất khẩu rau quả chỉ đạt 24,9 triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đã không tận dụng được ưu đãi khác như: giầy dép, cà fê, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa đều có kim ngạch xuất khẩu khá nhỏ bé, chưa đến 25 triệu USD. Nhóm hàng thế mạnh: Thuỷ hải sản là mặt hàng mà Trung Quốc cần nhập tới 2,1 tỷ USD. Năm 2004 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu vào thị trường này được khoảng 340 triệu USD. Đây là mặt hàng các doanh nghiệp nên đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, thuế suất mặt hàng này là 0%. Rau quả nhiệt đới là mặt hàng Trung Quốc cần rất nhiều (kim ngạch nhập khẩu hơn 1 tỷ USD), nhất là các khu vực miền Tây. Trong năm 2005m thuế suắt của rau Việt Nam vào Trung Quốc là 13% và quả là 17%. Chúng ta có lợi thế là có nhiều loại rau quả lạ mà cấc nước xuất khẩu sang Trung Quốc không có. Ngoài ra các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam và phía Trung Quốc đang rất cần nhập khẩu là hạt điều, gạo (gạo thơm, đặc sản), cà fê và chè (chè dây, chè đắng...), sắn lát và sắn bột... Riêng đối với mặt hàng đồ gỗ, dù Trung Quốc là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới nhưng vẫn cần nhập khẩu nhiều loại đồ gỗ giả cổ. V. CÁC GIẢI PHÁP 5.1. VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ Cần áp dụng các biện pháp để giảm thiểu những thách thức, tối đa hoá những ảnh hưởng tích cực do quá trình gia nhập WTO mang lại. Cụ thể là: Từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập quốc tế, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng khai thác các ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh, từng bước tăng dần các ngành có giá trị gia tăng cao. Nhanh chóng triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho “một cửa ngõ”, đồng thời xây dựng các chính sách và cơ chế phù hợp với tính chất “cửa ngõ của khu vực” để tăng nhu cầu sử dụng “cửa ngõ” Việt Nam. Xây dựng chính sách thương mại hiệu quả và chiến lược kinh tế dài hạn với từng đối tác thương mại cụ thể đặc biệt là Trung Quốc để phát huy tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định, phù hợp với thông lệ quốc tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát triển các công cụ của kinh tế thị trường nhằm hỗ trợ quản lý và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính, tiền tệ ổn định. Quản lý tốt xuất khẩu. Hỗ trợ thông tin, tổ chức các diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp. Cung cấp dịch vụ dự báo công nghệ, đào tạo và tham vấn cho các doanh nghiệp. 5.2. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP Đoàn kết để cùng nhau làm ăn như: tổ chức các chương trình để quảng bá thương hiệu hoặc các chương trình giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, chia sẻ những kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường, xuất khẩu, chi phí tiếp thị... Thực hiện được điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin để cùng nhau tiến vào thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nên bắt đầu từ Vân Nam và Quảng Tây sau đó sẽ phát triển ra các nước vì đây là một thị trường khá lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chương trình phát triển xuất khẩu. (Theo ông Trần Hán Cao, Phó giám đốc Sở Thương mại Vân Nam) Chủ động tìm hiểu thị trường, tiếp cận và thâm nhập thị trường, không tiếp cận một mạng lưới tiêu thụ một cách ổn định bền vững và lâu dài. Thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này theo hướng đa dạng, hợp lý. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc một cách ổn định và bền vững. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu của nhóm 4, do trình độ có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy giáo và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết hoàn thiện hơn. Tập thể nhóm 4 xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC I. YÊU CẦU CỦA TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP. II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM. III. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC. 3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN CƯ, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. 3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý 3.1.2. Đặc điểm về dân cư. 3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ. 3.2.1. Đặc điểm về chính trị 3.2.2. Đặc điểm về kinh tế 3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG. 3.4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG QUỐC. IV. THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VN – TQ 4.1. VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO 4.2. VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI V. CÁC GIẢI PHÁP 5.1. VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ 5.2. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP
Luận văn liên quan