Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn chi nhánh huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa

Kinh tế bước vào kỷ nguyên mới với những biến động mang tính đột phá. Bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với những nhà kinh doanh. Môi trường cạnh tranh khốc liệt không phân biệt ranh giới quốc gia làm nảy sinh những ý tưởng kinh doanh độc đáo kéo theo sự xuất hiện các loại hình tổ chức kinh doanh mới nhằm tìm kiế m những thị trường không có đối thủ. Sự ra đời của các tổ chức, tập đoàn tài chính đặc biệt là Ngân hàng hùng mạnh không nằm ngoài quy luật vận động đó. Sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà Nước chuyển từ một nền quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN đã thu được những kết quả nhất định, đưa nền kinh tế của đất nước ta từng bước phát triển đi lên. Điều đáng nói ở đây là kinh tế hộ sản xuất kinh doanh (HSXKD) có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế -xã hội ở nước ta hiện nay. Do vậy phát triển kinh tế HSXKD theo mô hình thích hợp là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Cùng hòa mình vào khí thế đổi mới chung đó, nhân dân thị trấn Hậu Lộc đang tích cực tăng gia sản xuất, cải tạo vườn tạp, đẩy mạnh chăn nuôi trồng trọt chế biến nông sản và đã thu được những thành công đáng kể với sự đóng góp không nhỏ về vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy để đạt được mục tiêu trên còn cả một quãng đường dài và trong thời gian tới chi nhánh còn phải tích cực mở rộng hoạt động tín dụng hơn nữa để mọi hộ sản xuất trong thị trấn đều có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn ngân hang phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống. Với một thị trấn thuần nông, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên lại chịu ảnh hưởng bấp bênh của thị trường tiêu thụ nên lĩnh vực tín dụng hộ sản xuất sẽ gặp không ít rủi ro. Vì vậy, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất đang là một đòi hỏi bức thiết tại chi nhánh.

pdf53 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3121 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn chi nhánh huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 1 z LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Hậu Lộc- Tỉnh Thanh Hóa BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa KBNN Kho bạc nhà nước BHXH Bảo hiểm xã hội TCTD Tổ chức tín dụng HSXKD Hộ sản xuất kinh doanh NHNN Ngân hàng Nhà Nước UBND Uỷ ban nhân dân NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CBCNV Cán bộ công nhân viên TĐTT Tốc độ tăng trưởng CBTD Cán bộ tín dụng BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 3 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng Tiêu đề bảng Trang Bảng 3.1 Cơ cấu nguồn vốn 13 Bảng 3.2 Cơ cấu dư nợ phân theo nguồn 16 Bảng 3.3 Kết quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất 21 Bảng 3.4 Dư nợ quá hạn hộ sản xuất 25 Bảng 3.5 Báo cáo kết quả kinh doanh 28 Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 So sánh giữa dư nợ và nguồn vốn 17 Biểu đồ 2.2 So sánh dư nợ, số hộ dư nợ, số hộ sản xuất trên địa bàn 22 Biểu đồ 2.3 So sánh tổng thu, tổng chi và lợi nhuận từ tín dụng HSX 29 BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kinh tế bước vào kỷ nguyên mới với những biến động mang tính đột phá. Bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với những nhà kinh doanh. Môi trường cạnh tranh khốc liệt không phân biệt ranh giới quốc gia làm nảy sinh những ý tưởng kinh doanh độc đáo kéo theo sự xuất hiện các loại hình tổ chức kinh doanh mới nhằm tìm kiếm những thị trường không có đối thủ. Sự ra đời của các tổ chức, tập đoàn tài chính đặc biệt là Ngân hàng hùng mạnh không nằm ngoài quy luật vận động đó. Sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà Nước chuyển từ một nền quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN đã thu được những kết quả nhất định, đưa nền kinh tế của đất nước ta từng bước phát triển đi lên. Điều đáng nói ở đây là kinh tế hộ sản xuất kinh doanh (HSXKD) có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Do vậy phát triển kinh tế HSXKD theo mô hình thích hợp là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Cùng hòa mình vào khí thế đổi mới chung đó, nhân dân thị trấn Hậu Lộc đang tích cực tăng gia sản xuất, cải tạo vườn tạp, đẩy mạnh chăn nuôi trồng trọt chế biến nông sản và đã thu được những thành công đáng kể với sự đóng góp không nhỏ về vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy để đạt được mục tiêu trên còn cả một quãng đường dài và trong thời gian tới chi nhánh còn phải tích cực mở rộng hoạt động tín dụng hơn nữa để mọi hộ sản xuất trong thị trấn đều có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn ngân hang phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống. Với một thị trấn thuần nông, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên lại chịu ảnh hưởng bấp bênh của thị trường tiêu thụ nên lĩnh vực tín dụng hộ sản xuất sẽ gặp không ít rủi ro. Vì vậy, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất đang là một đòi hỏi bức thiết tại chi nhánh. Sau một thời gian được tiếp cận với thực tế, kết hợp với cơ sở lý luận đã được học ở trường, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Hậu Lộc- Tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu làm báo cáo thực tập. BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 5 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của nó. Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hóa. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hóa. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hóa với số liệu phân tích từ năm 2009 - 2011. 4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI. Báo cáo thực tập ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm: Phần 1: Giới thiệu khái quát về NHNo & PTNT huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh hóa. Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc – Thanh Hóa. Em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Lưu Tâm và các anh chị cô chú tại NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành báo cáo này. Em xin trân trọng cảm ơn! BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 6 NỘI DUNG PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN HẬU LỘC – TỈNH THANH HÓA 1.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHNo & PTNT CHI NHÁNH HẬU LỘC 1.1.1 Mô hình tổ chức Bộ máy tổ chức của Ngân hàng được mô tả qua sơ đồ sau: Quy mô hoạt động của NHNo & PTNT Hậu Lộc gồm 01 trụ sở chính là Ngân hàng cấp II đóng tại khu 5 – Thị trấn Hậu Lộc có 35 cán bộ và 01 bàn giao dịch tiết kiệm số 5 đóng tại xã Văn Lộc – Huyện Hậu Lộc có 2 cán bộ. Đến hết ngày 31/12/2010 NHNo & PTNT Hậu Lộc có 37 cán bộ, trong đó có 17 cán bộ nam và 20 cán bộ nữ. Ban Giám Đốc có 03 cán bộ gồm 01 Giám Đốc, 02 Phó Giám Đốc. Phòng kinh doanh có 15 cán bộ. Phòng kế toán Ngân quỹ có 15 cán bộ. Phòng tổ chức hành chính có 03 cán bộ. Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ có 01 cán bộ. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN BÀN GIAO DỊCH TIẾT KIỆM SỐ 5 BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 7 1.1.2.1. Nhiệm vụ  Ban Giám đốc: Giám đốc chi nhánh: Giám đốc chi nhánh có các nhiệm vụ sau: Xây dựng chiến lược, mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo từng thời kỳ từng năm phù hợp với chiến lược phát triển, phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT và thực tế tại địa phương. Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo các nhiệm vụ quy định của Ngân hàng Nông Nghiệp đối với các chi nhánh loại 3 (nếu có), phòng giao dịch trực thuộc được giao quản lý. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng giám đốc về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về các quyết định của mình. Quy định nội quy lao động, lề lối làm việc cho chi nhánh phù hợp với nội dung Quy chế này và Quy chế cán bộ, viên chức Ngân hàng Nông nghiệp. Là người đại diện cho Ngân hàng Nông nghiệp quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ và đào tạo. Được ký các hợp đồng: Tín dụng, bảo đảm tiền vay và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định. Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng. Đại diện cho Ngân hàng Nông nghiệp trong ký kết hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm và giải quyết các khiếu nại, tranh chấp (nếu có) theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổ chức hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, phân phố tiền lương thưởng khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với các chế độ khoán tài chính và quy định của Ngân hàng Nông Nghiệp.  Phó giám đốc: Phó giám đốc là người giúp một số việc cho Giám đốc, là một cánh tay đắc lực phụ trách điều hành một số nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Thay Giám đốc điều hành công việc theo văn bản ủy quyền của Giám đốc khi Giám đốc đi vắng. Bàn bạc tham gia ý kiến BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 8 với Giám đốc trong việc thực hiện các mặt hoạt động kinh doanh đảm bảo có hiệu quả theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.  Phòng kế hoạch kinh doanh: Phòng kế hoạch kinh doanh có vị trí rất quan trọng, có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo ngân hàng về các hoạt động kinh doanh. Có thể nói Phòng kế hoạch kinh doanh là đầu ra của ngân hàng, các nghiệp vụ của phòng kinh doanh đem lại phần lớn lợi nhuận cho sở giao dịch. Phòng kế hoạch kinh doanh tiến hành các nghiệp vụ như cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân, cho vay ngắn, trung và dài hạn, thực hiện cho vay ủy thác theo các hiệp định, chương trình tài trợ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh...  Phòng kế toán ngân quỹ: Phòng Kế toán - Ngân quỹ có nhiệm vụ sau đây: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông Nghiệp cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT trên địa bàn. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao Phòng kế toán ngân quỹ có chắc năng theo dõi, xử lý, hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Phòng kế toán ngân quỹ có 5 tổ: BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 9 + Tổ thanh toán viên: thực hiện việc tiếp nhận xử lý tất cả các chứng từ mà ngân hàng nhận được từ khách hàng. + Tổ tiết kiệm: đảm nhiệm khoảng 80% tiền gửi của khách hàng, tổ có 2 nhóm, một nhóm thu tiền gửi và trả lãi, nhóm còn lại kiểm tra tại quỹ. + Tổ thanh toán liên hàng: thực hiện việc thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống ngân hàng. + Tổ kế toán nội bộ: có nhiệm vụ theo dõi quản lý toàn bộ tài sản của đơn vị, việc chi trả lương cho nhân viên, hạch toán trích bảo hiểm xã hội, lập cân đối sổ sách...  Phòng ngân quỹ: Phòng ngân quỹ thực hiện các nhiệm vụ thu nhận, cất giữ, bảo quản. Chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, các loại giấy tờ có giá và các tài sản khác. 1.1.2.2. Chức năng - Trực tiếp thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ của phòng theo quy định. - Đầu mối đề xuất, tham mưu giúp việc giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi của phòng, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao. - Phối hợp chặt chẽ với các phòng khác trong chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ, chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức trách của phòng về các vấn đề nghiệp vụ và vấn đề chung của chi nhánh. - Tổ chức lưu trữ hồ sơ quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật…) tổng hợp và lập báo cáo trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ quản lý Nhà nước, phục vụ quản trị điều hành theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. - Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đáp ứng yêu cầuphát triển theo xu thế hội nhập và giữ tín nhiệm, tạo hình ảnh ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng. - Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng chi nhánh vững mạnh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 10 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HẬU LỘC- TỈNH THANH HÓA 1.2.1. Giới thiệu khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Hậu Lộc- Tỉnh Thanh Hóa  Vị trí địa lý. Huyện Hậu Lộc là huyện ven biển của tỉnh Thanh Hoá, nằm trên quốc lộ 1A, vị trí địa lý của huyện như sau: - Phía Bắc giáp huyện Hà Trung - Thanh Hoá. - Phía Nam giáp huyện Nga Sơn - Thanh Hoá. - Phía Tây giáp huyện Hoằng hoá - Thanh Hoá. - Phía đông giáp biển.  Điều kiện tự nhiên. Huyện Hậu Lộc là huyện ven biển của Tỉnh Thanh Hoá có 27 km ven biển và ven sông trải dài trên 11 xã trong Huyện. Huyện có diện tích đất tự nhiên là 25.600 ha. Trong đó: - Diện tích đất canh tác là 15.800 ha. - Diện tích đất nuôi trồng 1.800 ha. Địa hình bằng phẳng, diện tích đất của huyện tương đối rộng, khí hậu ôn hoà rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.  Dân số lao động. Huyện Hậu Lộc có 27 xã, thị trấn Hậu Lộc. Trong đó có 6 xã ven biển. Dân số có 72.100 hộ và 296.000 khẩu. Lứa tuổi lao động là 135.000 người. Số hộ sản xuất nông nghiệp có 64.900 hộ, chiếm 90% trên tổng số hộ. Hầu hết dân số của huyện sống ở nông thôn.  Về kinh tế Huyện Hậu Lộc là huyện thuần nông, sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Một số ít xã ven biển làm nghề đánh bắt, chế biến hải sản, nghề vận tải biển một số nghề truyền thống như mây tre đan, dệt lưới... Toàn Huyện có 19 HTX nông nghiệp và 08 Doanh nghiệp, có 03 Quỹ tín dụng Nhân dân và 01 Kho bạc, 01 Ngân hàng chính sách, 01 Bưu điện cùng tham gia kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Huyện Hậu Lộc.  Cơ sở hạ tầng Huyện Hậu Lộc có cơ sở hạ tầng tương đối tốt về Điện, Đường, Trường, Trạm các trụ sở chính, Nhà bưu điện Huyện, Xã, giao thông liên lạc thuận lợi, đặc biệt Huyện Hậu Lộc là huyện ven biển. BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 11 Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội thì các cơ sở hạ tầng luôn cần sự đầu tư nâng cấp hơn nữa. 1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động của NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Hậu Lộc: 1.2.2.1. Thuận lợi Huyện Hậu lộc là huyện nằm trên trục đường 1A. Huyện Hậu lộc là huyện ven biển, có chiều dài 12 km đường biển và 15 km đường sông trải dài trên 11 xã trong huyện nên việc giao lưu trao đổi hàng hoá rất thuận lợi. Nghề đánh bắt vận tải biển phát triển mạnh. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều Công ty như: Nhà máy gạch 26-3, Công ty may mặc Thanh Xuân, Công ty chế biến bột cá Thiên Lý.... Toàn huyện đã có 02 doanh nghiệp cổ phần, 03 công ty trách nhiệm hữu hạn, 03 Doanh nghiệp tư nhân, đã thu hút một lực lượng lao động đông đảo của huyện nhà. Từ khi chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì người dân cả nước nói chung, người dân của huyện Hậu Lộc nói riêng đều đã rất mạnh dạn làm ăn, mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng để làm kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề truyền thống như: Nhà máy gạch 26-3, Công ty Mây tre đan Thanh Bình, làng nghề Tân Sơn, Công ty Chế biến Hải sản Hoà Lộc. Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Huyện Hậu Lộc được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương NHNo & PTNT Tỉnh Thanh Hoá và Ngân hàng các tỉnh bạn giúp đỡ đang từng bước đi lên, khẳng định được vị trí và vị thế quan trọng của mình, xứng đáng là người bạn đồng hành tin tưởng của bà con nông dân. Ngân hàng là một kênh dẫn vốn trực tiếp đến các hộ gia đình, cá nhân thiếu vốn sản xuất, góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, kinh doanh có hiệu quả, đóng góp một phần nhỏ bé đưa kinh tế huyện vượt qua khó khăn, giảm tỷ lệ hộ nghèo và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cùng đất nước tiến lên công nghiệp hóa- hiện đại hóa Nông nghiệp Nông thôn. 1.2.2.2. Khó khăn Huyện Hậu Lộc có 5 xã ven biển nên thường xuyên phải gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lụt. Huyện Hậu Lộc là Huyện thuần nông nên tiềm thức của người dân chưa mạnh dạn vì làm ăn nhỏ. Trong việc đầu tư phát triển kinh tế vay vốn còn rụt rè. BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 12 Ngoài Ngân hàng Nông nghiệp thì trên địa bàn Huyện Hậu Lộc còn có 01 Ngân hàng Chính Sách Xã Hội và có 03 Quỹ tín dụng nhân dân và nhiều tổ chức khác cùng tham gia kinh doanh tiền tệ. Do đó thị phần kinh doanh bị chia sẻ với các cơ chế không giống nhau, tạo ra sự cạnh tranh cục bộ việc cấp quyền sử dụng đất ở và đất canh tác chưa được đều nên hạn chế trong công tác cho vay. Vì vậy để thu hút được khách hàng, NHNo & PTNT Huyện Hậu Lộc phải không ngừng khắc phục khó khăn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi tầng lớp, phải nâng cao uy tín và mở rộng thị trường. 1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa Ngày 20/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay gọi là chính phủ) ban hành nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hang chuyên doanh trong đó có NHNo Việt Nam. Sáu năm sau, ngày 15/10/1996 thừa ủy quyền của Thủ Tướng Chính phủ Thống đốc Ngân Hàng Nhà nước ban hành QĐ 280/QĐ-NHNN thành lập lại và đổi tên Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thành Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam (NHNo & PTNT VN) đây là doanh nghiệp hạng đặc biệt được tổ chức và hoạt động theo mô hình tổng công ty có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động 99 năm trụ sở tại số 2 Láng Hạ- Ba Đình- Hà Nội. NHNo & PTNTVN huyện Hậu Lộc là một chi nhánh thành viên của NHNo & PTNT tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo quyết định 210/QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị, tổng giám đốc NHNo & PTNT VN ngày 10/12/1994 Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1995 với chức năng một ngân hàng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Qua hơn 17 năm xây dựng và trưởng thành NHNo & PTNT huyện Hậu Lộc đã sắp xếp tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trang bị phương tiện kỹ thuật và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ vượt qua khó khăn vững bước đi lên. Ngoài việc thực hiện tốt chính sách chung của toàn hệ thống, còn đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể và phù hợp với địa bàn hoạt động. BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuân Lớp 49B2 - TCNH 13 PHẦN 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HẬU LỘC – THANH HÓA 2.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HẬU LỘC – THANH HÓA 2.1.1. Hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc 2.1.1.1. Hoạt động huy động vốn Dưới góc độ là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, vốn có vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng – nó là nguyên liệu đầu vào cần thiết của một quá trình sản xuất. Vốn là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Khối lượng vốn, cơ cấu vốn sẽ quyết định quy mô hoạt động tín dụng, cơ cấu hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng. Ý thức được tầm quan trọng đó của vốn, NHNo & PTNT chi nhánh Hậu Lộc thông qua các nghiệp vụ chủ yếu như huy động tiền gửi của người dân trong huyện, nghiệp vụ ngoại
Luận văn liên quan